SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC SINH<br />
HOẠT CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO<br />
THANH NIÊN TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ<br />
THÔNG NGÃ NĂM<br />
<br />
NGUYỄN DUY KHÁNH<br />
<br />
Phường 2, 2017.<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1<br />
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1<br />
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 1<br />
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2<br />
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2<br />
1.5. Tính mới của đề tài .............................................................................................. 2<br />
PHẦN 2: NỘI DUNG ..................................................................................................... 3<br />
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3<br />
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 3<br />
2.3. Biện pháp tiến hành ............................................................................................. 4<br />
2.4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 6<br />
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 8<br />
3.1. Kết luận chung ..................................................................................................... 8<br />
3.2. Đề xuất, khuyến nghị ........................................................................................... 8<br />
3.2.1. Đối với giáo viên làm công tác Đoàn ............................................................... 8<br />
3.2.2. Với Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường............................................................. 9<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 10<br />
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 11<br />
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 12<br />
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 13<br />
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 14<br />
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 15<br />
<br />
PHẦN 1: MỞ ĐẦU<br />
2<br />
<br />
1.1. Lý do chọn đề tài<br />
Năm học 2016 – 2017 cả nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,<br />
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản,<br />
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong<br />
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Năm học<br />
2016 – 2017 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng ban hành công văn về việc “Chủ<br />
động tích cực đổi mới hoạt động quản lý giáo dục và hoạt động dạy học”.<br />
Năm học 2016 – 2017, tôi được phân công kiêm nhiệm công tác đoàn, là một Bí<br />
thư Đoàn cơ sở tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển phong trào và quản lý<br />
đoàn viên thanh niên, để hoàn thanh nhiệm vụ năm học của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà<br />
trường đã đề ra. Việc nghiên cứu và viết đề tài còn giúp cho giáo viên làm công tác<br />
Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tại trường trung học phổ thông<br />
(THPT) Ngã Năm có được cái nhìn tổng quan để hoạch định các kế hoạch, chương<br />
trình công tác đoàn tại trường.<br />
Trong chương trình công tác Đoàn, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn<br />
mong muốn giáo dục và bồi dưỡng kĩ năng sống, bồi dưỡng tinh thần, tình cảm, đạo<br />
đức của học sinh nhằm đạt mục đích giáo dục chung là rèn đức, luyện tài phát triển<br />
hoàn thiện nhân cách đoàn viên thanh niên. Với mục đích nêu trên Đoàn trường không<br />
ngừng nghiên cứu, tìm tòi tạo sân chơi lành mạnh thu hút đoàn viên thanh niên<br />
(ĐVTN) tham gia sau những giờ học trên lớp, giúp các em có các hoạt động lành<br />
mạnh góp phần tránh xa tình trạng bạo lực học đường, phí thời gian vào hoạt động<br />
mạng xã hội ảo như facebook, zalo, game bạo lực... làm các em sao lãng việc học tập,<br />
hình thành nhân cách theo hướng tiêu cực.<br />
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Bên cạnh nhiệm vụ năm học, bản thân tôi luôn trách nhiệm làm sao cho công tác<br />
đoàn góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác Đoàn và chất lượng giáo dục<br />
toàn diện cho học sinh của Nhà trường nói chung.<br />
Năm học 2016 - 2017 tôi đã chọn đề tài gắn liền với nhiệm vụ bản thân nhằm<br />
hoàn thiện lĩnh vực nghiên cứu và góp phần nâng cao chất lượng công tác Đoàn và<br />
phong trào thanh niên tại trường, để đoàn viên thanh niên luôn xem đoàn là chỗ dựa<br />
vững chắc, là sân chơi bổ ích, lành mạnh sau tuần lễ học tập.<br />
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
3<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đoàn viên thanh niên đang học tập và sinh<br />
hoạt tại trường THPT Ngã Năm, năm học 2016 - 2017.<br />
Đề tài được tiến hành trong phạm vi đối với đoàn viên thanh niên của ba khối lớp<br />
10, 11, 12 của trường trung học phổ thông Ngã Năm, năm học 2016 - 2017.<br />
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Để hoàn thành đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu<br />
tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán<br />
học, phương pháp đàm thoại.<br />
Trong các phương pháp nêu trên, tôi sử dụng phương pháp phương pháp phỏng<br />
vấn là phương pháp chủ đạo. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, đàm thoại là<br />
phương pháp bổ trợ.<br />
1.5. Tính mới của đề tài<br />
Trường THPT Ngã Năm được thành lập từ tháng 9 năm 2015, được chia tách từ<br />
trường THPT Mai Thanh Thế, Ban chấp hành Đoàn trường hoạt động trên cơ sở kế<br />
thừa và từ ngày thành lập đến nay sau gần hai năm hoạt động, theo xu hướng phát triển<br />
của thời đại đòi hỏi Đoàn cơ sở tại đơn vị phải không ngừng đổi mới phương thức nội<br />
dung sinh hoạt để phù hợp với tình hình mới và là năm đầu tiên tôi áp dụng đề tài vào<br />
công tác đoàn tại trường THPT Ngã Năm.<br />
<br />
PHẦN 2: NỘI DUNG<br />
4<br />
<br />
2.1. Cơ sở lý luận<br />
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết<br />
định tương lai, vận mệnh dân tộc. Đảng và Bác Hồ đã đề cao vai trò, vị trí quan trọng<br />
của thanh niên, xác định thanh niên là đội quân xung kích của cách mạng, Đoàn TNCS<br />
Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng.<br />
Bác Hồ căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan<br />
trọng và rất cần thiết”. Đảng ta luôn giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực<br />
lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ,<br />
dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của<br />
mình trước Đảng và nhân dân.<br />
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị của thanh niên, là chỗ dựa tinh<br />
thần vững chắc cho thanh niên. Do đó, nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong<br />
trào thanh niên sẽ góp phần vào sự thành công của công tác giáo dục học sinh trong<br />
trường học.<br />
Đánh giá vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống chính<br />
trị ở nước ta nói chung và vai trò của tổ chức Đoàn trong nhà trường nói riêng Đảng ta<br />
đã có rất nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên.<br />
Đặc biệt, gần đây nhất tại kì họp lần thứ 7 của BCH Trung ương Đảng khóa X đã ban<br />
hành Nghị quyết số 25 ngày 25 tháng 7 năm 2008 “Về tăng cường sự lãnh đạo của<br />
Đảng đối với công tác thanh niên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”<br />
Nghị quyết đã chỉ rõ: “Việc quản lý, tập hợp thanh niên trong tình hình mới khó khăn<br />
hơn. Điều kiện, phương tiện hoạt động của Đoàn, Hội, chính sách cho cán bộ Đoàn,<br />
nhất là cán bộ Đoàn cơ sở còn bất cập. Năng lực, trình độ của không ít cán bộ Đoàn<br />
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; khả năng tập hợp, tổ chức phong trào thanh niên<br />
trong công tác thanh niên còn hạn chế”.<br />
Trên cơ sở đó, cần phải tăng cường công tác chỉ đạo, đề ra các biện pháp nâng<br />
cao hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên.<br />
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Công tác Đoàn và phong trào thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong các<br />
trường trung học phổ thông. Tuổi trẻ học đường luôn cần những nét mới, chất trí tuệ<br />
và văn hoá trong các hoạt động Đoàn, Hội. Công tác Đoàn và phong trào thanh niên<br />
của trường THPT Ngã Năm đã đạt được những thành tích nổi bật được Chi uỷ, Ban<br />
5<br />
<br />