intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản tri rủi ro tài chính - ĐH Mở HCM

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

181
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chào mừng các bạn đến với môn học Quản trị rủi ro tài chính của chƣơng trình Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Trƣờng đại học Mở TP.HCM, năm học 2013. Với bất kỳ nhà điều hành doanh nghiệp nào, các quyết định đƣợc đƣa ra luôn tiềm ẩn những rủi ro tồn tại phía sau những quyết định đó

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản tri rủi ro tài chính - ĐH Mở HCM

  1. ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 97 Võ Văn Tần, Quận 3, Tp.HCM Tel: 84-8-39300210 Fax: 39300085 Website: www.ou.edu.vn Email: ou@ou.edu.vn KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH 2013
  2. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên và ngƣời điều phối chƣơng trình Tên Điện thoại Email Thời gian giải đáp thắc mắc TS. VÕ HỒNG ĐỨC duc.vo@erawa.com.au TBC Trợ giảng Tên Điện thoại Email Thời gian giải đáp thắc mắc ThS. NGUYỄN thienise@gmail.com TBC ĐÌNH THIÊN Thời gian và địa điểm Ngày Thời gian Địa điểm THỨ 2,3,4,5,6 18:00 - 21:00 97 VÕ VĂN TẦN, P6, Q3, TP.HCM 1 Quản trị rủi ro tài chính
  3. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Lời mở đầu Chào mừng các bạn đến với môn học Quản trị rủi ro tài chính của chƣơng trình Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng, Trƣờng đại học Mở TP.HCM, năm học 2013. Với bất kỳ nhà điều hành doanh nghiệp nào, các quyết định đƣợc đƣa ra luôn tiềm ẩn những rủi ro tồn tại phía sau những quyết định đó. Một vài rủi ro liên quan đến bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (rủi ro kinh doanh) và hầu hết doanh nghiệp quen với việc chấp nhận loại rủi ro này. Một vài rủi ro khác liên quan đến sự không chắc chắn, nhƣ sự thay đổi lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu hay giá hàng hóa. Những rủi ro này đƣợc gọi là rủi ro tài chính. Dù rằng các hệ thống tài chính luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nhƣng thị trƣờng tại các quốc gia với hệ thống tài chính phát triển cũng cung cấp những công cụ để xử lý một cách hiệu quả những rủi ro này dƣới dạng các công cụ tài chính phái sinh. Quản trị rủi ro tài chính là việc tạo nên giá trị kinh tế của công ty bằng cách sử dụng các công cụ tài chính để phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn. Cũng giống nhƣ những cách thức quản trị rủi ro khác, quản trị rủi ro tài chính luôn đòi hỏi phải xác định đƣợc nguồn gốc của rủi ro, đo lƣờng và lập kế hoạch để giảm thiểu hoặc loại trừ nó. Những chiến lƣợc quản trị có thể bao gồm: chuyển dịch rủi ro cho bên thứ ba, tránh rủi ro, giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực của nó, hoặc chấp nhận một vài hoặc tất cả tác động của một rủi ro cụ thể. Trên cơ sở đó, môn học này sẽ đem đến cho bạn cơ hội tiếp cận với những nguyên tắc cơ bản của Quản trị rủi ro tài chính và cách thức sử dụng những công cụ khác nhau để xử lý những vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính. Môn học sẽ bắt đầu với kiến thức tổng quan về Quản trị rủi ro tài chính và những chiến lƣợc cơ bản trong hợp đồng quyền chọn (options). Tiếp đến, bạn sẽ đƣợc đem đến những kiến thức nền tảng về nguyên tắc định giá hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai (futures). Ngoài ra, việc sử dụng forwards và futures để phòng ngừa rủi ro và các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn về lãi suất cũng đƣợc đề cập trong môn học này. Cuối cùng, môn học sẽ giới thiệu cho bạn một kỹ thuật đƣợc sử dụng trong quản trị rủi ro tài chính – VaR (Value at Risk). Đồng thời, chƣơng trình cũng bàn về những kiến thức nền tảng trong việc quản trị rủi ro tài chính của một công ty. Bạn sẽ nhận ra rằng môn học này sẽ tập trung vào những ứng dụng có tính thực tiễn. Phƣơng pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế hiện hành sẽ đƣợc sử dụng trong môn học này. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ cảm thấy hứng thú với môn học. 2 Quản trị rủi ro tài chính
  4. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN Để lớp học có thể đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi, giảng viên và học viên phải quan tâm đến một số quy tắc cơ bản nhƣ (i) đến lớp đúng giờ, (ii) không mở chuông và sử dụng điện thoại trong lớp, (iii) không nói chuyện riêng hoặc làm ảnh hƣởng đến ngƣời khác trong giờ học, để mỗi cá nhân có cơ hội đóng góp và nhận đƣợc nhiều điều bổ ích từ môn học này. PHƢƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Học phần này yêu cầu bạn phải là một thành viên tích cực trong lớp và nhận thức đầy đủ những nguyên tắc liên quan đến quá trình dạy và học. Bạn sẽ trải nghiệm những tình huống áp dụng lý thuyết để tìm ra giải pháp cho vấn đề đƣợc đặt ra. Từ đó, bạn sẽ học hỏi đƣợc từ những kinh nghiệm này, những kiến thức và cách làm việc cần thiết để giải quyết những tình huống tƣơng tự trong công việc của bạn. Việc dạy và học đƣợc tiến hành với ba nguyên tắc chủ đạo: (i) nội dung học mang tính thực tiễn, (ii) ngƣời học đóng vai trò trung tâm và (iii) xây dựng và phát triển về thái độ và hành vi chuyên nghiệp của học viên. 1. Nội dung học mang tính thực tiễn: Môn học này áp dụng phƣơng pháp học gắn liền với thực tiễn. Đây là môi trƣờng học tập gắn liền lý thuyết với những tình huống thực tế, các vấn đề có kết thúc mở, có thời gian dành cho việc phản hồi ý kiến và mọi ngƣời có cơ hội đánh giá vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân nhằm hƣớng tới việc tạo ra những sản phẩm hoàn thiện và có ý nghĩa. 2. Người học đóng vai trò trung tâm: môn học này đƣợc phát triển trên nguyên tắc ngƣời học đóng vai trò trung tâm. Các bạn đƣợc khuyến khích tự rút ra những bài học cho bản thân và gắn liền kiến thức đạt đƣợc từ môn học với mục tiêu cá nhân. 3. Xây dựng và phát triển thái độ và hành vi chuyên nghiệp: Sự hình thành và phát triển thái độ và hành vi chuyên nghiệp là một mục tiêu quan trọng trong môn học này. Môn học nhắm đến việc thu hút sự quan tâm của học viên đối với những vấn đề liên quan đến kinh tế và tài chính quốc tế. Đồng thời, môn học cũng tạo cho bạn sự tự tin trong việc tham gia vào việc thực hiện quyết định kinh doanh liên quan đến vấn đề tài chính và kinh tế. Để có thể thực hiện đƣợc việc này, bạn phải đáp ứng những tiêu chuẩn mang tính chuyên nghiệp trong việc thuyết trình và trình bày những lý lẽ của mình trong việc tìm ra những giải pháp cho các vấn đề đƣợc đặt ra. YÊU CẦU ĐỐI VỚI MỖI BÀI GIẢNG Chuẩn bị cho mỗi bài giảng bằng cách lƣu ý đến mục tiêu của bài giảng và đọc những nội dung yêu cầu (đƣợc cung cấp) liên quan đến chủ đề. Yêu cầu này sẽ giúp cho bạn quen với những thuật ngữ quan trọng và làm cho bài giảng có hiệu quả hơn. Bài giảng sẽ đem đến cho bạn cách nhìn tổng quan về chủ đề và bạn không nên nghĩ rằng tham dự một buổi giảng sẽ thay thế cho toàn bộ những nội dung bài đọc đƣợc yêu cầu. Mục đích của việc tham dự lớp học là để đƣợc đem đến những khái niệm mới; để làm rõ những khó khăn gặp phải khi bạn 3 Quản trị rủi ro tài chính
  5. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG chuẩn bị bài; và để đóng góp cho những cuộc thảo luận và/hoặc tranh luận với những thành viên khác trong lớp. Bạn cũng nên mang theo máy tính khi đến lớp. QUY ƢỚC TRONG VIỆC TRAO ĐỔI BẰNG EMAIL Khi sử dụng email để trao đổi với giảng viên, bạn nên luôn phải chắc chắn rằng thông tin gửi đi trong email của bạn phải bao gồm những nội dung sau đây: 1. Tiêu đề của email thông tin cốt lõi: Nội dung của email phải thể hiện rõ ràng bản chất của câu hỏi hoặc thắc mắc cần đƣợc giải đáp. Nếu chủ đề không cho thấy bản chất của email, nhiều khả năng email đó sẽ không đƣợc trả lời. 2. Thay đổi cài đặt mặc định trên chƣơng trình email của bạn ở dạng thể hiện những thông tin trƣớc đó, và đảm bảo rằng những thông tin trƣớc luôn luôn xuất hiện trong suốt quá trình trao đổi. Việc giữ một bản sao của những thông tin đƣợc trao đổi trƣớc đó đồng nghĩa với việc phản hồi sẽ nhanh chóng hơn. Đồng thời, bạn vẫn luôn phải đảm bảo rằng chủ đề cho thấy email này đang muốn truyền đạt thông điệp gì. 3. Xƣng hô với giảng viên bằng tên theo văn phong thích hợp. 4. Nêu câu hỏi hoặc thắc mắc rõ ràng và chính xác. 5. Thể hiện thông tin cá nhân của bạn ở cuối email bao gồm: a. Họ và tên. b. Mã số học viên của chƣơng trình (nếu có). Giảng viên sẽ thông báo nếu có thêm bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc trao đổi bằng email. Trong điều kiện thông thƣờng, giảng viên sẽ phản hồi trong vòng hai (02) ngày làm việc. Cách tốt nhất là bạn thảo luận với giảng viên trước, trong và sau buổi học những vấn đề khó khăn ngay khi nó phát sinh. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC Việc đánh giá sẽ đƣợc thực hiện theo quy định của Đại học Mở TP.HCM và Khoa đào tạo Sau đại học. Giảng viên cũng có thể đánh giá lại môn học khi kết thúc (sau khi kết quả cuối cùng đƣợc công bố chính thức) nhằm mục đích cải thiện nội dung và cách thức môn học đƣợc giảng dạy. TRÌNH TỰ KHIẾU NẠI Trong bất kỳ tình huống nào bạn cảm thấy không hài lòng với điểm số của mình và/hoặc bạn tin rằng ngƣời chấm điểm đã có sai sót trong việc đánh giá, trong vòng 10 (mƣời) ngày làm việc kể từ khi điểm đƣợc công bố (bất kể là điểm kiểm tra hoặc kết quả bài thi cuối khóa), bạn cần phải thực hiện các bƣớc sau đây: Bước 1: Trao đổi trực tiếp hoặc email cho giảng viên của mình (hoặc trợ giảng) ngay khi có thể. 4 Quản trị rủi ro tài chính
  6. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Bước 2: Nếu Bước 1 không thể đƣợc làm rõ; bạn có thể email cho ngƣời điều phối chƣơng trình của mình. Bước 3: Nếu bạn vẫn không hài lòng với đề xuất của ngƣời điều phối chƣơng trình; sau đó Trƣởng Khoa đào tạo Sau đại học nên đƣợc thông báo trực tiếp. Quyết định của Trƣởng khoa sẽ đƣợc xem là quyết định cuối cùng. DANH MỤC SÁCH YÊU CẦU 1. Chance, D. and Brooks, R., (2013), CB, An Introduction to Derivatives and Risk Management, 9th edition, South-Western CENGAGE Learning. SÁCH VÀ NHỮNG NGUỒN THAM KHẢO KHÁC 1. Horcher Karen, (2005), Essentials of Financial Risk Management, Wiley. 2. Moffett, Stonehill, and Eiteman, (2012), MSE, Fundamentals of Multinational Finance, (Edition IV), Prentice Hall. 3. Tarantino Anthony, (2011), Essentials of Risk Management in Finance, Wiley. 5 Quản trị rủi ro tài chính
  7. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG LỊCH HỌC Lịch học này sẽ cung cấp danh mục các chủ đề sẽ đƣợc giảng dạy trong môn học này. Học viên đƣợc yêu cầu theo sát (những) chủ đề đƣợc trình bày trong mỗi bài giảng để có thể chuẩn bị trƣớc khi lên lớp. Trình tự của những chủ đề đƣợc trình bày có thể đƣợc thay đổi tùy thuộc vào giảng viên. Ghi chú: P là vấn đề và Q là câu hỏi được liệt kê ở cuối mỗi chương. Tất cả những nghiên cứu tình huống được trích từ sách ở những chương liên quan. Số Chủ đề Bài đọc Bài tập Giới thiệu: Phần 1 Chƣơng trình 1 Quản trị rủi ro tài chính đào tạo CPA Úc 2 Các chiến lƣợc quyền chọn nâng cao CB Chƣơng 7 Q6;8;9;15;22;23 Mô hình định giá quyền chọn Back - 3 CB Chƣơng 5 Q6;9;11;12;15;22,25 Scholes - Merton Phòng ngừa rủi ro bằng Hợp đồng kỳ 4 hạn và tƣơng lai, chênh lệch giá và CB Chƣơng 11 Q3;6;8;9;19;22 các chiến lƣợc mục tiêu. Hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn lãi 5 CB Chƣơng 13 Q6;10;12;13;18;22 suất Tất cả các 6 Ôn tập và Kiểm tra bài giảng trƣớc Ứng dụng và kỹ thuật quản trị rủi ro 7 CB Chƣơng 15 Q3;17;18;19;21 tài chính: VaR 8 Quản trị rủi ro trong một tổ chức CB Chƣơng 16 Q14;15;18 9 Ôn tập Tất cả Ghi chú: Học viên đƣợc yêu cầu chuẩn bị tất cả những câu hỏi đƣợc liệt kê trong phần Bài tập để có thể hiểu sâu những kiến thức trong bài giảng. Tuy nhiên, giảng viên/trợ giảng sẽ quyết định giải quyết một vài trong số đó vì sự giới hạn của thời gian. GIA HẠN NỘP BÀI Bất kỳ học viên nào muốn gia hạn ngày nộp bài phải thông báo cho giảng viên trƣớc ngày hết hạn nộp bài đã đƣợc quy định từ trƣớc. Việc xin gia hạn phải đƣợc viết tay và phải xác định thời hạn xin gia hạn (số ngày xin gia hạn). Bài làm đƣợc nộp sau thời gian định sẵn hoặc thời gian đã đƣợc gia hạn sẽ chịu hình phạt theo cách thức đƣợc tính dƣới đây: Đối với bài làm đƣợc nộp trễ không quá 5 ngày làm việc, hình phạt sẽ là 5% số điểm tuyệt đối (cho mỗi ngày trễ hạn) đƣợc áp dụng của bài làm đó. Đối với bài làm đƣợc nộp sau 5 ngày làm việc, điểm không (zero) sẽ đƣợc ghi nhận. 6 Quản trị rủi ro tài chính
  8. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CHI TIẾT BÀI TẬP Bài tập Ngày hết hạn Điểm/Tỷ lệ Bài tập 1 TBA 5% Kiểm tra TBA 20% Bài tập nhóm TBA 20% Điểm chuyên cần TBA 10% Thi cuối kỳ TBA 45%  BÀI TẬP 1 Bạn đƣợc yêu cầu dán ảnh hiện tại của bạn, đồng thời trả lời mỗi câu hỏi sau, trong MỘT trang A4. Lớp trƣởng sẽ phụ trách thu lại bài tập này để nộp cho giảng viên (hoặc trợ giảng) theo quy định. Nội dung chi tiết: 1. Họ tên và Quê quán. 2. Trƣờng PTTH đã học. Nếu học Trƣờng/Lớp chuyên vui lòng ghi rõ chuyên môn gì. 3. Những bằng cấp đã đạt đƣợc (trình độ, chuyên ngành, trƣờng, năm tốt nghiệp). 4. Kinh nghiệm làm việc. 5. Tại sao bạn lựa chọn chƣơng trình Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng của Trƣờng đại học Mở TP.HCM. 6. Nghề nghiệp hiện tại (tên công ty, chức danh, nhiệm vụ). 7. Kế hoạch nghề nghiệp trong tƣơng lai.  BÀI TẬP NHÓM Chủ đề của bài tập nhóm sẽ đƣợc thông báo trên lớp. Chủ đề là một bài nghiên cứu tình huống từ thực tế. Học viên sẽ đƣợc chọn ngẫu nhiên vào nhóm 4 – 5 ngƣời theo hƣớng dẫn của giảng viên. Sự lựa chọn này dựa trên nền tảng ngẫu nhiên, theo đó kết quả của việc sắp xếp này không bị làm sai lệch để đảm bảo tính minh bạch và tính công bằng. Bài tập sẽ đƣợc nộp bằng email qua địa chỉ duc.vo@erawa.com.au. Các thông tin chi tiết khác sẽ đƣợc thảo luận cụ thể trên lớp.  BÀI THI CUỐI KỲ Bài thi cuối kỳ sẽ có thời gian 100 phút. Bài thi này sẽ gồm một vài câu hỏi với câu trả lời ngắn và một bài tập tình huống. Chi tiết cụ thể sẽ đƣợc thảo luận trên lớp. HỌC VIÊN PHẢI HOÀN THÀNH MỌI YÊU CẦU VỀ KIỂM TRA VÀ BÀI THI CỦA MÔN HỌC ĐỂ ĐƢỢC CÔNG NHẬN LÀ HOÀN TẤT MÔN HỌC NÀY. 7 Quản trị rủi ro tài chính
  9. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG GIỚI THIỆU VỀ GIẢNG VIÊN: TIẾN SỸ VÕ HỒNG ĐỨC Dr Duc Vo, MAICD PhD (UWA); MES (UQ); MF (VNU) BCom (Hons I) (EUH); BS (Eng) (USSH) Tiến sỹ Võ Hồng Đức đƣợc công nhận học vị Tiến sỹ Kinh tế học trong năm 2007 bởi Đại học Tây Úc – University of Western Australia (UWA), một trong những trƣờng đại học tốt nhất Úc, là thành viên của Nhóm tám trƣờng đại học danh giá của Úc, một trong 100 trƣờng đại học tốt nhất thế giới. Tiến sỹ Đức đã đƣợc trao tặng một học bổng uy tín, Học bổng quốc tế về nghiên cứu sau đại học của Chính phủ Úc, và học bổng sau đại học của UWA. Tiến sỹ Đức cũng là ngƣời nhận đƣợc học bổng UQ-VNU để hoàn thành khóa học thạc sỹ tại trƣờng Đại học Queensland (UQ), Úc. Tiến sỹ Đức đã giảng dạy/trợ giảng tại Đại học Tây Úc; Đại học Queensland; Đại học Curtin với nhiều môn học về kinh tế học và tài chính từ năm 2002 đến 2010. Ông đã và đang giảng dạy cho Đại học Edith Cowan từ năm 2008 đến nay. Trong hơn một năm vừa qua. Tiến sỹ Đức đã tham gia giảng dạy nhiều chƣơng trình cho Việt Nam bao gồm: Khoa sau đại học – Đại học Mở TP.HCM, Chƣơng trình cao học Việt Nam – Hà Lan của Đại học Kinh tế TP.HCM, Chƣơng trình cao học Thƣơng mại quốc tế của Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Western Sydney của Úc, Chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh cao cấp của Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Quebec – Canada. Tiến sỹ Đức hiện đang làm việc tại Cơ quan quản lý kinh tế tại Perth, Úc, với vai trò là Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Lập mô hình. 8 Quản trị rủi ro tài chính
  10. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TS. VÕ HỒNG ĐỨC 1. Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên (2013), “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam sử dụng lý thuyết mờ”. Tạp chí Phát triển kinh tế - Số 269 2. Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013), “Tác động của đặc điểm Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty: Minh chứng từ Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế & Phát triển - Số 189. 3. Võ Hồng Đức, Nguyễn Đình Thiên, Phan Bùi Gia Thủy (2013), “Đo lường Quy Mô Nền Kinh Tế Ngầm ở Việt Nam”, nghiên cứu trình bày tại Hội Thảo “Kinh Tế Việt Nam 2012 - 2013: Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp và Cân Đối Vĩ Mô” do Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, và Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đồng tổ chức tại Hà Nội, ngày 26/01/2013 4. Vo, D. (2010), “The economics of fiscal decentralisation”, International Journal of Economic Survey, Vol. 24, Issue 4, pp. 657-679, The United Kingdom 5. Vo, D. (2009), “Fiscal decentralisation in Vietnam: Lesson from selected Asian nations”, Journal of Asia Pacific Economies, Vol. 14, Issue 4, pp. 399-419, Australia. 6. Vo, D. (2008), “Fiscal decentralisation indices: A comparison of two approaches”, International Journal of Economics and Finance, LXVI, 2, I, 1-29, Italy. 7. Vo, D. (2008), “Fiscal federalism”, International Encyclopaedia of Public Policy, The United States of America. 8. Stromback, T. and Vo, D. (2008), “State Government Wage Costs in Australia and Tasmania: A Review of The Use of Estimated Location Factors to Assess Differences in Wage Costs Across States”. The Centre of Labour Market Research: A report to the Department of Treasury and Finance Government of Tasmania. 9. Vo, D. (2005), “Fiscal decentralisation and economic growth” in edited volume The Chinese Economy: Trade, Reforms, Corporate Governance and Regional Development, October 2008, Australia. 10. Vo, D. (2004), “Exchange rate fluctuations and macroeconomic fundamentals: Australia’s experiences”, The Economics Development Review, No. 117, the 10th Year, May 2004, Vietnam. 11. Vo, D. (2003), “The management of public expenditure in relation to tax reforms in Vietnam”, The Economics Development Review, No. 104, the 9th year, April 2003, Vietnam. 12. Vo, D. (2003), “Minsky’s financial instability hypothesis with the speculative activities and bubble economy – invaluable lessons for the new emerging markets”, The Economics Development Review, No. 107, the 9th Year, July 2003, Vietnam. Những quan điểm được trình bày trong môn học này là quan điểm của bản thân Tiến sỹ Đức. Những quan điểm này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Cơ quan quản lý kinh tế và/hoặc của Đại học Edith Cowan. 9 Quản trị rủi ro tài chính
  11. ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG GIỚI THIỆU VỀ TRỢ GIẢNG: THẠC SỸ NGUYỄN ĐÌNH THIÊN Thạc sỹ Nguyễn Đình Thiên tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng năm 2012 tại Đại học Mở TpHCM với đề tài tốt nghiệp “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam sử dụng lý thuyết mờ” do Tiến sỹ Võ Hồng Đức hƣớng dẫn. Đề tài đã đƣợc đánh giá khá cao và đang khơi nguồn cho những nghiên cứu tiếp theo cả về lĩnh vực xếp hạng và ứng dụng lý thuyết mờ trong tài chính. Thạc sỹ Đình Thiên đã từng là Chuyên viên phân tích của Công ty CP CK MHB, Chuyên viên phân tích tổng hợp tại Tập đoàn Thành Thành Công. Từ năm 2009 đến nay, Thạc sỹ Đình Thiên đang giảng dạy/trợ giảng tại Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp. HCM; Đại học Mở TpHCM với các môn học về Kinh tế và tài chính. Với sự hƣớng dẫn nghiên cứu của Tiến sỹ Võ Hồng Đức, Thạc sỹ Đình Thiên đang tiếp bƣớc con đƣờng nghiên cứu khoa học của mình với nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhƣ: 1. Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên (2013), “Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam sử dụng lý thuyết mờ”. Tạp chí Phát triển kinh tế - Số 269 2. Võ Hồng Đức, Nguyễn Đình Thiên, Phan Bùi Gia Thủy (2013), “Đo lường Quy Mô Nền Kinh Tế Ngầm ở Việt Nam, nghiên cứu trình bày tại Hội Thảo “Kinh Tế Việt Nam 2012 - 2013: Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp và Cân Đối Vĩ Mô” do Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, và Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đồng tổ chức tại Hà Nội, ngày 26/01/2013. 10 Quản trị rủi ro tài chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2