Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
lượt xem 17
download
Tài liệu tham khảo cho các bạn chuẩn bị viết báo cáo thực tập
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
- LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường, em được trang bị kiến thức từ cơ sở đại cương đến chuyên ngành là Quản trị kinh doanh. Đến nay, để hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em còn đ ược s ự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường, khoa, cùng sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH Phương Anh là nơi em thực tập và thu thập số liệu cho đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tr ường, trong khoa, đ ặc biệt là cô Đoàn Thị Thu Hương và cùng toàn thê cán bộ công nhân viên của công ty TNHH Phương Anh đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp lần này! Hưng Yên, ngày 15 tháng 4 năm 2010 Sinh viên Đỗ Thị Hoàn MỤC LỤC
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ LOẠI TÊN TRANG Bảng 2.1 Doanh thu thuần 11 Bảng 2.2 Tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản 13 Bảng 2.3 Cơ cấu vốn cố định 13 Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 16 Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo giới tính 17 Sơ đồ 1 Bộ máy hoạt động của công ty 08
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 2 Quy trình may mũ 10 Biểu đồ Doanh thu thuần 11 Biểu đồ Lợi nhuận sau thuế 11 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCD Tài sản cố định TSLD Tài sản lưu động UBND Ủy ban nhân dân
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của xã hội luôn luôn có sự thay đổi. Để có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thì các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc s ản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao. Trong đó vấn đề cơ bản sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào? Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà có cách nhìn nhận và tiếp cận thị trường một các khác nhau trong hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong gia đoạn hiện nay khi mà nước ta đã gia nhập tổ chức WTO thì các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tham gia vào một sân chơi bình đẳng vừa có nhiều cơ hội vừa có đầy những nguy cơ đe dọa. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn, khốc liệt hơn.Và hiệu quả kinh doanh đã trở thành thước đo cơ bản quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bởi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là sử dụng hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất với chi phí không đổi, từ đó sữ làm giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Qua một tháng thực tập tại công ty TNHH Phương Anh bản thân em đã nghiên cứu tìm hiểu được một số tình hình thực tế sản xuất kinh doanh tại công ty và học hỏi nhiều hơn về tác phong công nghiệp. Dưới sự hướng dẫn của cô Đoàn Thị Thu Hương và sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ công nhân viên trong công ty em đã hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp và bài báo cáo này. Báo cáo của em còn có thiếu sót do kiến thức còn nhiều hạn chế và ít kinh nghiệm kính mong thầy cô xem xét và cho em lời khuyên để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH PHƯƠNG ANH 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Phương Anh + Tên công ty: Công ty TNHH Phương Anh + Quyết định thành lập theo giấy phép số 07766 GP/ TNDN ngày 29/08/1996 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương cấp. + Trụ sở chính; Km 52 + 600 quốc lộ 5 – phường Bình Hàn – Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương. + Mã số thuế: 0800000691 – 1 + Giấy chứng nhân ĐKKD số 0402051773 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương cấp ngày 27/8/2002. + Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký: sản xuất và gia công hàng may, thêu xuất khẩu. + Điện thoại: 0320.842064 Fax: 0320.857165 + Diện tích sử dụng là 5.585 m2 ( ngoài ra công ty còn sử được quản lý tạm thời 1.230 m2 đất hành lang giao thông để làm đương đi) và 3.800 m 2 đất thuê tiếp để mở rộng sản xuất theo quyết định của UBND tỉnh Hải Dương cho thuê tại khu Bắc đường 5 thuộc địa phận Bình Hàn – Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương. + Công ty nằm ngay cạnh quốc lộ 5 là trung tâm của thành phố Hải Phòng - Hà Nội và cách cảng biển Hải Phòng 40km, sân bay quốc tế Nội Bài 60km rất thuận tiện giao thông đi lại + Năm năm đầu từ 1996 đến 2001 công ty chuyên sẳn xuất bao bì cartton, sản xuất gia công giầy thể thao xuất khẩu. + Hiện nay công ty chuyên sản xuất may mũ thể thao sang thị trường Mỹ. Trong những năm gần đây, với đội ngũ công nhân lành nghề, có chuyên môn tốt, hàng năm sản xuất may mũ thể thao xuất khẩu sang thị trường Mỹ trên 3 triệu sản phẩm được khách hàng tín nhiệm về chất lượng. + Nhà máy luôn thực hiện đúng các chính sách về chế độ tiền lương và nhân quyền đối với người lao động, do vậy năm nào công ty được UBND tỉnh Hải Dương tặng bằng khen và được Thủ Tướng Chính Phủ Phan Văn Khải đ ến
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp thăm. Đặc biệt ngày 11 \10\ 2006 ông Hà Minh Đấu, chủ tịch hội đ ồng quản trị kiêm giám đốc công ty, được Trung tâm văn hóa danh nhân Việt Nam trao tặng cúp vàng. Do nhà xưởng sản xuất có nhiểu vật liệu dễ cháy nên biện pháp phòng cháy chữa cháy trong công ty luôn được chú trọng và thực hiện đúng quy định phòng cháy chữa cháy. Các nhân viên, công nhân của công ty được rèn luyện thường xuyên về cách phòng cháy, chữa cháy để có thể ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra. Hệ thống phòng cháy nổ được bố trí trong xưởng sản xuất, kho, hệ thống cấp nước, các bình chữa cháy. 1.2. Chức năng nhiệm, vụ của công ty Trong quá trình phát triển của mình công ty Phương Anh có sự thay đổi về hoạt động kinh doanh nhưng chức năng và nhiệm vụ chính của công ty hiện nay là chuyên sản xuất may mũ thể thao sang thị trường Mỹ. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thu về ngoại tệ góp phần phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó công ty cũng có các chức năng nhiệm vụ như: + Tuân thủ chính sách, chế dộ pháp luật của nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh. + Nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh trạnh của công ty trên thị nước ngoài. + Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. + Sử dụng nguồn nhân công dồi dào của địa phương để sản xuất và tạo ra lợi nhuận góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới, xây dựng đát nước. + Tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của nhà nước cũng như của địa phương, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước Trong những năm qua công ty luôn cố gắng khắc phục khó khăn để đứng vững trên thị trường và góp phần phát triển kinh tế xã hội. 1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty Phương Anh là công ty TNHH có cơ cấu tổ chức theo mô hình tr ực tuyến. Sơ đồ 1: bộ máy hoạt động của công ty như sau:
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: - Giám đốc: là người đứng đầu công ty, bảo vệ quyền lợi cho nhân viên, phụ trách chung những vấn đề nội bộ, đối ngoại. Là người chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy đ ịnh hiện hành - Phòng kế toán tài vụ: giúp giám đốc thống kê kế toán tài chính của công ty, kiểm tra giám sát tình hình thu chi, và hướng dẫn chế độ chi tiêu, hạch toán.nhằm giảm chi phí, đề xuất với giám đốc các giải pháp tài chính để đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng gồm có một kế toán trưởng kiêm kế toán theo dõi công nợ, tổng hợp và hai kế toán lương kiêm thủ quỹ, bảo hiểm xã hội, thống kê xưởng, xuất nhập vật tư. + Kế toán trưởng: điều hành chung toàn bộ công tác kế toán, tổng hợp các thông tin kế toán, cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu của giám đốc và các phòng ban. + Kế toán lương: có nhiệm cụ tính lương, thưởng và các khoản liên quan của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Kế toán vật tư, nhiên liệu: có nhiệm vụ phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến vật tư, nguyên vật liệu, cung cấp thông tin để tính chi phí và giá thành. - Phòng xuất nhập khẩu: khi có đơn hàng phòng sẽ liên hệ với phòng điều hành sản xuất để thỏa thuận ký đơn hàng sản xuất. Phối hợp với bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sau khi hoàn thành sản phẩm. Làm các thủ tục thanh toán xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan…
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Phòng điều hành sản xuất: ông Đỗ Văn Minh phó giám đốc kiêm tr ưởng phòng điều hành sản xuất có nhiệm vụ thực hiện kí kết các đơn hàng, theo dõi đôn đốc sản xuất về tiến độ. Cung cấp kịp thời – chính xác về tiến độ sản xuất cho các bộ phận liên quan…. - Phòng tổ chức hành chính: có chức năng xây dựng các phương án kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị. 1.4. Quy trình sản xuất của công ty Quy trinh sản xuất: Sơ đồ 2: quy trình may mũ
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHƯƠNG ANH 2.1. Đặc điểm sản xuất Sản phẩm chủ yếu của công ty là gia công may, thêu mũ lưỡi trai xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là: Mỹ và Hàn Quốc. Công ty chưa quan tâm đến thị trường trong nước, chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường mà chỉ thực hiện gia công các đơn hàng theo yêu cầu của khách hàng. Phương thức sản xuất của công ty: phương thức sản xuất công nghiệp tập trung tại nhà máy, gia công sản phẩm may thêu xuất khẩu. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất gia công xuất khải theo đơn đặt hàng. Vì vậy mà nguyên vật liệu chính để sản xuất sẽ do các bạn hàng cung cấp như vải chính, meck cứng, meck dệt… công ty chỉ mua ngoài những nguyên vật liệu phụ như: kim, chỉ, phấn, dầu bôi trơn, kéo bấm… 2.2. Tình hình doanh thu Ta có số liệu về doanh thu của công ty qua các năm như sau: Bảng 2.1. Doanh thu thuần Đơn vị tính: triệu đồng
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp Năm 2006 2007 2008 2009 Doanh thu 18,296 15,310 21,319 13,135 Lợi nhuận sau 42 (482) 250 172 thuế (Nguồn: Phòng kế toán) Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau: Theo biểu đồ doanh thu ta thấy doanh thu bán hàng của công ty trong những năm gần đây có nhiều biến động. Năm 2008 tăng thêm khoảng 6 tỷ so với năm 2007 tuy nhiên đến năm 2009 thì doanh thu của công ty lại bị sụt giảm khoảng 8 tỷ so với năm 2008. Kết quả này do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Tuy nhiên, trong năm 2007 công ty bị thua lỗ 482 triệu thì đến năm 2008 công ty bắt đầu sản xuất có lãi ( lợi nhuận sau thuế đạt 250 triệu). Đây là một nỗ lực lớn của công ty chênh lệch tuyệt đối năm 2008 so với năm 2007 = 250 – ( - 480) = 730 triệu. Do ảnh hưởng c ủa cuộc khủng hoảng mà lợi nhuận của công ty trong năm 2009 lại giảm xuống so với năm 2008 là: 250 – 172 = 88 triệu. 2.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định Bảng 2.2: Tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TSCD 6,124 6,499 6,260 Tổng tài sản 13,057 11,972 11,458 Tỷ lệ TSCD trong tổng tài sản 46.9% 54.28% 54.63% ( Nguồn: phòng kế toán )
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp Qua bảng số liệu trên ta thấy: tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản có xu hướng gia tăng nhẹ qua các năm. Năm 2008 tăng 54.28% - 46.9% = 7.38% so với năm 2007, năm 2009 tăng rất ít chỉ 54.63% - 54.28% = 0.35% so với năm 2008. Tài sản cố định của công ty có sự gia tăng không đáng kể trong khi tổng tài sản lại có xu hướng giảm. Như vậy công ty có sự chuyển dịch cơ cấu chậm không gây sáo trộn nhiều cho sản xuất. Bảng 2.3. Cơ cấu vốn cố định Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nguyên giá TSCD (1) 17,267 19,451 21,055 Giá trị hao mòn (2) 11,143 12,952 14,795 Giá trị TSCD còn lại (3=1-2) 6,124 6,499 6,260 Mức độ hao mòn (2/1) 64.53% 66.59% 70.27% ( Nguồn: phòng Kế Toán) Công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao là khấu hao theo đường thẳng ( lũy kế ) theo quyết định 206/2003/ QD – BTC ngày 12/ 12/ 2003. Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCD = . Mức độ hao mòn của tài sản cố định tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy công ty chỉ chú ý đến việc khai thác tài sản hiện có mà chưa có sưh đầu tư vào trang thiết bị mới. 2.4. Tình hình quản lý nguyên vật liệu Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng. Mà mỗi đơn đặt hàng lại có yêu cầu về mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nên chủng loại sản phẩm của Công ty rất phong phú và đa dạng. Do đó công ty phải sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu với nhiều loại khác nhau. Chỉ xét về nguyên vật liệu là vải Công ty cũng đã sử dụng nhiều loại vải: Vải dạ khổ 60, vải Span khổ 60… Phụ liệu cũng nhiều như các loại chỉ may, chỉ thêu … Với đặc điểm trên, công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty khá phức tạp, vừa quản lý nguyên vật liệu của công ty vừa quản lý nguyên vật liệu do khách hàng
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp mang đến. Nguyên vật liệu chủ yếu do bên đặt gia công cung cấp, số lượng nguyên vật liệu do họ cung cấp dựa trên số lượng sản phẩm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu mà hai bên đó ký kết. Do đó, nếu quản lý không chặt chẽ thỡ cú thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu. Điều đó làm sản phẩm sản xuất ra không đ ầy đủ theo đơn đặt hàng thì công ty phải bồi thường cho khách hàng. Vì vậy mặc dù Công ty chỉ theo dõi nguyên vật liệu nhận gia công về số lượng nhưng phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, đúng tiến độ sản xuất và tiến độ giao hàng Để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát sự biến động nguyên vật liệu tại kho, căn cứ vào nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau: - Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm, ở Công ty nguyên vật liệu gồm các loại vải may, eva, mech may. - Nguyên vật liệu phụ: Có tác dụng phụ trong quá trính sản xuất làm tăng chất lượng sản phẩm như: kim may, kim thêu, chỉ may, chi thêu. - Phụ tùng thay thế: Bao gồm các chi tiết phụ tùng được dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, phục vụ máy may, máy thêu. - Vật liệu khác: Bao gồm các loại băng dính, túi nilông, thùng catton đóng gói sản phẩm. Đối với nguyên vật liệu nhận gia công, công ty chỉ theo dõi số l ượng mà không tiến hành đánh giá, không có sự luân chuyển giữa các sổ kế toán do đó gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm tra. Còn đối với nguyên vật liệu mua ngoài công ty đánh giá trị giá nguyên vật liệu theo giá thực tế. Nếu công ty chi trả phí vận chuy ển nguyên vật liệu thì khoản này sẽ không được tính vào giá trị nguyên vật liệu nhập kho mà được hạch toán riêng cùng chi phí bán hàng. Như vậy việc hạch toán ch ưa đúng với nguyên tắc tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho. Do đó việc tính giá vật tư nhập kho là chưa chính xác. Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán sử dụng khá đầy đủ các yêu cầu bắt buộc theo đúng chế độ mẫu biểu quy định của Nhà nước: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho... Trên tất cả các chứng từ đ ều thể hiện khá đầy đủ các yếu tố pháp lý: tên chứng từ, địa chỉ , ngày tháng.... Các chứng từ được
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp sắp xếp theo đúng trình tự thời gian và từng đơn đặt hàng gia công rất thuận ti ện cho việc theo dõi, kiểm tra. Các chứng từ được lập, bảo quản và lưu trữ theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Quy trình hạch toán nhanh gọn, không rườm rà nhiều thủ tục. Nguyên vật liệu xuất dùng với mục đích sản xuất và quản lý sản xuất dựa trên định mức nguyên vật liệu định trước căn cứ vào tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu để tiến hành may thử mẫu từ đó xác định được định mức thực tế phản ánh lại với khách hàng, nếu khách hàng đồng ý với định mức và mẫu thử đó thì sẽ tiến hành giác mẫu cho toàn bộ sản phẩm chuyển cho pha cắt cũng như làm bản định mức nguyên vật liệu cho các phân xưởng may. Do vậy nguyên vật liệu được đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tránh lãng phí . Ở công ty, nguyên vật liệu được đánh giá theo giá thực tế, trị giá nguyên vật liệu xuất kho được xác định theo phương pháp nhập trước, xuất trước đảm bảo cho giá trị của nguyên vật liệu được tính toán nhanh chóng sau mỗi lần xuất. Do đó việc đánh giá nguyên vật liệu diễn ra tương đối thuận tiện, nhanh chóng đáp ứng đ ược yêu cầu thực tế của quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty có những quy đinh thưởng, phạt cho cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu. Nếu làm hư hỏng, mất mát thì nhân viên phụ trách vật liệu đó phải bồi thường trên cơ sở giá trị thực tế nguyên vật liệu. Nếu cá nhân và bộ phận nào có thành tích trong việc quản lý, s ử d ụng nguyờn vật liệu tiết kiệm, có hiệu quả, giảm mức tiêu hao sẽ được Công ty khen thưởng kịp thời. Cuối mỗi kỳ, Công ty tiến hành phân tích khoản chi vật liệu trong giá thành xem khoản chi vật liệu tăng hay giảm, chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng giá thành sản phẩm, tìm ra những nguyên nhân để có các biện pháp khắc phục với mục tiêu đảm bảo hạ giá thành sản phẩm và ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên. Có được những kết quả tốt đẹp như trên là do có sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên phòng kế toán. Cộng với sự phát triển lớn mạnh của Công ty, công tác kế toán tại phòng kế toán tài chính ngày càng đựơc hoàn thiện, phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại và đổi mới để đáp ứng nhu cầu quản lý và hạch toán các quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty 2.5. Tình hình nhân sự
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất, nó đóng vai trò quyết định đến năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chất lượng lao động là động lực giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn của công ty như sau: Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng Tỷ Số lượng Tỷ Số ngưởi Tỷ trọng (người) trọng (ngưởi ) trọng ( %) ( %) ( %) Tổng số lao 165 100 250 100 200 100 động Lao động phổ 149 90.30 226 90.40 180 90.00 thông Trung cấp 7 4.24 12 4.80 9 4.50 Chuyên viên 4 2.42 5 2.00 4 2.00 kinh tế Kỹ sư 5 3.04 7 2.80 7 3.50 ( Nguồn: phòng Tổ chức hành chính) Theo bảng số liệu trên ta thấy nhân lực của công ty năm 2009 giảm xuống so với năm 2008 là: ▲= 200 – 250 = - 50. Công ty có lao động phổ thông là lao động chủ yếu luôn luôn chiếm tới trên 90%. Trong khi lao động có trình độ trung cấp có sự gia tăng nhẹ trong năm 2008 thì đến năm 2009 nó lại giảm xuống. Lao động có trình dộ cao chiếm tỷ trọng rất thấp và có xu hướng giảm sút. Điêu này cho thấy công ty chưa th ực sự chú trọng vào việc vào việc tuyển dụng lao động có chất lượng cao. Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo giới tính Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng Tỷ Số lượng Tỷ Số lượng Tỷ trọng (người) trọng (ngưởi ) trọng (ngưởi) ( %) ( %) ( %)
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tổng số lao 165 100 250 100 200 100 động Lao động nữ 135 81.82 205 82.00 180 90.00 Lao động 30 18.18 45 18.00 20 10.00 nam ( Nguồn: phòng Tổ chức hành chính) → Tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm đa số và chiếm tỷ lệ cao trên 80% tổng số lao động của công ty. Và tỷ lệ lao động nữ có xu hướng gia tăng và lao đ ộng nam có xu hướng giảm. Đây cũng là xu hướng hợp lý do đăc điểm sản xuất của ngành may mặc. Do tính chất đặc thù của công ty là sản xuất mũ nên lao động luôn luôn thay đổi qua các năm. Công ty thường chỉ tuyển lao động phổ thông và tiến hành đào tạo trong ngắn hạn đối với công nhân may và công nhân thêu. Công ty chưa chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. Các hình thức tuyển dụng được công ty áp dụng là: + Tuyển dụng thông qua những người đã công tác tại công ty, đối tác giới thiệu. + Qua các trang tuyển dụng trên mạng như: www.tuyendung.com www. 24h.com.vn + Tuyển dụng từ những học sinh, sinh viên đến thực tập tại công ty Thời gian làm việc của công nhân viên trong công ty như sau: + 8 giờ / ngày, 48 giờ / tuần + Thời gian làm việc bắt đầu từ 7h đến 17h, trong đó có 2h nghỉ trưa. + Thời gian làm tăng ca: nhiều nhất là 4h/ngày và 16h / tuần theo quy định của nhà nước. Công ty trả lương cho công nhân theo hình thức trả lương theo thời gian đ ối với công nhân và trả lương theo chức vụ đối với cán bộ quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.6. Tình hình tài chính 2.6.1. Mức độ độc lập về tài chính của công ty • Tỷ suất nợ qua các năm lần lượt là: + Năm 2007 = = 0.57 + Năm 2008 = 0.51 + Năm 2009 = 0.45 • Tỷ suất tự tài trợ qua các năm lần lượt là: Tỷ suất tự tài trợ = 1- tỷ suất nợ + Năm 2007 = 1- 0.57 = 0.43 + Năm 2008 = 1- 0.51 = 0.49 + Năm 2009 = 1 – 0.45 = 0.55 → Nhìn chung tỷ suất nợ của công ty vẫn còn khá cao điều này là không tốt với công ty nó không thu hút các nhà đầu tư, bạn hàng . Tuy nhiên tỷ suất nợ của công ty đang dần hạ thấp xuống cho thấy khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty đang dần được cải thiện. 2.6.2 Khả năng thanh toán công nợ của công ty: • Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm lần lượt là: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = + Năm 2007 = = 1.02 + Năm 2008 = = 0.91 + Năm 2009 = = 1.00 → Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong những năm gần đây luôn dao động ở mức xấp xỉ bằng 1 điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn rất tốt và tình hình tài chính của công ty là bình thường. • Khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua các năm lần lượt là:
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khả năng thanh toán hiện hành = + Năm 2007 = = 1.76 + Năm 2008 = = 1.97 + Năm 2009 = = 2.20 → Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ rất tốt, trong các năm 2007, 2008, 2009 chỉ số này rất cao cho thấy chủ sở hữu có tài sản riêng, công ty hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn. • Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty trong những năm gần đây như sau: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = + Năm 2007 = = 1.31 + Năm 2008 = = 1.03 + Năm 2009 = = 0.83 → Tỷ số này của công ty trong những năm gần đây khá cao cho thấy nguồn vốn của chủ sở hữu có khả năng đảm bảo trả nợ rất tốt. Tuy nhiên tỷ số này đang có sự suy giảm công ty cần phải xem xét lại tình hình tài chính để có những biện pháp phù hợp để tránh cho công ty rơi vào tình trạng không có khả năng thanh toán. Đi ều này s ẽ không thu hút các nhà đầu tư. Tóm lại khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty trong những năm gần đây rất tốt, tình hình tài chính ổn định 2.6.3. Tình hình chiếm dụng vốn của công ty Tỷ suất nợ phải thu trên nợ phải trả của công ty trong những năm gần đây: Tỷ suất nợ phải trả trên nợ phải thu = + Năm 2007 = = 1.89 + Năm 2008 = = 1.29 + Năm 2009 = = 1.55 Tỷ suất nợ phải trả trên nợ phải thu trong 3 năm đều lớn hơn 1 cho th ấy công ty đang đi chiếm dụng vốn của người khác. Với quy mô chiếm dụng vốn như sau:
- Khoa Kinh Tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Năm 2007 = 7,413 – 3,916 = 3,497 ( triệu đồng ) + Năm 2008 = 6,078 – 4,700 = 2,078 ( triệu đồng ) + Năm 2009 = 5,209 - 3,360 = 1,849 ( triệu đồng ) 2.6.4. Khả năng hoạt động của công ty • Vòng quay tài sản lưu động: VTSLD = TSLD bình quân = + Năm 2007: VTSLD = = 2.08 + Năm 2008: VTSLD = = 3.43 + Năm 2009: VTSLD = = 2.46 → Tỷ số vòng quay tài sản lưu động cho biết số doanh thu mà mỗi đồng vốn l ưu động góp phần tạo ra trong kỳ kinh doanh. Như vậy tỷ số này của công ty cũng khá thấp trong 3 năm thì bình quân mỗi đồng vốn lưu động doanh nghiệp bỏ ra thì thu về được 2.66 đồng doanh thu. • Tỷ số vòng quay tổng tài sản: VTS = + Năm 2007: VTS = = 1.07 + Năm 2008: VTS = = 1.70 + Năm 2009: VTS = = 1.12 → Tỷ số vòng quay tổng tài sản cho biết số doanh thu do một đ ồng tài s ản t ạo ra trong kỳ kinh doanh. Tỷ số này của công ty có phần thấp, trong 3 năm chỉ số này vẫn chỉ ở mức trên 1 hoặc xấp xỉ bằng 2. • Tỷ số vòng quay hàng tồn kho: VTK = + Năm 2007: VTK = = 7.60 + Năm 2008: VTK = = 17.82
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
89 p | 633 | 221
-
Luận văn: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long
99 p | 359 | 113
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang
91 p | 393 | 111
-
Luận văn: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kho vận và dịch vụ thương mại
59 p | 264 | 77
-
TIỂU LUẬN: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kho vận và dịch vụ thương mại
55 p | 673 | 70
-
Đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
42 p | 319 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam
81 p | 196 | 57
-
Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC
74 p | 173 | 50
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Ma San thông qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính
77 p | 166 | 42
-
Đồ án kế toán: Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP than Bình Minh
96 p | 215 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Phát Đạt giai đoạn 2013-2015
88 p | 119 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng
102 p | 128 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cảng Dịch vụ dầu khí tổng hợp Quảng Bình
95 p | 111 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Vân Đồn thông qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính
136 p | 99 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dệt may Thái Hòa
72 p | 105 | 11
-
Tiểu luận Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên nhóm chỉ tiêu tổng hợp cho Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng - Hà Nội
55 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt may Huế
91 p | 55 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Thanh Bình giai đoạn 2011-2016
92 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn