Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 4 - Nguyễn Thu Hằng
lượt xem 8
download
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 4 Hợp đồng quyền chọn cung cấp cho người học những kiến thức như: Cơ chế hoạt động của thị trường quyền chọn; Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn; Chiến lược phòng vệ rủi ro sử dụng quyền chọn; Phương pháp định giá quyền chọn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 4 - Nguyễn Thu Hằng
- CHƯƠNG 4 HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN (15 tiết)
- Nội dung chính I. Cơ chế hoạt động của thị trường quyền chọn 1. Khái niệm về hợp đồng quyền chọn 2. Lợi nhuận của từng vị thế vào ngày đáo hạn T 3. Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn 4. Tài khoản ký quỹ 5. Một số loại quyền chọn đặc biệt khác 6. Một số thuật ngữ và ký hiệu II. Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn 1. Các yếu tố tác động đến giá trị quyền chọn 2. Cận trên và cận dưới của giá trị quyền chọn 3. Put-Call Parity 4. Quyền chọn kiểu Mỹ (American Options)
- Nội dung chính (tiếp) III. Chiến lược phòng vệ rủi ro sử dụng quyền chọn 1. Chiến lược kết hợp một quyền chọn và một cổ phiếu 2. Spreads 3. Các chiến lược quyền chọn kết hợp IV. Phương pháp định giá quyền chọn 1. Mô hình Nhị thức
- Quyền chọn (Options) • Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, theo đó một bên cho bên kia được quyền mua hoặc bán một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở, tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai, với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thoả thuận hợp đồng. • Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; • Thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. • Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike pricce). • Người mua hợp đồng quyền chọn phải trả phí quyền chọn (premium) (giá của quyền chọn) ngay tại thời điểm ký hợp đồng.
- Quyền chọn (Options) • Quyền chọn mua (Call Option) cho phép người mua (người nắm giữ) quyền chọn được quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) mua một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. • Quyền chọn bán (Put Option) trao cho người mua (người nắm giữ) quyền chọn được quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm hay trước một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định. • Có hai loại quyền chọn : quyền chọn kiểu châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ - Quyền chọn Mỹ cho phép người nắm giữ quyền có thể thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày hết hạn và bao gồm cả ngày hết hạn. - Quyền chọn châu Âu chỉ cho phép người nắm quyền thực hiện quyền vào ngày hết hạn.
- Lợi nhuận của từng vị thế vào ngày đáo hạn T: • Mua quyền chọn mua • Bán quyền chọn mua • Mua quyền chọn bán • Bán quyền chọn bán
- Mua quyền chọn mua • Ví dụ : Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua cổ phiếu kiểu Châu Âu : giá quyền chọn = 5 USD, giá thực hiện= 100 USD, thời hạn của hợp đồng 2 tháng
- Bán quyền chọn mua • Ví dụ : Lợi nhuận của người bán quyền chọn mua cổ phiếu kiểu Châu Âu : giá quyền chọn = 5 USD, giá thực hiện= 100 USD, thời hạn của hợp đồng 2 tháng.
- Mua quyền chọn bán • Ví dụ : Lợi nhuận của người mua quyền chọn bán kiểu châu Âu, giá quyền chọn 7 USD, giá thực hiện 70 USD thời hạn của hợp đồng 2 tháng.
- Bán quyền chọn bán • Ví dụ : Lợi nhuận của người bán quyền chọn bán kiểu châu Âu, giá quyền chọn 7 USD, giá thực hiện 70 USD, thời hạn của HĐ: 2 tháng
- • Thu nhập của người mua quyền chọn mua (long call) kiểu châu Âu : max (ST - K, 0) • Thu nhập của người bán quyền chọn mua (short call) kiểu châu Âu : -max (ST - K, 0)= min (K-ST,0) • Thu nhập của mua quyền chọn bán (long put) kiểu châu Âu : max(K-ST,0) • Thu nhập của người bán quyền chọn bán (short put) kiểu châu Âu : -max(K-ST,0)= min (ST - K, 0)
- • Thu nhập của từng vị thế vào ngày T
- Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn • Cổ phiếu • Ngoại tệ • Chỉ số cổ phiếu • Hợp đồng tương lai • Lãi suất • Hàng hóa
- Tài khoản ký quỹ • Tương tự như hợp đồng tương lai, nhằm đảm bảo cho bên bán quyền thực hiện nghĩa vụ của mình vào ngày đáo hạn, các sở giao dịch yêu cầu bên bán quyền (short position) cần phải ký qũy trong tài sản. • Tỷ lệ ký quỹ tùy thuộc vào từng sở giao dịch.
- Một số loại quyền chọn đặc biệt khác • Chứng quyền (Warrants) • Quyền chọn dành cho nhân viên (Employee stock option) • Trái phiếu chuyển đổi
- Một số thuật ngữ • At-the-money- option :quyền chọn hòa vốn, tức là S=K với cả 2 loại quyền chọn mua và quyền chọn bán • In-the-money- option : quyền chọn có lời đối với người nắm giữ, tức là khi S> K đối với quyền chọn mua, S< K với quyền chọn bán • Out- of-the-money- option: quyền chọn lỗ đối với người nắm giữ, tức là khi S< K với quyền chọn mua, khi S> K với quyền chọn bán.
- Một số thuật ngữ • Intrinsic value : giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn, là giá trị của người nắm quyền, nếu quyền được thực hiện ngay lập tức. Với hợp đồng quyền chọn mua, intrinsic value = max(S-K,0), với hợp đồng quyền chọn bán, intrinsic value = max(K- S,0) • Time value : giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn, là giá trị của hợp đồng quyền chọn có được do thời gian còn lại của hợp đồng quyền chọn cho tới khi đáo hạn.
- Một số ký hiệu • c : European call option price - giá quyền chọn mua kiểu Âu • p : European put option price - giá quyền chọn bán kiểu Âu • S0 : Stock price today - giá cổ phiếu • K : Strike price - giá thực hiện • T : Life of option - Kỳ hạn quyền chọn • s: Volatility of stock price - biến động giá cổ phiếu • C : American Call option price - Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ • P : American Put option price - Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ • ST :Stock price at option maturity - Giá cổ phiếu vào thời điểm đáo hạn • D : Present value of dividends during option’s life - Giá trị hiện tại của cổ tức • r : Risk-free rate for maturity T with cont comp - Lãi suất phi rủi ro (liên tục)
- Một số giả thiết • Không có phí giao dịch • Lợi nhuận giao dịch chịu cùng mức thuế • Lãi suất đi vay= lãi suất cho vay= lãi suất phi rủi ro
- • Các yếu tố tác động đến giá trị quyền chọn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị rủi ro (Risk Management)
113 p | 1915 | 701
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - TS.Ngô Quang Huân
150 p | 1017 | 336
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - TS. Nguyễn Hải Quang
175 p | 604 | 213
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - ĐH Thương mại
74 p | 874 | 139
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 5: Rủi ro đối với tài sản
12 p | 599 | 87
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Giới thiệu về rủi ro và sự bất định
16 p | 580 | 83
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 2: Giới thiệu về quản trị rủi ro
10 p | 512 | 60
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Trường ĐH Thương Mại
0 p | 298 | 15
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
14 p | 54 | 15
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 4 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương
22 p | 92 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 1 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương
26 p | 103 | 13
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 5: Quản trị rủi ro tài sản
9 p | 42 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 4: Quản trị rủi ro nhân lực
8 p | 33 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 1 - Nguyễn Thế Hùng
80 p | 14 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 2 - Nguyễn Thế Hùng
73 p | 6 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 3 - Nguyễn Thế Hùng
29 p | 9 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 4 - Nguyễn Thế Hùng
45 p | 15 | 4
-
Bài giảng Quản trị rủi ro doanh nghiệp - Chương 3: Các nguyên tắc cơ bản về Quản lý rủi ro
15 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn