Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực
lượt xem 102
download
Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần đảm bảo cho sự thành công của phong trào “xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực Người soạn: Phạm Thị Kim Tuyến 1
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ PHẦN MỞ ĐẦU I./ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: I.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN: Mục tiêu giáo dục Tiểu học đã chỉ rõ: Giáo dục nhằm đào tạo nên nh ững con người phát triển toàn diện về : “ Đức, trí, lao, thể, mỹ”. Để thực hiện được điều này, ngành GD&ĐT nước ta đã và đang tiếp tục th ực hiện đổi mới v ề n ội dung, chương trình SGK ở các bậc học. Bước vào năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT tiếp tục phát động phong trào thi đua : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nh ận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây d ựng thành công “ Tr ường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp h ọc thân thi ện. Mặt khác, là một lớp học thuộc trường chuẩn quốc gia, vi ệc xây dựng l ớp mình trở thành lớp học thân thiện là vô cùng cần thiết. L ớp h ọc thân thi ện th ể hi ện ở nhiều mặt, trong đó phải kể đến mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò, giữa giáo viên và các mối quan hệ xoay quanh các vấn đề giáo dục. Học sinh tích cực cũng cần thể hiện ở nhiều mặt như tích cực trong h ọc t ập, tích cực trong các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi … Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện là tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đ ẳng, t ạo h ứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần bảo đảm quyền đi học của học sinh. Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự tho ải mái khi việc học của mình vừa gắn kiến thức trong sách vở, vừa trải nghi ệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế mỗi ngày trẻ em đ ến tr ường là m ột ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt ch ẽ với việc phát huy tính tích c ực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập thích thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của giáo viên, gắn chặt giữa học và hành, rèn luyện kĩ năng và phương pháp h ọc tập, trong đó y ếu t ố h ết s ức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Với cuộc vận động “ xây dựng trường học thân thiện, h ọc sinh tích c ực”, học sinh trở nên năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của giáo viên, các em được học tập trong môi trường trường học thân thiện sẽ góp phần phát tri ển 2
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ một cách toàn diện về nhân cách và đó chính là nhân tố quy ết đ ịnh s ự phát tri ển bền vững của đất nước trong tương lai. Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích c ực thì m ới góp ph ần đảm bảo cho sự thành công của phong trào “xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa thầy và trò, đồng thời tạo điều kiện xây dựng cho h ọc sinh có m ối quan hệ thân thiện với nhau và sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cự, chủ động, sáng tạo của học sinh trong h ọc t ập, từng b ước đ ưa ch ất lượng giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm đi lên. Thực hiện tốt các việc làm đó cũng là góp một phần nhỏ vào thành công của phong trào “Xây d ựng trường h ọc thân thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình tham gia phong trào “ Xây dựng tr ường h ọc thân thiện – học sinh tích cực” ở trường bằng những việc làm c ụ th ể t ại l ớp tôi ch ủ nhiệm qua đề tài: “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” – Lớp 4A trường TH Thác Mơ. I.2: CƠ SỞ THỰC TIỄN: Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu h ọc thì tình c ảm c ủa các em còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Học sinh tiểu học rất dễ xúc động. Chẳng hạn trước đây, có lần tôi đã to tiếng với một học sinh. Em ấy bật khóc ngay và vô cùng sợ sệt, mất tự tin . Buổi học ấy chắc ch ắn em không th ể ti ếp thu bài được. vì vậy tác động tình cảm của các em phải tế nh ị, nh ẹ nhàng th ể hiện sự ân cần, cởi mở và tấm lòng tâm phúc. Với đặc điểm tâm lý nói trên , nếu có được một môi trường học tập thân thiện thì ch ắc ch ắn các em s ẽ không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà còn giúp các em tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng tốt hơn. Các em học sinh tiểu học với tâm lý sẵn sàng đi học, thích thú đến trường, hiếu động và thích khám phá. Đó chính là điều kiện tốt để phát huy tính tích c ực trong học tập cũng như mọi hoạt động khác cho học sinh. Học sinh tiểu học cũng rất thích được vui chơi. Vui chơi cũng là một mặt hoạt động tích c ực c ủa học sinh. Tôi nhận thấy trong giờ ra chơi, các em rất hăng say ch ơi. Ngay trong tiết học các em mong được thầy cô giáo của mình tổ chức trò ch ơi h ọc t ập. Khi tổ chức trò chơi, nhiều em muốn tham gia, em nào được giáo viên ch ọn tham gia thì rất vui. Với những cơ sở thực tiễn từ tâm lý học sinh tiểu học nêu trên, việc “ xây dựng 3
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ lớp học thân thiện , học sinh tích cực” là đi ều rất c ần thi ết và có th ể th ực hi ện để phát triển toàn diện cho học sinh. II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thông qua đề tài này tôi muốn đưa ra các biện pháp nhằm xây dựng “ Lớp học thân thiện – học sinh tích cực”. III- KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: - Tháng 8/2008 : Chọn đề tài - Tháng 09/2008 tháng 11/2008: Tìm hiểu nguyên nhân, đọc tài liệu, tìm biện pháp thực hiện. - Tháng 12/2008 tháng 12/2009: Nghiên cứu sâu các biện pháp th ực hiện dạy học phát huy tính tích cực. - Tháng 1/2010: Viết, hoàn thiện đề tài. PHẦN NỘI DUNG I- THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO “ TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TH THÁC MƠ”. Hiện nay, Bộ GD&ĐT phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những phong trào rất có ý nghĩa, góp ph ần thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục. Ngay từ khi phát động, trường TH Thác Mơ đã phát động tới toàn thể giáo viên và h ọc sinh trong nhà tr ường h ưởng ứng thực hiện cuộc vận động trên. Qua một năm thực hiện, trường TH Thác M ơ đã thu được những kết quả khả quan, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và phát triển mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, để phong trào mang l ại hiệu quả một cách bền vững góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn n ữa ch ất l ượng giáo dục toàn diện, xứng tầm với mục tiêu của phong trào đ ề ra thì c ần ph ải t ổ chức thực hiện phong trào này ngay trong từng tiết học, từng lớp học. Là giáo viên, ai cũng mong muốn cho học sinh của mình ngoan ngoãn h ơn, chăm chỉ học tập hơn, thực hiện chuyên cần tốt hơn và mỗi em th ấy “ mỗi ngày tới trường là một ngày vui”. Song để thực hiện tốt là m ột vi ệc làm khó đ ối v ới giáo viên. Bởi sự không kiềm chế của bản thân khi học sinh làm bài không được hay nghịch ngợm mà đã sử dụng ngôn ngữ nặng lời, thậm chí dùng biện pháp trừng phạt thân thể học sinh hoặc làm cho không khí của tiết h ọc trở nên nặng nề. Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng chưa phát huy tính tích c ực h ọc t ập c ủa học sinh. Có thể giáo viên chưa đổi mới cách dạy, cách đánh giá, cũng có th ể do quan điểm giảng bài thật kĩ để học sinh nắm nội dung bài mà giáo viên ch ưa đ ể 4
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ, hoạt động. Vì v ậy mu ốn “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì trong t ừng ti ết d ạy cũng như trong toàn bộ quá trình giáo dục học sinh của lớp mình, giáo viên cần ph ải tổ chức xây dựng các mối quan hệ mật thiết, thân thiện. II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để xây dựng thành công “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” vi ệc đầu tiên tôi bắt tay vào thực hiện đó là xây dựng một môi trường học tập và giáo dục “ thân thiện”. Vì muốn học sinh tích cực thì trước hết phải làm cho các em yêu trường, yêu lớp mình và muốn các em yêu lớp mình tích cực chuyên cần trong các ti ết h ọc thì giáo viên cần phải xây dựng được “ Lớp học thân thiện”. Và chính vì nh ững lí do đó mà tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: II.1: Xây dựng lớp học thân thiện: Trong quá trình xây dựng lớp học thân thiện, bản thân mỗi giáo viên luôn là nhân vật trung tâm tổ chức và định hướng cho học sinh hình thành và rèn luy ện nhân cách giáo tiếp trong các mối quan hệ, do đó giáo viên cần phải rèn luy ện cho mình một số phong cách, kĩ năng sau: 1.1: Phong cách giao tiếp thân thiện trong tiết dạy: Để có được mối quan hệ thân thiện với h ọc sinh, trước h ết giáo viên c ần thể hiện phong cách giao tiếp thực sự tôn trọng học sinh. Dáng đi, dáng đứng, cử chỉ, điệu bộ, thái độ, ngôn ngữ góp phần đáng kể tạo nên phong cách con người. Đối với học sinh tiểu học, giáo viên càng cần thận trọng trong phong cách giao tiếp. Trong những năm qua, tôi luôn chú ý và rèn luy ện đ ến phong cách lên l ớp của mình. Phần nào đó đã tạo nên bầu không khí thi ện c ảm, tôn tronïg l ẫn nhau trong lớp học. Bản thân tôi đã từng rèn luyện cho mình những kĩ năng sau: * Về cử chỉ, điệu bộ: Điệu bộ thể hiện ở cách ngồi, dáng đi và hoạt đ ộng đi l ại c ủa giáo viên. Trong suốt tiết học, giáo viên chỉ đi lại trên bục giảng là điều cần khắc phục. Chúng ta có thể hiểu rằng bục giảng xây cao hơn là để cho h ọc sinh d ễ quan sát tốt nội dung bài học được giáo viên thể hiện trên bảng lớp ch ứ không ph ải là ranh giới để tạo sự cách biệt giữa thầy và trò. Vì vậy, tôi đã c ố g ắng ph ối h ợp nhịp nhàng trong quá trình giảng bài và tiếp cận h ọc sinh dưới l ớp. Khi c ần ghi bảng dưới hình thức học cả lớp tôi đứng trên bục gi ảng . Đ ến khi h ọc sinh làm việc cá nhân, nhóm, tôi thường đến bên học sinh để quan sát và d ễ dàng u ốn nắn , sửa chữa kịp thời. Lúc đi lại, tôi đã cố gắng di chuy ển rộng và th ể hiện sự khoan thai, nhẹ nhàng nhưng không chậm chạp mà tạo ra một nh ịp độ làm việc khẩn trương. 5
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ * Về các thao tác của giáo viên: Thao tác của giáo viên là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách lên lớp vì vậy các tháo tác cần rèn luyện đó là: - Cách ghi bảng, cách cầm sách, vở, cách sử dụng dấu hiệu bằng tay, cách sử dụng phương tiện dạy học. - Khi trình bày bảng, tôi luôn cố gắng ghi ch ắt lọc những n ội dung cơ b ản và trình bày rõ ràng khoa học, sạch đẹp. Khi trình bày bảng, tôi th ường đ ứng nghiêng lệch người với bảng khoảng 600 để học sinh dễ dàng theo dõi liên tục và cũng tiện cho việc vừa ghi bảng vừa theo dõi học sinh. - Khi cầm sách, tôi luôn cô gắng cầm đúng quy cách như đỡ sách bằng lòng bàn tay trái, ngón trỏ kẹp giữa hai trang sách để thể hiện tính s ư ph ạm trong giáo dục. - Khi dùng hiệu lệnh như mời học sinh, yêu cầu học sinh làm việc gì đó, giáo viên không nên dùng ngón tay hay cây thuớc chỉ vào mặt học sinh. Điều đó th ể hiện sự không tôn trọng nhân cách học sinh. Vì vậy, chúng ta nên đ ưa c ả lòng bàn tay để ngửa ra phía trước theo hướng h ọc sinh đ ược yêu c ầu. Với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu h ọc thì những y ếu t ố nêu trên không những tạo nên sự tôn trọng, thân thiện với h ọc sinh mà còn góp ph ần hình thành nhân cách tốt cho học sinh. * Về thái độ của giáo viên trong mọi hoạt động: Ngoài yếu tố điệu bộ, thao tác thì thái độ là một y ếu tố rất quan trọng t ạo nên mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Thái độ c ủa giáo viên th ể hi ện qua cử chỉ, lời nói, cách nhìn, cách đối xử, cách biểu lộ nét mặt, đôi mắt của giáo viên trước học sinh. Trước tiên chúng ta cần thống nhất quan điểm : đối với học sinh ti ểu h ọc, muốn giáo dục thành công, người giáo viên cần có thái độ tôn trọng, yêu thương, công bằng với mọi học sinh. Tuổi của các em còn rất hồn nhiên, thơ ngây. Em nào cũng ngoan, cũng giỏi, cũng cố gắng. Chỉ có điều em này ngoan h ơn, giỏi hơn, cố gắng hơn và em kia ngoan, cố gắng ít hơn mà thôi. Vì v ậy, giáo viên cần phải biết khen ngợi, động viên, khuyến khích kịp thời. Nếu như giáo viên lên lớp với vẻ mặt lạnh lùng, không có một lời khen ngợi, cảm ơn hoặc thậm chí học sinh trả lời sai thì giáo viên tỏ ra cáu gắt, giận d ữ, buông vài câu nói không đẹp và nặng hơn nữa là hình phạt xúc phạm thân th ể h ọc sinh thì nh ững cử chỉ trên làm cho học sinh sợ sệt, mất đi sự hứng thú trong h ọc t ập, đ ặc bi ệt làm mất đi bầu không khí thân thân thiện trong lớp. Với những vấn đề nêu trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã c ố g ắng lên l ớp với vẻ mặt vui tươi , rạng rỡ, mỉm cuời thiện cảm, chăm chú dõi theo h ọc sinh. Đồng thời luôn tìm những lời khen thích hợp cho từng h ọc sinh, t ừng tình hu ống dạy học. Ví dụ: “ Bạn Tuấn hôm nay đọc có tiến bộ rất nhiều”; “ “ Nam đ ọc còn hơi nhỏ, lần sau cố gắng hơn nhé”…. 6
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ Về cách xưng hô giao tiếp giữa thầy và trò, có ý ki ến cho r ằng ki ểu x ưng hô “ cô mời em, thầy mời em ngồi xuống, cảm ơn em, cho phép thầy kiểm tra…” sẽ chiếm nhiều thời gian và làm mất đi sự nghiêm khắc của thầy, làm cho h ọc sinh không sợ, không học. Theo tôi nhận thấy trong nhiều năm qua tôi thường sử dụng cách xưng hô nói trên đã mang lai hiệu quả rõ rệt. Trước h ết, tôi nh ận thấy học sinh hăng hái phát biểu bài hơn vì các em th ấy được s ự g ần gũi v ới thầy hơn. Các em trở tự tin hơn và sẽ không s ợ khi phát bi ểu sai. Tôi nh ận th ấy cách xưng hô như trên không những càng làm tăng thêm tính nghiêm túc, tôn trọng mà còn mà còn giáo dục học sinh biết lễ phép và tạo nên mối quan hệ thân thiện trong lớp hơn. Bên cạnh cách xưng hô thiện cảm, chúng ta cần lưu ý đến hành vi đối xử với học sinh của mình. Đâu phải ai cũng giỏi toàn diện, có bạn gi ỏi môn toán nhưng không làm nổi một bài văn dẫn đến bị ph ạt. Còn có b ạn h ọc t ốt môn Tiếng Việt nhưng lại yếu môn Toán cũng bị phạt hoặc nhẹ hơn là bị phê bình thẳng thắn “Ngồi xuống đi! Sai rồi!” hoặc “ Tại sao lại làm vậy ? Cô đã d ạy chưa ?”… Như vậy, các em em trở nên thụ động trong h ọc tập hơn và không dám gần gũi trao đổi với cô giáo vì các em sợ rằng cô lại la mắng tiếp. Với nhận thức như trên, trong những năm qua, khi gặp tình huống như vậy, tôi thường động viên bằng động tác xoa đầu hay những câu nói d ịu dàng nh ư: “ Bài này em chưa đúng rồi , bạn khác giúp em nhé!…” hoặc “ Em chú ý nghe cô hướng dẫn lại là làm được ngay”… Với cách làm nh ư vậy, tôi th ấy các em chưa chú ý hoặc học còn yếu sẽ cố gắng hơn, các em chú ý h ơn trong lúc tôi hướng dẫn thực hành hoặc giảng bài mới. * Về Ngôn ngữ sử dụng: Ngôn ngữ giáo viên góp phần tạo nên phong cách lên lớp . Trong m ột ti ết dạy, nếu giáo viên có được ngôn ngữ chuẩn, tế nhị, trong sáng, truy ền c ảm, d ễ hiểu thì sẽ thu hút học sinh chăm chú lắng nghe. Đ ặc bi ệt ngôn ng ữ th ể hi ện ở câu hỏi với lệnh hào hừng, câu trả lời tế nhị, cách giảng gi ải ôn tồn s ẽ hi ện rõ một không khí lớp học ấm áp, thân thiện hơn. Với nhận thức như vậy, trong những năm qua, tôi đã cố gắng rèn luy ện cách sử dụng ngôn ngữ của mình sao cho chuẩn mực. Khi đặt câu h ỏi, tôi luôn chú ý tránh cách nói ra lệnh khô khan mà thường nêu lệnh sao cho kích thích h ứng thú cho học sinh . Chẳng hạn: “ Nào bây giờ các em hãy chú ý lắng nghe đây, câu hỏi này hơi khó, ai mà trả lời được thì giỏi lắm” hoặc “ bây gi ờ em nào có cách giải khác thì xung phong nào!”. Trong khi đặt câu hỏi, tôi th ường lưu ý cho mình là tránh trình trạng vừa đi vừa đặt câu hỏi mà cần đứng vị trí h ọc sinh dễ quan sát. Tôi cũng lưu ý là cần tránh vừa đi vừa đặt câu hỏi. Với phong cách trên, trong mỗi tiết học, quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn, các em tích cực phát biểu xây dựng bài hơn. 7
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ Hình 1: Tiết học thân thiện – Lớp 4A – TH Thác Mơ. 1.2: Phong cách tiếp xúc thân thiện ngoài tiết dạy: Ngoài phong cách thân thiện trong khi lên lớp, GV ph ải là m ột ng ười b ạn thực sự của học sinh trong các tình huống giao tiếp khác. Làm th ế nào đ ể tr ở thành một người bạn thực sự của học sinh? Điều đó không khó nếu GV quan tâm, tiếp xúc từng em bằng thái độ ân cần. Giáo viên c ần b ắc m ột nh ịp c ầu h ết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng của các em, biết mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ của chính các em. Khi đó các em m ới d ễ b ộc l ộ m ột cách hồn nhiên những tâm sự mà không hề e dè, giấu giếm hay sợ bị người lớn la rầy, chế nhạo. Hầu như đa số học sinh tiểu học, các em mới bước vào môi trường học tập thực sự nên các em ngại tiếp xúc với thầy cô. Đặc bi ệt là nh ững em có tính nhút nhát. Vậy để các em mạnh dạn hơn thì giáo viên ph ải gần gũi, tạo thân tình để các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, th ầy cô. Nếu các em nhận ra thầy cô một sự bảo bọc che chở, nhất là s ự quan tâm, cảm thông thực sự, các em sẽ dần dần quấn quýt, tin c ậy g ần nh ư tuy ệt đ ối và thầy cô như là thần tượng của các em. Nhận th ức được vấn đ ề đó, ngay t ừ đ ầu năm học, tôi thường xuyên gần gũi, tâm sư trò chuyện với học sinh về chuy ện gia đình, chuyện học hành để các em thấy thân thiện. Phần nào đó, tôi cũng nắm bắt tâm tư tình cảm cũng như hoàn cảnh của các em. Chẳng h ạn: “ Nhà em ở đâu ? Ba má làm gì ? Nhà em có mấy anh ( ch ị ) em ?; Em là con th ứ m ấy …”. Nhiều khi chỉ một câu nói của thầy cô như lời khen chẳng h ạn hay một l ời khuyến khích động viên đã làm thay đổi cả cuộc đời của các em. Biết vậy nên tôi thường khen hay động viên như: “ Chữ em viết đẹp đấy! Cần luyện thêm cho đẹp hơn ! ” hoặc “ Em có giọng ca tốt, nên tham gia đội văn ngh ệ …”; “ Hôm nay, em ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ghê!”…. Tóm lại, thông qua những hoạt động về giáo dục, sinh hoạt vui chơi, giáo viên cần tạo cơ hội để gần gũi các em, xoá bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác và tâm lý. Từ đó mỗi giáo viên mới trở thành người bạn thực sự của các em. Hình 2: Thầy – trò lớp 4A trong giờ ra chơi. 1.3: Tạo mối quan hệ thân thiện giữa học sinh với học sinh: Quan tâm tới sự phát triển nhân cách của học sinh bằng cách cư xử lịch sự, lễ phép khi giao tiếp là điều không thể thiếu. Con người giao ti ếp thân thi ện 8
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ với nhau bằng nhiều phương tiện khác nhau như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ vẫn là quan trọng hơn c ả. Đ ể h ọc sinh có đ ược mối quan hệ thân thiện với bạn trong lớp, giáo viên cần h ướng dẫn h ọc sinh s ử dụng lời nói với bạn sao cho thể hiện sự tôn trọng, tế nhị, lịch s ự trong giao tiếp. Nhận thức việc dạy cho học sinh cách thể hiện lời nói thân thi ện cùng bạn là cần thiết, trong những năm qua cũng như đầu năm học này , thông qua ti ết d ạy, tôi đã cố gắng uốn nắn , sửa chữa lời nói cho học sinh. Ch ẳng hạn : trong ti ết kể chuyện, khi trao đổi nội dung với bạn kể, tôi thường h ướng các em s ử d ụng đại từ xưng hô tôi và bạn cũng như: “ Xin mời bạn, b ạn cho tôi bi ết…., c ảm ơn bạn…” Hay trong tiết sinh hoạt lớp, khi nhận xét bạn, tôi h ướng các em nh ận xét bằng từ ngữ tế nhị, lịch sự. Chẳng hạn: “ Tôi thấy bạn A ch ưa mang khăn quàng, bạn cố gắng mang thường xuyên để lớp ta đạt thành tích t ốt trong phong trào thi đua” … Ngoài việc hướng dẫn học sinh sử dụng ngôn ngữ tế nhị, thiện cảm, tôi cũng đã sử dụng “ đôi bạn cùng tiến”, “ các nhóm năng khi ếu”, “ nhóm cùng s ở thích” thông qua các đội, nhóm, các em đã có trách nhiệm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Từ đó, các em trở nên thân thiết, gắn bó với nhau hơn và đã hạn chế sự gây gổ, cãi nhau trong lớp học. Hình 3: Cùng vui chơi II.2: Biện pháp khơi gợi tính tích cực của học sinh: Học sinh tích cực là biết vận dụng giữa “ h ọc đi đôi v ới hành”, th ực hi ện đúng nguyên lý giáo dục, vận dụng các kiến th ức do th ầy cô cung c ấp v ới ý thức chủ động, tự giác cao. Tuy nhiên số lượng HS “ tích cực” rất ít, ch ủ y ếu tập trung vào một em khá giỏi. Số đông còn lại thì thụ động thiếu tự tin trong học tập lẫn trong giao tiếp. Vì vậy, để HS phát huy tích tích c ực, GV ph ải có trách nhiệm hướng dẫn, định hướng cho HS chủ động tiếp nhận kiến thức. Ngoài ra, HS còn phải biết tích cực, tự giác trong trong các hoạt động của nhà trường và xã hội. Một khi đã tạo nên lớp học thân thiện thì phần nào đó cũng đã góp ph ần tác động đến tích cực của học sinh. Khi đã xây dựng được lớp h ọc thân thi ện, chúng ta cần giáo dục tính tự tin cho học sinh và có một ph ương pháp dạy học thích hợp nữa thì việc học sinh tích cực hoạt động là không khó. 2.1: Tạo điều kiện để học sinh tự tin trong học tập: Hiện nay với việc đổi mới phương pháp giáo dục, theo quan đi ểm l ấy HS làm trung tâm phần nào đó đã tạo điều kiện để HS hoạt bát, dạn dĩ, tự tin h ơn. 9
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ Song vẫn còn một số em lại thiếu tự tin, khi đứng tại chỗ thì trả l ời l ưu loát nhưng khi lên bảng thì nhút nhát, ngập ngừng, nói ra lời, khiến không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Biết được điều đó, tôi thường cố gắng t ạo đi ều ki ện cho các em còn nhút nhát được lên bảng, được nói, được làm bài, được th ể hi ện mình để các em quen dần cảm giác đứng trước tập thể dù đó chỉ là một lớp học, Chẳng hạn: Trong tiết dạy môn Địa lý, tôi thường s ử dung cách cho HS làm hướng dẫn viên du lịch. Trong tiết Lịch sử, tôi cho nhi ều em lên ch ỉ b ản đ ồ tường thuật diễn biến trận đánh, cũng như trong tiết dạy khác, tôi thường cho HS đặt câu hỏi đễ bạn trả lời hay tự đánh giá lẫn nhau. Trong tiết sinh hoạt lớp, tiết hoạt động ngoài giờ, tôi cho học sinh thay phiên nhau t ự qu ản đ ể gi ảm tính nhút nhát cho các em. Đầu năm học, tôi nhận thấy nhiều em rụt rè, nhút nhát trong giờ h ọc, không dám giơ tay phát biểu. Trong tiếy học chỉ có khoảng 4 đến 5 em th ường xuyên phát biểu còn lại là thụ động ngồi im dù câu hỏi không quá khó. Do đó, tôi luôn quan tâm đến những em nhút nhát. Những câu hỏi dễ, tôi thường gọi các em đó mặc dù các em đó không giơ tay và đề ngh ị c ả lớp tuy ện d ương (v ỗ tay) khi trả lời đúng hoặc có ý đúng. Đồng thời tôi th ường vận dụng cách h ỏi khuyến khích và câu hỏi gợi mở để các em nhút nhát trả lời. Hình 4: Hăng hái phát biểu xây dựng bài. 2.2: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Một khi HS đã tự tin trong học tập, GV cần có phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức cho học sinh thao tác với vật thật , tổ ch ức hình thức thảo luận nhóm, đổi mới cách nhận xét, đánh giá, t ổ ch ức trò ch ơi h ọc t ập sinh động … thì chắc chắn góp phần làm cho học sinh học tập tích cực hơn. Hiểu được vấn đề đó, trong những năm qua, cũng như từ đầu năm h ọc này, ngoài việc sử dụng phương pháp phổ biến như thảo luận nhóm, tôi đã cố gắng vận dụng phương pháp mới trong dạy học. Ch ẳng h ạn trong một ti ết d ạy tôi vận dụng như sau: - Bước kiểm tra bài cũ : Sau khi bạn nêu kiến thức cũ, làm l ại bài toán, thay vì gọi một vài em nhận xét, tôi cho HS cả lớp nh ận xét đúng - sai bằng hình thức sử dụng thẻ màu đỏ và xanh. Nếu nhận xét bài của bạn đúng thì giơ thẻ đỏ, còn sai thì giơ thẻ xanh ( dự kiến có th ể làm m ặt c ười và m ặt m ếu nh ư 10
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ chương trình ở nhà chủ nhật). Như vậy, tất cả học sinh đươc tham gia nh ận xét bạn . Việc sửa bài, tôi đã sử dụng hình thức sửa bài tiếp sức theo t ổ( đ ối v ới bài toán có lời) để nhiều em tham gia. - Bước cung cấp kiến thức: Tạo điều kiện cho học sinh thao tác trên vật thật. Chẳng hạn : Bài diện tích hình thang, thay vì cách d ạy cũ: giáo viên v ẽ lên bảng hình thang , biến thành hình tam giác , rút ra công th ức tính . Cách d ạy này đã áp đặt học sinh. Thay vì cách dạy như vậy, tôi cho học sinh chuẩn bị sẵn hình thang bằng bìa. Các nhóm thao tác trên bìa cắt hình thang ghép thành hình tam giác. Qua thảo luận HS tự rút ra công thức tính hình thang ( tự phát hi ện). Hay Bài thể tích của một hình, thay vì cách dạy cũ, giáo viên dùng vâït d ụng nh ư cái ca, thao tác trên nó rồi so sánh, giảng giải rút ra ki ến th ức th ể tích. Cách đó giáo viên đã áp đặt kiến thức cho học sinh, dẫn đến học sinh ti ếp thu th ụ đ ộng. Thay vì cách dạy như vậy, tôi dặn học sinh mang theo vật thật như vỏ lon sữa, chai nước hoặc vỏ lon bia….Tôi yêu cầu học sinh xem thông tin trên vỏ và nêu th ể tích của vật đó ( nhóm đôi tìm và cho biết kết quả l ẫn nhau). Đ ặt v ấn đ ề: “ th ể tích là gì ?”. Có thể HS nêu : “ Th ể tích là l ượng n ước ch ứa trong chai, trong lon ( Phương pháp HS tự phát hiện)”. Giáo viên đưa ra cái chai thủng lỗ không chứa gì. 1 học sinh lên thực hành đổ nước vào ( b ịt kín l ỗ th ủng b ằng tay sau đó l ấy tay ra , nước sẽ chảy ra khỏi chai. Giáo viên hỏi: “ cái chai này có th ể tích không ?” ( học sinh thảo luận). Có thể học sinh nêu: có th ể tích vì nó ch ứa đ ược ho ặc không có thể tích vì đổ nước vào thì nó chảy ra. Rõ ràng cái chai không có n ước vẫn ghi thể tích trên vỏ nên có thể tích. Từ đó rút ra khái niệm thể tích. Tương tự như trên đối với rất nhiều bài khác như bài khái niệm phân số: HS thao tác ( vẽ, tô màu cắt ) trên bìa c ứng. Bài Di ện tích hình tam giác: HS c ắt ghép hình chữ nhật. HS tự phát hiện ra quy tắc, công th ức( ph ương pháp HS t ự phát hiện (. Tất cả học sinh đều được làm việc. - Bước củng cố: Thay vì cách đặt các câu hỏi củng cố đơn thuần, tôi đã sử dụng trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài. Một số trò chơi tôi th ường sử dụng thường dựa vào các trò chơi dân gian hay các trò chơi trên truyền hình như: 1. Trò chơi “ Tìm người thân” dành cho bài: Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân , 3 em chơi nhận mỗi em một giá trị s ố đo đ ộ dài. 5 em khác cũng nhận mỗi em một số đo. Các em sẽ nhận ai có cùng s ố đo v ới mình thì nh ận là bạn. Sau đó giơ thẻ lên để cả lớp nhận xét có tìm đúng bạn không. ( Aùp d ụng rất nhiều trong môn Toán ). 2.Trò chơi “Ai mà tài thế” : Trong một khoảng thời gian quy định, bạn nào hoặc nhóm nào tìm đúng và nhiều theo yêu cầu thì s ẽ thắng. ( áp dụng nhi ều trong các tiết cung cấp quy tắc, công thức liên quan đến hình học, toán chuyển động, các bảng đơn vị đo). 11
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ 3. Trò chơi “ Vượt chướng ngại vật” : 4 bạn tham gia ch ơi dưới hình th ức GV nêu nghĩa HS tìm từ tương ứng. ( áp dụng trong phân môn Luy ện t ừ và câu) 4. Trò chơi “ Ai mà tài th ế”: d ưới m ột l ượng ki ến th ức đã quy đ ịnh, b ạn nào, nhóm nào thực hiện đúng và nhanh sẽ th ắng. ( áp d ụng các ti ết luy ện t ập). 5. Trò chơi “ Tiếp sức” từng nhóm sẽ thi nhau gi ải quy ết m ột bài toán có lời, mỗi em làm một lời giải và 1 phép tính , lần lượt các em trong nhóm làm cho hoàn hoàn thành bài toán ( áp dụng cho giải toán có lời văn). 6. Trò chơi “Rung chuông vàng” : h ọc sinh dùng bảng con ghi k ết qu ả theo câu hỏi hoặc điều kiện giáo viên nêu. Qua t ừng câu h ỏi ( kho ảng 3, 4 câu), nếu em nào sai thì không tham gia nữa. Ưu điểm : cả l ớp tham gia, d ễ ki ểm tra phần học sinh hiểu bài ( áp dụng nhiều trong phần củng cố cho m ọi môn h ọc). Hình 5: Trò chơi học tập. Như vậy, thay đổi hình thức luyện tập hay củng cố bằng trò chơi là một biện pháp giúp học sinh tích cực và hứng thú trong học tập. Song cần tìm những trò chơi sao cho nhiều em được tham gia sẽ phát huy tính tích cực hơn nũa. 2.3: Đổi mới cách đánh giá học sinh: - Trong đánh giá học sinh, cần thực hiện một cách công bằng, khách quan và chú trọng thuyên dương, khen thưởng kịp thời những thành tích của các em, dù là thành tích nhỏ nhất. Thường xuyên động viên khen ngợi các em không ch ỉ b ằng điểm số mà còn bằng những tràng pháo tay, những bông hoa đi ểm 10, bông hoa tích cực và bông hoa cố gắng: Thưởng cho những em đạt điểm 10, nh ững em tích cực trong học tập và những em yếu có cố gắng. Giáo viên làm khoảng 20 bông hoa trong 1 tháng tổng kết đính lên cành hoa chăm ngoan ( trên góc thi đua của lớp). - Kết thúc một tháng thi đua, lớp có thể tuyên dương nh ững h ọc sinh đ ạt nhi ều thành tích trong tháng bằng những phần thưởng nho nhỏ đầy ý nghĩa để khích lệ các em. Hình 7: Góc thi đua II.3: Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá: Ngoài những trò chơi thực hiện trong các tiết học, trong các buổi ngoại khóa, tôi thường tổ chức cho các em chơi một số trò chơi dân gian như: 12
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ Kéo co; đấu thương; tập tầm vông; nu na nu nống; Rồng rắn lên mây; chơi chuyền; bịt mắt bắt dê … Hình 6: Vừa học vừa chơi. Bên cạnh đó, lớp tôi còn đăng kí với nhà trường chăm sóc bồn hoa trong khuôn viên nhà trường, từ đó tạo điều kiện cho các em gắn học với hành, nâng cao hiệu quả học tập môn Khoa học, Kĩ thuật… Hình 7: Chăm sóc vườn cây Lớp cùng với Liên đội của trường đăng kí chăm sóc khu tưởng niệm liệt sĩ tại đồi bằng lăng, mỗi tháng, lớp tổ chức làm vệ sinh và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ một lần. Thông qua đó giáo dục cho các em truyền thống yêu quê hương đất nước, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, từ đó các em càng cố gắng hơn trong học tập. Hình 8: Chăm sóc di tích lịch sử. III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Với những biện pháp sử dụng nêu trên, từ đầu năm học, tôi nhận thấy nhiều em thoải mái, tự tin trong học tập, thích đi học, thích được đ ến l ớp. Ngay cả những em bị bệnh vẫn yêu cầu ba, mẹ chở đi học. Song song với việc hình thành lớp học thân thiện, việc học tập của học sinh phần nào đã phát huy tính tích cực. Nhiều em chịu khó suy nghĩ, soạn bài đầy đủ, hăng say phát bi ểu và thích được goiï phát biểu, thích tham gia nhận xét, đánh giá, hứng thú tham gia trò chơi học tập. Vài lần tôi nghe các em đố nhau: “ đố b ạn chút n ữa s ẽ ch ơi trò chơi gì ?” . Quan sát lớp, tôi thấy gương mặt nhi ều em không vui khi không được gọi phát biểu. Đặc biệt các em tập trung trong học tập hơn , không còn hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học. Tóm lại bằng những biện pháp nêu trên, lớp học của tôi trở nên thân thi ện h ơn, học sinh tích cực học tập hơn trước. Cuối năm học, tỉ l ệ chuyên c ần c ủa l ớp tôi đạt 99,8 %; tỉ lệ học sinh Giỏi đạt %; Tỉ lệ học sinh Tiên ti ến đạt %; không có học sinh xếp loại học lực yếu. PHẦN KẾT THÚC I/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Giáo viên thực sự là người bạn của HS: có t ấm lòng bao dung, thông cảm học sinh, thương yêu, gần gũi, hỏi han , trò chuyện, động viên khen th ưởng học sinh kịp thời biết lắng nghe ý kiến HS, khuyến khích h ọc sinh tâm s ự v ới mình để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em. 13
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ 2. Giáo viên lên lớp cần có phong cách cởi mở, dễ mến, dễ gần, gương mặt tươi vui, thái độ ứng xử tôn trọng, công bằng với HS, xưng hô thân m ật, ngôn ngữ chuẩn mực, ôn tồn, tế nhị. 3. GV uốn nắn , sửa chữa ngôn ngữ giao tiếp của HS, tạo điều kiện cho HS giúp đỡ lẫn nhau. 4.Tạo điều kiện để HS tự tin khi thể hiện mình. 5. Cùng với hình thức thảo luận nhóm, GV cần sử dụng ph ương pháp dạy học thích hợp như tổ chức cả lớp cùng nhận xét, đánh giá, để HS tự phát hiện kiến thức và cùng thao tác trên vật thật, tổ chức trò chơi học tập sinh động, khen thưởng mang tác dụng động viên tích cực. Đồng thời Cùng nhau đ ưa ra những kinh nghiệm quý báu để thống nhất những biện pháp giáo dục và cùng nhau thực hiện. Bên cạnh đó cần mạnh dạn sáng tạo trong đổi mới phương pháp giáo dục 6. Phối hợp với Tổng phụ trách đội, thường xuyên t ổ ch ức nh ững cu ộc thi như: “ Lớp học thân thiện” với nhiều tiêu chí nh ư phòng h ọc là nhà ( thi trang trí lớp học ), bạn bè là anh em ( Tổ chức thi ứng xử – Nét đẹp h ọc đường ) và những cuộc thi nhiều em tham gia như dựa vào nội dung rung chuông vàng ( trò chơi truyền hình). Tổ chức cho học thi các trò chơi dân gian vào những tiết hoạt động ngoài giờ. Vấn đề thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm được ngành GD-ĐT thường xuyên đặt ra vào mỗi năm học. Song thực t ế, đ ể “ Xây d ựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả như mong muốn không phải là chuyện dễ. Nó cần sự nỗ lực tất nhiều của Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. Với mong muốn nhà trường thực sự là trường học thân thi ện, h ọc sinh tích c ực, bằng kinh nghiệm ít ỏi, tôi xin mạnh dạn trình bày trong đ ề tài này đ ể đ ồng nghiệp góp ý và tìm ra những biện pháp thích hợp nh ất nh ằm góp ph ần th ực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi tự thấy kinh nghiệm của mình chưa nhiều nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong đ ược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Phú Văn, ngày 05 tháng 01 năm 2010 Người thực hiện 14
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ Phạm Thị Kim Tuyến PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I./ Lí do chọn đề tài: I.1- Cơ sở lý luận I.2: Cơ sở thực tiễn III- Kế hoạch nghiên cứu: Trang 1,2 PHẦN NỘI DUNG I: Thực trạng xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường TH Thác Mơ”. Trang 3 II: Biện pháp thực hiện Trang 4 - 11 III: Kết quả Trang 11 PHẦN KẾT THÚC VI/ Bài học kinh nghiệm: Trang 12,13 15
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… XẾP LOẠI: …………………………………………… ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 16
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… XẾP LOẠI: …………………………………………… ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA PHÒNG GD&ĐT ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… XẾP LOẠI: …………………………………………… ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA SỞ GD&ĐT ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… 17
- “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phạm Thị Kim Tuyến- Tiểu học Thác Mơ XẾP LOẠI: …………………………………………… 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 2
29 p | 1409 | 240
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường
8 p | 462 | 130
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy và học
32 p | 369 | 127
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học
4 p | 462 | 108
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Luyện từ và câu
35 p | 441 | 101
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5
23 p | 743 | 90
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính tả
26 p | 408 | 90
-
Sáng kiến kinh nghiệm - BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ NẮM VỮNG 12 BIỂN BÁO ATGT
4 p | 858 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2
29 p | 219 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
17 p | 396 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy để rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh khá giỏi lớp 4, 5 trường Tiểu học Tân Lập
22 p | 250 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp hướng dẫn kĩ năng vẽ các loại biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lí 12
17 p | 164 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Đak Pơ
12 p | 145 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lý hiệu quả và nâng cao công tác bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị ở trường mầm non Cư Pang
21 p | 54 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5-6 tuổi
13 p | 177 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường
15 p | 125 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2, 3 trường Tiểu học Tình Thương
26 p | 63 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số
17 p | 52 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn