intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp tổ chức dạy học chủ đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến là đề xuất và áp dụng giải pháp tổ chức dạy học chủ đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn nhằm định hướng cách thức tổ chức dạy học đối với các giáo viên được phân công giảng dạy, giúp giáo viên bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục, yêu cầu cần đạt, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, mang lại hiệu quả cho giờ dạy, học sinh nắm bắt được nội dung bài học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp tổ chức dạy học chủ đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn

  1. 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Giải pháp tổ chức dạy học chủ đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn Lĩnh vực sáng kiến: Giáo dục Nghệ thuật Tác giả: Đỗ Thị Lê Chức vụ: Phó Trưởng phòng Tổ chức – Công tác HSSV Nơi công tác: Trường CĐSP Lạng Sơn Điện thoại liên hệ: 0856.256.555 Địa chỉ thƣ điện tử: ledocdspls@gmail.com Lạng Sơn, năm 2022
  2. 3 MỤC LỤC Trang TÓM TẮT SÁNG KIẾN............................................................................................................... 1 I. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................................................. 3 1. Cơ sở lý luận............................................................................................................ ........................ 3 1.1. Điểm mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gắn với giáo dục địa phương……………………………………………………………………………………… 3 1.2. Yêu cầu đặt ra trong bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở để đáp ứng yêu câu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gắn với giáo dục địa phương 4 1.3. Chương trình Giáo dục địa phương............................................................................... 7 2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................................ 9 2.1. Khái quát về Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn – Lớp 6…… 9 2.2. Giới thiệu đôi nét chủ đề “Các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn” trong Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn – Lớp 6.......... 9 2.3. Dạy học chủ đề âm nhạc địa phương tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn.................................................................................................................... 10 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.................................................................................................. 12 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến...................................... 12 1.1. Giải pháp tổ chức dạy học theo từng nội dung trong chủ đề............................... 12 1.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá................................................................................... 17 1.3. Hướng dẫn tìm file âm thanh, hình ảnh, video clip liên quan đến chủ đề phục vụ dạy học trực quan..................................................................................................... 18 2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu được.............................................................................. 19 2.1. Tính mới, tính sáng tạo......................................................................................................... 19 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến................... 19 IV. KẾT LUẬN................................................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 23 PHỤ LỤC................................................................................................................................................ 24
  3. 4 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 được Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn triển khai, tổ chức thực hiện cho học sinh lớp 6 trên địa bàn toàn tỉnh bắt đầu từ năm học 2021-2022. Tài liệu bao gồm 09 chủ đề thuộc 3 cụm lĩnh vực: Văn hóa, Lịch sử; Địa lý, Kinh tế, Hướng nghiệp; Chính trị - xã hội và môi trường. Chủ đề âm nhạc nằm trong lĩnh vực Văn hóa, Lịch sử với nội dung “Các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn”. Trong sáng kiến này, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên giảng dạy âm nhạc, đặc biệt là giảng viên được phân công dạy học chủ đề âm nhạc biết cách tổ chức dạy học đối với chủ đề này. Sáng kiến đã được triển khai áp dụng tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, trong đó thực hiện các giải pháp đưa ra, mang lại hiệu quả tương đối thuyết phục thông qua đánh giá dự giờ, kết quả học tập của học sinh và khảo sát ý kiến học sinh. Từ những kết quả thu được, chúng tôi có cơ sở để khẳng định việc tổ chức triển khai thực hiện chủ đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc nói chung và chất lượng giáo dục địa phương nói riêng theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban
  4. 5 hành Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018. Được sự cho phép của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng và thực hiện bộ Tài liệu Giáo dục địa phương dành cho các cấp học, trong đó Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 đã hoàn thiện và đưa vào thực hiện từ năm học 2021-2022. Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 được biên soạn bao gồm khung chương trình và tài liệu dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục. Tài liệu bao gồm 9 chủ đề thuộc 3 cụm lĩnh vực, với tổng thời lượng là 35 tiết/năm học, được triển khai thực hiện từ năm học 2021-2022 trên địa bàn toàn tỉnh Lạng Sơn. Trước đây, việc giáo dục dạy học âm nhạc địa phương được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép giáo viên lựa chọn một số bài hát của quê hương phù hợp với lứa tuổi, vùng miền để đưa vào phần giảng dạy thay thế cho một số bài hát dân ca. Như vậy, từ năm học 2021-2022, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 được ban hành đã tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh trong việc tiếp cận với thông tin chính thống, cập nhật về kinh tế, chính trị - xã hội, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp và văn hóa, lịch sử của tỉnh Lạng Sơn. Chủ đề “Các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn” thuộc lĩnh vực văn hóa, lịch sử có ngữ liệu rõ ràng, tạo thuận lợi cho giáo viên viên khai thác, tìm hiểu ngữ liệu, tổ chức thực hiện giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện thực tiễn của từng nhà trường. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn là một trường mới được thành lập, đi vào tuyển sinh từ năm học 2019-2020 đến nay. Năm học 2021-2022, cùng với các trường khác trên địa bản tàn tỉnh, nhà trường đã triển khai thực hiện chương trình trình Giáo dục địa phương - Lớp 6. Với tư cách là tác giả viết chủ đề “Các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn”, chúng tôi mong muốn được định hướng cách thức tổ chức dạy học đối với các giáo viên được phân công giảng dạy nhằm bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục, yêu cầu cần đạt, giúp cho giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, mang lại hiệu quả cho giờ dạy, học sinh nắm bắt được nội dung bài học.
  5. 6 Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi lựa chọn viết sáng kiến “Giải pháp tổ chức dạy học chủ đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn”. 2. Mục tiêu của sáng kiến Đề xuất và áp dụng giải pháp tổ chức dạy học chủ đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn nhằm định hướng cách thức tổ chức dạy học đối với các giáo viên được phân công giảng dạy, giúp giáo viên bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục, yêu cầu cần đạt, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, mang lại hiệu quả cho giờ dạy, học sinh nắm bắt được nội dung bài học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc địa phương. 3. Phạm vi của sáng kiến - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp tổ chức dạy học chủ đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học âm nhạc địa phương ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn. - Phạm vi nghiên cứu: + Tập trung đề xuất giải pháp tổ chức dạy học chủ đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn. + Triển khai áp dụng tại Lớp 6A1, 6A2 của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn vào học kỳ II, năm học 2021-2022. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 gắn với giáo dục địa phương Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông gồm chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình được
  6. 7 xây dựng thông qua việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế [2, tr.12-15], thể hiện ở những điểm mới sau: 1) Xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Theo tác giả Đặng Bá Lãm,Chương trình giáo dục hướng tới phát triển năng lực người học [1] theo những đặc trưng sau: Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, môi trường học tập và đánh giá kết quả. 2) Phân biệt rõ hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý một số môn; đồng thời thiết kế một số môn học theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp, gắn với giáo dục địa phương. 3) Tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học cấp học. 4) Đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung và triển khai kế hoạch phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. 5) Sử dụng các biện pháp “giảm tải” trong chương trình GDPT 2018. 1.2. Yêu cầu đặt ra trong bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở để đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gắn với giáo dục địa phương
  7. 8 Trước những yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT 2018 gắn với giáo dục địa phương, ngành GDĐT, các địa phương cũng như các trường cần xây dựng lộ trình bồi dưỡng giáo viên. Các chuyên gia xác định cần bồi dưỡng 03 lĩnh vực chủ yếu là: Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và pháp luật, cụ thể: Một là, bồi dưỡng kiến thức và năng lực chuyên môn - Kiến thức và năng lực tích hợp các môn học để tổ chức dạy học các môn học tích hợp cũng như hoạt động trải nghiệm/trải nghiệm, hướng nghiệp. Các nội dung môn học có thể được tích hợp nội môn: Tích hợp các mảng kiến thức khác nhau giữa yêu cầu trang bị với kiến thức với việc rèn kỹ năng trong cùng môn học. Tích hợp liên môn: Tích hợp kiến thức của các môn học, khoa học có liên quan, ở mức độ thấp nhất là giáo viên biết liên hệ kiến thức được dạy với kiến thức có liên quan trong các môn học; Tích hợp xuyên môn: Tích hợp một số chủ đề quan trọng vào nội dung chương trình nhiều môn học). Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên phải xác định được kiến thức cốt lõi trong mỗi chủ đề, với mức độ ưu tiên của từng môn học, đồng thời đảm bảo tính kết cấu logic và hệ thống trong nội dung kiến thức khi tổ chức dạy học tích hợp. - Kiến thức về nội dung giáo dục địa phương [2, tr.27]. Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước. Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông, Ủy ban Nhân dân tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương; chỉ đạo việc tổ chức biên soạn về nội dung giáo dục của địa phương; chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên sẽ được tổ chức bồi dưỡng về các nội dung giáo dục địa phương về các môn Tiếng Việt (Ngữ văn), Lịch Sử, Địa Lý, Âm nhạc… của địa phương. - Kiến thức và năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông. Đây là
  8. 9 những kiến thức rất quan trọng để giáo viên có thể tiến hành dạy học trong môi trường mở, phát huy hiệu quả năng lực tự học, tự nghiên cứu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hai là, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất: - Tổ chức dạy học phân hóa và tích hợp - Phát triển chương trình dạy học - Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng và xây dựng động lực đổi mới cho giáo viên. - Sử dụng phương pháp thúc đẩy động cơ học tập hiệu quả và kỹ năng sống ở học sinh. - Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng - Năng lực huy động, tập hợp các lực lượng xã hội như cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, tình nguyện viên, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hoạt động hỗ trợ giáo dục. Xây dựng văn hóa nhà trường an toàn, thân thiện, văn minh góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Ba là, bồi dưỡng về kiến thức quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước, pháp luật; nghiên cứu và triển khai các văn bản pháp quy Đây là điểm mới của Chương trình GDPT 2018. Các hoạt động giáo dục không chỉ đóng khung trong trường học mà được mở rộng ra ngoài trường. Vì vậy, bên cạnh việc bồi dưỡng các văn bản quản lý, Ngành còn phải tìm hiểu về các cơ chế chính sách, các văn bản có liên quan đến các lĩnh vực phụ trách để phổ biến cho cha mẹ học sinh hoặc thực hiện đúng trong quá trình giáo dục. Việc phân chia kiến thức và nghiệp vụ chỉ mang tính chất tương đối, vì hai nội dung này hỗ trợ và bổ sung cho nhau, giúp giáo viên hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra. Hoạt động bồi dưỡng có thể được tiến hành dưới hình thức tín chỉ, bồi dưỡng thường xuyên hằng năm. Bên cạnh đó còn bồi dưỡng cho giáo viên phẩm chất nghề nghiệp như tinh thần trách nhiệm, cam kết chất lượng cũng như xây dựng văn hóa tự bồi dưỡng cho bản thân.
  9. 10 1.3. Chương trình Giáo dục địa phương Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kế hoạch thực hiện giáo dục địa phương là một bộ phận của kế hoạch tổng thể thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường, bao gồm những vấn đề cơ bản, mang tính thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương. Chương trình giúp học sinh phát triển tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước từ đó gắn bó cộng đồng địa phương; ý thức được vai trò của bản thân và ý nghĩa của gắn kết, hòa nhập với cộng đồng, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng quê hương, phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương, chuẩn cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp. Chương trình giáo dục địa phương lớp 6 nằm trong tổng thể nội dung Giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở. 1.3.1. Mục tiêu xây dựng nội dung giáo dục địa phương Nội dung giáo dục địa phương góp phần cụ thể hóa mục tiêu Giáo dục phổ thông, từ đó đa dạng hóa hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Thông qua chương trình, học sinh có những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội,… của tỉnh. Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu, niềm tự hào về quê hương, ý thức giữ gìn truyền thống quê hương, xây dựng văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 1.3.2. Quan điểm chỉ đạo của về xây dựng nội dung giáo dục địa phương Nội dung Giáo dục địa phương được xây dựng trên cơ sở quan điểm đảm bảo đúng chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ quyền Quốc gia, chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bình đẳng giới. Nội dung Giáo dục địa phương phải đảm bảo tính cập nhật đời sống văn hóa, kinh tế - chính trị, xã hội của tỉnh. Đồng thời, phải đảm bảo tính thống nhất, linh hoạt, có tính mở nhằm phát triển chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mặt khác, phải đảm bảo phản ánh những sự kiện tiêu biểu có ý nghĩa giáo dục sâu sắc cho thế hệ trẻ.
  10. 11 Nội dung Giáo dục địa phương coi trọng trải nghiệm và đa dạng các hình thức dạy học như: dạy học thông qua di sản, thông qua dự án, trải nghiệm... Nội dung được thiết kế theo mạch kiến thức, vừa phân kỳ vừa đồng tâm đảm bảo: tính tích hợp lớp dưới và phân hóa lớp trên với các mạch nội dung thống nhất, gồm 3 nhóm vấn đề: văn hóa, lịch sử truyền thống; địa lí, kính tế, hướng nghiệp; chính trị-xã hội, môi trường địa phương. 1.3.3. Định hướng về nội dung giáo dục Kết hợp những phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Chú trọng những phương pháp dạy học tích cực: dạy học dựa vào nhiệm vụ, dự án, giải quyết vấn đề, nhằm phát triển năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề sáng tạo,... đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hình thức tổ chức dạy học đa dạng kết hợp học tập trong lớp, ngoài lớp coi trọng tổ chức hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khóa, hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động tình nguyện,... nhằm gắn lí luận với thực tiễn, tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về thời sự, văn hóa, lịch sử, kinh tế - xã hội... địa phương cho học sinh. Đối với cấp trung học, nội dung giáo dục địa phương được biên soạn thành bộ tài liệu giáo dục địa phương của một tỉnh có vị trí như sách giáo khoa với nội dung về giáo dục địa phương thuộc 7 lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp. Tài liệu giáo dục địa phương được biên soạn theo từng bài học, chủ đề hoặc theo nhóm chủ đề. 1.3.4. Đánh giá kết quả giáo dục Mục đích đánh giá xem xét mức độ hiểu biết, vận dụng của học sinh với yêu cần đạt của nội dung Giáo dục địa phương. Nhà trường và giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá bằng cách kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau. Tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng (học sinh - học sinh), đánh giá của giáo viên, đánh giá của gia đình, cộng đồng thông qua hoạt động học, hành vi nhận thức cá nhân, sản phẩm học tập và nghiên cứu trực tiếp nội dung giáo dục địa phương.
  11. 12 Yêu cầu khi đánh giá phải đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp với lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực cho học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát về Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 “Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 được biên soạn bao gồm khung chương trình và tài liệu dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục; được thiết kế bao gồm 09 chủ đề thuộc 3 cụm lĩnh vực với tổng thời lượng là 35 tiết/năm học. Việc biên soạn tài liệu được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và các tài liệu liên quan. Nội dung thông tin thể hiện tính khoa học, tính sư phạm cao; đồng thời bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực tương ứng với lớp, cấp học, giúp cho giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của giáo viên và học sinh” [3, tr.3]. Tài liệu đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn thẩm định; được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo Quyết định số 2801/QĐ-BGDĐT ngày 07/9/2021 về việc phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Lạng Sơn. Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn chỉ đạo, chính thức đưa vào triển khai thực hiện cho học sinh lớp 6 từ năm học 2021-2022. Tài liệu bao gồm 9 chủ đề, thuộc 3 lĩnh vực: Văn hóa, Lịch sử; Địa lý, Kinh tế, Hướng nghiệp; Chính trị - xã hội và môi trường. 2.2. Giới thiệu đôi nét chủ đề “Các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn” trong Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 Chủ đề “Các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn” nằm trong lĩnh vực Văn hóa - Lịch sử, được phân bổ 2 tiết. Mục tiêu của chủ đề: Sau khi học xong, học sinh sẽ kể tên được các thể loại dân ca truyền thống của tỉnh Lạng Sơn; nhận diện được một số thể loại âm
  12. 13 nhạc truyền thống của tỉnh Lạng Sơn qua hình ảnh, video và âm thanh; học sinh có ý thức tuyên truyền, gìn giữ và phát huy những thể loại âm nhạc truyền thống của tỉnh Lạng Sơn. Với thời lượng 2 tiết, chủ đề giới thiệu cho học sinh một số thể loại âm nhạc truyền thống của tỉnh Lạng Sơn như: Hát Sli, hát Lượn, hát Then và hát Páo dung. Trong phần luyện tập, thực hành định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tổ chức tìm hiểu một số thể loại âm nhạc truyền thống của tỉnh Lạng Sơn”. 2.3. Dạy học chủ đề âm nhạc địa phương tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn 2.3.1. Khái quát về trường Tiểu học và Trung học cơ sở THCS Lê Quý Đôn Trường THCS Lê Quý Đôn được thành lập vào năm 2019 trực thuộc Trường CDSP Lạng Sơn. Nhà trường bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2019-2020. Mặc dù qui mô giáo dục không lớn nhưng đã có những bước tiến bộ vững chắc trong bốn năm qua. Năm học 2021-2022, nhà trường có 14 lớp với 480 học sinh, trong đó có 02 lớp 1, 02 lớp 2, 02 lớp 3, 02 lớp 4, 02 lớp 6, 02 lớp 7 và 02 lớp 8. Đội ngũ giáo viên hiện nay có 17 CBGV cơ hữu (03 CBQL, 14 GV) và một số giảng viên của Trường CĐSP tham gia giảng dạy một số bộ môn. 2.3.2. Thực trạng việc dạy học chuyên đề âm nhạc theo Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6 tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn Năm học 2021-2022, dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, các nhà trường tiến hành giảng dạy Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn - Lớp 6. Sở Giáo dục và Đào tạo đã định hướng xây dựng kế hoạch, rà soát đội ngũ giáo viên giảng dạy và tiến hành giảng dạy từ 2-3 chủ đề. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn đã triển khai, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn. Dựa trên tình hình thực tiễn, chúng tôi nhận thấy việc triển khai thực hiện chủ đề “Các thể loại âm nhạc truyền thống tỉnh Lạng Sơn” tại Trường Tiểu học
  13. 14 và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn sẽ gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn đến từ phía giáo viên và học sinh. * Đối với giáo viên: - Về đội ngũ: Đối với bộ môn âm nhạc giảng dạy cấp trung học cơ sở, nhà trường được phân công 02 giảng viên giảng dạy âm nhạc tại Trường Cao đẳng Sư phạm tham gia giảng dạy âm nhạc cho học sinh. - Về trình độ chuyên môn: Các giảng viên đều là có trình độ Đại học Sư phạm âm nhạc. Giảng viên có kiến thức âm nhạc sâu rộng; có kiến thức về văn hóa nói chung và âm nhạc địa phương nói riêng. - Về phương pháp giảng dạy: Giảng viên có kinh nghiệm công tác giảng dạy âm nhạc, đã triển khai thực hiện nhiều phương pháp dạy học tích cực, đạt hiệu quả cao. - Tài liệu lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy, vì vậy giáo viên chưa có kinh nghiệm và thực tiễn để tổ chức dạy học. - Tài liệu tham khảo cho các nội dung của chủ đề không nhiều, đặc biệt là hạn chế về phần âm thanh các thể loại âm nhạc. Điều đó, yêu cầu giáo viên phải tích cực hơn trong công tác sưu tầm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy học chủ đề này. * Đối với học sinh: Học sinh khối lớp 6 có 02 lớp với sĩ số là 31 học sinh/lớp. Điều này sẽ thuận lợi trong công tác tổ chức dạy học và tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Để tìm hiểu về khả năng học các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của học sinh ở các mặt: Kiến thức, năng lực và phẩm chất. Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau (Phụ lục 1): + Số học sinh cho rằng việc học các thể loại âm nhạc truyền thống là rất cần thiết là 36/62 học sinh (chiếm 58,1%); số học sinh cho rằng tìm hiểu loại âm nhạc truyền thống Lạng Sơn là rất quan trọng đối với công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của quê hương là 32/62 học sinh (chiếm 51,6%).
  14. 15 Như vậy cho thấy cơ bản học muốn được tìm hiểu về các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn. + Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của các em ở các thể loại âm nhạc truyền thống Lạng Sơn lại không cao. Chúng tôi có đặt các câu hỏi về xác định các thể loại âm nhạc truyền thống của các dân tộc nào thì đa số các em trả lời sai, số trả lời đúng chỉ chiếm trung bình khoảng 6,9%. + Chỉ có 16,2% học sinh trả lời có thể hát, chép được một câu thuộc các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn như: hát Sli, hát Lượn, hát Then, hát Páo Dung. - Nhìn chung, học sinh tương đối yêu thích và muốn được tìm hiểu các thể loại âm nhạc truyền thống Lạng Sơn. Tuy nhiên, mức độ kiến thức, năng lực thể hiện các làn điệu âm nhạc truyền thống còn hạn chế. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến Dựa trên nội dung của chủ đề “Các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn” trong Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lạng Sơn lớp 6; căn cứ trên thuận lợi, khó khăn, chúng tôi đưa ra một số giải pháp tổ chức dạy học chủ đề này như sau: 1.1. Giải pháp tổ chức dạy học từng nội dung trong chủ đề 1.1.1. Xác định mục tiêu Đối với học sinh lớp 6 của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn mức độ hiểu biết về âm nhạc truyền thống chưa nhiều, chưa sâu, vì vậy giáo viên cần bám sát yêu cầu cần đạt, xác định mục tiêu của chuyên đề để không quá sa đà vào cung cấp, giải thích kiến thức âm nhạc truyền thống, gây nên tiết học nặng nề và không hiệu quả. Mục tiêu sau khi học xong chuyên đề này, học sinh đạt được: - Kể tên được một số làn điệu âm nhạc dân gian của các dân tộc phổ biến ở Lạng Sơn. - Nhận diện được một số loại hình âm nhạc truyền thống của các dân tộc Lạng Sơn qua hình ảnh, âm thanh và video.
  15. 16 - Có ý thức tuyên truyền, gìn giữ và phát triển những loại hình âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn. Như vậy, với mục tiêu như trên, giáo viên sẽ xác định được nội dung kiến thức cần truyền đạt, cung cấp cho học sinh. Từ đó xây dựng tiến trình dạy học và phương pháp dạy học cho phù hợp. 1.1.2. Xây dựng tiến trình dạy học Bài dạy chuyên đề này được xây dựng các hoạt động lần lượt cho từng phần: Khởi động/Mở đầu; Khám phá/Tìm hiểu bài đọc/Hình thành kiến thức mới; Luyện tập/Thực hành; Vận dụng. Đối với mỗi phần, sẽ có cách tiến hành khác nhau đảm bảo đúng kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh. 1.1.2.1. Khởi động/Mở đầu * Nội dung: Trong phần này nhằm gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn; giúp tạo ra sự kết nối giữa người học và vấn đề học tập, tạo hứng thú, nảy sinh nhu cầu được trải nghiệm của học sinh đối với bài mới. * Tổ chức thực hiện: Để thực hiện hoạt động khởi động, giáo viên có thể đưa ra nhiều hình thức khác nhau như: - Cách 1: Đặt câu hỏi gợi mở; mời học sinh hát trực tiếp một đoạn hoặc một bài hát thuộc các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn. - Cách 2: Giáo viên hát trực tiếp, hoặc cho học sinh nghe/nhìn âm thanh, hình ảnh qua video clip các bài thuộc một trong các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn. Sau đó đặt các câu hỏi gợi mở để hướng học sinh vào bài học. - Cách 3: Tổ chức chơi trò chơi âm nhạc: Ở cách này, giáo viên sẽ thiết kế trò chơi “Nhìn hình ảnh đoán thể loại âm nhạc truyền thống”. Giáo viên trình chiếu lần lượt hình ảnh người biểu diễn các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn (có trong nội dung bài học), học sinh dựa trên trang phục của người biểu diễn để đưa ra phương án trả lời đúng. Thông qua trò chơi này, giáo viên tích hợp giới thiệu được cho học sinh: trang phục, phong tục,… của các dân tộc. Ví dụ:
  16. 17 Hát Sli của dân tộc Nùng Hát Lượn của dân tộc Tày Hát Then của dân tộc Tày, Nùng Hát Páo Dung của người Dao Thanh Y Lạng Sơn Lạng Sơn - Giáo viên lưu ý tùy điều kiện, tình hình thực tiễn về cơ sở vật của nhà trường, đặc điểm học sinh để có thể thiết kế phần khởi động cho phù hợp, mang lại hiệu quả. 1.1.2.2. Khám phá/Tìm hiểu bài đọc/Hình thành kiến thức mới * Nội dung: Phần này giúp học sinh biết, nhận diện được các thể loại âm nhạc truyền thống phổ biến, tiêu biểu của Lạng Sơn như: Hát Sli của người Nùng, hát Lượn của người Tày, hát Then của người Tày, Nùng và hát Páo Dung của người Dao tỉnh Lạng Sơn. * Tổ chức thực hiện: - Cách 1: + Đối với từng mục giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin bằng cách mời một học sinh đọc to, rõ ràng thông tin, cả lớp lắng nghe. Sau khi học sinh đọc thông tin, giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ những cảm nhận, nhận biết của mình về từng thể loại âm nhạc đó. + Giáo viên mời đại diện một vài học sinh chia sẻ những cảm nhận, nhận biết của bản thân về các thể loại âm nhạc vừa được nghe bạn đọc; khen ngợi các
  17. 18 em học sinh trả lời đúng, hay, chỉnh sửa bổ sung nếu câu trả lời còn thiếu. + Giáo viên yêu cầu học sinh cùng thảo luận, trao đổi trong nhóm các câu hỏi có trong từng nội dung. Mặt khác có thể hỏi thêm: ? Nêu tên một số bài hát Sli/ hát Lượn/hát Then/hát Páo Dung mà em biết. ? Nơi em ở (địa phương của em) có các câu lạc bộ đàn hát dân ca hay tổ (nhóm) hát Sli/Lượn/Then/Páo dung nào không. + Giáo viên mời đại diện các nhóm trả lời và tổng hợp câu trả lời của học sinh, chốt vấn đề. Đồng thời cho học sinh nghe/nhìn âm thanh về bài hát thuộc thể loại âm nhạc đang đề cập đến. - Cách 2: + Cho học sinh nghe âm thanh, xem video từng thể loại âm nhạc truyền thống. Sau đó mời học sinh chia sẻ, cảm nhận về thể loại âm nhạc đó sau khi được xem, được nghe. + Cho các nhóm nghiên cứu nội dung của từng thể loại âm nhạc truyền thống trong Tài liệu. + So sánh giữa nội dung trong bài học và các bài/tác phẩm đã được nghe để tìm ra những đặc điểm của từng thể loại âm nhạc truyền thống. - Cách 3: + Giáo viên giao cho các nhóm học sinh tìm hiểu nội dung của hát Sli, hát Lượn, hát Then và hát Páo Dung trước ở nhà. Đến lớp, giáo viên cho các nhóm học sinh trình bày phần tìm hiểu của mình với nội dung được phân công. Học sinh tự chọn cách trình bày bằng nhiều hình thức (Sơ đồ, thuyết trình, tranh ảnh mô tả…). Nhóm 1 : Hát Sli Nhóm 2: Hát Lượn Nhóm 3: Hát Then Nhóm 4: Hát Páo Dung + Học sinh lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho nhau. + Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt vấn đề từng nội dung. Đồng thời cho học sinh nghe/nhìn âm thanh về bài hát thuộc thể loại âm nhạc truyền thống
  18. 19 đang đề cập đến. * Lưu ý: - Ở mỗi một nội dung đều có mục Em có biết để mở rộng thông tin cung cấp cho học sinh. - Giáo viên có thể tổ chức thực hiện những cách khác nhau làm sao cung cấp được thông tin bài học, tạo sự hấp dẫn, mới mẻ đối với học sinh 1.1.2.3. Luyện tập/Thực hành * Nội dung: Phần này thiết kế hoạt động trải nghiệm để củng cố, rèn luyện kĩ năng, học sinh có thực tế về các thể loại âm nhạc truyền thống của quê hương. * Tổ chức thực hiện: - Trước hết giáo viên xác định nội dung, địa điểm trải nghiệm; xây dựng kế hoạch trải nghiệm một cách cụ thể để trình Ban Giám hiệu, tổ bộ môn,… nhận sự góp ý và sự đồng ý triển khai kế hoạch của Ban Giám hiệu. - Giáo viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ của buổi trải nghiệm để học sinh biết được tinh thần học tập thông qua buổi trải nghiệm. - Tổ chức trải nghiệm theo kế hoạch: Trong phần này giáo viên đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức, định hướng kịch bản trải nghiệm để chương trình trải nghiệm đi đúng hướng, không bị lan man, không đạt được mục đích.Ví dụ: - Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn đóng ở thành phố Lạng Sơn, giáo viên có thể xây dựng kế hoạch với nội dung tìm hiểu về các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, hoặc tại Hội bảo tồn dân ca tỉnh Lạng Sơn, hoặc gặp gỡ nghệ sĩ, nghệ nhân... - Nếu muốn cho học sinh trải nghiệm ở chính các vùng đất nổi tiếng hay ở những nơi có nhiều câu lạc bộ/tổ/nhóm hát dân ca thì giáo viên âm nhạc xây dựng kế hoạch và liên hệ với Trung tâm văn hóa các huyện để được gợi ý về địa điểm, nhân vật, nội dung trải nghiệm cho phù hợp (Ví dụ: đến Văn Quan tìm hiểu Lượn Slương của người Tày; đến Cao Lộc tìm hiểu về hát Sli của người Nùng, hát Páo Dung của dân tộc Dao vùng Công Sơn, Mẫu Sơn; đến các huyện khác thì tìm hiểu về hát Then),…
  19. 20 1.1.2.4. Vận dụng * Nội dung: Giao cho học sinh sưu tầm và tập thể hiện các bài hát dân ca của địa phương nơi các em sinh sống. * Tổ chức thực hiện: Đối với phần này, giáo viên cũng cần định hướng cho học sinh như sau: + Tập hát một số bài dân ca, có thể là bài hát đã được các nghệ sĩ, nghệ nhân dạy trong chương trình hoạt động trải nghiệm. Có thể tập cá nhân, đôi hoặc nhóm học sinh và trình bày trước lớp. + Học sinh cùng với bạn của mình thực hiện các giải pháp tuyên truyền các thể loại âm nhạc truyền thống của quê hương như: Sưu tầm các bài hát dân ca của tỉnh Lạng Sơn hay của quê hương nơi mình sinh sống; sưu tầm tranh ảnh về các thể loại âm nhạc truyền thống, các video,… 1.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá - Về nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực chung trong Chương trình giáo dục phổ thông và các năng lực được xác định của nội dung giáo dục địa phương. Vì vậy, giáo viên định hướng cho học sinh có thể lựa chọn một trong các nội dung sau để được tham gia đánh giá: + Trình bày hiểu biết của mình về các thể loại âm nhạc truyền thống của Lạng Sơn thông qua việc thuyết trình trên lớp. + Biểu diễn một tiết mục thuộc một trong các thể loại âm nhạc truyền thống đã học. - Về hình thức thực hiện: Học sinh được kiểm tra, đánh giá theo hình thức cá nhân/đôi bạn/nhóm. - Phương thức đánh giá: + Giáo viên có thể xây dựng các tiêu chí để đánh giá. Giáo viên đánh giá học sinh theo 2 mức độ: . Đạt yêu cầu: Học sinh thực hiện được các yêu cầu học tập; có biểu hiện cụ thể về các năng lực đặc thù: năng lực thể hiện âm nhạc, năng lực cảm thụ, hiểu biết âm nhạc, năng lực vận dụng sáng tạo âm nhạc. . Chưa đạt yêu cầu: Học sinh chưa thực hiện được các yêu cầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2