Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ứng dụng trong môn toán lớp 4
lượt xem 104
download
Môn Toán là một môn học mà từ xưa đến nay được xem là khô khan và có phần trừu tượng. Khi giải một bài toán khó đòi hỏi phải biết suy luận, lí giải, vận dụng quy tắc cho hợp lý.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ứng dụng trong môn toán lớp 4
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giải toán có lời văn ứng dụng trong môn toán lớp 4 Người soạn: Nguyễn Thị Anh Thư -1-
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng LỜI NÓI ĐẦU Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã h ội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 02/12/1998 và có hiệu lực vào ngày 01/06/1999 đã khẳng định: - Giáo dục tiểu học nhằm giúp cho h ọc sinh hình thành nh ững c ơ s ở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho h ọc sinh tiếp tục học THCS (Điều 23: Mục tiêu GDTH). - Phương pháp GDTH phải phát huy tính tích cực, t ự giác, ch ủ động, sáng tạo của học sinh; phải phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp h ọc, môn h ọc; bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến th ức vào th ực tiễn; tác động đến tình cảm; đem lại niềm vui hứng thú trong từng học sinh (Điều 24: Nội dung phương pháp GDTH). Nhằm thực hiện tốt mục tiêu, phương pháp GDTH và giúp các em học sinh học tốt môn Toán, tôi đã chọn đề tài “Đổi mới phương pháp giải toán có lời văn với dạng Toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” trong việc dạy và học môn Toán. -2-
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng PHẦN I MỞ ĐẦU Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát tri ển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Vi ệt Nam. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò quan trọng không kém. Môn Toán là một môn học mà từ xưa đến nay được xem là khô khan và có phần trừu tượng. Khi giải một bài toán khó đòi h ỏi ph ải bi ết suy luận, lí giải, vận dụng quy tắc cho hợp lý. Với tâm lí c ủa h ọc sinh ti ểu h ọc còn ham chơi nên rất nhiều em sợ học Toán vì phải căng thẳng tập trung suy nghĩ cao. Chính vì thế việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán 4 chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình học Toán ở tiểu học. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong vi ệc rèn luy ện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quy ết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác d ụng phát tri ển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt...góp phần giáo d ục ý chí nh ẫn nại, ý chí vượt khó khăn. Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng c ủa môn Toán v ấn đ ề đ ặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, h ọc sinh đ ược phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh ki ến th ức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học. Theo chúng tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn Toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy Toán lớp 4 nói riêng. Nó không ph ải là cách th ức truy ền th ụ -3-
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng kiến thức toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ ch ức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm vi ệc m ột cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách h ọc. Vì v ậy giáo viên ph ải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học. Từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu h ọc là d ễ nh ớ nh ưng mau quên, s ự tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền v ững thích h ọc nhưng chóng chán. Vì vậy giáo viên phải làm th ế nào để khắc sâu ki ến th ức cho học sinh và tạo ra không khí sẵn sàng học tập, chủ đ ộng tích c ực trong vi ệc ti ếp thu kiến thức. Xuất phát từ cuộc sống hiện tại. Đổi mới của nền kinh tế, xã h ội, văn hoá, thông tin...đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ dám làm năng đ ộng chủ động sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu trên trong giảng dạy nói chung, trong dạy học Toán nói riêng c ần ph ải v ận d ụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy - học. Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục ti ểu h ọc nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo h ướng phát huy tính tính cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp " nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có ph ương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận th ức của h ọc sinh. Đ ể đáp ứng v ới công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục tiểu học nói riêng. Trong chương trình môn Toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái ni ệm toán học. Như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học...đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong th ực tiễn hoạt đ ộng c ủa con ng ười, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái ph ải -4-
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng l ực t ư duy và nh ững đ ức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen t ự ki ểm tra k ết qu ả công vi ệc mình làm óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp h ọc sinh v ận d ụng các ki ến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng th ời qua vi ệc gi ải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy nh ững mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp ti ểu học nói chung và lớp 4 nói riêng là một việc rất c ần thi ết mà m ỗi giáo viên ti ểu học cần phải nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. -5-
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng PHẦN II NỘI DUNG I.Mục đích, yêu cầu dạy môn Toán ở Tiểu học: - Để góp phần hoàn chỉnh kiến thức, chuẩn bị cho các em tiếp tục học tập ở các lớp trên. Việc giảng dạy môn Toán cần phải đạt được các mục đích sau: + Học sinh phải nắm vững các kiến thức, kỹ năng của môn Toán. + Học sinh có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải Toán và đời sống. + Góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, sưy luận, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thuận lợi: - Đa số học sinh thích học môn Toán nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng cho dạy học Toán. Học sinh có đầy đủ phương tiện học tập. 2. Khó khăn: - Môn Toán là môn học khó khăn, học sinh dễ chán.Trình đ ộ nh ận th ức h ọc sinh không đồng đều. - Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm t ắt bài toán còn h ạn ch ế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới th ường nh ầm l ẫn gi ữa các dạng Toán, lựa chọn phép tính còn sai, ch ưa bám sát vào yêu c ầu bài toán đ ể tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính (hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn h ạn ch ế. M ột s ố em ti ếp thu -6-
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức. Qua kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng giải các bài toán có l ời văn c ủa các em còn rất nhiều hạn chế. Chính vì thực trạng này đặt ra cho mỗi người giáo viên lớp 4 chúng tôi là dạy giải toán có lời văn như th ế nào đ ể nâng cao ch ất lượng dạy - học. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC ĐỐI VỚI VIỆC DẠY TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TẤT CẢ CÁC KHỐI LỚP: Chúng tôi nhận thấy rằng việc "Đổi mới phương pháp dạy giải toán có lời văn ở lớp 4" đạt được kết quả tốt thì giáo viên phải nắm được nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 m ới đ ịnh hướng cách dạy cho mình sao cho có sự kế th ừa và phát huy đ ược hi ệu qu ả c ủa việc đổi mới phương pháp. * Đối với khối lớp 1: - Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn. - Biết giải và trình bày giải các bài toán đơn bằng một phép tính c ộng (ho ặc tr ừ) trong đó có bài toán về thêm bớt một số đơn vị. Mục đích: - Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và kĩ năng di ễn đạt vấn đề, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói - viết. Phương pháp dạy: - Với mục tiêu như vậy nên đòi hỏi mỗi giáo viên lớp 1 ph ải bám sát trình độ chuẩn và quán triệt những định hướng đổi mới dạy cho học sinh phương pháp giải toán, tạo cơ hội để học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân. -7-
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng - Giáo viên không nói nhiều, không làm thay mà là người t ổ ch ức các ho ạt đ ộng học tập cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh hoạt động cần tăng cường kĩ năng giải toán, thực hành luyện tập với những bài toán có tính c ập nh ật, g ắn v ới thực tiễn, khuyến khích học sinh làm quen, từng bước tự mình tìm ra cách giải bài toán. * Đối với khối lớp 2: Học sinh: Giải và trình bày giải các bài toán đơn về cộng, trừ. Trong đó có bài toán về nhiều hơn, ít hơn, các bài toán về nhân, chia trong phạm vi bàng nhân, chia bảng 2,3,4,5. Làm quen bài toán có nội dung hình học. - Tự đặt được đề toán theo điều kiện cho trước. - Chương trình được xen kẽ với các mạch kiến thức khác. Phương pháp: Khi dạy Toán có lời văn. Giáo viên giúp học sinh bi ết cách gi ải toán. H ọc sinh tự tìm cách giải toán qua 3 bước: - Tóm tắt bài toán. - Tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ. - Trình bày bài giải. + Về phần tóm tắt bài toán có thể tóm tắt bằng lời, bằng sơ đồ. + Về trình bày bài giải: Giáo viên kiên trì để học sinh t ự di ễn đ ạt câu tr ả l ời bằng lời. Giáo viên cần cho thời gian luyện nhiều. * Đối với khối lớp 3: 1. Các bài toán đơn: - Tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị. - Gấp một số lên nhiều, giảm đi một số lần. - So sánh gấp (bé) một số lần. Tất cả các bài toán đơn như ở lớp 1,2 nhưng mức độ cao hơn. 2. Giải bài toán hợp có hai phép tính (hoặc hai bước tính) -8-
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng Phương pháp: - Đọc kỹ đề bài toán - Tóm tắt bài toán bằng lời hoặc sơ đồ (không trình bày trong bài gi ải n ếu không cần thiết). - Nêu bài giải đầy đủ hai bước tính (trình bày trong vở ghi). Các dạng bài tập: - Bài toán đơn, đề hoàn chỉnh (kèm minh hoạ sơ đồ hoặc không minh hoạ) lớp 2. - Bài toán giải bằng hai phép tính. * Đối với khối lớp 5: - Ngoài 7 dạng toán điển hình ở lớp 4 còn có thêm 3 dạng toán nữa, đó là: + Tỉ số phần trăm. +Toán chuyển động đều. +Bài toán có nội dung hình học (diện tích xung quanh, diện tích toàn ph ần, th ể tích các hình). Mức độ yêu cầu: - Biết giải và trình bày giải các bài toán với phân số, s ố thập phân, c ủng cố các dạng toán điển hình đã học ở lớp 4. - Biết giải các bài toán có nội dung hình học, diện tích, th ể tích các hình đã h ọc và mới học, biết giải các bài toán đơn về chuyển động đều. Phương pháp dạy: Giáo viên cần: - Giúp học sinh nắm chắc được các bước trong quá trình giải toán. - Tổ chức cho học sinh nắm vững được các dạng toán và đặc bi ệt rèn luy ện k ỹ năng phân tích đề bài. Từ đó giúp học sinh lựa chọn giải và lập kế hoạch giải một cách chính xác. 2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TOÁN CÓ LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 4: -9-
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng - Toán có lời văn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình toán 4: - Góp phần hệ thống hoá về củng cố có kiến thức, kỹ năng về s ố tự nhiên, phân số, yếu tố hình học và 4 phép tính (+, - , x, : ) với các số đã học làm cơ sở để học tiếp ở lớp 5 và nó đặt nền móng cho quá trình đào tạo tiếp theo ở các cấp học cao hơn, nó hình thành kỹ năng tính toán, giúp học sinh nh ận bi ết được nh ững mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực, hình thành phát triển hứng thú học tập và năng lực phẩm chất trí tu ệ c ủa h ọc sinh ngay từ đầu, góp phần phát triển trí thông minh, óc suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. - Kế thừa giải toán ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, mở rộng, phát tri ển n ội dung gi ải toán phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 4. 3. NỘI DUNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4: Toán có lời văn giữ một vị trí đặc biệt trong ch ương trình toán 4 bao g ồm các dạng toán điển hình: + Tìm số trung bình cộng + Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó + Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. + Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. + Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. - Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông) Nội dung giải toán được sắp xếp hợp lý đan xen với n ội dung hình h ọc (di ện tích, chu vi hình vuông, hình chữ nhật...) và các đơn v ị đo l ường, đo di ện tích nhằm đáp ứng với mục tiêu của chương trình toán 4. Ngoài ra nội dung các bài toán ở lớp 4 đã chú ý đến tính c ập nh ật, g ắn li ền v ới tình huống trong đời sống, gần gũi với trẻ, đã tăng c ường tính giáo d ục cho h ọc sinh. 4. MỤC TIÊU DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4: - 10 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng - Học sinh biết giải các bài toán hợp không quá 4 bước tính liên quan đ ến các dạng toán điển hình. - Biết trình bày bài giải đầy đủ gồm các câu lời giải (mỗi phép tính đều có l ời văn) và đáp số theo đúng yêu cầu của bài toán. - Đối với học sinh khá, giỏi phải tìm được nhiều cách giải một bài toán nếu có. 5. YÊU CẦU DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 4: 1. Yêu cầu 1: Học sinh phải tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự nhiên và tự tin. Trách nhiệm của học sinh là phát hiện, chiếm lĩnh và vận dụng. 2. Yêu cầu 2: Giáo viên phải lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn nhẹ nhàng, hợp tác giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân của h ọc sinh. Giáo viên và h ọc sinh ảnh hưởng nhau, thích nghi và hỗ trợ nhau. 3. Yêu cầu 3: Tạo điều kiện để học sinh hứng thú, tự tin trong học tập. 6. TỰ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỂ NẮM VỮNG ĐƯỢC TÁC DỤNG CŨNG NHƯ VIỆC TIẾN HÀNH THỰC HÀNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY: Tôi thấy đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới ph ương pháp dạy giải toán nói riêng là nhằm tìm ra được phương pháp logic cho t ừng nội dung của từng môn, từng bài để nhằm đạt được chất lượng cao nh ất trong giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hi ện nay chính là đ ể phát hiện, lựa chọn phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy h ọc l ấy học sinh làm trung tâm và phù hợp với nội dung giáo d ục c ụ th ể. Vì v ậy tôi thường xuyên sinh hoạt thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp để h ọc tập và xây dựng thống nhất cách thực hiện phương pháp đổi mới giảng dạy cho tất cả các môn học cho phù hợp để tìm ra con đường chuyển tải chính thức t ới h ọc sinh bằng con đường nhanh nhất, ngắn gọn nhất. Cần nghiên cứu, tìm hiểu để nắm được yêu cầu của việc dạy toán nói chung và loại giải toán: "Tìm 2 số khi biết - 11 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng tổng và tỉ số của 2 số đó" nói riêng. Đồng thời nắm được những thiếu sót của học sinh trong giải toán có lời văn. 7. CHUẨN BỊ CHO GIỜ DẠY GIẢI TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI ĐẠT KÉT QUẢ. Để có được giờ dạy giải toán theo phương pháp đổi mới đạt kết qu ả t ốt, phát huy được tính tích cực của học sinh thì giáo viên ph ải có thi ết k ế c ụ th ể rõ ràng, nó sẽ quyết định lớn đến chất lượng giờ dạy và đồng thời giáo viên cũng là người tổ chức, hướng dẫn thiết kế cho từng học sinh. Mọi h ọc sinh đ ều ch ủ động học tập và phát triển cao nhất, chính vì lẽ đó cả 2 đối tượng th ầy và trò đều phải có sự chuẩn bị chu đáo. a. Sự chuẩn bị của giáo viên: - Trước khi dạy bất cứ một loại Toán giải nào, tôi đều dành th ời gian tìm hiểu về tất cả các bài tập của dạng toán đó, từ bài giảng đến bài luyện, từ bài trong sách giáo khoa đến bài trong vở bài tập để thấy được phương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn, học sinh dễ tiếp thu, giáo viên nói ít và chọn được những bài thêm để nâng cao kiến thức đối với đối tượng học sinh khá, gi ỏi. Đồng thời cũng lường trước được chỗ học sinh hay vướng mắc trong khi thực hành giải loại toán đó mà giáo viên lưu ý trong giảng dạy. - Khi dạy loại: "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và t ỉ s ố c ủa hai s ố đó". Học sinh được học 2 tiết bài mới (đó là tiết 1: "Tỉ số ở d ưới d ạng s ố t ự nhiên", có nghĩa là so sánh giữa giá trị của số l ớn v ới giá tr ị c ủa s ố bé. Ti ết 2: "T ỉ s ố ở dưới dạng phân số"). Thì học sinh thường mắc lỗi ở dạng tỉ số là phân số nên giáo viên dạy cần lưu ý nhấn mạnh để học sinh dễ hiểu, dễ nh ớ. Từ mối quan hệ tỉ số là hai số trong bài giáo viên hướng dẫn h ọc sinh tìm ra s ự bi ểu di ễn trên sơ đồ tóm tắt bài toán. Đây là loại toán giải khó đối với h ọc sinh l ớp 4 nên giáo viên phải giúp học sinh: + Xác định được tổng, tỉ số đã cho. - 12 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng + Xác định được hai số phải tìm là số nào? Từ đó hướng tới phương pháp giải chung là ( phương pháp giải bài toán): - Tìm tổng số phần bằng nhau - Tìm giá trị của một phần bằng lấy tổng của hai số chia cho t ổng số ph ần b ằng nhau, rồi dựa vào mối quan hệ giữa tỉ số của hai số mà tìm ra giá tr ị c ủa m ỗi s ố phải tìm. Trên cơ sở đó học sinh sẽ nắm cách giải đặc trưng của lo ại toán này. Đ ể củng cố được kĩ năng và kiến thức của loại toán này, tôi cho các em tự đặt đề toán theo loại toán đó đồng thời chọn các bài toán khó cho h ọc sinh khá, gi ỏi (áp dụng vào tiết luyện tập hay buổi dạy riêng biệt đối với học sinh khá, giỏi). Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được th ể hiện cụ th ể trên bài so ạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của cô và trò trong gi ờ giải toán. b. Sự chuẩn bị của học sinh: Đối với học sinh đã đạt được giáo dục và bồi d ưỡng ý th ức thích h ọc Toán, có thú vị, hào hứng trong hoạt động học Toán, có ph ương pháp h ọc b ộ môn Toán, có thao tác về giải Toán phải có đầy đủ các dụng cụ học Toán và chuẩn bị đầy đủ cho phù hợp với từng tiết học. Đối vói học sinh khá, gi ỏi trong nh ững buổi bồi dưỡng riêng biệt cần có thêm sách giáo khoa về luyện giải, sách giáo khoa nâng cao... Song không thể thiếu được những kiến thức về toán h ọc có h ệ th ống logic t ừ lớp dưới, từ bài học trước phải chắc chắn làm cơ sở, nền t ảng giúp h ọc sinh t ự tin trong hoạt động thực hành, trong việc tiếp thu kiến thức. Ví dụ nh ư khi học giải toán vê "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" thì các em đã được học bài trước là "Tỉ số"... Chính vì sự liên quan hệ thống giữa kiến thức đã học với kiến th ức mới nên học sinh phải làm hết và đầy đủ các bài tập, học thuộc các quy tắc, công th ức - 13 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng toán. Để học sinh có thói quen học bài, làm bài đầy đủ tôi đã bố trí mỗi t ổ có một tổ trưởng là học sinh khá toán, thường xuyên kiểm tra bài học, bài làm ở nhà của các bạn trong bàn vào giờ ôn bài, soát bài và ch ỉ ra chỗ đúng sai trong bài t ập của bạn giúp bạn cùng tiến bộ (xây dựng đôi bạn cùng tiến). 8. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHI DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN: - Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức t ạp. Vi ệc hình thành kỹ năng giải toán hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải là s ự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học, ....chính vì đ ặc tr ưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung trong quá trình giải toán sau: Bước 1: - Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Chúng tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần. Bước 2: - Phân tích tóm tắt đề toán: Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (t ức là yêu c ầu gì?) Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng ph ần đã cho và ph ần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, th ể hiện bản ch ất toán h ọc của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các s ơ đồ đoạn thẳng. Bước 3: - Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp. Bước 4: - Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói - viết) phép tính tương ứng, đáp s ố, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng - 14 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không? (trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không?) 9. PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI TOÁN" TÌM HAI SỐ KHI BI ẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ" Ở LỚP 4: Đối với dạng toán này thì có các dạng bài nổi bật sau: - Dạng bài tỉ số của hai số là một số tự nhiên (có nghĩa là so sánh giá tr ị c ủa s ố lớn với giá trị của số bé). Ví dụ 1: Có 45 tấn thóc chứa trong hai kho. Kho lớn chứa gấp 4 lần kho nhỏ. Hỏi số thóc chứa trong mỗi kho là bao nhiêu tấn? Bước 1: 2 học sinh đọc to đề toán (cả lớp đọc th ầm theo bạn và gạch chân bằng bút chì dưới từ gấp 4 lần) Bước 2: Phân tích - tóm tắt bài toán. Cho học sinh phân tích bài toán bằng 3 câu hỏi: 1. Bài toán cho biết gì? (tổng số thóc ở hai kho là 45 tấn. Kho l ớn g ấp 4 l ần kho nhỏ) "tỷ số của bài toán chính là điều kiện của bài toán". 2. Bài toán hỏi gì? (số thóc ở mỗi kho) "tức là số thóc ở kho nhỏ và s ố thóc ở kho lớn". 3. Bài toán thuộc dạng toán gì? (bài toán tìm hai số khi bi ết t ổng và t ỷ s ố c ủa hai số đó). Từ cách trả lời trên học sinh sẽ biết cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, thiết lập được mối quan hệ giữa cái đã cho trong bài bằng ngôn ngữ toán học ghi kí hiệu ngắn gọn bằng cách ghi tóm tắt đề toán. Đối với dạng toán này, thì h ọc sinh chủ yếu phải minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ, tức là biểu thị một cách trực quan các mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán. Tóm tắt: ? tấn Kho nhỏ: ? tấn 45 tấn Kho lớn: - 15 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Trình bày bài giải: Dựa vào kế hoạch giải bài toán ở trên mà học sinh sẽ tiến hành giải như sau: Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần) Số thóc ở kho nhỏ là: 45 : 5 = 9 (tấn) Số thóc ở kho lớn là: 9 x 4 = 36 (tấn) Hỏi còn cách giải nào khác? ( dành cho HS khá, giỏi ) T số thóc - kho nhỏ = số thóc kho lớn [hay 45 - 9 = 36 (tấn)] Thử lại: Là quá trình kiểm tra việc thực hiện phép tính độ chính xác của quá trình lập luận. 9 + 36 = 45 (tấn) tổng số thóc. Hay có thể 36 : 9 = 4 (lần) tỉ số Qua các thao tác giải trên chúng tôi đã hình thành d ần d ần cho h ọc sinh trong các giờ dạy toán dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên đối với t ất c ả các dạng bài. Từ phương pháp dạy như trên giáo viên có thể áp dụng với tất cả những loại bài như sau: * Tương tự đối với dạng "Bài toán tìm hai số khi biết t ổng và t ỉ s ố c ủa hai số đó". Với tỉ số là một phân số (tức là so sánh giá trị của số bé với giá trị của s ố lớn). Ví dụ 2: Mẹ mua 20 kg gạo trong đó khối lượng gạo nếp bằng 2/3 khối lượng gạo tẻ. Tính số kg gạo mỗi loại? - 16 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng 2/3 cho ta biết. Nếu gạo tẻ được chia làm 3 phần bằng nhau thì s ố g ạo nếp sẽ chiếm 2 phần và học sinh tóm tắt như sau: ? kg Số gạo tẻ: 20 kg ? kg Số gạo nếp: * Đối với loại bài: Đặt đề toán theo sơ đồ rồi giải bài toán đó. Ví dụ 3: Vải trắng: Vải hoa: 1. Học sinh dựa vào sơ đồ để xác định được dạng toán. 2. Đặt đề toán 3. Giải bài toán * Dạng toán này còn có những bài toán nâng cao lên thành "Tìm ba số khi biết tổng và tỉ số của ba số đó". Ví dụ 4: Lớp 4A nhận chăm sóc 180 cây trồng ở ba khu vực. Số cây ở khu vực hai gấp 2 lần số cây ở khu vực một, số cây ở khu v ực m ột b ằng 1/3 s ố cây ở khu vực ba. Tính số cây ở mỗi khu vực. Đối với bài tập này thì giáo viên sẽ hướng dẫn gợi ý học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các tỉ số của 3 số đó trong bài để biểu di ễn trên s ơ đ ồ tóm t ắt bài toán. ? cây Số cây ở khu vực I: 180 cây Số cây ở khu vực II: ? cây Số cây ở khu vực III: Bài tập này học sinh sẽ tiến hành làm tương tự như "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số" Nhìn vào sơ đồ tóm tắt học sinh sẽ tìm ra cách giải và giải bài toán * Ở dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" còn ở d ưới dạng ẩn: - 17 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng Ví dụ 5: Một hình chữ nhật có P = 270m. Số đo chiều rộng bằng 1/4 số đo chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. (Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý để h ọc sinh tìm ra cách giải và giải bài toán) Đối với ví dụ này là sự kết hợp với các yếu tố hình học, t ừ đó c ủng c ố kiến thức nhiều mặt cho học sinh. Như vậy, dù bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" hay bất kì ở dạng toán nào thì điều quan trọng đối với học sinh là phải bi ết cách tóm tắt đề toán. Nhìn vào tóm tắt xác định đúng dạng toán đ ể tìm ch ọn phép tính cho phù hợp và trình bày giải đúng. Tất cả những việc làm trên của giáo viên đều nh ằm th ực hiện ti ết d ạy giải toán có lời văn theo phương pháp đổi mới và rèn kĩ năng cho h ọc sinh khi giải bất kì loại toán nào các em cũng được vận dụng. - 18 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để học sinh học tốt môn Toán thiết nghĩ Giáo viên và h ọc sinh cần đảm b ảo các yêu cầu sau: 1. Đối với giáo viên: - Cần chuẩn bị và lựa chọn các phương pháp phù hợp. - Xác định đúng hướng đi cho mỗi bài dạy, tiết dạy. - Từng bước phát huy vai trò tổ chức chỉ đạo của giáo viên theo đ ịnh h ướng đ ổi mới phương pháp giáo dục. 2. Đối với học sinh: - Có ý thức tự giác học tập. - Có một sổ tay riêng ghi chép những kiến thức, quy t ắc đã đ ược h ọc đ ể các em khắc sâu, nhớ lâu. - Thường xuyên nhắc nhở đôi bạn học tập kiểm tra lẫn nhau. - Tập cho học sinh sử dụng linh hoạt các phép tính để rèn kh ả năng sáng t ạo, nhanh nhẹn làm tiền đề cho học sinh nắm vững quy tắc thực hiện giải toán có lời văn. - 19 -
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Nguyễn Thị Anh Thư- TH Hai Bà Trưng, Sơn Trà, Đà Nẵng PHẦN IV: KẾT LUẬN Tất cả giáo viên nói chung và tôi nói riêng ai cũng mong muốn truy ền th ụ cho các em những kiến thức mới, bổ ích để các em có th ể áp dụng một cách linh hoạt vào giải toán có lời văn. Cũng từ đó khuyến khích, động viên đ ể các em nhận ra môn Toán không phải là môn học khô khan, hóc búa mà toán h ọc đôi khi cũng hấp dẫn và có nhiều điều lí thú quanh chúng. Môn Toán nói chung và vi ệc giải toán có lời văn nói riêng chính là việc đổi mới ph ương pháp dạy h ọc theo hướng thầy thiết kế trò thi công, thầy chỉ giữ vai trò tổ chức điều khiển và hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm ra tri thức mới. Học sinh th ực hành và t ự đúc kết ra kinh nghiệm cho bản thân. Với việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn như trên chúng tôi tự đánh giá khẳng định đã đạt được kết quả như sau: Đối với giáo viên: Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong dạy toán nói chung và trong việc dạy giải toán rói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được tay nghề và đã áp dụng được các phương pháp đổi mới cho tất cả các môn học khác. Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt, biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích ki ểm tra bài gi ải. Vì th ế nên kết quả môn toán của các em có nhiều tiến bộ. Giờ học toán là giờ h ọc sôi nổi nhất. Cụ thể kết quả kiểm tra môn Toán giữa học kỳ I là: Tóm tắt bài toán Lời giải, phép tính và đáp số Đạt Chưa đạt Đúng Sai 3em = 20% 12 em = 80 % 4 em = 26.7% 11 em = 73.3 % Cụ thể kết quả kiểm tra môn Toán cuối học kỳ I là: - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy Toán học
28 p | 3536 | 1529
-
Đề cương sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy và học
17 p | 452 | 105
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy - học các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4
24 p | 444 | 76
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới nội dung và hình thức để nâng cao hiệu quả giờ chào cờ đầu tuần ở trường THPT Triệu Sơn 2
35 p | 501 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dạy học tại trường Tiểu học Tấn Tài 3
15 p | 456 | 47
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc Tiểu học
5 p | 494 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa học nhằm kích thích tính tích cực học tập của học sinh nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học trong trường trung học phổ thông
7 p | 266 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc kết hợp Văn học để gây hứng thú cho học sinh
17 p | 219 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp giải bài tập trắc nghiệm Hoá học về kim loại và oxit kim loại
15 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy Địa lý ở trường THPT Triệu Sơn 4
12 p | 200 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới hình thức tổ chức của hoạt động thể dục giữa giờ ở trường tiểu học
22 p | 132 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới trong công tác tư vấn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn
35 p | 21 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ
9 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội, giúp học sinh phát triển lành mạnh trong thời đại công nghệ số
14 p | 13 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới hình thức tổ chức họp cha mẹ học sinh
38 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới sinh hoạt lớp theo bộ chủ đề Nhận thức để thành công nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh đáp ứng Chương trình GDPT mới
15 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua câu lạc bộ
14 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp giảng dạy bài Ancol thông qua hoạt động trải nghiệm “Pha chế nước sát khuẩn tay” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
46 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn