intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi không chỉ giúp trẻ giao tiếp tốt mà còn ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển nhận thức sau này. Nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi” hướng tới việc tìm ra những giải pháp cụ thể, giúp trẻ phát triển vốn từ, ngữ pháp và các kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

  1. 1Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6 TUỔI 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - Mô tả sáng kiến: + Các bước thực hiện giải pháp, cách thực hiện giải pháp Biện pháp 1: Thông qua môi trường trong lớp học Như chúng ta đã biết môi trường lớp học là môi trường rất quan trọng để phát triển toàn diện cho trẻ 5 tuổi đặc biệt là phát triển ngôn ngữ vì giai đoạn này trẻ phải hoàn thiện tất cả các câu chữ, để tự tin mạng dạn bước vào lớp 1 nên từ đầu năm học bản thân đã tự xây dựng và tạo không khí lớp phù hợp và gần gũi với trẻ,việc thay đổi đồ dùng,đồ chơi thường xuyên và trang trí lớp cũng như các góc không cần chờ để sang chủ điểm mới mà trang trí thường xuyên theo từng chủ đề để cung cấp thêm hình ảnh phong phú cũng như khung cảnh lớp mới mẻ để trẻ mạnh dạn tự tin nói đúng,nói đủ câu. Ví dụ: Qua chủ điểm động vật tôi cho trẻ chọn những hình ảnh về chủ đề và cho trẻ lên chọn những bức tranh của chủ đề mà trẻ thích và cho trẻ kể sáng tạo theo bức tranh mà trẻ đã chọn. Bản thân luôn tạo môi trường gần gũi nhẹ nhàng với trẻ,luôn trò chuyện với trẻ khuyến khích trẻ nói,khi trẻ nhút nhát,luôn động viên trẻ tích cực trò chuyện với cô cũng như giao lưu giao tiếp với các bạn từ đó giúp trẻ mạnh dạn tự tin lên rất nhiều Ví dụ: Khi tôi đang dạy tiết học “Khám phá khoa học” đến phần đàm thoại và tồi gọi cháu Hưng Yên lên trả lời nhưng cháu rất nhút nhát ít nói không dám đứng lên trả lời Và tôi đã đến bên trẻ và hỏi trẻ +Con có biết con vật này không?(Dạ có) +Nhà con có nuôi con vật này không nào?(Dạ có) +Vậy con có thích con vật này không nào?(Dạ có) Vậy con có thể đứng lên trả lời cho cô và các bạn biết về con vật mà con biết không nào? +Dạ được ạ? Và thế là bạn Hưng Yên vui vẻ đứng lên trả lời một cách vui vẻ .
  2. 2Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) Biện pháp 2: Biện pháp phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi Hoạt động vui chơi có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Thông qua trò chơi, việc tiếp thu ngôn ngữ, cách trẻ học ngôn ngữ trở nên dễ dàng và lí thú hơn rất nhiều bởi trò chơi là con đường tự nhiên nhất đưa trẻ đến với ngôn ngữ qua quá trình giao tiếp. Trẻ không cảm thấy bị áp lực khi nói chuyện trao đổi, thể hiện suy nghĩ tình cảm bằng lời nói, cũng không cảm thấy quá khó khăn trong cách dùng từ đặt câu mà tự mình giải quyết mọi tình huống xảy ra khi chơi, trẻ tự suy nghĩ cách chơi với bạn, tự mình sử dụng ngôn ngữ của chính mình để chơi cùng bạn vì vậy khi dạy trẻ tham gia các trò chơi cô giáo cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của trò chơi, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong khi tham gia trò chơi, giúp cho các trò chơi đạt hiệu quả cao. Muốn vậy cô giáo phải: - Lấy trẻ làm trung tâm. - Phát huy tính tích cực của trẻ. Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ tham gia trò chơi là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp chuẩn bị một trò chơi cho trẻ phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động -tĩnh phù hợp với chủ điểm. Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cũng phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học để tham gia trò chơi với cô. Trước khi cho trẻ tham gia vào trò chơi (dựa trên chủ điểm) luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó và giúp trẻ phát triển toàn diện. Ví dụ 1:Đôi bàn tay. Cách chơi: Trẻ ngồi trên sàn, nghe, quan sát, nói và làm các động tác cùng cô: Đôi bàn tay có thể nói Theo cách riêng của mình Khi gặp người bạn thân Bàn tay giúp tôi nói - Xin chào(Giơ tay bắt và lắc lắc) - Đến đây nào ( giơ tay vẫy về phía mình) - Tôi đồng ý ( vòng ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn) - Hãy dừng lại đây nhé!( giơ bàn tay xòe ra làm tín hiệu dừng, bàn tay nắm lại và ngón trỏ chỉ xuống dưới đất) - Hãy nhìn nào! ( ngón tay trỏ chỉ vào mắt) - Hãy lắng nghe ! ( Dùng 2 tay kéo hai vành tai về phía trước). - Hãy cùng vui lên nào! ( Cả 2 trẻ quay mặt vào nhau cùng tươi cười ) ứng dụng:
  3. 3Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) - Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong các hoạt động khác nhau: hoạt động chiều, hoạt động chung. Ví dụ 2: Cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Nu na nu nống” Nu na nu nống, Đánh trống phất cờ. Mở cuộc thi đua, Thi chân đẹp đẽ. Chân ai sạch sẽ, Gót đỏ hồng hào. Không bẩn tí nào, Được vào đánh trống. + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành hàng ngang duỗi chân ra trước.Một trẻ ngồi đối diện làm cái dùng tay đập vào chân của các bạn theo từng từ của câu đồng dao trên khi đến từ “Trống” đúng vào chân ai thì chân người đó rụt chân lại.Nếu trẻ nào bị tay của cái đập vào thì trẻ đó bị thua cuộc Biện pháp 3:Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua chữ cái Như chúng ta đã biết đối với trẻ mẫu giáo cái gì đẹp mới lạ là trẻ sẽ rất thích tham gia khám phám vì vậy tôi đã chuẩn môi trường chữ cái trong và ngoài lớp với nhiều kiểu chữ cái khác nhau nhiều cách trưng bày khác nhau để trẻ khám phá cũng như các tên góc ở lớp học để thu hút trẻ thích khám phá tìm tòi của trẻ. Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ l,m,n chủ điểm "Mùa xuân" tôi giới thiệu: Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì ? (Trẻ đi và hát bài "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm…và lần lượt cho quan sát xung quanh lớp học của mình và lên chọn các loại hoa có mang chữ cái l,m,n và phát âm to rõ cho cả lớp mình cùng nghe nào) và cô chuyển tiếp qua trò chơi 2 các con ơi sắp đến tết rồi ba mẹ các con ở nhà trường làm gì nào?(gói bánh,đi chợ tết..)à vậy bây giờ cô mời các con hãy dũng những giỏ này để đi chợ mua những loại bánh,hoa quả có trong ngày tết và các loại hoa ,bánh có trong ngày tết phải mang chữ cái l,m,n nhé các con và khi trẻ đi chợ xong thì cô cho trẻ tập trung lại và phát âm chữ cái có trong các loại hoa,bánh mà trẻ chọn .Như ở góc học tập tôi gắn các chữ cái lên những bông hoa …Ngoài ra nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như: mũ, ba lô, giầy dép, khăn mặt,khẩu trang…Tôi luôn gắn những ký hiệu theo tên của trẻ. Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng vừa đúng qui định, vừa biết tên của mình (của bạn), biết tên của mình có chữ gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế nào..Và trẻ còn viết tên có ký hiệu của mình vào bài vẽ khi vẽ tạo hình. Mỗi một môi trường hoạt động của trẻ, tôi đều chủ động tạo môi trường để trẻ có cơ hội được luyện phát âm, ôn luyện chữ đã biết, làm quen chữ mới và làm quen từ một cách rất tự nhiên thoải mái không gò bó áp đặt trẻ
  4. 4Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) Ví dụ: Qua tiết học dạy kỹ năng tự phục vụ cho bản thân của trẻ tôi yêu cầu bạn Dĩnh tự ra lấy mũ mình và trẻ đã ra lấy mũ đem vào lớp tôi hỏi vì sao con biết mũ của con trẻ trả lời là do con thấy mũ của con có gắn chữ cái d ạ. Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ qua ứng dụng công nghệ thông tin Xã tôi đang công tác là xã đặc biệt khó khăn,cuộc sống người dân còn lạc hậu thiếu thốn nên việc tiếp cận với ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn hẹp vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua công nghệ thông tin không những giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cũng như mạnh dạn tự tin giao tiếp vì vậy tôi đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng cũng như các video các file có chèn âm thanh.Bản thân luôn cập nhật phần mềm,cắt dán chèn hình ảnh,âm thanh mới như: video 123,Media,eleo …khi đưa vào sử dụng tôi thấy hiệu quả rất cao trẻ rất hứng thú không chỉ với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ mà còn ở các lĩnh vực khác nữa từ đó tạo cho trẻ sự hứng thú để mạnh dạn tự tin giao tiếp cũng như giao lưu với các bạn. Với cách dạy này tôi đã chọn những hình ảnh sự vật hiện tượng sống động trung thực gần gũi với trẻ để trẻ mạnh dạn khám phá mạnh dạn giao tiếp với bạn Ví dụ 1: Trong tiết dạy khám phá khoa học :Sự phát triển của cây Sâm ngọc linh “chủ đề :Cây dược liệu” + Dẫn dắt vào bài: Cô cho trẻ khám phá hộp quà trên màn hình và cho trẻ lên mở hộp quà khi mở hộp quà ra tôi chèn âm thanh gây sự chú ý của trẻ và trong hộp quà có hình ảnh cây “Sâm ngọc linh” và dẫn dắt vào bài vào phần hoạt động thứ 2 tôi chèn đoạn video giao hạt sâm rồi nảy mầm cho trẻ quan sát sau đó tôi chèn sile hình ảnh cây lớn lên sau đó đến ra hoa rồi kết trái cho trẻ quan sát sau đó cho trẻ xem các hình ảnh các loại cây dược liệu có tại địa phương mình và đàm thoại với trẻ đến phần trò chơi “Ô cửa bí mật” tôi làm 6 ô cửa trong mỗi ô cửa có chứa các câu đố về sự phát triển của cây sâm và mời trẻ lên mở ô cửa và trả lời câu hỏi của cô. Ví dụ 2: Trong tiết học âm nhạc cô cho trẻ Vận động bài “Gà gáy” +Phần dẫn dắt vào bài cô đố câu đố về con gà trồng và cho trẻ trả lời Và để kiểm tra kết quả có đúng ko cô mở sile lên kiểm tra có chèn video chú gà trống đang gáy và vào phần thể hiện của trẻ cô mở nhạc cho trẻ thể hiện và hoạt động 3 trò chơi cô sử dụng giai điệu nhanh chậm để bắt chước các kiểu đi của chú gà giai điệu nhanh thì trẻ bắt chước kiểu chú gà đi nhanh và giai điệu chậm thì trẻ bắt chước kiểu gà đi chậm nếu trẻ nào thực hiện ko được không đúng thì sẽ bị phạt là thể hiện bài hát mà vừa rồi trẻ học. Biện pháp 5: Thực hiện công tác tuyên truyền với phụ huynh Giáo dục trong gia đình là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc hoàn thiện nhân cách đặc biệt là ngôn ngữ cho trẻ do vậy ngoài việc giáo dục ở trường tôi còn kết hợp với phụ huynh để giáo dục trong gia đình thông qua việc trò chuyện với phụ huynh trong những giờ đưa đón trả trẻ,từ đó trò chuyện với phụ huynh về tình hình học của con e mình ở trường để cha mẹ trẻ về rèn thêm kiến thức từ đó nâng cao
  5. 5Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường và để làm được điều đó trước tiên phải lắng nghe ý kiến của phụ huynh tìm hiều về tâm sinh lý của trẻ và khuyến khích,động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian cho trẻ lắng nghe trẻ nói,khi trò chuyện với trẻ nên dùng tiếng phổ thông và cần nói rõ ràng không nói lắp,ngọng. + Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi”. đã được áp dụng tại đơn vị trường đã mang lại những kết quả cao. Với sáng kiến này tôi tin tưởng rằng có thể áp dụng đối với các đơn vị trường khác. + Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: Điều kiện cơ sở vật chất phải đảm bảo đủ và cần thiết để phục vụ cho các hoạt động hằng ngày của trẻ. Giáo viên nắm vững phương pháp giáo dục trẻ theo từng độ tuổi. Giáo viên mạnh dạn, tích cực trong việc tổ chức các hoạt động dạy học cũng như hoạt động vui chơi , vận dụng các phương pháp dạy học, các kỹ năng dạy học phù hợp. Giáo viên luôn quan tâm, trò chuyện với trẻ cung cấp cho trẻ những từ mới, hướng dẫn trẻ nói đủ câu, đủ từ và dùng đúng từ Trẻ luôn có ý thức yêu thích đến trường, cởi mở,gần gũi và giao tiếp với cô giáo và các bạn trong lớp. Các đồ dùng trực quan của bài học luôn được chuẩn bị đầy đủ, đẹp mắt và thu hút trẻ Luôn lấy trẻ làm trung tâm để trẻ phát huy tính tích cực của mình. Giáo viên gần gũi, khen ngợi, động viên trẻ kịp trẻ. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với phụ huynh để cùng giáo dục trẻ. + Hiệu quả sáng kiến mang lại: Qua một thời gian áp dụng các giải pháp trên với sự đánh giá, theo dõi, của mình đã đạt được kết quả như sau: * Đối với trẻ. Trẻ ngày càng hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động. Hình thành những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội. Nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt. Kết quả được đánh giá cụ thể như sau: STT Nội dungKết quả khảo sát Trước khi Sau khi áp So sánh tỷ lệ áp dụng dụng
  6. 6Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) SKKN SKKN Đạt Tỷ Đạt Tỷ lệ(%) lệ(%) 1 Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và 14/30 46,66 30/30 100 Tăng phát âm chuẩn 53,34% 2 Vốn từ của trẻ 16/30 53,33 30/30 93,33 Tăng 46,67% 3 Khả năng nói đúng về ngữ pháp 15/30 50 30/30 100 Tăng 50% 4 Khả năng giao tiếp 16/30 53,33 30/30 100 Tăng 46,67% 5 Sự tự tin 15/30 50 30/30 100 Tăng 50% * Đối với giáo viên Xây dựng, sắp xếp được môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phù hợp, kích thích sự sáng tạo và ham hiểu biết cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp cùng bạn cùng cô. Đổi mới về xây dựng kế hoạch giáo dục, về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù họp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của lớp. * Đối với cha mẹ trẻ: Phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nên có mối quan hệ tốt giữa nhà trường, giáo viên có sự phối hợp tích cực. Nhiều phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến sự phát triển ngôn ngữ của con e mình, ý thức hơn việc tham gia xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tích cực. Cụ thể như: Phụ huynh ủng hộ, đóng góp ngày công cũng như vật liệu sẵn có cho nhà trường ,cho lớp. * Kết luận Trẻ ngày càng hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động. Hình thành những mối quan hệ tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội. Nhiều trẻ tỏ ra
  7. 7Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) mạnh dạn đưa ra ý kiến của bản thân, tự tin trong các hoạt động giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt. Các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt cho trẻ để phát triển ngôn ngữ. 2. Những thông tin cần được bảo mật: Không 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng dùng thử: T Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng Ghi chú T sáng kiến 1 Vũ Thị Hằng Trường MG Trà Cang Lớp Trường Xã 2 Nguyễn Thị Xinh Trường MG Trà Cang Lớp MG Mộ Lang 3 Nguyễn Thị Trang Trường MG Trà Cang Lớp MG C72 4 Hồ Thị Bắc Trường MG Trà Cang Lớp MG Lâng Loan 5 Nguyễn Thị Trường MG Trà Cang Lớp MG Tak Thương Chay 4. Hồ sơ kèm theo:
  8. 8Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) Hình 1: Cô trò chuyện với phụ huynh và trẻ trong giờ đón trẻ
  9. 9Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) Hình 2: Cô đang dạy cho trẻ học
  10. 10Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) Hình 4: Góc khẩu trang của bé có các ký hiệu dành cho trẻ
  11. 11Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) Hình 4: Tranh trang trí góc học tập
  12. 12Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến ( Kèm theo quy dịnh về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở huyện Nam Trà My Kính đề nghị quý lãnh đạo xem xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm như sau: 1.Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Kiều Trang 2. Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Trà Cang huyện Nam Trà My 3. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 9/2021 6. Hồ sơ đính kèm: + 3 tập báo cáo sáng kiến + Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến. + Biên bản Hội đồng sáng kiến trường Mầm Mẫu giáo Trà Cang + Quyết định công nhận sáng kiến của trườngMẫu giáo Trà Cang. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trà Cang ngày 25 tháng 04 năm 2022 Người nộp đơn Nguyễn Thị Kiều Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2