Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Tình huống 6: Sự thay đổi chiến lược và tổ chức ở Black và Decker
lượt xem 14
download
Black & Decker là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất trên thế giới. Công ty được biết đến với hai thương hiệu, dụng cụ chạy bằng điện cho người dùng Black & Decker và dụng cụ chạy bằng điện chuyên nghiệp DeWalt. Tình huống sau đây sẽ đi tìm hiểu sự thay đổi chiến lược kinh doanh và thành công mà nó mang lại của công ty này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Tình huống 6: Sự thay đổi chiến lược và tổ chức ở Black và Decker
- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 1 Tình huống 6: Sự thay đổi chiến lược và tổ chức ở Black và Decker Được biết đến chủ yếu là nhờ những dụng cụ chạy bằng điện của mình, Black & Decker là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất trên thế giới. Công ty được thành lập ở Baltimore, Maryland vào năm 1910 và đến cuối của những năm 1920 đã trở thành một công ty đa quốc gia nhỏ với những hoạt động ở Cananda và Anh. Ngày nay công ty được biết đến với hai thương hiệu, dụng cụ chạy bằng điện cho người dùng Black & Decker và dụng cụ chạy bằng điện chuyên nghiệp DeWalt. Công ty bán sản phẩm của nó đến trên 100 quốc gia và có doanh thu trên 5 tỷ, trong đó hơn một nửa doanh thu là đến từ ngoài nước Mỹ. Black & Decker phát triển một cách nhanh chóng trong những năm 1950 và 1960 do tên thương hiệu mạnh của mình và hầu như độc quyền trong thị phần dụng cụ chạy bằng điện dành cho người dùng và chuyên nghiệp. Sự độc quyền này dựa trên sự phát triển tiên phong của Black & Decker về dụng cụ chạy bằng điện cầm tay. Trong suốt giai đoạn này, Black & Decker đã nhanh chóng mở rộng ra thị trường quốc tế, chủ yếu bằng cách xây dựng các công ty con ở nước ngoài và cho công ty con đó quyền phát triển, sản xuất, và tiếp thị những sản phẩm dụng cụ chạy bằng điện của công ty. Kết quả, vào đầu những năm 1980, công ty có 23 công ty con ở nước ngoài và 2 liên doanh. Trong suốt giai đoạn mở rộng hoạt động ra quốc tế, Black & Decker điều hành với một tổ chức phân tán. Trong báo cáo hàng năm của năm 1997, công ty mô tả rằng: “Để đạt được hiệu quả trên thị trường, Black & Decker theo đuổi định hướng tổ chức phân tán. Tất cả các chức năng kinh doanh (marrketing, công nghệ, sản xuất, v.v…) được gắn chặt hết mức với thị trường mà nó phục vụ”. Thực tế, mỗi công ty được cho phép tự quản để điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Đến giữa những năm 1980, tuy nhiên, cấu trúc này bắt đầu không thể đứng vững được. Những đối thủ cạnh tranh mới bắt đầu tham gia vào thị trường dụng cụ chạy bằng điện, bao gồm Bosch, Makita, và Panasonic. Kết quả, vị trí độc quyền của Black & Decker đã bị xói mòn. Trong suốt những năm 1980, công ty theo đuổi chiến lược hợp lý hóa. Các nhà máy bị đóng cửa và công ty củng cố việc sản xuất ở chỉ vài nơi thuận lợi cho sản xuất hữu hiệu hơn. Quá trình này rõ ràng, đặc biệt ở châu Âu, nơi mà các công ty đang hoạt động ở các quốc gia khác có những nơi thuận lợi cho sản xuất riêng của họ theo truyền thống. Vì vậy công ty đã ghi trong báo cáo Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Thanh Trung
- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 2 hàng năm của năm 1985 như sau: “ Toàn cầu hóa vẫn là một mục tiêu chiến lược then chốt. Ttrong năm 1985, sự tiến bộ vượt bậc đã được thực hiện trong việc thiết kế và tiếp thị các sản phẩm cho thị trường toàn cầu, hơn là chỉ cho các khu vực. Những trung tâm thiết kế tập trung sẽ bảo đảm một số lượng cực lớn sản phẩm toàn cầu cho tương lai… các chương trình mua sắm toàn cầu đã đư ợc thiết lập, và lợi ích cho chi phí đã đư ợc hiện thực.” Trong suốt giai đoạn này, trong khi công ty duy trì nhiều trung tâm thiết kế, thì số lượng trung tâm R&D bị cắt giảm từ 8 xuống còn 2. Sự tự quản của các nhà máy lẻ cũng bắt đầu giảm xuống. Các nhà máy còn lại trong chu trình khép kín phải cạnh tranh với nhau để giành quyền được sản xuất một sản phẩm cho thị trường toàn cầu. Các quyết định chính về nơi nào sản xuất những sản phẩm để phục vụ toàn cầu được thực hiện bởi các giám đốc ở bộ phận đầu não của công ty. Tuy vậy, các công ty con ở các quốc gia vẫn duy trì một mức độ tự quản tương đối. Chẳng hạn, nếu một công ty con ở một quốc gia, phát triển một sản phẩm mới, nó vẫn còn khả năng được ủy nhiệm để sản xuất sản phẩm đó cho thị trường toàn cầu. Cũng như v ậy, nếu một công ty con ở các quốc gia làm tốt, nó có khả năng được giữ lại một mình khỏi sự quản lý của công ty mẹ. Vào những năm 1990, tuy nhiên, những thay đổi này không tiếp tục diễn ra nữa. Sự xuất hiện của các nhà bán lẻ đầy sức mạnh như Home Depot và Lowe’s ở Hoa Kỳ đã tạo ra áp lực về giá ở thị trường dụng cụ chạy bằng điện. Black & Decker đáp ứng điều này bằng việc tìm kiếm những phương pháp để thu được những hiệu quả khác nữa trong sản xuất. Trong giai đoạn này, Black & Decker đóng cửa một số nhà máy đã được thành lập lâu đời và bắt đầu di chuyển sản xuất đến những nơi thuận lợi mới ở Mexico và Trung Quốc. Khi quá trình này xảy ra, bất kỳ sự tự quản nào còn lại ở các giám đốc các công ty con đều thực sự bị xóa bỏ. Các giám đốc ở công ty mẹ sẽ trở nên năng nổ nhiều hơn trong việc phân cấp các sản phẩm đến các nhà máy khác nhau dựa vào việc xem xét chi phí điều hành. Thực tế, các nhà máy của Black & Decker hiện nay phải cạnh tranh lẫn nhau để giành lấy quyền sản xuất sản phẩm, và những nhà máy không làm tốt công việc trong quá trình này sẽ bị đóng cửa. Vào năm 2001, Black & Decker công bố một khởi đầu tái cấu trúc. Khởi đầu này liên quan đến việc giảm lực lượng lao động 700 người, còn lại 4.500 công nhân, đóng cửa những nhà máy được thành lập lâu đời ở Hoa Kỳ và Anh, và chuyển việc sản xuất đến những nơi thuận lợi hơn với chi phí thấp. Vào năm 2004, quá trình này đạt đến một kết thúc hợp lý khi công ty tái tổ chức hoạt động kinh doanh dụng cụ chạy bằng điện của mình thành hai bộ phận toàn cầu riêng Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Thanh Trung
- Quản trị Kinh doanh Quốc tế 3 biệt – một chịu trách nhiệm về phát triển, sản xuất, và marketing toàn cầu các dụng cụ chạy bằng điện cho người tiêu dùng, và một bộ phận khác chịu trách nhiệm giống như vậy nhưng cho các dụng cụ chạy bằng điện chuyên nghiệp mang thương hiệu DeWalt. Ở thời điểm này, công ty điều hành 36 nơi sản xuất với điều kiện thuận lợi, 18 nơi ở ngoài Hoa Kỳ như Mexico, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đức, Ý, và Anh. Nó có 7 trung tâm thiết kế và 2 trung tâm R&D căn bản, một ở Hoa Kỳ và một ở Anh. Những trung tâm thiết kế và R&D ở Hoa Kỳ và Anh chịu trách nhiệm trong việc phát triển sản phẩm mới cho thị trường toàn cầu. Trong suốt những năm đầu của những năm 2000, những phần sản xuất lớn hơn thành công tập trung chỉ ở 3 quốc gia, đó là Trung Quốc, Mexico, và Cộng hòa Séc, và trong báo cáo hàng năm của năm 2004, Black & Decker chỉ ra rằng quá trình này có thể sẽ tiếp tục. Câu hỏi: 1. Anh chị mô tả việc mở rộng hoạt động ra quốc tế của Black & Decker trong những năm 1950 và 1960 như thế nào? Công ty đã theo đu ổi chiến lược gì? Điểm then chốt trong cấu trúc tổ chức quốc tế mà Black & Decker điều hành ở thời điểm này là gì? Cấu trúc và chiến lược của Black & Decker có ý nghĩa trong môi trường cạnh tranh ở vào thời điểm này không? 2. Môi trường cạnh tranh mà Black & Decker đang đương đầu thay đổi như thế nào trong những năm 1980 và 1990? Black & Decker đã làm những thay đổi gì trong (a) chiến lược của nó, và (b) cấu trúc của nó để cạnh tranh một cách hữu hiệu hơn trong môi trường mới này? 3. Vào những năm 2000, Black & Decker theo đuổi chiến lược gì trong thị trường toàn cầu? Anh chị mô tả cấu trúc của nó như thế nào? Cấu trúc đó có phù hợp với chiến lược và môi trường không? 4. Anh chị nghĩ tại sao cần đến gần hai thập kỷ mới đem lại những thay đổi về chiến lược và cấu trúc cho Black & Decker? 5. Theo anh chị bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam từ trường hợp này là gì? Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Thanh Trung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu môn quản trị kinh doanh quốc tế (câu hỏi kèm đáp án)
8 p | 2646 | 861
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 3
24 p | 1266 | 797
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - TS. Cao Minh Trí
23 p | 482 | 95
-
Giáo trình cao học Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 2
227 p | 223 | 53
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 3 - TS. Cao Minh Trí
9 p | 228 | 36
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 9 - Chiến lược kinh doanh quốc tế
24 p | 188 | 34
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 1 - GV. Nguyễn Hùng Phong
19 p | 246 | 34
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 2 - ThS Hà Công Anh Bảo
25 p | 213 | 23
-
Tập bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế
158 p | 87 | 19
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 2: Môi trường kinh doanh quốc tế (TS. Nguyễn Thị Thu Hường)
36 p | 81 | 15
-
Tài liệu học tập Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 1
82 p | 54 | 14
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 6: Quản trị nhân lực quốc tế (TS. Nguyễn Thị Thu Hường)
27 p | 80 | 12
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Bài 1: Khái quát về hoạt động kinh doanh quốc tế (TS. Nguyễn Thị Thu Hường)
30 p | 77 | 11
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - Trường ĐH Tài chính - Marketing
95 p | 78 | 10
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Phần 2
79 p | 6 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 1
63 p | 11 | 2
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 5
50 p | 5 | 1
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 8
18 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn