Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DNCN Việt Nam
lượt xem 14
download
Trong mười năm lăm đổi mới tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội chất lượng đã quay về vị trí đúng với ý nghĩa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DNCN Việt Nam
- LỜI NÓI ĐẦU Chất lượ ng sản phẩm vốn là một điể m yếu kém kéo dài nhiều năm ở nước ta trong nền kinh tế KHHTT trước đây vấn đề chất lượ ng được đề caovà được coi là mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế nhưng kết quả mang lại chưa được là bao nhiêu do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã phủ nhận nó trong hoạt động c ụ thể của thời gian c ũ. Trong mườ i năm lăm đổi mới tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội chất lượ ng đã quay về vị trí đúng với ý nghĩa. Ngườ i tiêu dùng họ là những ngườ i lựa chọn những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đạt chất lượ ng không những thế xuất phát từ nhu cầu ngườ i tiêu dùng các doanh nghiệp phải chú ý đến nhu cầu ngườ i tiêu dùng mà bằng sự nhìn nhận và bằng những hành động mà doanh nghiệp đã cố gắng đem đế n sự thoả mãn tốt nhất có thể đem đế n cho ngườ i tiêu dùng. Sự thoả mãn ngườ i tiêu dùng đồng nghĩa với doanh nghiệp đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng c ủa vấn đề chất lượ ng cao nhà quản lý c ũng đã tìm tòi những cơ chế mới để tạo ra những bước chuyển mới về chất lượ ng trong thời kỳ mới về chất lượ ng trong thời kỳ mới. Trong nền kinh tế thị trườ ng với nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở cửa vươn ngày càng rộng tới thế giới quanh ta làm cho sự cạnh tranh ngày càng diễn ra một cách quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp không những chịu sức ép lẫn nhau hướ ng đế n sự tồn tại, phát triển và vươn ra bên ngoài mà doanh nghiệp còn chịu s ức ép của bên hàng hoá nhập khẩu như sức ép chất lượ ng, giá cả, dịch vụ… chính vì vậy các nhà quản lý coi trọng vấn đề chất lượ ng như là gắn với sự tồn tại sự thành công c ủa doanh nghiệp đó c ũng chính là tạo nên sự phát triển c ủa nền kinh tế trong mỗi quốc gia. Từ sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn tôi đã thấy tầm quan trọng c ủa vấn đề quản lý chất lượ ng trong các doanh nghiệp công nhân Việt Nam từ đó trong tôi nảy sinh đề tài "Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DNCN Việt Nam". Tôi hy vọng đề tài bản thân tôi tuy có những thiếu sót bởi tầm nhìn hữu hạn nhưng nó bao hà m những vấn đề cốt lõi mà ý tưở ng cá nhân tôi cùng vớ i
- sự giúp đỡ c ủa cố Hồng Vinh tạo ra sản phẩm mà sản phẩ m không ít thì nhiều nó bao hàm những kiến thức cơ bản mà tôi một sinh viên thuộc chuyên ngành quản trị chất lượ ng đã nắ m bắt được. Nội dung chính c ủa đề tài: Chương I: Những vấn đề chung về chất lượ ng và QTCL. Chương II: Quan điểm nhận thức và thực trạng công tác QTCL trong các DNCNVN. Chương III: Một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượ ng trong các DNCNVN.
- Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯ ỢNG VÀ QTCL I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 1.1. Những quan điểm về chất lượng Trong kinh tế học thì có nhiều vấn đề rất trừu tượ ng. Có nhiều vấn đề mà trong đó mỗi vấn đề được nhìn nhận từ góc độ khác nhau chính vì vậy những quan điể m đưa ra tuy không đồng nhất nhưng nó bao gồm một mặt nào đó c ủa một vấn đề cho ngườ i học hiểu rằng vấn đề mà được nhận xét có một cái lý nào đó. Ta đã biết được cách nhìn nhận của nhà kinh tế học đưa ra định nghĩa Marketing họ nhìn marketing từ nhiều góc độ không những thế còn quản trị học c ũng thế và bây giờ thì vấn đề chất lượng c ũng có nhiều quan điể m khác nhau. Mỗi quan niệm nào đó c ũng lột tả một hay nhiều vấn đề chất lượ ng không những một ngườ i nhìn nhận vấn đề chất lượ ng mà còn nhiều ngườ i nhìn nhận vấn đề chất lượ ng có quan điể m đưa ra ban đầ u thì phù hợp, nhưng sau này thì xét lại, phân tích lại có nhược điể m một phần nào đó không thích hợp. Theo quan điểm mang tính trừu tượ ng triết học thì nói đế n chất lượ ng là nói đế n sự hoàn hảo là gì tốt đẹp nhất. Nhưng càng sau này thì ta càng thấy rõ hơn chất lượ ng sẽ như thế nào, xuất phát từ quan điểm nhà quản lý: "Chất lượ ng sản phẩ m trong sản xuất công nghiệp là đặc tính sản phẩ m phản ánh giá trị s ử dụng c ủa nó". Ở quan điểm này thấy có sự phát triển hơn bởi lẽ nhà quản lý tìm thuộc tính c ủa sản phẩm ngườ i quản lý so sánh nhìn nhận sản phẩ m thông qua thuộc tính c ủa sản phẩm. Ví dụ 2 chiếc ti vi màu sắc như nhau, độ nét, âm thanh thẩ m mỹ tương đối như nhau nhưng nếu chiếc tivi nào có độ bền hơn thì chiếc ti vi đó có chất lượ ng cao hơn lúc này thuộc tính độ bền đánh giá một cách tương đối chất lượ ng c ủa sản phẩm. Ta quay sang quan điể m c ủa nhà sản xuất. Họ nhìn nhận vấn đề chất lượ ng như thế nào, nhà sản xuất họ lại cho rằng: "Chất lượ ng là s ự tuân thủ
- những yêu cầu kinh tế, yêu cầu kỹ thuật và bảng thiết kế lập ra". Như vậy nhà sản xuất cho rằng khi họ thiết kế sản phẩ m nếu sản phẩm làm theo bảng thiết kế thì sản phẩm c ủa họ đạt chất lượ ng. Quan điể m này có lẽ c ũng có mặt trái của nó bởi lẽ nếu doanh nghiệp cứ đưa ra sản phẩm làm đúng theo bảng thiết kế thì lúc đó có thể là phù hợp với nhu cầu c ủa khách hàng c ũng có thể sản phẩ m đó không phù hợp với nhu cầu c ủa khách hàng ví dụ như sản phẩm c ủa Samsung Tivi hãng này vừa đưa ra sản phẩm đó là chiếc tivi màu ta có thể xem 2 kênh truyền hình cùng một lúc, tính năng công dụng thật hoàn hảo. Như vậy với loại ti vi đó thì chỉ phù hợp khách hàng giầu có mà khách hàng có khả năng thoả mãn nhu cầu c ủa họ. Quan điểm ngườ i tiêu dùng: "Chất lượ ng là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích c ủa ngườ i tiêu dùng". Quan điể m này có lẽ có ưu thế c ủa nó. Bởi lẽ doanh nghiệp luôn luô n phụ thuộc vào nhu cầu ngườ i tiêu dùng ưu thế ở đây là doanh nghiệp có thể bán hàng phù hợp trên từng thị trườ ng khác nhau. Nếu doanh nghiệp áp dụng quan điểm này ta thấy được sản phẩm có chất lượ ng cao giá cả cao thì sẽ tiêu thụ trên những thị trườ ng mà khách hàng có nhu cầu và có khả năng thoả mãn nhu cầu c ủa họ. Chính vì vậy quan điểm này nhà sản xuất cần phải nắm bắt một cách cần thiết và thiết yếu. Một chứng minh cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc đã thành công trong chiến lược này. Thông qua thực tế thì hàng hoá Trung Quốc trên thị trườ ng khác nhau thì chất lượ ng khác nhau. Nhưng nhược điể m c ủa quan điể m này là ở chỗ như thế doanh nghiệp hay lệ thuộc vào ngườ i tiêu dùng nếu nói một phía nào đó thì ta cho rằng doanh nghiệp luôn luôn theo sau ngườ i tiêu dùng. Ta thấy quan điểm nhìn nhận từ hiều góc độ khác nhau, mỗi quan điểm có mặt ưu điể m và nhược điể m c ủa nó nếu tận dụng mặt ưu điể m thì có khả năng đem lại một phần thành công cho doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung quan điểm đưa ra ngày càng tạo nên tính hoàn thiện để nhìn nhận chất lượ ng. Một trong những định nghĩa được đánh giá cao là định nghĩa theo tiêu chuẩn hoá quốc tế đưa ra "Chất lượ ng là tập hợp những
- tính chất và đặc trưng c ủa sản phẩ m và dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu và nhu cầu tiềm ẩn’’. Như vậy có lẽ định nghĩa này bao gồm nhiều nội dung nhất nó tránh phả i nhược điểm quan điểm đầ u là chất lượ ng là những gì hoàn hảo và tốt đẹp cũng không sai lầ m là là m cho doanh nghiệp phải luôn đi sau ngườ i tiêu dùng mà còn khắc phục được nhược điểm đó. Quan điể m này cho thấy không những doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu mà còn vượt khỏi sự mong đợ i c ủa khách hàng. Như vậy biết là từ lý luận đế n thực tiễn là cả một vấn đề nan giải biết là như thế nhưng tất cả là phải cố gắng nhất là tại thời điểm hiện này nền kinh tế đất nước còn nghèo nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Nhưng tất cả đề u phải cố gắng sao cho đưa lý luận và thực tiễn xích lại gần nhau tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Đối với đất nước ta, việc xem xét các khái niệ m về chất lượ ng là cần thiết vì nhận thức như thế nào cho đúng về chất lượ ng rất quan trọng, việc không ngừng phát triển chất lượ ng trong phạm vi mỗi doanh nghiệp nói riêng và chất lượ ng hàng hoá và dịch vụ c ủa cả nước nói chung. 1.2. Các loại chất lượng sản phẩm Trước hết ta xem xét đặc trưng cơ bản c ủa chất lượ ng sản phẩm. - Chất lượ ng là một phạ m trù kinh tế xã hội - công nghệ tổng hợp. Ở đây chất lượ ng sản phẩm được quy định bởi 3 yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật chúng ta không được coi chất lượ ng chỉ đơn thuần là kỹ thuật hay kinh tế mà phải quan tâm tới cả 3 yếu tố. + Chất lượ ng sản phẩm là một khái niệm có tính tương đối thườ ng xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Vì thế chất lượ ng luôn phải được cải tiến để phù hợp với khách hàng với quan niệ m thoả mãn khách hàng ở từng thời điểm không những thế mà còn thay đổi theo từng thị trườ ng chất lượ ng sản phẩ m được đánh giá là khách nhau phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện kinh tế văn hoá của thị trườ ng đó. + Chất lượ ng là khái niệm vừa trừu tượ ng vừa cụ thể.
- Trừu tượ ng vì chất lượ ng thông qua sự phù hợp c ủa sản phẩ m với nhu cầu, sự phù hợp này phụ thuộc vào nhận thức chủ quan c ủa khách hàng. Cụ thể vì chất lượ ng sản phẩ m phản ánh thông qua các đặc tính chất lượ ng c ụ thể có thể đo được, đế m được. Đánh giá được những đặc tính này mang tính khách quan vì được thiết kế và s ản xuất trong giai đoạn sản xuất. Chất lượ ng sản phẩm được phản ánh thông qua các loại chất lượ ng sau. - Chất lượ ng thiết kế: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng c ủa sản phẩm được phác hoạ thông qua văn bản trên cơ sở nghiên c ứu thị trườ ng và đặc điể m sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời so sánh với các chỉ tiêu chất lượ ng c ủa các mặt hàng tương tự cùng loại c ủa nhiều hãng nhiều công ty trong và ngoài nước. - Chất lượ ng chuẩn: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng ở cấp có thẩm quyền, phê chuẩn. Chất lượ ng chuẩn dựa trên cơ sở chất lượ ng nghiên cứu thiết kế của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp để được điều chỉnh và xét duyệt. - Chất lượ ng thực: Là giá trị các chỉ tiêu chất lượ ng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị nhân viên và phương pháp quản lý… chi phối. - Chất lượ ng cho phép: là mức độ cho phép về độ lệch các chỉ tiêu chất lượ ng sản phẩm giữa chất lượ ng thực và chất lượ ng chuẩn. Chất lượ ng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - kỹ thuật trình độ lành nghề c ủa công nhân và phương pháp quản lý c ủa doanh nghiệp. - Chất lượ ng tối ưu: Là giá trị các chỉ tiêu chất lượ ng sản phẩ m đạt được mức độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế nhất định. Hay nói cách khác, sản phẩ m hàng hoá đạt chất lượ ng tối ưu là các chỉ tiêu chất lượ ng sản phẩm thoả mãn nhu cầu ngườ i tiêu dùng có khả năng cạnh tranh trên thị trườ ng sức tiêu thụ nhanh và đạt hiệu quả cao. Vì thế phấn đấ u đạt mức chất lượ ng tối ưu là một trong những mục tiêu quan trọng c ủa quản lý doanh nghiệp nói riêng và quản lý nền kinh tế nói chung. Mức chất lượng tối ưu phụ thuộc đặc điểm tiêu dùng c ụ thể ở từng nước, từng vùng có những đặc điểm khác nhau. Nhưng nói chung tăng chất lượ ng sản phẩ m, giả m giá thành trên một đơn vị sản phẩ m tạo điều kiện cạnh tranh là biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu thị trườ ng trong điều kiện xác định với chi phí hợp lý.
- 1.3. Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Chỉ tiêu chất lượ ng sản phẩ m gồm 2 hệ thống chỉ tiêu: Hệ thống chỉ tiê u nghiên c ứu xác định chất lượ ng trong chiến lược phát triển kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu nhằm kiểm tra, đánh giá chất lượ ng sản phẩm hàng hoá trong sản xuất kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượ ng trong chiến lược phát triển kinh tế. Mục đích: Nhằm kéo dài chu kỳ sống c ủa sản phẩm, kéo dài thời gian cạnh tranh trên thị trườ ng. Hệ thống gồm có: + Chỉ tiêu công dụng: Đặc trưng, các thuộc tính s ử dụng c ủa sản phẩ m hàng hoá như giá trị dinh dưỡ ng trong thực phẩ m, lượ ng giá sinh ra từ quạt. + Chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho quy trình chế tạo sản phẩ m cho chất lượ ng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí thấp, hạ giá thành. + Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đặc trưng tính hấp dẫn các linh kiện phụ tùng trong sản xuất hàng loạt. + Chỉ tiêu độ tin cậy: Đả m bảo thông số kỹ thuật làm việc trong khoảng thời gian nhất định. + Chỉ tiêu độ an toàn: Đả m bảo thao tác an toàn đối với công c ụ sản xuất cũng như đồ dùng sinh hoạt gia đình. + Chỉ tiêu kích thước: gọn nhẹ thuận tiện trong sử dụng trong vận chuyển. + Chỉ tiêu sinh thái: M ức gây ô nhiễ m môi trườ ng. + Chỉ tiêu lao động: Là mối quan hệ giữa ngườ i s ử dụng với sản phẩm. Ví dụ: Công c ụ dụng c ụ phải được thiết kế phù hợp với ngườ i sử dụng để tránh ảnh hưở ng tới sức khoẻ và cơ thể. + Chỉ tiêu thẩm mỹ: Tính chân thật, hiện đại hoặc dân tộc, sáng tạo phù hợp với quan điểm mỹ học chân chính.
- + Chỉ tiêu sáng chế phát minh: chấp hành nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sáng chế phát minh. Mục đích: Tôn trọng khả năng trí tuệ khuyến khích hoạt động sáng tạo áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội c ủa đất nước, mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật đố i với nước ngoài. - Hệ thống các chỉ tiêu kiể m tra đánh giá chất lượ ng sản phẩ m trong sản xuất kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu này dựa trên các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành hoặc các điều khoản trong hợp đồng kinh tế: bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau: + Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhó m mà ngườ i tiêu dùng quan tâ m nhất và thườ ng dùng để đánh giá chất lượ ng sản phẩ m. Nhó m chỉ tiêu công dụng có những chỉ tiêu: 1) Thời gian sử dụng, tuổi thọ. 2) Mức độ an toàn trong s ử dụng 3) Khả năng thay thế sửa chữa 4) Hiệu quả sử dụng (tính tiện lợi) Cơ quan nghiên cứu thiết kế sản xuất kinh doanh dùng nhóm chỉ tiêu nà y để đánh giá giá trị sử dụng c ủa sản phẩm. + Nhóm chỉ tiêu công nghệ: 1) Kích thước 2) Cơ lý 3) Thành phần hoá học Kích thước tối ưu thườ ng được sử dụng trong bảng chuẩn mà thườ ng được dùng để đánh giá sự hợp lý về kích thước của sản phẩm hàng hoá. Cơ lý: Là chỉ tiêu chất lượ ng quan hệ c ủa hầu hết các loại sản phẩ m gồ m các thông số, các yêu cầu kỹ thuật, độ chính xác, an toàn, mức tin cậy vì sự thay đổi tỷ lệ các chất hoá học trong sản phẩm tất yếu dẫn đế n chất lượ ng sản
- phẩ m c ũng thay đổi. Đặc điểm là đối với mặt hàng thực phẩ m thuốc trừ sâu, hoá chất thì chỉ tiêu này là yêu cầu chất lượ ng trực tiếp. + Nhóm chỉ tiêu hình dáng thẩ m mỹ: 1) Hình dáng 2) Tiêu chuẩn đườ ng nét 3) Sự phối hợp trang trí màu sắc 4) Tính thời trang (hiện đạ i hoặc dân tộc) 5) Tính văn hoá Đánh giá nhó m chỉ tiêu này chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ thẩm mỹ, hiểu biết c ủa ngườ i là m công tác kiểm nghiệ m. Phương pháp thực hiện chủ yếu bằng cảm quan ngoài ra với một số chi tiết có thể sánh được với mẫu chuẩn bằng phương pháp thí nghiệm. + Nhóm tiêu chuẩn về bao gói ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản. Mục đích c ủa nhó m chỉ tiêu này: 1) Nhằ m giới thiệu sản phẩm cho ngườ i sử dụng 2) Nâng cao tinh thần trách nhiệ m c ủa người sản xuất 3) Cho phép truy tìm nguồn gốc của sản phẩm thông qua nhãn mác. Nhãn phải có tên, dấu hiệu, địa chỉ, ký hiệu, số hiệu, tiêu chuẩn chất lượng c ủa cơ quan, chủ quan và c ủa sản phẩ m. Chất lượ ng nhãn phải in dễ đọc, không được mờ, phải bền. Bao gói: Vật liệu của bao bì, số lượ ng sản phẩ m trong bao gói, cách bao gói, yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển. Bảo quản: Nơi bảo quản (điều kiện, nhiệt độ, độ ẩm) cách sắp xếp bảo quản và thời gian bảo quản. + Nhóm các chỉ tiêu về nguyên tắc thủ tục: quy định những nguyên tắc thủ tục, những yêu cầu cần thiết nhằ m bảo quản cho quá trình hoạt động thống nhất, hợp lý và có hiệu quả. Nhó m này gồm có: 1) Những định mức và điều kiện kỹ thuật sử dụng sản phẩm.
- 2) Quy định trình tự thực hiện các thao tác + Nhóm chỉ tiêu kinh tế gồm có: 1) Chi phí sản xuất 2) Giá cả 3) Chi phí trong quá trình s ử dụng sản phẩm. Nhó m chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó liên quan đế n quyết định sản xuất sản phẩm c ủa doanh nghiệp, hiệu quả c ủa doanh nghiệp và cả quyết định mua sản phẩm c ủa khách hàng. 1.4. M ột số khái niệm liên quan đế n quản tr ị chất lượng. Nếu mục đích cuối cùng c ủa chất lượ ng là thoả mãn nhu cầu khách hàng thì quản trị chất lượ ng là tổng thể những biện pháp kỹ thuật, kinh tế hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động c ủa tổ chức, để đạt được mục đích c ủa tổ chức với chi phí xã hội thấp nhất. Tuỳ thuộc vào quan điể m nhìn nhận khác nhau c ủa các chuyên giá, các nhà nghiên c ứu tuỳ thuộc vào đặc trưng c ủa nền kinh tế mà ngườ i ta đã đưa ra nhiều khái niệ m khác nhau về quản trị chất lượ ng. Nhưng một định nghĩa chính xác và đầ y đủ nhất về quản trị chất lượ ng được đa số các nước thống nhất và chấp nhận là định nghĩa nêu ra trong ISO8409: 1994. Quản lý chất lượ ng là tập hợp những hoạt động c ủa chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như: lập kế hoạch chất lượng điều khiển chất lượng đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng. Như vậy về thực chất, quản trị chất lượ ng chính là chất lượ ng c ủa hoạt động quản lý chứ không đơn thuần là chất lượ ng của hoạt động kỹ thuật. Mục tiêu c ủa quản trị chất lượ ng là nâng cao mức độ thoả mãn, nâng cao chất lượ ng trên cơ sở chi phí tối ưu. Đối tượ ng c ủa quản trị chất lượ ng là nâng cao mức độ thoả mãn, nâng cao chất lượ ng trên cơ sở chi phí tối ưu.
- Đối tượ ng c ủa quản trị chất lượ ng là các quá trình các hoạt động sản phẩ m và dịch vụ. Phạm vi c ủa quản trị chất lượ ng: Mọi khâu từ nghiên c ứu thiết kế sản phẩ m đế n tổ chức cung ứng nguyên vật liệu đế n sản xuất cho đến phân phối và tiêu dùng. Nhiệ m vụ c ủa quản trị chất lượ ng: 1) Xác định được mức chất lượ ng cần đạt được. 2) Tạo sản phẩm và dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đề ra. 3) Cải tiến để nâng cao mức phù hợp với nhu cầu Chức năng cơ bản của quản trị chất lượ ng (theo vòng tròn PDCA). - Lập kế hoạch chất lượ ng - Tổ chức thực hiện - Kiể m tra, kiểm soát chất lượ ng: - Điều chỉnh và cải tiến chất lượ ng Một số định nghĩa khác có liên quan đế n quản trị chất lượ ng. - Điều khiển chất lượ ng hoặc kiểm soát chất lượ ng: Là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp được sử dụng nhằm thực hiện các yêu cầu về chất lượ ng. - Đả m bảo chất lượ ng: Là tập hợp các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được thực hiện trong hệ thống chất lượ ng và được chứng minh đủ ở mức cần thiết để tạo sự tin tưở ng thoả đáng rằng đối tượ ng để tạo sự tin tưở ng thoả đáng rằng đối tượ ng sẽ hoàn thành đầ y đủ các yêu cầu chất lượ ng. - Cải tiến chất lượ ng: Là những hoạt động được thực hiện trong toàn bộ tổ chức nhằ m nâng cao hiệu quả và hiệu suất c ủa các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng. - Lập kế hoạch chất lượ ng: Là các hoạt động thiết lập mục tiêu và yê u cầu chất lượ ng c ũng như yêu cầu về thực hiện các yếu tố c ủa hệ chất lượ ng. - Hệ chất lượ ng: là cơ cấu tổ chức thủ tục quá trình và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượ ng.
- - Quản lí chất lượ ng tổng hợp: * M ối quan hệ giữa quản trị chất lượ ng, đả m bảo chất lượ ng, kiểm soát chất lượ ng và cải tiến chất lượ ng được mô tả qua hình vẽ sau: - QTCL: Quản trị chất lượ ng - DBCL: Đả m bảo chất lượ ng ĐBCL QTCL - KSCL: Kiểm soát chất lượ ng - CLCL: Cải tiến chất lượ ng. KSCL CTCL * Phạm vi và mối quan hệ giữa khái niệm cơ bản trong lĩnh vực chất lượ ng có thể được khái quát trong sơ đồ sau: CC: Chính sách chất lượ ng QTCL TH HCL ĐKCL: Điều khiển chất lượ ng KHCL CTCL ĐBCL: Đả m bảo chất lượ ng QĐL CC ĐBCLI: Đả m bảo chất lượ ng nội bộ tổ chức ĐBCLN: Đả m bảo chất lượ ng với bên trong. ĐBCL ĐKCL CTCT: Cải tiến chất lượ ng HCL: Hệ chất lượ ng ĐBCL KHCL: Kế hoạch chất lượ ng QLCLTH: Quản lý chất lượ ng tổng hợp. Trong đó chính sách chất lượ ng là hạt nhân nằm ở vị trí trung tâm, chi phối toàn bộ hoạt động quản lý chất lượ ng, từ việc xây dựng hệ chất lượ ng lập kế hoạch chất lượ ng đế n việc điều khiển chất lượ ng, đả m bảo chất lượ ng và cải tiến chất lượ ng. Điều khiển chất lượ ng, đả m bảo chất lượ ng và cải tiến chất lượ ng có những nội dung riêng, nhưng giao nhau ở nội dung chung. Cải tiến chất lượ ng là nội dung c ủa hệ chất lượ ng có mối quan hệ chặt chẽ đế n điều khiển chất lượ ng và đả m bảo chất lượ ng. Quản trị chất lượ ng tổng hợp là hoạt động bao trùm rộng rãi nhất.
- Những quan điểm quản trị chất lượ ng c ủa một số chuyên gia đầ u ngành về chất lượ ng. Những tư tưở ng lớn về điều khiển chất lượ ng quản lý chất lượ ng đã được khơi nguồn từ M ỹ trong nửa đầ u thế kỷ XX và dần được phát triển sang nước khác thông qua các chuyên gia hàng đầu về quản trị chất lưoựng như: Shewart; Deming, Juran; Feigen baun; Iskikawa, Groshy. Theo cách tiếp cận khác nhau mà các chuyên gia nghiên c ứu đưa ra những quan điểm c ủa mình về quản trị chất lượ ng. * Tiến s ĩ Deming: Đóng góp c ủa Deming đối với vấn đề quản lí chất lượ ng rất lớn. Nhiều ngườ i cho ông là cha đẻ của phong trào chất lượ ng. Đặc biệt ở Nhật giải thưở ng về chất lượ ng lớn nhất được mang tên Deming. Triết lý cơ bản c ủa Deming là "Khi chất lượ ng và hiệu suất tăng thì độ biến động giả m vì mọi vật điều biến động nên cần sử dụng các phương pháp thống kê để kiể m soát chất lượ ng". Chủ trương c ủa ông là dùng thống kê để định lượ ng kết quả trong tất cả các khâu chứ không chỉ riêng ở khâu sản xuất hay dịch vụ. Ông đưa ra chu kỳ chất lượ ng Deming, 14 điể m mà các nhà quản lý cần phải tuân theo và 7 căn bệnh chết ngườ i c ủa một doanh nghiệp trong quá trình chuyển sự kinh doanh của mình từ chỗ bình thườ ng sang trình độ quốc tế. Chu kỳ Deming được tiến hành như sau: Bước 1: Tiến hành nghiên c ứu ngườ i tiêu dùng và sử dụng nghiên c ứu này trong hoạch định sản phẩ m (Plan: P). Bước 2: Sản xuất ra sản phẩ m (Do: D) Bước 3: Kiểm tra xem sản phẩm có được sản xuất theo đúng kế hoạch không (check: O) Bước 4: Phân tích và điều chỉnh sai sót (Action: A) A P C D
- Triết lý về chất lượ ng c ủa Deming được tóm tắt trong 14 điểm sau: + Đề ra được mục đích thườ ng xuyên hướng tới cải tiến sản phẩm và triết lý c ủa doanh nghiệp. + Áp dụng triết lý mới: Ban giám đốc phải thấy rằng bây giờ là thời điểm kinh tế mới, sẵn sàng đương đầ u với thách thức học về trách nhiệm c ủa mình đi đầ u trong sự thay đổi. + Không phụ thuộc vào kiể m tra để đạt được chất lượng tạo ra chất lượ ng ngay từ công đoạn đầ u tiên. + Không thưở ng cho các hợp đồng trên cơ sở giá đấ u thầu thấp. + Cải tiến liên tục hệ thống sản xuất và dịch vụ để cải tiến chất lượ ng năng suất để giả m chi phó. + Tiến hành đào tạo ngay tại nơi là m việc. + Trách nhiệ m c ủa lãnh đạo và nhân viên cách tiếp cận mới về đánh giá thực hiện. + Loại bỏ e ngại để tất cả mọi ngườ i là m việc một cách có hiệu quả. + Dỡ bỏ hàng rào phong cách giữa các phòng ban. + Thay thế mục tiêu số lượ ng, những khẩu hiệu và những lời hô hào bằng việc cải tiến liên tục. + Loại bỏ những định mức chỉ tiêu, mục tiêu thuần số lượ ng thay thế bằng phương pháp thống kê và cải tiến liên tục. + Loại bỏ các ngăn cản là m cho công nhân không thấy tự hào về công việc và kết quả lao động c ủa mình. + Thiết lập chương trình đào tạo và cải tiến bền vững. + Tạo lập cơ cấu tổ chức để thức đẩ y thực hiện 13 điều trên nhằm cải tiến liên tục.
- - 7 căn bệnh chết người do Deming đưa ra tóm tắt quan điểm của ông về một công ty phải tránh khi chuyển sự kinh doanh của mình sang trình độ quốc tế. + Thiếu sự ổn định về mục tiêu để hoạch định các sản phẩm và các dịch vụ đã có một thị trườ ng và đã giúp cho công ty đứng vững trong kinh doanh. + Nhấn mạnh về lợi nhuận ngắn hạn, tư duy ngắn hạn. + Không tạo ra phương pháp quản lý và không cung cấp nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu. + Các giám đốc chỉ hy vọng giữ được vị trí mình lâu dài. + Sử dụng các thông số và số liệu thấy được trong quá trình ra quyết định, ít hoặc không xem xét đến những thứ chưa biết hoặc không thể biết được. + Quá nhiều chi phí cho bộ máy hành chính. + Chi phí quá cao cho độ tin cậy do các luật sư là m việc theo chi phí phát sinh gây ra. * Giáo sư Juran: Chuyên gia chất lượ ng nổi tiếng trên thế giới và là ngườ i đóng góp to lớn cho s ự thành công của các công ty Nhật Bản. Ông là ngườ i đầ u tiên đưa ra quan điểm "chất lượ ng là sự phù hợp với điều kiện kỹ thuật". Và c ũng là ngườ i đầ u tiên đề cập đến vai trò trách nhiệ m lớn về trách nhiệ m thuộc về nhà lãnh đaọ. Vì vậy ông cũng xác định chất lượ ng đòi hỏi trách nhiệm c ủa nhà lãnh đạo, sự tham gia của các thành viên trong tổ chức. Ông là ngườ i đưa ra 3 bước cơ bản để đạt được chất lượ ng là: - Đạt được các cải tiến có tổ chức trên một cơ sở liên tục kết hợp với sự cam kết và một cảm quan về sự cấp bách. - Thiết lập một chương trình đào tạo tích cực. - Thiết lập sự cam kết về sự lãnh đạo từ bộ phận quản lý cấp cao hơn. Ông quan tâ m đế n yếu tố cải tiến chất lượ ng và đã đưa ra 10 bước để cải tiến chất lượ ng. Đồng thời Juran c ũng là ngườ i đầ u tiên áp dụng nguyên lý Pareto trong quản lý chất lượ ng với hàm ý: "80% sự phiền muộn là xuất phát từ 20% trục trặc. Công ty nên tập trung nỗ lực chỉ vào một ít số điểm trục trặc" Juran đưa
- ra lý thuyết 3 điể m để trình bày quan điểm của ông về 3 chức năng quản lý để đạt được chất lượ ng cao. Các chức năng đó là: + Hoạch định chất lượ ng + Kiểm soát chất lượ ng + Cải tiến chất lượ ng * Philip B. Grosby với quan niệ m "chất lượ ng là thứ cho không" đã nhấn mạnh: Thực hiện chất lượ ng không những không tốn ké m mà còn là những nguồn lợi nhuận chân chính. Cách tiếp cận chung c ủa Grosby về quản lý chất lượ ng là nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa cùng quan điê mr "Sản phẩm không khuyết tật" và "là m đúng ngay từ đầ u". Chính ông là ngườ i đặt ra từ "Vacxin chất lượ ng" mà các công ty nên dùng để ngăn ngừa. Nó gồm 3 phần: - Quyết tâm - Giáo dục - Thực thi Ông đưa ra 14 bước cải tiến chất lượ ng như hướ ng dẫn thực hành về cải tiến chất lượ ng cho các nhà quản lý ông cũng nhắc nhở những ngườ i có trách nhiệ m quản lý chất lượ ng cần quan tâm đế n chất lượ ng như họ quan tâm đế n lợi nhuận. * Còn về tiến sỹ Feigenboun được coi là ngườ i đặt nền móng đầ u tiên cho lý thuyết về quản lý chất lượ ng toàn diện (TQM). Ông đã nêu ra 40 nguyên tắc của điều khiển chất lượ ng tổng hợp. Các nguyên tắc này nêu rõ là tất cả các yếu tố trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu đặt hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng đề u ảnh hưở ng tới chất lượ ng. Ông nhấn mạnh việc kiể m soát quá trình bằng công c ụ thống kê ở mọi nơi cần thiết. Ông nhấn mạnh điều khiển chất lượ ng toàn diện nhằm đạt được sự thoả mãn c ủa khách hàng và được lòng tin với khách hàng. * Ishikawa: Là chuyên gia nổi tiếng về chất lượ ng của Nhật Bản và thế giới. Với quan điểm "Chất lượ ng bắt đầ u bằng đào tạo và c ũng kết thúc bằng
- đào tạo". Ông luôn chú trọng đế n giáo dục đào tạo khi tiến hành quản lý chất lượ ng. Ông đã đưa ra sơ đồ nhân quả (sơ đồ xương cá) dùng trong quản lý chất lượ ng nó đã trở thành 1 trong 7 công c ụ thống kê truyền thống. Đồng thời với quan điểm để tăng cườ ng cải tiến chất lượng, phải hoạt động theo tổ đội và tuân thủ các nguyên tắc tự nguyện tự phát triển mọi ngườ i đề u tham gia công việc c ủa nhóm có quan hệ hỗ trợ giúp đỡ nhau tiến bộ trong bầu không khí cởi mở và tiề m năng sáng tạo thì ông đã góp phần lớn trong việc truyền bá hình thành các nhóm chất lượ ng (QC: Quanlity cycle). Như vậy, có thể nói rằng với các tiếp cận khác nhau nhưng các chuyên gia chất lượ ng đã tương đối thống nhất với nhau về một số quan điểm về chất lượ ng: Đó là: - Quản lý chất lượ ng theo quá trình - Nhấn mạnh yếu tố kiểm soát quá trình và cải tiến liên tục với sự việc phát triển giáo dục, đào tạo. - Nhấn mạnh sự tham gia c ủa mọi ngườ i trong tổ chức. - Nêu cao vai trò lãnh đạo và các nhà quản lý. - Chú ý đế n việc sử dụng các công cụ thống kê trong quản trị chất lượ ng. II. HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG - Hệ thống quản lý chất lượ ng là một tổ hợp cơ cấu tổ chức, trách nhiệm thủ tục, phương pháp và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượ ng. 1. Quá trình hình thành và phát triển của một hệ thống quản lý chất lượng Có thể biểu diễn quá trình hình thành c ủa hệ thống quản lý chất lượ ng như sau: ĐiÒu khiển Đảm bảo Quản lý ch Hệ thống Kiểm tra kiểm soát lượng cục chất lượng chất lượng chất lượng bộ toàn diện Lịch sử phát triển: QLCT toàn diện
- 1900 1925 1950 ĐBCL, Điều khiển CL QLCL cục bộ Hệ thống chất lượng Như vậy xuất phát c ủa hệ thống quản trị chất lượ ng là kiể m tra hoạt động này từ sau cách mạng tháng công nghiệp thế kỷ XVIII đã chính thức đi vào hoạt động c ủa doanh nghiệp kéo dài đế n cuối thế kỷ XIX đầ u thế kỷ XX. Kiể m tra sản phẩ m phát triển chuyên sâu hơn từ phía ngườ i sản xuất thành kiể m tra từ ngườ i đốc công đế n hình thành một phòng kiể m tra. Tuy phát triển đế n phòng kiểm tra là một cuộc cách mạng trong hoạt động chất lượ ng nhưng công việc kiểm tra và phòng kiể m tra có nhược điểm chung: thụ động lãng phí vì chỉ loại bỏ những sản phẩm không phù hợp ở giai đoạn cuối trong quá trình sản xuất vẫn có phế phẩm. Có thể khái quát hoạt động KTCL như sau: Giai đoạn sản xuất đạt sản phẩm cho qua Kiểm tra Không đạt Bỏ qua hoặc xử lý lại Đến năm 1925, trên thế giới xuất hiện 2 hoạt động là điều khiển chất lượ ng và đả m bảo chất lượ ng. Bằng việc phát hiện ra phương pháp kiể m soát chất lượ ng bằng thống kê đã khắc phục được nhược điể m c ủa hoạt động kiểm tra vì phương pháp thống kê sẽ kiểm soát từ chất lượ ng nguyên vật liệu đầ u vào và theo dõi được phế phẩ m cả trong quá trình sản xuất chứ không phải là khâu sản phẩm cuối cùng. Từ đó rút ra được quy luật vẽ biểu đồ mô tả để tìm nguyên nhân rút ra giải pháp khắc phục. Đây là bước nhảy vọt,là phương pháp kiểm tra tích cực, kiểm tra phòng ngừa chủ động và hiệu quả hơn. Quá trình được mô tả như sau: Tiêu chuẩn Thực hiện Kiểm chứng Đạt đúng tiêu thử nghiệm Kiểm tra chuẩn kiểm đÞnh đo Kiểm
- Cho qua Như chúng ta đã biết chu kỳ sống c ủa sản phẩm tuân theo vòng xoắn gồm 12 điểm và khái quát thành 4 giai đoạn: Nghiên cứu thiết kế, sản xuất, lưu thông và sử dụng. Trước năm 1950 quản lý chất lượ ng chỉ tập trung vào sản xuất thườ ng chỉ do phòng kỹ thuật đả m nhiệm. Nhưng trong quá trình các nhà quản lý nhận thấy khâu thiết kế sản phẩm nếu không đúng thì khâu sản xuất có làm tốt thì sản phẩm làm ra c ũng không đạt yêu cầu. Và nếu khâu lưu thông gồm bao bì kho bãi vận chuyển không đả m bảo thì giá trị sản phẩm c ũng bị giả m rất nhiều c ũng như thế đối với khâu sử dụng nếu s ử dụng không đúng lúc đúng cách. Vì vậy QLCL phải trong mọi khâu ở toàn bộ chu kỳ sống c ủa sản phẩm không tách riêng khâu nào. Hơn nữa, nếu quản lý chất lượ ng chỉ do một phòng ban đả m nhiệm thì trở nên không hiệu quả do thiếu vốn, không có sự thống nhất trong toàn bộ doanh nghiệp, vì thế quản trị chất lượ ng phải là công việc c ủa tất cả mọi ngườ i. Từ sau những nă m 50 phương pháp QTCL đồng bộ ra đờ i và cùng với sự ra đời c ủa nó là hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống chất lượ ng là một hệ thống các yếu tố được văn bản thành hồ sơ chất lượ ng của doanh nghiệp. Cấu tạo của nó gồm 3 phần: - Sổ tay chất lượ ng đó là một tài liệ u Sổ công bố chính sách chất lượ ng mô tả hệ tay chất thống chất lượ ng c ủa doanh nghiệp. Nó là lượ ng Các thủ tục
- tài liệu để hướ ng dẫn doanh nghiệp cách thức tổ chức chính sách chất lượ ng. - Các thủ tục: Là cách thức đã được xác định trước để thực hiện một số hoạt động trách nhiệ m các bước thực hiện tài liệu ghi chép lại để kiểm soát và lưu trữ. - Các hướ ng dẫn công việc: là tài liệ u hướ ng dẫn các thao tác c ụ thể c ủa một công việc. Hiện nay, có nhiều hệ thống quản trị chất lượ ng đang được áp dụng. Sau đây xem xét một số hệ thống chất lượ ng. 1) Hệ thống quản lý chất lượ ng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9000 Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 dp tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO ban hành đầ u tiên vào nă m 1987 nhằm mục đích đưa ra một mô hình được chấp nhận ở cấp quốc tế về hệ thống đả m bảo chất lượ ng và có thể áp dụng rộng ra ĩ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Năm 1994, Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 được soát xét lại lần I và năm 2000 là soát xét lần II. Năm 1987, Bộ tiêu chuẩn có 5 tiêu chuẩn chính là: ISO9000, ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 và ISO 9004 trong đó: + Tiêu chuẩn ISO 9000 là tiêu chuẩn chung về quản lý chất lượ ng và đả m bảo chất lượ ng giúp lựa chọn các tiêu chuẩn. + Tiêu chuẩn ISO 9001 là đả m bảo chất lượ ng trong toàn bộ chu trình sống c ủa sản phẩm từ khâu nghiên cứu triển khai sản xuất lắp đặt và dịch vụ. + Tiêu chuẩn ISO 9002: là đả m bảo chất lượ ng trong sản xuất lắp đặt và dịch vụ. + Tiêu chuẩn ISO 9003: là tiêu chuẩn về mô hình đả m bảo chất lượ ng trong khâu thử nghiệm và kiểm tra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thảo luận Quản lý chất lượng: Để chất lượng sản phẩm luôn thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề gì dưới góc độ quản lý chất lượng
32 p | 666 | 201
-
Thuyết trình: Software quality control - Kiểm soát chất lượng trong quản lý chất lượng phần mềm
47 p | 766 | 196
-
Tiểu luận quản lý chất lượng: 7 công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng
27 p | 999 | 185
-
Báo cáo tốt nghiệp: Quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH Thái Bình
97 p | 546 | 161
-
Tiểu luận:Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM tại công ty cổ phần SIVICO.
14 p | 799 | 134
-
Thảo luận Quản lý chất lượng: Khái niệm quản lý chất lượng? phân tích các nguyên tắc quản lý chất lượng?
41 p | 417 | 101
-
Luận văn: Tăng cường quản lý chất lượng tại công ty tư vấn xây dựng đân dụng việt nam
55 p | 227 | 74
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao quản lý chất lưọng tại công ty công nghệ tin học nhà trường
45 p | 200 | 69
-
Thuyết trình: Quản lý chất lượng toàn diện tại công ty Holcim Việt Nam
15 p | 237 | 32
-
Bài thuyết trình: Chiến lược quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và đặc điểm tổ chức - Bằng chứng từ một thành viên WTO gần đây
52 p | 245 | 27
-
Luận văn về: Một số biện pháp nâng cao quản lý chất lưọng tại công ty công nghệ tin học nhà trường
53 p | 104 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vĩnh Hưng
109 p | 48 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí
144 p | 93 | 16
-
Bài thuyết trình môn thống kê doanh nghiệp: Dùng phương pháp thống kê để quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp
13 p | 137 | 14
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại công ty Điện Tử Samsung Vina
67 p | 38 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 tại Học viện Kỹ thuật Quân sự
26 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Giải pháp quản lý chất lượng thi công đập Đạ Lây tỉnh Lâm Đồng
119 p | 23 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và kết quả chất lượng - Vai trò trung gian của năng lực hấp thụ công nghệ và văn hóa sáng tạo
29 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn