PHÒNG GD – ĐT HÀM YÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
TRƯỜNG MN TÂN YÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
Tân Yên, ngày 02 tháng 12 năm 2019<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
* SƠ LƯỢC LÍ LỊCH<br />
Họ và tên: HOÀNG THỊ KHUYÊN<br />
Ngày tháng năm sinh: 28/ 08/ 1991<br />
Năm vào ngành: 2012<br />
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nhiệm vụ được giao năm học 2019 – 2020: Dạy lớp mẫu giáo 4 5 tuổi C <br />
điểm trường chính.<br />
* TÊN SÁNG KIẾN “BIỆN PHÁP DẠY TỐT MÔN TẠO HÌNH TẠI <br />
LỚP MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI C ĐIỂM TRƯỜNG CHÍNH TRƯỜNG MẦM <br />
NON TÂN YÊN”<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ phát triển một cách <br />
toàn diện: Trẻ biết yêu cái đẹp, có cảm xúc trước cái đẹp, có lòng yêu thương con <br />
người…theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì tạo hình là một <br />
trong những môn học giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và cũng <br />
góp một phần lớn trong việc giáo dục cho trẻ. Hoạt động tạo hình còn là nền tảng <br />
cho sự phát triển nhân cách trẻ, phát triển năng lực về “đức trí thể mỹ”.<br />
Hoạt động tạo hình giúp trẻ bước đầu làm quen với các đường nét, hình <br />
dáng, màu sắc, bố cục……của bức tranh, thông qua đó phát triển trí nhớ, trí tưởng <br />
tượng sáng tạo. Là người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp <br />
với từng độ tuổi, điều kiện của trường, lớp để có một giờ học đạt kết quả cao, <br />
tăng khả năng nhận thức của trẻ. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi <br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
muốn được đóng góp một số kinh nghiệm của mình để nâng cao chất lượng giảng <br />
dạy, chính vì vậy mà tôi muốn chọn đề tài “Biện pháp dạy tốt môn tạo hình” tại <br />
nhóm lớp tôi phụ trách.<br />
2. Mục đích nghiên cứu:<br />
Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật nhất là ở lứa tuổi mầm <br />
non nó là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tạo <br />
hình giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống về thế giới <br />
xung quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình khi tham gia hoạt <br />
động tạo hình qua sự hướng dẫn của giáo viên từ đó trẻ có thể tìm hiểu khám <br />
phá , sự hứng thú với hoạt động tạo hình. Ở trường mầm non hoạt động tạo hình <br />
giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động nhằm góp phần giáo dục thẩm mĩ và hình <br />
thành nhân cách cho trẻ. Gây cho trẻ hứng thú trước cái đẹp và biết yêu cái đẹp.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại lớp mẫu giáo 4 5 tuổi C điểm trường chính. <br />
4. Kế hoạch nghiên cứu:<br />
<br />
Thời gian<br />
T<br />
Từ 04/9/2018 đến Nội dung công việc Sản phẩm<br />
T<br />
tháng 2/12/2019<br />
Chọn đề tài sáng kiến<br />
Bản đề cương chi <br />
Đọc tài liệu lý thuyết về cơ sở <br />
1 Tháng 9/2019 tiết<br />
lý luận. Xây dựng đề cương <br />
Tập tài liệu lý thuyết<br />
sáng kiến kinh nghiệm<br />
Trao đổi với đồng nghiệp<br />
Tổng hợp ý kiến<br />
2 Tháng 10+11/2019 Áp dụng thực hiện trên nhóm <br />
Hoạt động cụ thể<br />
lớp<br />
Hoàn thiện sáng kiến nộp hội <br />
3 Ngày 02/12/2019 Báo cáo chính thức<br />
đồng khoa học nhà trường<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp quan sát <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Phương pháp thực hành<br />
Phương pháp trải nghiệm <br />
II. NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lí luận <br />
Trẻ em là mầm non là tương lai của đất nước vì vậy công tác chăm sóc giáo <br />
dục trẻ ở độ tuổi mầm non rất là quan trọng. Hoạt động tạo hình là một hoạt <br />
động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong chương <br />
trình chăm sóc giáo dục mầm non. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm <br />
giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy <br />
năng khiếu góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm <br />
tạo hình trẻ tham gia một cách tích cực. Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục <br />
thẩm mĩ cho trẻ mầm non. Thông qua hoạt động tạo hình để phát triển ở trẻ khả <br />
năng cảm thụ trước cái đẹp, biết yêu cái đẹp và điều đó đã thu hút hứng thú cho <br />
trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh. Hoạt động tạo hình có ý <br />
nghĩa to lớn cho trẻ mầm non. Vì khi trẻ hoạt động tạo hình là phải dùng công sức <br />
của mình để tạo ra sản phẩm, góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục <br />
đích có kỹ năng. Bản thân tôi được thực tế giảng dạy trên lớp và được tiếp cận <br />
với phụ huynh học sinh, qua các tiết dạy tôi nhận thấy rằng phụ huynh chưa thực <br />
sự quan tâm đến việc học môn tạo hình của trẻ, học sinh chưa hứng thú với hoạt <br />
đông tạo hình. Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy mình phải tìm tòi nghiên <br />
cứu để có thể tuyên truyền đến các bậc phụ huynh đặc biệt là giúp trẻ cảm nhận <br />
được nghệ thuật tạo hình để từ đó trẻ yêu thích hăng say vào hoạt động nhằm góp <br />
phần nâng cao chất lượng giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ, phát triển trí <br />
tưởng tượng, sáng tạo, khả năng quan sát thông qua việc vẽ, xé dán, nặn… và hình <br />
thành cho trẻ một số kỹ năng cơ bản như: tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phân <br />
biệt màu và sử dụng màu sắc, cách chia đất, cách xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, cách <br />
dán phết hồ, dán tranh đúng với bố cục hài hòa và hợp lý.(Trích tài liệu tâm lý học <br />
trẻ em của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Trên đây là cơ sở lí luận để tôi xây dựng và lựa chọn biện pháp dạy tạo hình cho <br />
đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.<br />
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.<br />
Năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 <br />
5 tuổi C điểm trường chính. Do về phía giáo viên chưa được đào tạo qua các <br />
trường dạy vẽ. Về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ riêng cho hoạt động tạo <br />
hình còn hạn chế, như các tác phẩm đẹp còn chưa có. Chính vì vậy các cháu <br />
không được làm quen tiếp xúc nên rất hạn chế đến quá trình nhận thức của trẻ. <br />
Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tạo hình của trẻ, chưa <br />
tạo điều kiện cho trẻ được phát huy khả năng sáng tạo cá nhân do đó nhận thức <br />
của trẻ không đồng đều. Tất cả những khó khăn trên còn ảnh hưởng rất lớn đến <br />
việc học tập của trẻ.<br />
3. Sáng kiến đã được sử dụng để giải quyết vấn đề.<br />
* Tạo môi trường cho trẻ hoạt động:<br />
Ở trẻ 4 5 tuổi vốn kiến thức phong phú, các biểu tượng được hình <br />
thành khá đầy đủ về hình dáng, cấu trúc và đặc điểm riêng, tư duy của trẻ phát <br />
triển mạnh. Để phát huy tính tích cực sáng tạo và niềm say mê hoạt động của trẻ <br />
tôi đã tận dụng thời điểm hợp lý trong ngày từ trò chuyện buổi sáng hay hoạt động <br />
vui chơi ngoài trời, đi dạo đi thăm quan ở mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện cho trẻ <br />
tiếp xúc thường xuyên với môi trường thiên nhiên xung quanh trẻ.<br />
VD: Trò chuyện vào buổi sáng khi thấy bố mẹ trẻ đưa trẻ đến trường tôi <br />
tạo tình huống để trẻ nhận xét về những người thân cho trẻ nói nên cảm xúc của <br />
mình về những gì trẻ quan sát được về những người thân của mình.<br />
VD: Qua bài “Vẽ, tô màu chân dung bé”<br />
Tôi trò chuyện và cho trẻ tự khám phá, so sánh những đặc điểm về chân <br />
dung của bé. Trẻ vẽ chân dung bé có đầy đủ: Đầu, mình, tay, chân và các bộ phận <br />
khác không? Cô luôn gợi ý cho trẻ trong khi trẻ thể hiện tác phẩm của mình. Khi <br />
vẽ xong tôi hướng cho trẻ cách tô màu để bài vẽ thêm sinh động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
VD: Qua bài “Vẽ con gà trống”<br />
Tôi nhắc trẻ về nhà quan sát con gà trống trong gia đình, qua giờ tìm hiểu khám <br />
phá khoa học trẻ quan sát thực tế về con gà. Để tạo ra không khí sôi nổi cho tiết <br />
học cô cho trẻ hát và vận động bài “Con gà trống” hoặc cô dùng một câu đố hay <br />
một câu truyện có nội dung về con gà để gây hứng thú, sự tập trung của trẻ về <br />
con gà, sau đó cho trẻ quan sát các bộ phận của chúng, cô lên hướng dẫn cho trẻ <br />
nhận xét được các bộ phận của con gà để khi trẻ vẽ sẽ dễ dàng hơn.<br />
VD: Qua bài “Xé, dán đàn cá”<br />
Qua tiết tìm hiểu khám phá khoa học trẻ được biết về cấu tạo hình dáng <br />
của con cá và tôi cho trẻ quan sát đàn cá bơi bằng vật thật, nhắc trẻ chú ý quan sát <br />
đàn cá xem chúng bơi như thế nào, các con cá bơi ở gần hình dáng so với các con <br />
cá bơi ở xa có gì khác biệt. Trẻ biết được con cá ở gần thì to, con cá ở xa thì nhỏ, <br />
quan sát đàm thoại đầu cá hình gì, thân cá hình gì? . Rèn cho trẻ trí tưởng tượng, <br />
sáng tạo. Tạo cho trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hứng thú, say mê để trẻ tạo <br />
ra sản phẩm đẹp phong phú đa dạng. Khi trẻ xé dán đàn cá cô tích hợp nhạc bài hát <br />
cá vàng bơi để trẻ thoải mái vui vẻ tạo ra sản phẩm.<br />
* Khi hướng dẫn cùng trẻ trao đổi bố cục bức tranh:<br />
Để trẻ tích cực sáng tạo trong giờ hoạt động tạo hình trong các tiết vẽ theo <br />
ý thích, tiết vẽ theo đề tài tôi không bao giờ vẽ mẫu. Bởi vì nếu cô vẽ mẫu cho trẻ <br />
sẽ làm mất đi những cảm hứng đã có. Tôi luôn gợi ý bằng các câu hỏi, tạo điều <br />
kiện cho trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và thực hiện, tôi luôn khuyến khích động <br />
viên trẻ giúp trẻ sáng tạo trong khi thực hiện bài của mình.<br />
VD: Trong khi cho trẻ quan sát vườn cây ăn quả cô cùng trẻ trao đổi về hình <br />
dáng cấu tạo của cây, cây bóng mát, cây ăn quả, thân cây mầu gì, lá cây màu gì và <br />
khuyến khích trẻ tự nêu ra đặc điểm. Như vậy cô đã rèn cho trẻ trí tưởng tượng <br />
sáng tạo và khả năng thể hiện ý tưởng của mình.<br />
VD: Trẻ vẽ vườn cây có nhiều màu sắc, có cây to, cây nhỏ, cây cao, cây <br />
thấp cô gợi ý cho trẻ thấy hôm nay thời tiết như thế nào từ đó trẻ chú ý quan sát <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
hiện tượng thời tiết sau đó trẻ sáng tạo vẽ thêm ông mặt trời đang tỏa ảnh nắng, <br />
có thêm các bạn nhỏ đang nhổ cỏ tưới cây.<br />
VD: Khi vẽ ngôi nhà trẻ biết kết hợp thân nhà là hình chữ nhật, mái nhà là <br />
hình tam giác, cửa sổ là hình vuông. Khi nặn các con vật trẻ biết các bộ phận của <br />
chúng như: Đầu gà là hình tròn nhỏ, mình gà là hình tròn to, sau đó nặn thêm các bộ <br />
phận như “Mắt, mỏ, chân…”. Dạy trẻ xé dán ông mặt trời có mắt mũi, mồm đang <br />
mỉm cười, trẻ biết xé các mảnh giấy vụn thành bông hoa, con cá, đã vẽ được bức <br />
tranh đẹp về người thân... Để dạy tốt môn tạo hình, giáo viên cần phối hợp chặt <br />
chẽ với phụ huynh bằng cách thông qua các hội thi, mời phụ huynh đến dự, qua đó <br />
các bậc phụ huynh sẽ hiểu được tầm quan trọng của môn tạo hình đối với trẻ.<br />
VD: Sắp đến ngày tết cho trẻ vẽ một bức tranh về ngày tết, đem về tặng <br />
ông bà, bố mẹ. Khi phụ huynh đến lớp đưa đón trẻ giáo viên cần trao đổi về <br />
phương pháp dạy môn tạo hình khi trẻ ở nhà, động viên khuyến khích trẻ yêu thích <br />
say mê với hoạt động tạo hình.<br />
Tôi đã vận dụng các phương pháp trên một cách linh hoạt hợp lý vì vậy kết <br />
quả nghiên cứu được thể hiện.<br />
4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, <br />
đồng nghiệp và nhà trường.<br />
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của <br />
Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các <br />
buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:<br />
Đối với bản thân:<br />
+ Nâng cao trình độ chuyên môn, nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức <br />
hoạt động tạo hình, xác định đúng bài dạy theo mẫu, đề tài hay theo ý thích phù <br />
hợp để dạy cho trẻ <br />
+ Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu, nâng cao tay <br />
nghề trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh...<br />
Đối với trẻ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
+ 95% các cháu đã nắm chắc thành thạo kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế, <br />
biết cách tô màu và xé dán, vẽ, nặn, chấm màu để vẽ hoa, quả<br />
+ 90% các cháu đã tạo ra sản phẩm đẹp, có tính sáng tạo<br />
+ 95% trẻ biết tô màu hợp lý.<br />
+ 90% trẻ biết bố cục bức tranh hợp lý.<br />
Trẻ có sự chuyển biển rõ rệt cho thấy đề tài khi áp dụng đã được nâng cao <br />
chất lượng, làm tăng thêm sự hiểu biết của trẻ giúp trẻ say mê học môn tạo hình, <br />
góp phần phát triển nhân cách cho trẻ.<br />
Bảng khảo sát thử nghiệm sáng kiến<br />
<br />
Tổng <br />
Trước khi thử nghiệm sáng kiến Sau khi thử nghiệm sáng kiến<br />
số <br />
Chưa Chưa <br />
trẻ Đạt % % Đạt % %<br />
đạt đạt<br />
37 25 67.5 12 33,7 34 91,8 3 9,2<br />
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận:<br />
Để thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp dạy tốt môn tạo hình <br />
tại lớp mẫu giáo 4 5 tuổi C điểm trường chính trường mầm non Tân Yên”. Điều <br />
trước tiên giáo viên cần phải nắm được các bước cơ bản của một tiết dạy tạo hình. <br />
Muốn dạy tốt môn tạo hình đạt kết quả cao người giáo viên phải được củng cố <br />
<br />
nâng cao thêm về kiến thức, kỹ năng thực hành, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo <br />
các hình thức phương pháp để giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. Muốn dạy <br />
tốt hoạt động tạo hình, cô luôn luôn gần gũi quan tâm theo dõi trẻ, để hiểu được <br />
tâm tư tình cảm sở thích của từng trẻ, động viên khuyến khích những trẻ còn yếu <br />
kém, hướng dẫn chỉ bảo trẻ ở mọi lúc mọi nơi, giáo viên phải biết tích hợp các môn <br />
học trong hoạt động tạo hình, phải có đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động tạo hình. <br />
Cần phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để tạo điều kiện cho trẻ sống <br />
trong môi trường lành mạnh, được tiếp xúc với cái đẹp, từ đó giúp trẻ cảm nhận <br />
được vẻ đẹp của thiên nhiên của cuộc sống, kích thích trí tò mò, óc sáng tạo từ đó <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp, giúp trẻ hào hứng tham gia các hoạt động ở trường <br />
mầm non cũng như ở nhà.<br />
2. Kiến nghị:<br />
Sau khi áp dụng sáng kiến “ Biện pháp dạy tốt môn tạo hình tại lớp mẫu <br />
giáo <br />
4 5 tuổi C điểm trường chính trường mầm non Tân Yên” tôi thấy muốn cho trẻ <br />
học tốt môn tạo hình phải có nhiều đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đẹp vì vậy <br />
tôi rất mong các cấp nhà trường quan tâm, giúp đỡ đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh đẹp <br />
để cho các cháu có đủ đồ dùng để học tập đạt kết quả cao. Trong thời gian tới rất <br />
mong Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cho phép đưa sáng kiến vào áp dụng tại các <br />
lớp mẫu giáo nhỡ, trường mầm non Tân Yên. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học <br />
cho trẻ.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong hoạt động dạy trẻ học môn <br />
tạo hình tại nhóm lớp tôi đang phụ trách. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến <br />
của chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo<br />
Tôi xin trân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN<br />
KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG<br />
...............................................................................<br />
...............................................................................<br />
Hoàng Thị Khuyên<br />
...............................................................................<br />
<br />
...............................................................................<br />
<br />
<br />
Sáng kiến đạt:………… điểm<br />
Xếp loại:………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
T.M HỘI ĐỒNG<br />
CHỦ TỊCH <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
Nguyễn Thị Thanh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />