intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI ĐỌC – VIẾT CỦA ÚC VÀ MỸ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

560
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạo điều kiện và cơ hội để trẻ hiểu được ý nghĩa và vai trò câu đọc và viết trước khi dạy trẻ phân biệt tên chữ cái, âm tiết và từ. Những kỹ năng cơ bản của việc đọc và viết chỉ có thể phát triển được khi chúng có ý nghĩa đối với trẻ. Có thể thực hiện việc phát triển ngôn ngữ và cho trẻ làm quen với đọc và viết thông qua rất nhiều loại hình hoạt động có ý nghĩa đối với trẻ như......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI ĐỌC – VIẾT CỦA ÚC VÀ MỸ

  1. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI ĐỌC – VIẾT CỦA ÚC VÀ MỸ CHƯƠNG TRÌNH THÍCH HỢP Tạo điều kiện và cơ hội để trẻ hiểu được ý nghĩa và vai trò câu đọc và viết trước khi dạy trẻ phân biệt tên chữ cái, âm tiết và từ. Những kỹ năng cơ bản của việc đọc và viết chỉ có thể phát triển được khi chúng có ý nghĩa đối với trẻ. Có thể thực hiện việc phát triển ngôn ngữ và cho trẻ làm quen với đọc và viết thông qua rất nhiều loại hình hoạt động có ý nghĩa đối với trẻ như: nghe, đọc truyện, thơ của trẻ; tham quan, dạo chơi; đọc truyện cho trẻ nghe; quan sát những ký hiệu và chữ viết, bảng biểu được sử dụng trong phòng nhóm; tham gia vào các trò chơi, đóng kịch và các hoạt động giao tiếp khác như nói chuyện với bạn bè và người lớn; cho trẻ làm quen với hoạt động viết thông qua vẽ, sao chép lại và tự viết các nét chữ ban đầu. CHƯƠNG TRÌNH KHÔNG THÍCH HỢP Dạy học và viết nhấn mạnh việc phát triển các kỹ năng riêng lẻ như: nhận biết các chữ cái riêng biệt, học thuộc lòng bảng chữ cái, hát các bài hát về bảng chữ cái, tô màu các nét chữ cho Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  2. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com trước hoặc dạy trẻ viết hình thái đúng của các chữ cái trên dòng kẻ. CHƯƠNG TRÌNH THÍCH HỢP CHO TRẺ 4-7 TUỔI LÀM QUEN VỚI ĐỌC – VIẾT. Đọc và quan sát - Hình thành ở trẻ những hành vi đọc thông qua các hoạt động trò chơi đóng vai và dần dần trẻ có thể hiểu, giải thích và dịch được 1 số kí hiệu chữ viết quen thuộc. - Hiểu được ý nghĩa của chương trình nghe nhìn, các bài văn có nội dung quen thuộc đối với trẻ, đặc biệt là những bài văn được bố cục theo từng đoạn ngắn. - Biết liên hệ giữa kiến thức, kinh nghiệm riêng của bản thân với các ý tưởng, sự kiện và thông tinh trong bài văn được xem hoặc được nghe. - Thể hiện ý thức (có ý thức) và hiểu biết vai trò của các ký hiệu và qui ước về chữ viết khi đọc tìm hiểu ý của văn bản. - Nhận biết và sử dụng các dấu hiệu gợi ý (tranh minh hoạ, trí nhớ, từ…) để đoán ý của bản văn hoặc các phương tiện nghe nhìn. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  3. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Viết - Tạo các ký hiệu viết với ý đồ truyền tải 1 ý tưởng hay 1 thông tin nào đó. - Nhận biết được rằng ngôn ngữ viết được con người sử dụng nhằm truyền đạt thông tin, ý tưởng và cảm xúc cho người khác. - Có ý thức sử dụng các ký hiệu viết để biểu đạt ý tưởng và thông tin. - Sử dụng các ký hiệu viết để biểu đạt ý tưởng thông qua các hoạt động và các thao tác thực hành. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI ĐỌC Khả năng đọc hiểu văn bản (kiến thức về đọc): 1. Hình thành ở trẻ các hành vi đọc (đóng vai trò người đọc) và dần dần có thể hiểu và dịch được một số kí hiệu chữ viết quen thuộc. - Có các hành vi giống người đọc (cầm sách, giở trang sách, giả vờ đọc sách…) Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  4. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Đóng vai trò giáo viên trong các tiết đọc cùng nhau qua các thao tác như chỉ vào trang sách và “đọc” theo trí nhớ sách – kích thước lớn mà trẻ đã được làm quen. - Chỉ vào bản văn và dựa vào các dấu hiệu gợi ý nói được nội dung bản văn cho phù hợp với ngữ cảnh. - Nhận biết được ý nghĩa của các kí hiệu chữ viết quen thuộc (như các biểu tượng quảng cáo, kí hiệu giao thông, tên và kí hiệu của các trang thiết bị trong lớp học…) - Nhận biết được kí hiệu chữ viết tên riêng của mình. 2. Hiểu ý nghĩa của các bản văn quen thuộc đối với trẻ, đặc biệt là các bản văn được bố cục theo các đoạn ngắn. - Tham gia vào các buổi trò chuyện giải thích ý nghĩa của 1 bức tranh nào đó. - Trao đổi về phim hoặc chương trình vô tuyến (thích chương trình nào? Tại sao? Thích nhân vật nào?) - Trao đổi về phim hoặc chương trình video. Về hiểu ngữ cảnh: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  5. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ biết liên hệ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân với các ý tưởng, sự kiện và thông tin trong bản văn được xem hoặc được nghe. Cụ thể: - So sánh kiến thức và kinh nghiệm của bản thân với thông tin trong bản văn (trẻ có thể đưa ra các nhận xét như “cái này giống như…” “hoặc cháu cũng làm như thế” hoặc “khi con chó của cháu ốm trông nó không giống như thế”…) - Nhận xét về các hành động của nhân vật trong truyện và tự đoán rằng nếu ở vào hoàn cảnh như nhân vật thì bản thân sẽ hành động như thế nào (“nếu cháu ở đây, cháu sẽ…”). - Thể hiện kinh nghiệm của bản thân và so sánh với hành động của các nhân vật trong truyện đ ã nghe qua nói chuyện, vẽ, trò chơi đóng vai, nghệ thuật tạo hình. - So sánh cuộc sống của bản thân và những người quen thuộc. - Trao đổi, hỏi về chuyện vừa được nghe đọc, những điều mới học được. Về biết đặc điểm và cấu trúc của ngôn ngữ: Có ý thức về kí hiệu và qui ước của chữ viết; hiểu được tác dụng của chữ viết khi đọc: hiểu ý nghĩa của bản văn. Cụ thể: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  6. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Cầm sách và các tài liệu in khác đúng chiều (không cầm ngược), giở sách từ trang đầu đến trang cuối, “đọc” từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. - Biết hiểu và sử dụng các biểu tượng và các kí hiệu chữ viết trong các hoạt động đọc cùng nhau như chữ cái, từ, tên chuyện, trang, bìa, tranh minh hoạ và tên tác giả. - Nhận biết được một vài từ trong văn bản. - Nhận biết được dấu chấm, chữ in viết hoa và khoảng trống giữa các từ trong bản văn in. - Nhận biết được một vài chữ cái trong bảng chữ cái và tỏ ra có ý thức về mối quan hệ giữa chữ cái, âm tiết và vần (vần được tạo ra bởi chữ cái đầu và cuối trong các từ). Nhận biết được phần mở đầu và phần kết thúc của bản văn. Về hành động: Nhận biết và sử dụng các dấu hiệu gợi ý để đoán ý nghĩa của bản văn. Cụ thể: - Dựa vào tên truyện và tranh minh họa để đoán về nội dung của truyện (truyện sẽ về cái gì). Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  7. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân về chủ đề hay ngữ cảnh của truyện để đoán trước các sự kiện và thông tin trong hoạt động đọc cùng nhau. - Dựa vào các dấu hiệu gợi ý của tranh minh hoạ, mẫu ngôn ngữ hay chữ cái/âm tiết đầu để đoán từ trong bản văn trong hoạt động đọc cùng nahu. - Chỉ vào các từ khi “đọc” - Dự đoán tiến triển các sự kiện trong truyện dựa vào quan hệ nhân quả. YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI VIẾT Về tạo văn bản Tạo ra các ký hiệu trên trang giấy nhằm mục đích truyền tải một ý tưởng hay một thông tin nào đó. Cụ thể: - Tạo đầu, đường nét giống như các kí hiệu chữ viết trên trang giấy (viết các dấu nguệch ngoạc hay tạo các dấu, chấm nổi như chữ dùng cho người mù) - Tạo các hình chữ (theo mẫu và tự nghĩ ra) để tạo thành một “bản viết” (văn bản). Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  8. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Tạo hình các từ để lập thành một “bản tin”. - Nói cho giáo viên hay bạn biết về ý nghĩa của các “bản tin” (Thí dụ “chữ” này nghĩa là “ra khỏi đây”). Về hiểu ngữ cảnh: Hiểu được rằng con người sử dụng ngôn ngữ viết để truyền tải ý nghĩa, thông tin cho người khác. Cụ thể: - Đàm thoại về ý nghĩa của các bản văn viết (các kí hiệu, sách báo…). - Nói, kể về trẻ đã thấy cha mẹ, bạn bè đã sử dụng chữ viết như thế nào. - Đọc hay miêu tả về một sự vật, hiện tượng cho giáo viên hoặc một người nào đó đã biết viết để viết lại. - “Đọc” lại “bản viết” của bản thân và không làm thay đổi ý nghĩa của nó. - Tham gia tích cực vào hoạt động viết cùng nhau khi giáo viên đóng vai trò người viết. - “Viết” và sử dụng các “bài viết” nhằm mục đích tự định hướng cho các hoạt động của bản thân. Về biết đặc điểm và cấu trúc ngôn ngữ: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  9. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Có ý thức về việc sử dụng các kí hiệu viết để biểu đạt ý tưởng và thông tin. Cụ thể: - Biết sử dụng các chữ cái đầu và một vài mẫu chữ để biểu thị ý tưởng bằng ngôn ngữ chữ viết. - Tạo hình các chữ cái trong bảng chữ cái. - Đôi lúc biết sử dụng những từ đã biết trong bản viết hoặc sao chép lại các từ đó. - Biết để khoảng trống giữa các từ hoặc các nhóm chữ cái biểu thị các từ. - Viết được tên của bản thân. - Làm quen với các dấu ngắt câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, chữ viết thường và chữ viết hoa). - Biết và thường xuyên viết từ trái sang phải và từ trên xuống dưới của trang giấy. Về hành động: Biết sử dụng các kí hiệu viết để biểu đạt ý tưởng và thông tin thông qua các hoạt động và các thao tác thực hành. Cụ thể: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  10. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com - Sử dụng các sơ đồ, bảng biểu…trong phòng nhóm như các mẫu tự để bắt chước, sao chép lại các hình mẫu chữ viết (tự viết). - Chủ động hoạt động tập viết của bản thân (tô, sao chép lại các chữ, từ, câu ngắn…). Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2