Quan hệ thương mại Việt Nam với Mỹ đươi thời Bush
lượt xem 35
download
Đến nay quan hệ Việt Nam vẫn không ngừng phát triển với tốc độ đáng ngạc nhiên, vượt lên trên những khó khăn và sự suy thoái của kinh tế Mỹ và khủng hoảng của kinh tế toàn cầu
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quan hệ thương mại Việt Nam với Mỹ đươi thời Bush
- LỜI MỞ ĐẦU Trong phần lớn thời gian của thế kỷ XX, người Mỹ biết đến Việt Nam như là một cái tên của cuộc chiến tranh (chiến tranh Việt Nam) chứ không phải là một đất nước. Cho đến ngày 12 tháng 7 năm 1995, khi tổng thống Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ thì lịch sử quan hệ hai nước mới bước sang một trang mới. Chỉ trong một thời gian ngắn sau việc tuyên bố bình thường hóa quan hệ, hai nước đã có những trao đổi, hợp tác. Quan hệ hai nước có nhiều bước tiến đáng kể, nổi bật nhất là quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ. Đến nay, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ vẫn không ngừng phát triển với một tốc độ đáng ngạc nhiên, vượt lên trên những khó khăn, ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế Mỹ và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tìm hiểu về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ sẽ cho ta thấy được những ưu, nhược điểm trong mối quan hệ giữa hai nước, từ đó rút ra được những bài học quý báu cho sự phát triển thương mại với Mỹ và với các nước khác trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là một cách tiếp cận để tìm hiểu về đất nước và con người Mỹ. Trong phạm vi của bài tiểu luận này, người viết chỉ tập trung đi vào phân tích mối quan hệ thương mại giữa Việt nam và Mỹ trên cơ sở chỉ ra các nền tảng cho mối quan hệ là những cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, phân tích những thành tựu và thách thức trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, từ đó rút ra được những bài học cho doanh nghiệp Việt Nam. 1 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Cơ sở pháp lý cho mối quan hệ thương mại Việt Mỹ.......................................3 2. Cơ sở thực tiễn của mối quan hệ thương mại Việt Mỹ....................................6 3. Thành tựu và triển vọng trong quan hệ thương mại Việt Mỹ.........................10 4. Khó khăn và thách thức trong quan hệ thương mại Việt Mỹ ..........................12 TỔNG KẾT...............................................................................................................17 Biên niên những sự kiện chính trong quan hệ thương mại Việt Mỹ...................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................21 2 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- I. Cơ sở pháp lý cho quan hệ thương mại Việt Mỹ Bước ra khỏi cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ, quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ nói riêng và quan hệ của hai nước nói chung hầu như đóng băng. Chỉ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ (dưới thời tổng thống Clinton), giữa hai nước mới chính thức bắt đầu mối quan hệ thương mại, và mối quan hệ này đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tạo đà cho s ự phát triển hơn nữa trong tương lai. Cơ sở pháp lý cho sự phát triển trong quan hệ hai nước này chính là những hiệp định được ký kết, những chuyến thăm của các nhà lãnh đạo hai nước, quan điểm và chính sách của hai nước… Trước tiên, về những hiệp định được ký kết, có thể nói sự kiện quan trọng đánh dấu quan hệ thương mại giữa hai nước và làm nền tảng cho sự phát triển hơn nữa quan hệ thương mại hai nước trong tương lai là việc Việt Nam và Mỹ ký kết hiệp Hiệp định thương mại song phương (BTA). Theo hiệp định này, Mỹ giành cho Việt Nam quy chế quan hệ thương mại bình thường tạm thời (NTR), trước đây là quy chế ưu đãi tối huệ quốc (MFN), nhờ đó làm giảm đáng kể thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ từ 40% xuống còn 30%1. Ngược lại, Việt Nam cũng phải chấp nhận hơn nữa việc mở cửa thị trường của mình như giành cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam mức thuế ưu đãi tương tự, giảm bớt hàng rào thuế quan với các ngành dịch vụ Mỹ bao gồm dịch vụ ngân hàng và bưu chính viễn thông…Kết quả là, quan hệ thương mại Việt Mỹ đã phá vỡ tảng băng trong suốt những năm cấm vận, thậm chí những năm đầu sau khi ký kết Hiệp định thương mại song phương được coi là thời kỳ “bùng nổ” trong quan hệ thương mại hai nước. Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng gấp đôi từ năm 2002 khi có những tác động tích cực từ Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, năm 2004 tăng gấp 20 lần so với năm 1995. Lê Khương Thùy – Quan hệ Việt – Mỹ: các khía cạnh chính trị, kinh tế, quân sự sau hơn 10 năm bình 1 thường hóa – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay – số 8/2006 3 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- Tiếp đến, năm 2006, Mỹ chính thức thông quan quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam (PNTR). Như vậy là những hạn chế cuối cùng trong mỗi quan hệ thương mại từ thời cấm vận đối với Việt Nam đã được tháo gỡ. Quy chế PNTR với nội dung chính là bãi bỏ việc áp dụng đạo luật bổ sung Jackson – Vanik được áp đặt đối với Việt Nam từ năm 1974 gồm những điều khoản hạn chế thương mại áp đặt đối với Việt Nam sẽ không còn hiệu lực. 2 Điều đó cũng có nghĩa, quan hệ thương mại với Việt Nam sẽ không còn bị đem ra xem xét cân nhắc hằng năm như trước đây, theo quy định của Jackson - Vanik. Như vậy, tất cả hàng hóa trao đổi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đều sẽ được đối xử bình đẳng theo các quy định và hiệp định của WTO. Điều này có lợi cho cả hai nước và cho doanh nghiệp hai nước. Việc thông qua PNTR dẫn đến bình thường hóa hoàn toàn quan hệ kinh tế thương mại hai nước, tạo niềm tin cho doanh nghiệp hai nước yên tâm làm ăn lâu dài. Thêm vào đó, việc Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO năm 2007 và trước đó là việc Việt Nam hoàn tất quá trình đàm phán ra nhập WTO với Mỹ năm 2006 cũng là một cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển thương mại hai nước dưới thời tổng thống Bush. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục giảm thuế đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu của Mỹ và chấp nhận hệ thống kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ. Ví dụ thuế đánh lên các sản phẩn nông nghiệp của Mỹ trước là 27%, sau khi kết thúc đàm phán được giảm xuống còn 15%. Đối với các sản phẩm công nghiệp, 94% các sản phẩm của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế từ 15% trở xuống. Lộ trình giảm thuế trung bình đối với các sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ Mỹ là 2 năm và nhiều cắt giảm được cam kết thực hiện ngay lập tức. Đó là còn chưa kể những cam kết tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ trong buôn bán với Việt Nam về dịch vụ, bảo hiểm, ngân hàng...Những cam kết của Việt Nam trong quá trình đàm phán này chính là nhân tố quan trọng thu hút sự quan tâm và chú ý của các doanh nghiệp Mỹ, thúc đẩy hoạt động mua bán và đầu tư. Ngoài ra 2 http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2006/12/3B9F190C/ 4 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- còn có Hiệp định khung về thương mại về đầu tư (TIFA) được ký kết năm 2007, đây cũng là một nhân tố làm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2008 đã có rất nhiều những cuộc viếng thăm giữa lãnh đạo hai nước. Những cuộc viếng thăm này thể hiện sự gắn bó, thân tình giữa chính quyền Việt Nam và Mỹ, thể hiện mối quan hệ chính trị đang ngày một nâng cao. Đây cũng là cơ hội để hai nước hiểu biết thêm về nhau và là cơ hội để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi ký kết. Điều này là bởi vì trong những chuyến viếng thăm c ủa lãnh đạo hai nước thường có nhiều doanh nghiệp lớn đi cùng để tìm hiểu về cơ hội hợp tác, đầu tư. Thực tế cho thấy, năm 2001, khi phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao đến Washington, D.C., New York và San Francisco, cùng đi có Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm, cùng các quan chức chính phủ và hơn 60 thành viên thuộc thành phần kinh tế tư nhân của Việt Nam. Năm 2007, bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Carlos M.Gutierrez dẫn đầu một đoàn gồm 22 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp đến Hà Nội và TP.HCM. Mục đích của chuyến đi nhằm mở rộng mối quan hệ thương mại song phương và mở rộng cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Việt Nam. Như vậy, với những cơ sở pháp lý được kể trên, quan hệ thương mại nói riêng và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung đang từng bước phát triển. Hai bên đều tìm kiếm được những lợi ích chung trong mối quan hệ giữa hai nước. Phía Việt Nam cần Mỹ bởi quốc gia này là một thị trường rộng l ớn, có s ức tiêu thụ khổng lồ. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị tích cực với Mỹ chính là nhằm thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại trên tinh thần là bạn của tất cả các nước trên thế giới, hướng tới quan hệ hữu nghị lâu dài, bền vững, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi. Về phía Mỹ, Mỹ nhận thấy được những thành tựu trong quá trình Đổi mới của Việt Nam, nhận thấy được tiềm năng kinh tế mà Việt Nam đang có, đó là những nguồn tài nguyên, những sản phẩm giá rẻ, chất 5 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- lượng tốt…Đó là còn chưa kể đến những lợi ích chung của hai nước khi tham gia những tổ chức quốc tế đa phương như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới, tổ chức WTO…Trong cuộc hội đàm giữa tổng thống Bush và chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào ngày 20/6/2007, tổng thống Bush đã khẳng định rằng “Chúng tôi muốn có một quan hệ tốt với Việt Nam”. Đáp lại, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói “Hai dân tộc Việt – Mỹ đều muốn hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, phải cùng nắm tay nhau đi tới tương lai” và “cách tiếp cận của chúng tôi là hai bên sẽ tiếp tục tăng cường đối thoại, trao đổi để tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Chúng tôi đều không muốn những vấn đề còn khác biệt gây tác động ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ hai nước” II. Cơ sở thực tiễn quan hệ thương mại Việt Mỹ Cơ sở thực tiến trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ ở đây chính là những con số thể hiện số lượng và giá trị xuât nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và Mỹ qua các năm. Theo các số liệu thống kê, con số này tăng lên đáng kể theo từng năm. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên thực tế: Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Mỹ Đơn vị: triệu USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Xuất 827,4 1.053 2.395 4.427 5.161,1 6.533 8.566 khẩu Nhập 330,5 461 580 1.291,4 1.121,9 864,4 1.100 khẩu Tổng 1.158 1.514 2.975 5.736,1 6.283 7.397,4 9.666 XNK Nguồn: Tính toán trên số liệu của Ủy ban thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) từ tháng 3/2000 đến 20063 Nhìn chung, từ năm 2000 đến 2006, thương mại hai nước tăng trưởng ổn định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến rất phức tạp. Xét về t ổng Bùi Ngọc Sơn – Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Mỹ: tình hình và giải pháp – Tạp chí Châu Mỹ ngày 3 nay – số 9/2007 6 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- kim ngạch thương mại song phương, Việt Nam xếp thứ 44/231 nước có quan hệ buôn bán với Mỹ, đứng trên nhiều nước như Đan Mạch, Phần Lan và Ecuador, mặc dù Việt nam phải chịu thuế xuất nhập khẩu cao hơn so với những nước này. Nếu chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 40/231 nước xuất khẩu vào Mỹ). Tuy nhiên, so với ngay các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (xuất khẩu đạt khoảng 15,7 tỷ USD), Philippin (xuất khẩu đạt khoảng 9,14 tỷ USD) thì Việt Nam còn thua kém nhiều4. Đến năm 2006, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt Nhật bản năm 2002 và bằng kim ngạch xuất khẩu cuae 25 nước EU cộng lại. Năm 2006, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 8.5 tỷ USD so với mức 6.533 tỷ USD của năm 2005, đạt mức tăng trưởng 12,2%, nếu so với năm 2004 thì mức tăng trưởng là 15,5%. Đây là một trong những tín hiệu tốt thể hiện sự phát triển trong quan hệ hai nước. Theo số liệu của Bộ thương mại Mỹ, tính đến hết tháng 10/2008, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam-Mỹ tiếp tục tăng và đạt 12,869 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất sang Mỹ một lượng hàng hóa trị giá 10,529 tỷ USD (tăng 21,3%) và tưong đ ương toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ năm 2007. Cùng kỳ, giá trị hàng hóa của Mỹ xuất sang Việt Nam đạt 2,34 tỷ USD, tăng gần 70%. Thặng dư thương mại của Việt Nam trong quan hệ thương mại song phương với Mỹ lên tới 8,188 tỷ USD5. Về cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Mỹ, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như dệt may, đồ gỗ nội thất, da giầy, thủy sản, sản phẩm dầu mỏ, thiết bị điện, cà phê, hạt điều… Dưới đây là bảng số liệu thể hiện cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ: Bang2 : Cơ câu măt hang xuât khâu cua Viêt Nam sang Mỹ (2005-2006) ̉ ́ ̣̀ ́ ̉ ̉ ̣ ̣̀ Măt hang 2005 2006 Bùi Ngọc Sơn – Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Mỹ: tình hình và giải pháp – Tạp chí Châu Mỹ ngày 4 nay – số 9/2007 5 http://www.nguoilanhdao.vn/Details/nhan-su/kim-ngach-xuat-khau-cua-viet-nam-sang-my-tang- 213/32/36576.star 7 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- ̣ ̣ Tỷ trong ̣ Kim ngạch (triệu Tỷ trọng Kim ngach (triêu USD) (%) USD) (%) Cà phê 97,54 1,6 107 1,25 ̀ ́ Giay dep 611,05 10,3 802,8 9,4 Gỗ và ̉ san 567 9,6 744 8,7 phâm gỗ ̉ ̀ ̉ ̉ Hang thuy san 631,5 10,6 664,8 7,8 ́ ́ ́ May moc thiêt 118,5 2 210,5 2,5 ̣ bi… ̉ ̉ ̣ San phâm dêt 2.603 44 3045 35,6 may ̀ ́ ́ Hang hoa khac 1.299,3 19,08 2.971,9 34,75 ̉ Tông 5.930,6 100 8.546 100 Nguôn: thông kê từ Website: http://www.mot.gov.vn – muc thông tin thị trường- măt hang và báo cáo của ̀ ́ ̣ ̣̀ Tổng cục Hải quan 2006 Trong các mặt hàng xuất khẩu kể trên, dệt may là nhóm hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ với khoảng 2,03 tỷ USD. Sản phẩm dệt may của Việt nam đang ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu Mỹ nhờ chất lượng tốt và đ ảm bảo được thời gian giao hàng đúng hạn. Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ nhận định Việt Nam là một trong những nước hàng đầu ở Châu Á có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may. Hiệp hội nhập khẩu dệt may Mỹ cũng cho biết Việt Nam là sự lựa chọn thứ hai của họ sau Trung Quốc khi tìm thấy kiếm nguồn cung cấp hàng từ Châu Á. Tuy nhiên, trong năm 2005, hàng dệt may Việt Nam phải chịu sức ép lớn về hạn ngạch, trong khi đối thủ cạnh tranh 8 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- khác, đặc biệt là Trung Quốc đã được phép xuất khẩu không hạn chế vào thị trường Mỹ6. Cho đến nay, dệt may của Việt Nam đã khắc phục được những khó khăn và có kim ngạch và tỷ lệ tăng cao là: 4,471 tỷ USD, tăng 22,54% ( số liệu năm 2008) so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, một số mặt hàng khác trong năm 2008 cũng tăng đáng kể so với những năm trước, đó là đồ gỗ: 1,186 tỷ USD, tăng 19,3%; và giày dép: hơn 1 tỷ USD, tăng 14,6%. Nhóm hàng có tỷ lệ tăng cao nhất là giấy, bìa giấy, sản phẩm làm từ bột giấy với kim ngạch là 93,665 triệu USD, tăng 67,8%; tiếp đến là nhóm thiết bị, dụng cụ điện, dụng cụ nghe nhìn và linh kiện đạt 396,591 triệu USD, tăng 33,4%7. Đối với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam, nhom may moc thiêt ́ ́ ́ ́ bị noi chung chiêm phân lớn trong kim ngach nhâp khâu. Điêu nay phan anh nhu ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̉ ̀ ̀ ̉́ câu nhâp khâu phuc vụ phat triên công nghiêp hoa và hiên đai hoa Việt Nam. Cơ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ́ câu hang nhâp khâu cua Viêt Nam tâp trung chủ yêu vao cac măt hang may moc có ́ ̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ̣̀ ́ ́ yêu câu kỹ thuât cao. Bên canh cac thiêt bị điên tử tinh vi, trong thời gian gân đây, ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̀ nhu câu về cac linh kiên điên tử, may tinh, phân mêm cung tăng cao theo tôc độ ̀ ́ ̣ ̣ ́́ ̀ ̀ ̃ ́ thông tin và số hoa cua thế giới và Viêt Nam cung không năm ngoai guông quay ây. ́ ̉ ̣ ̃ ̀ ̀ ̀ ́ Ngoai ra, bên canh nhom măt hang chế tao trên, Viêt Nam vân có nhu câu ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̃ ̀ nhâp khâu tương đôi ôn đinh đôi với môt số măt hang là nguyên liêu như bông, ̣ ̉ ́̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ̣ sợi, chât deo, nguyên phụ liêu dêt may, da giây, thiết bị vận tải, thiết bị khoa ́ ̉ ̣ ̣ ̀ học... Dưới đây là bảng số liệu thể hiện cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ năm 2004 và 2005: Bang 3: Cơ câu măt hang nhâp khâu từ Hoa Kỳ năm 2004-2005 ̉ ́ ̣̀ ̣ ̉ ̣̀ Măt hang 2004 2005 ̣ Tỷ trong ̣ ̣ Tỷ trong ̣ Kim ngach Kim ngach ̣ ̣ (triêu USD) (%) (triêu USD) (%) 6 Lê Khương Thùy – Quan hệ Việt – Mỹ: các khía cạnh chính trị, kinh tế, quân sự sau hơn 10 năm bình thường hóa – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay – số 8/2006 7 http://www.nguoilanhdao.vn/Details/nhan-su/kim-ngach-xuat-khau-cua-viet-nam-sang-my-tang- 213/32/36576.star 9 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- Bông 67,1 6 49,5 5,7 ́̉ ̣ Chât deo nguyên liêu 49,7 4,4 60 6,9 Dâu mỡ đông thực vât ̀ ̣ ̣ _ _ 252 29 Gỗ và san phâm gỗ ̉ ̉ 30,7 2,7 39,3 4,5 ́ ́ ̣́ ̣ May moc, thiêt bi, dung 616 54,4 180,6 21 cụ và phụ tung ̀ Nguyên phụ liêu dêt, ̣ ̣ 48 4,2 57,5 6,6 ̀ may, da, giây ̉ ̉ ́ ́ San phâm hoa chât 23 1 21,14 2,4 Sữa và san phâm sữa ̉ ̉ 22,1 2 42 4,8 ̀ ́ ́ Hang hoa khac 280,2 25,3 162,36 19,1 ̉ Tông 1.131,4 100 864,4 100 Nguôn: tông hợp từ Website: http://www.mot.gov.vn – muc thông tin thị trường- măt hang ̀ ̉ ̣ ̣̀ Về cơ bản, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu và nhập khẩu của Việt Nam và Hoa Kỳ ít có sự thay đổi, chủ yếu vẫn tập trung vào các mặt hàng như liệt kê trong hai bảng số liệu trên (bảng 2 và 3). Cũng qua hai bảng số liệu, ta thấy được giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ lớn hơn nhiều lần so với giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Việt Nam qua các năm, do đó, sự cân bằng thương mại luôn ở mức âm. Điều này chứng tỏ Việt Nam là một nước xuất siêu sang Mỹ. III. Thành tựu và triển vọng trong quan hệ thương mại Việt Mỹ Với những cơ sở và nền tảng kể trên, quan hệ thương mại Việt Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trước hết, những thành tựu được thể hiện qua số liệu về giá trị ngày càng tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều của Việt Nam và Mỹ từ năm 2000 đến 2008 như đã phân tích ở trên (mục II – Cơ sở thực tiễn). Ngoài ra, thành tựu của quan hệ Việt Mỹ còn thể hiện qua tốc độ tăng trường về xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ qua các năm. Đặc biệt, về xuất khẩu, trong so sánh với các nước trong khu vực, tuy Việt Nam vẫn còn thua kém một số nước về giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nhưng về tốc độ phát tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể nói là 10 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- đứng đầu trong khu vực. Biểu đồ dưới đây thể hiện rõ nét tốc độ tăng tr ưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ so với các nước Đông Á Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ8 (Nguồn: Ủy ban thương mại Quốc tế Hoa Kỳ - USITC) So sánh tốc độ tăng trưởng thương mại xuất khẩu của các nước Đông Á sang Mỹ ta thấy được: Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế ở Đông Á xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong năm 2007 tăng gần 25% so với năm 2006, và tăng gần 27% trong hai tháng đầu năm 2008 so với cùng kỷ 2007. Trong khi đó, Ấn Độ tăng 10% trong năm 2007 so với 2006 và khoảng 20% trong hai tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ 2007; Trung Quốc tăng khoảng 13% trong năm 2007 so với 2006 nhưng chỉ tăng gần khoảng 4% trong 2 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ 2007. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu sao Hoa Kỳ của Hàn Quốc và Thái Lan tăng không đáng kể, tốc độ tăng 2 tháng đ ầu năm 2008 so với cùng kỳ 2007 của Hàn Quốc thậm chí còn ở mức âm. Còn đối với Malaysia, thì sự suy giảm là rõ rệt, luôn ở số âm từ 2006 cho tới 2 tháng đầu năm 2008. 8 http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=45762 11 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- Một điểm đáng chú ý là năm 2007, Mỹ bắt đầu có dấu hiệu suy thoái và sự suy thoái này lan rộng dẫn tới khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lan rộng, tác động đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả sức mua và nhu cầu nhập khẩu của thị trường Mỹ, với tỷ lệ tăng 21,3% kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ (như đã nói ở trên), thương mại Việt Nam đã đạt một thành tựu lớn, đứng đầu về tỷ lệ tăng trưởng trong 10 tháng qua vào thị trường này (trừ các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn vào thị trường Mỹ có mức tăng cao hơn). Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng trong quan hệ xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã thể hiện triển vọng hơn nữa trong quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ. IV. Khó khăn và thách thức Mặc dù Việt Nam và Hoa Kỳ đã có một cơ sở pháp lý vững chắc cùng những thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn nhiều những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước, làm cản trở sự phát triển hơn nữa mối quan hệ đang ngày một gắn bó, gần gũi của Việt Nam và Mỹ. Trước hết ta phải kể đến nước Mỹ là một quốc gia rộng lớn, một thị trường tiềm năng cho hàng hóa xuất và nhập khẩu của các nước. Do đó, sự cạnh tranh xuất khẩu vào Mỹ rất gay gắt và quyết liệt. Gần như cả thế giới hướng vào thị trường rộng lớn này. Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Mỹ kể từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của ta đã có hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phân phối tại thị trường này từ rất lâu. Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay như: dệt may, giầy dép…Thêm vào đó, năng lực cung ứng và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu. Quy mô sản xuất nhỏ và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu yếu, nên gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng lớn hoặc đơn đặt hàng có yêu cầu thời gian giao hàng nhanh của khách hàng Mỹ. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam 12 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- cũng thực sự thành công trong việc quảng bá về mình để thu hút sự quan tâm, chú ý, sự mong muốn hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, khó tính của Mỹ. Bên cạnh đó, tuy những rào cản về pháp lý trước đây như thuế nhập khẩu cao, những quy định phân biệt đối xử trước khi có Hiệp định thương mại song phương đã không còn hoặc mờ nhạt nhưng lại xuất hiện những trở ngại mới tinh vi hơn, đó là các rào cản kỹ thuật như vấn đề về vệ sinh an toàn thực thẩm, vệ sinh công nghiệp, vấn đề dư lượng thuốc kháng sinh và đặc biệt là vấn đề chống bán phá giá đã và đang gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ. Trong vụ kiện chống bán phá giá cá basa của Việt Nam, Mỹ đã bất chấp dư luận, vẫn giữ nguyên chủ trương bảo hộ của mình, gây thiệt hại cho người nuôi trồng và các doanh nghiệp Việt Nam, tạo nên rào cản trong trao đổi thương mại dưới thời tổng thống Bush. Tiếp đến năm 2003, chính phủ Mỹ lại đưa ra đạo luật H.R 5378 về cấm xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam và một số nước khác, kèm theo biện pháp trừng phạt nếu như vi phạm đạo luật này. Đến năm 2004, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ phải chịu mức thuế bán “phá giá” là 4.57%. Năm 2005, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đông lạnh sang Mỹ ngoài đóng thuế xuất khẩu còn phải đóng một khoản tiền bằng với mức thuế đang nộp. Để tránh rủi ro thì các nhà nhập khẩu tôm của Mỹ yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đóng khoản tiền này. Như vậy, Hải quan Mỹ đã thu thuế hai lần đối với tôm nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2006, Mỹ bắt đầu xem xét lại về những thuế này sau khi Thái Lan kiện lên tổ chức WTO về việc thu thuế 2 lần của Mỹ9. Tuy nhiên, hàng rào bảo hộ mậu dịch của Mỹ vẫn là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam. Một thực trạng nữa trong quan hệ thương mại hai nước mà Việt Nam đang phải đối mặt, đó là tình trạng “xuất siêu nhưng l ợi nhuận thấp”. T ại h ội thảo đánh giá tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ do Bùi Ngọc Sơn – Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Mỹ: tình hình và giải pháp – Tạp chí Châu Mỹ ngày 9 nay – số 9/2007 13 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức vào tháng 8/2007 tại Hà Nội, các nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng trên phần lớn là do xuất khẩu của Việt Nam sang mỹ gắn liền với tăng trưởng sản xuất và tạo việc làm chứ không đơn thuần là chuyển hướng thị trường từ quốc gia khác. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu là các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là sản phẩm may mặc. Gần 50% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là các mặt hàng may mặc, nhưng trên thực tế việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu thông qua giá trị gia tăng trong nước (khoảng 10%). Còn lại hầu hết giá trị xuất khẩu của các mặt hàng có được là nhờ các yếu tố đầu vào nhập khẩu từ các nước Châu Á. Điều đó có nghĩa là Việt Nam có thể xuất siêu sang Mỹ nhưng lại phải chịu thâm hụt thương mại đối với các nước Châu Á. Vấn đề tiếp theo là hệ thống pháp luật thương mại của Mỹ rất phức tạp. Hàng nhập khẩu vào Mỹ chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau và cả luật liên bang lẫn luật bang. Trong khi đó sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về luật thương mại Mỹ còn rất hạn hẹp. Ngược lại, hệ thống luật thương mại của Việt Nam còn khá chồng chéo, phức tạp, bộ máy hành chính còn chậm chễ trong việc giải quyết các vấn đề, thông qua các thủ tục…đôi khi gây nên tâm lý chán nản và lo ngại cho các doanh nghiệp Mỹ. Tình hình kinh tế suy thoái ở Mỹ năm 2007 và 2008 cũng là một trở ngại cho sự phát triển quan hệ hai nước. Do suy thoái kinh tế, thu nhập người dân giảm dẫn tới sự tiêu thụ giảm. Điều này ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ. Đó là còn chưa kể tới sự lan tỏa làn song khủng hoảng kinh tế Mỹ sang các nước khác và tác động một cách gián tiếp vào tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước trung gian này. Ngoài ra, còn phải kể đến các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với xuất khẩu vào Mỹ nói chung, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Sáng kiến về an ninh container (Container Security Initiatives); qui định đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến và kho 14 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- chứa thực phẩm, và thông báo trước khi hàng đến với FDA làm phát sinh chi phí xuất khẩu vào nước này. TỔNG KẾT Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Mỹ đang phát triển theo chiều hướng đi lên, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, mặc dù vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề cản trở sự phát triển của mối quan hệ tốt đẹp này. Để mối quan hệ này tiếp tục phát triển hơn nữa đòi hỏi sự cố gắng từ hai phía Việt Nam và Mỹ. Hai nước cần phải tạo những cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về nhau như về thẩm mỹ, thị hiếu tiêu dùng, phong tục tập quán…để từ đó đưa ra những chính 15 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- sách và biện pháp hợp lý nhằm nâng cao quan hệ thương mại giữa hai nước. Về phía Việt Nam, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để thâm nhập được vào sâu hơn thị trường Mỹ cũng như thu hút sự chú ý của những doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần phải có những biện pháp tích cực đ ể thúc đ ẩy thương mại với Mỹ. Có thể kể đến những biện pháp như sau: Đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng, phát triển xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao Đảm bảo chất lượng hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhằm tạo uy tín cho các doanh nghiệp Việt Nam Nâng cao những kiến thức, hiểu biết cơ bản về luật nói chung và luật thương mại của Mỹ nói riêng ở các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, chống nạn quan lieu, cửa quyền, tham nhũng… Tìm hiểu các phong tục tập quán kinh doanh của người Mỹ… Tăng cường tham gia các diễn đàn kinh tế, các cuộc gặp gỡ, trao đ ổi thương mại để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam với doanh nghiệp Mỹ Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp với những đặc thù riêng cần có biện pháp phù hợp để tăng mối lợi kinh tế và tăng cường quan hệ thương mại với các doanh nghiệp Mỹ. Biên niên sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Mỹ dưới thời tổng thống Bush10 Sự kiện Năm - 13/7: Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại diện 2000 Thương mại Mỹ Barshefsky ký Hiệp định Thương mại Song phương tại văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Tổng 10 http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Tu-lieu/2010/07/3BA1DF6A/ 16 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- thống Bill Clinton đã công bố Hiệp định này tại buổi lễ ở Vườn Hồng, Nhà Trắng. 16 – 20/11: Tổng Thống William J. Clinton sang thăm Việt - Nam, cùng đi có Bộ trưởng Thương mại Norman Mineta, Đại Diện Thương mại Charlene Barshefsky, Thượng Nghị sĩ John Kerry (D-MA), Nghị sỹ Earl Blumenauer (D-OR), Vic Snyder (D-Ark), Mike Thompson (D-CA) và nữ dân biểu Loretta Sanchez (D-CA). Các đoàn doanh nghiệp và lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Mỹ cũng tham gia trong đoàn. 24 – 26/7: Ngoại Trưởng Mỹ Colin Powell đã có chuyến thăm 2001 - 3 ngày tại Việt Nam tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội. Đây là chuyến trở lại Việt Nam lần đầu tiên của ông Powell kể từ khi ông tham gia cuộc chiến vào năm 1969. 9 – 14/12: Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn - đại biểu cấp cao đến Washington, D.C., New York và San Francisco, cùng đi có Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm, cùng các quan chức chính phủ và hơn 60 thành viên thuộc thành phần kinh tế tư nhân của Việt Nam. 10/12: Hiệp định Thương mại Song phương Việt Mỹ chính - thức có hiệu lực 6 – 7/5: Phó Đại diện Thương mại Jonathan Huntsman thành 2002 - lập Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Mỹ về quan hệ thương mại tại Hà Nội. 17/7: Hiệp định Dệt may Việt Nam – Mỹ đã được Bộ trưởng 2003 - Bộ Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển và Đại sứ Mỹ Raymond Burghardt ký kết ở Hà Nội. 11/12: Chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không United 2004 - Airlines từ San Francisco hạ cánh xuống Thành phố Hồ Chí 17 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- Minh, đưa United Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên có đường bay thẳng giữa Mỹ và Việt Nam. 19 – 24/6: Thủ tướng Phan Văn Khải hội kiến Tổng thống 2005 - George W. Bush ở Washington D.C. trong chuyến viếng thăm Mỹ đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam thời kỳ hậu chiến. Trong chuyến thăm này, hai nước đã ký Thỏa thuận Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật cũng như các thỏa thuận về sự phê chuẩn quốc tế, tình báo và hợp tác quân sự. Thủ tướng, cùng với hơn 100 đại diện của khu vực công và tư nhân đến thăm ba thành phố khác và ký kết nhiều hợp đồng kinh doanh lớn. 14/5: Mỹ và Việt Nam đạt được sự nhât trí trên nguyên tắc 2006 - về việc Việt Nam gia nhập WTO. 17 - 20/11: Tổng thống Mỹ George W. Bush bắt đầu chuyến - thăm bốn ngày đến Việt Nam trong khuôn khổ các cuộc họp của các nhà Lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Tổng thống Mỹ George Bush và Ngoại trưởng Condoleezza Rice đến thăm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện Thương mại Susan Schwab tham dự cuộc họp Bộ trưởng APEC, các cuộc họp song phương và cũng tham dự vào các sự kiện khác diễn ra ở Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 11. 7/11: Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức mời Việt - Nam trở thành thành viên của tổ chức này. 8 – 9/12: Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua quy chế - Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam ( không phân biệt đối xử với hàng hóa Việt Nam) 29/12: Tổng thống Bush ký tuyên bố trao PNTR cho Việt - Nam. 11/1: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức 2007 - 18 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- Thương mại Thế giới. 18 – 23/6: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức - Mỹ. Chủ tịch nước đã hội kiến với Tổng thống George W. Bush để thảo luận về hợp tác kinh tế và thương mại. Cùng đi có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, và Bộ trưởng Bưu chính - Viễn thông Đỗ Trung Tá. Việc đánh giá Rà soát Thỏa thuận Thương mại Song phương đã diễn ra tại Washington. Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông Nguyễn Cẩm Tú và Phó Đại diện Thương mại Karan Bhatia ký kết Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) vào ngày 21 tháng 6. 5 – 6/11: Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Carlos - M.Gutierrez dẫn đầu một đoàn gồm 22 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp đến Hà Nội và TP.HCM. Mục đích của chuyến đi nhằm mở rộng mối quan hệ thương mại song phương và mở rộng cơ hội xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Việt Nam. 23 – 26/6: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm 2008 - chính thức Mỹ theo lời mời của Tổng Thống Mỹ, George W. Bush. 19 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
- TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tạp chí - Bùi Ngọc Sơn – Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Mỹ: tình hình và giải pháp – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay – số 9/2007 - Lê Khương Thùy – Quan hệ Việt – Mỹ: các khía cạnh chính trị, kinh tế, quân sự sau hơn 10 năm bình thường hóa – Tạp chí Châu Mỹ ngày nay – số 8/2006 - Nguyễn Ngọc Mạnh – Triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ sau 15 năm bình thường hóa quan hệ - Tạp chí Châu Mỹ ngày nay – số 6/2010 20 Vũ Thị Phương Dung – Lớp K52 Châu Mỹ học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
46 p | 391 | 113
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sau khi hiệp định thương mại được ký kết. Triển vọng và giải pháp
99 p | 178 | 47
-
Đề tài NCKH cấp Bộ: Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
138 p | 213 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh hội nhập
95 p | 215 | 44
-
ĐỀ TÀI: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
28 p | 207 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
114 p | 218 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại Việt Nam - Canada thực trạng và giải pháp thúc đẩy
126 p | 152 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO
97 p | 168 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt nam - Trung Đông
108 p | 128 | 24
-
Đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng các giải pháp khai thác chiến lược phát triển “Một trục hai cánh” nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam với Trung Quốc
152 p | 126 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ảnh hưởng của quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đến quan hệ thương mại Việt - Mỹ
113 p | 118 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại Việt Nam - CHLB Đức
110 p | 147 | 18
-
Báo cáo tổng hợp đề tài: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Châu Phi
290 p | 117 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với các nước Đông Á đến năm 2030
212 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia trong thời gian gần đây: Thực trạng và giải pháp
143 p | 70 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại Việt Nam – Ấn Độ từ 2007 tới nay và các giải pháp thúc đẩy
16 p | 76 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quan hệ thương mại Việt Nam – Brasil - Thực trạng và giải pháp phát triển
70 p | 108 | 6
-
Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2007)
15 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn