intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục môi trường thông qua các bài dạy hóa học

Chia sẻ: Nguyễn Tuấn Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này đi vào nghiên cứu những biện pháp để nâng cao hiệu quả và phát huy tích cực việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường thông qua các bài dạy hóa học. Từ đó góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ giữa các kiến thức Hóa học với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục môi trường thông qua các bài dạy hóa học

  1.  SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM             GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG  THÔNG QUA CÁC BÀI DẠY HÓA HỌC                                Người thực hiện:      Trần Thị Vinh                          Chức vụ:                  Giáo Viên                          SKKN thuộc môn:  Hóa học                                   
  2.                         THANH HÓA NĂM 2016 MỤC  LỤC ...................................................................................1 1 . PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................3 1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................3 1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................4 1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................4 2. NỘI DUNG................................................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận......................................................................................4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.............5 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.......................................5 2.3.1 Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường:......................................................................5 2.3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục môi trường:...................................................................................................6 2.3.3. Minh hoạ nội dung giáo dục môi trường bằng những hình ảnh thực tế:..................................................................................................7 2.3.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường:......................................................................9 2.3.5. Nghiên cứu kĩ bài giảng: ...........................................................10 2.3.6. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng:...................................................................................................15 2.3.7. Thực nghiệm khảo sát chất lượng khi đã qua tích hợp môi trường:.................................................................................................16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: .............................................18 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................19 3.1. Kết luận:...........................................................................................19 3.2. Kiến nghị:.........................................................................................19 2
  3. 1 . PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.  Lý do chọn đề tài. Trên đất nước Việt nam nói riêng và trên thế  giới nói chung, hàng ngày  chúng ta phải chứng kiến biết bao người ra đi bỏ  lại con thơ, bỏ lại cha mẹ  già không nơi nương tựa vì mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Căn bệnh ung   thư, một căn bệnh đã và đang xuất hiện ở nhiều người, nhiều nơi, có những  nơi trở thành làng ung thư… Nguyên nhân từ đâu, trách nhiệm thuộc về ai đó  là những câu hỏi đặt ra cho xã hội, cho mỗi người. Tất cả chúng ta những thế  hệ  tương lai của đất nước, những học sinh đang ngồi trên ghế  nhà trường,   chúng ta cần biết:  Môi trường đang trở  thành vấn đề  chung của nhân loại,  được cả  thế  giới quan tâm. Giáo dục môi trường được xem là nhiệm vụ  vô  cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc  làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”. Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng,  được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để  bảo vệ  môi trường có   hiệu quả. Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về  môi trường, về  việc khai thác sử  dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý  thức thực hiện nhiệm vụ  bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế  hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm  vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo  vệ môi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời,  dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều   có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.  Ở  trường học, việc truyền thụ kiến thức giáo dục môi trường đến học  sinh thuận lợi và hiệu quả  nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào   các môn học. Bên cạnh những kiến thức từ  nội dung bài học, các em còn có  thể  tích lũy được các kiến thức về  môi trường từ  đó hình thành ý thức bảo  vệ, giữ gìn. Nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong  giờ học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn  học như: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân,...  Hóa học giúp các em từ chỗ nghiên cứu tính chất của chất, sự tạo thành  chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ  rút ra được   mối liên hệ  phát sinh  giữa các sự  vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự  nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường. Tuy nhiên,  trong thực tế cho thấy việc giảng dạy Hóa học còn mang nặng tính lí thuyết,   3
  4. thụ  động, và chưa phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc lồng ghép   nội dung giáo dục môi trường vào môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt  để. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả  của việc lồng ghép giáo dục môi  trường trong bài giảng ? Đó là vấn đề  mà những giáo viên dạy bộ  môn Hoá  chúng tôi luôn phải đặt ra. Và cũng xuất phát từ  lý do trên đã thôi thúc tôi đi  vào nghiên cứu đề tài:  “ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA CÁC BÀI DẠY HÓA HỌC”. 1.2.  Mục đích nghiên cứu.         ­ Đề tài này đi vào nghiên cứu những biện pháp để nâng cao hiệu quả và   phát huy tích cực việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường thông qua các   bài dạy hóa học. Từ đó góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường hiện   nay. ­ Giúp cho học sinh hiểu rõ được mối quan hệ  giữa các kiến thức Hóa  học với thực tiễn đời sống, với xu hướng phát triển của xã hội. 1.3.  Đối tượng nghiên cứu.      Học sinh khối THCS, THPT, tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả  của việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ  môi trường trong bài dạy hóa  học.  1.4. Phương pháp nghiên cứu. ­ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích và hệ  thống hóa các tài  liệu có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác. ­ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp  từ bản thân và các đồng nghiệp. ­ Phương pháp điều tra học sinh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận. ­ Giáo dục môi trường là dựa trên những tri thức về môi trường mà hình   thành thái độ, ý thức, trách nhiệm và kĩ năng hành động của học sinh, nhằm  bảo vệ môi trường bằng các giải pháp trước mắt và lâu dài. ­ Giáo dục môi trường không phải ngày một ngày hai mà cả một quá trình  lâu dài, không phải chỉ ở học sinh THCS, THPT mà ở mọi lứa tuổi, trong suốt  cuộc đời. ­ Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ  thông nhằm đạt đến mục  đích cuối cùng là: Mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với  sự  phát triển bền vững của trái đất, hình thành thái độ, ý thức bảo vệ và giữ  gìn tài sản quí giá nhất của nhân loại này. 4
  5. ­ Giáo dục môi trường trong trong trường học có ý nghĩa vô cùng quan  trọng nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu về bảo vệ Trái Đất : “Cái nôi của  nhân loại ”, là xây dụng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.     ­ Giáo dục môi trường thông qua giảng dạy môn Hóa học là giúp học sinh   gắn lý thuyết với thực tiễn.     ­  Trong trường học, thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động tập thể,  việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hết sức đa  dạng và hiệu quả. Với chủ trương xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh,  một   không  gian   xanh,   sạch,   đẹp,  hạn   chế   tối  đa   tình  trạng  ô   nhiễm  môi  trường, ở các trường học đã dấy lên phong trào thi đua trồng cây, vệ sinh làm  sạch đẹp trường lớp. Bộ  môn hóa học giúp các em từ  chỗ  nghiên cứu tính  chất của chất, sự  tạo thành chất mới, các quy luật biến đổi chất sẽ  rút ra  được  mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các  quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và trong đời sống liên quan đến  môi trường. Thông qua các bài học đa dạng, giáo viên có thể  gửi gắm các  thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội  kiến thức một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Bên cạnh đó còn làm mới  lạ  nội dung bài học, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức mới, tránh  tình trạng khô khan, nhàm chán do đặc thù của bộ môn.    2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.  ­ Việc giáo dục bảo vệ  môi trường những năm gần đây đã được quan tâm  song kiến thức giáo dục môi trường trong các môn học không được trình bày  cụ  thể trong từng bài, từng chương, từng môn học cụ  thể mà phụ  thuộc vào  sự áp dụng linh hoạt trong mỗi bài, mỗi môn học, mỗi giáo viên dạy, có giáo  viên vận dụng, có giáo viên chưa vận dụng, nên sự  hiểu biết, tự  giác, về  ý  thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh và nhân dân chưa cao.  ­ Việc tuyên truyền vận động người thân, bạn bè về  môi trường chưa được   thường xuyên và rộng khắp.  ­ Môi trường ngày một bị ô nhiễm do ý thức của con người như xả thải chưa  qua xử  lý, vứt rác bừa bãi... ra môi trường, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước,   không khí...ngày một nghiêm trọng.  ­ Một bộ phận doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt mà quên đi trách nhiệm. 2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1 Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có  liên quan đến môi trường: ­ Gắn liền lý thuyết với thực tiễn mà từ  đó các em còn có thể  tự  mình  giải thích được những  hiện tượng xảy ra trong tự nhiên liên quan đến những   biến đổi hóa học 5
  6. ­ Hình thành các hệ  thống câu hỏi “Tại sao?”, “Như  thế  nào?” để  dẫn  dắt các em vào nội dung cần truyền tải. Ví dụ 1:  ­ Dạy về: Lưu huỳnh và các hợp chất chứa oxi của lưu huỳnh   Lưu huỳnh đioxít là chất khí độc, gây ô nhiễm không khí, mưa axít,... GV đặt câu hỏi:  Câu hỏi 1: Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt  lưu huỳnh , đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu,   co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. Giải thích tại sao? Câu hỏi 2:  Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ  yếu gây ra  những cơn mưa axit gây tổn hại cho những công trình được làm bằng thép, đá.   Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa axit.          Mưa axit gây tổn hại cho các công trình bằng sắt thép, đá, cây cối. Ví dụ 2:  ­ Dạy bài: Nitơ và hợp chất của nitơ: Sử dụng thuốc nổ đen gây ô nhiễm môi  trường, huỷ hoại sự sống của sinh vật,... + GV cho HS tham khảo, đặt câu hỏi:   Hỗn hợp gồm S, C, KNO3 gọi là thuốc súng đen có thể dùng làm thuốc pháo.  a, Viết  phương trình phản ứng xảy ra?  b, Giải thích tại sao? “ Đốt pháo gây nguy hiểm cho con người và còn làm ô nhiễm   môi trường”. Em có đồng ý với quan điểm đó không?  Thuốc súng   đen 2.3.2. Xây dựng   hệ thống câu  hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục môi trường: Ví dụ1:  Một loại than đá có chứa 2%S dùng cho nhà máy nhiệt điện.  Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng SO2 do  nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là: 6
  7. A. 1420 tấn.              B. 1250 tấn.              C. 1530 t ấn.               D. 1460   tấn. + GV nhận xét, kết luận: Cần hạn chế  lượng khí thải SO2 để  góp phần bảo  vệ môi trường. Ví dụ2: Ăn mòn kim loại   ?. Vì sao sắt bị oxi hoá (bị ăn mòn) trong không khí ẩm?                             ?. Tại sao vật bằng sắt bị ăn mòn nhanh trong khí quyển có chứa cacbon đioxit, lưu  huỳnh đioxit, mặc dầu những chất này không trực tiếp tác dụng với sắt?  Ví dụ 3: Sau khi làm thí nghiệm có những chất khí thải độc hại sau: HCl,  H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất? A. Nước vôi trong. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaCl. D. Nước. Giải thích và viết các PTHH nếu có. Ví dụ  4:  Những hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vật lí, hiện  tượng hóa học? 1. Vành xe đạp bằng sắt sau một thời gian bị gỉ. 2. Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan. 3. Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường. 4. Hiệu  ứng nhà kính (CO2  tích tụ  nhiều trong khí quyển) làm cho Trái đất  nóng lên. 5. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung. 6. Khi đốt cháy than, củi sinh ra nhiều khí độc như  CO, SO2,.. gây ô nhiễm  môi trường. Ví dụ  5:  Trong quá trình sản xuất gang, thép thường thải ra những khí  thải như  CO2, SO2, CO,...có  ảnh hưởng như  thế  nào đến môi trường xung  quanh. Dẫn ra một số phản ứng để giải thích?  2.3.3. Minh hoạ nội dung giáo dục môi trường bằng những hình ảnh thực   tế: Ví dụ 1: + Tác hại của tình trạng không khí bị  ô nhiễm, bảo vệ không khí trong sạch   là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia. + Sự cháy gây ô nhiễm không khí khi tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính  như CO2, SO2,… ? Môi trường không khí của chúng ta hiện nay như thế nào? 7
  8. Một số hình ảnh về ô nhiễm không khí Bảng: Nguồn gốc và ảnh hưởng của một số chất gây ô nhiễm không khí. Do   nhân  Khí Nguồn gốc gây ô nhiễm Tác động tới môi trường tạ o Quá trình cháy, oxi hoá hợp Phá huỷ tầng ozon,rối loạn CO 21% chất hiđrocacbon tầng bình lưu Hô hấp của động thực vật, CO2 2% Gây hiệu ứng nhà kính sản xuất khoáng và năng lượng SO2 Sản xuất năng lượng 53% Gây mù axit, mưa axit Sản xuất năng lượng, Phá huỷ tầng ozon, khói NOX 33% giao thông quang hoá, mưa axit NH3 Nông nghiệp, công nghiệp 10% Tạo sol khí CH4 Nông nghiệp, gia công, khí đốt 16% Gây hiệu ứng nhà kính Gây hiệu ứng nhà kính, Freon Chất tải lạnh 100% phá huỷ tầng ozon  Hãy góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm. Ví dụ2:   ­    Các bon và hợp chất của Cacbon: Hàm lượng các oxit của  Cacbon trong  không khí lớn gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính,.. + Bài tập củng cố: Tại sao việc sử dụng than để  nấu ăn, sởi ấm, nung gạch  ngói, nung vôi gây ô nhiễm môi trường? Biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi  trường?                                      8
  9.                                                           Sử dụng năng lượng mặt trời hạn chế  gây ô nhiễm môi   trường 2.3.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên  quan đến môi trường: Hình thức liên hệ  thực tiễn này gợi cho học sinh những hình  ảnh thiết   thực, gần gũi, cho các em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa hoá học với  đời sống, với môi trường. Từ đó biết vận dụng những kiến thức hoá học vào   việc xây dựng, bảo vệ, cải tạo môi trường mà các em đang sống. Ví dụ  1:   ­   Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm  nguồn nước. Giáo dục ý thức cải tạo và bảo vệ  nguồn nước, hạn chế  tình  trạng ô nhiễm nước như hiện nay. + GV có thể trình chiếu một số hình ảnh về hành vi vi phạm môi trường của   công ty Vedan và hậu quả  ô nhiễm nặng nề   ở  sông Thị  Vải, hiện tượng cá   chất hàng loạt tại Hà Tĩnh, Quảng bình... + Các phương hướng chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước:  Tập trung xử lí các nguồn nước thải sinh hoạt.  Nhà máy, cơ  sở  sản xuất phải có hệ  thống xử  lí nước thải để  tái sử  dụng nước cho sản xuất hoặc thải ra hệ thống nước thải chung.  Nước rác tỉ  ra từ  các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cần được xử  lí  trước khi hoà lẫn với nước ngầm hoặc nước mặt. Sử  dụng phân bón   hoá học, chất bảo vệ thực vât hợp lí.  Nước thải đã qua xử  lí có thể  dùng để  tưới cây, rửa đường, sử  dụng   trong xây dựng hoặc trong các dây chuyền công nghệ có sử dụng nước  nhằm mục đích làm nguội sản phẩm, giáo dục, tuyên truyền nếp sống   văn minh và ý thức bảo vệ  môi trường của mỗi người dân trong đời  sống cũng như trong lao động sản xuất. + Rút ra kết luận: Hãy góp phần bảo vệ  nguồn nước   sạch   tránh ô   nhiễm. 9
  10.     Hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh Ví dụ 2: Axit Sunfuric, axit Nitric, axit photphoric...   có thể  tác dụng với kim loại và  một số chất gây hại cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến đất trồng,... + Bài tập liên hệ: Làng đá Non Nước trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn ­ Đà Nẵng là một  địa điểm thăm quan nổi tiếng đã và đang thu hút một lượng lớn du khách  trong và ngoài  nước.  Để  làm ra một sản phẩm thủ  công mĩ nghệ  từ   đá   (tượng Phật, hươu nai, mỹ nhân ngư…). Trong quá trình mài giũa, đánh bóng  tượng, những người thợ ở đây đã hoà axit sunfuric vào nước rồi đổ trực tiếp  lên tượng, như  vậy đã rút ngắn được thời gian và công sức một cách đáng  kể. Nước axit tràn xuống sân rồi chảy ra ngoài đường.               Tượng đá                                    Sự ô nhiễm do axit     Theo em, việc sử dụng axit như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?  + Rút ra kết luận. 2.3.5. Nghiên cứu kĩ bài giảng: ­ Hoá học thường có liên quan chặt chẽ tới các  vấn đề về môi trường và   giáo dục môi trường, tuy nhiên không phải bất kì bài dạy nào cũng chứa đựng   nội dung này. Chính vì vậy giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài  giảng và cân nhắc để đưa kiến thức giáo dục môi trường vào một cách sống  động.  10
  11. ­ Một bài giảng gồm nhiều phần, nhiều mục, tuỳ theo từng nội dung c ụ  thể mà có thể lồng ghép giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dù  thế nào di nữa, GV cũng phải nắm vững và chính xác mục tiêu bài dạy để từ  đó đưa nội dung giáo dục môi trường vào sẽ  không bị  khập khiễng, thiếu  logic. ­ Những bài học và những nội dung chính liên quan đến giáo dục môi  trường. Khố Nội dung cơ bản giáo dục môi trường Bài Tên bài i Một số  hạt nhân nguyên tử  không bền có  tính phóng xạ, tự  phân hủy ra các hạt vật  Hạt nhân  2 chất khác nhau như  , , kèm theo các bức  nguyên tử xạ   điện   từ   như     ảnh   hưởng   đến   môi  trường Sự  đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ,  Phản ứng oxi  các quá trình điện phân, các phản  ứng xảy  25 hóa khử ra trong pin, ăc quy… đều xả ra một lượng   khí thải lớn gây ô nhiễm môi trường. HÓA  Là khí rất độc, phá hoại niêm mạc đường  10 hô   hấp,   đựợc   dùng   nhiều   để   sát   trùng  nước, xử lý nước thải, nguyên liệu để sản  30 Clo xuất nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ. Nếu  dùng không đúng liều lượng và đúng cách  lượng clo dư  thừa tác dụng trực tiếp với  môi trường sống. Hợp chất của clo có nhiều  ứng dụng như  Một số hợp  31,32 chống mục gỗ,trừ  sâu bệnh, tảy trắng, sát  chất của clo trùng, diêm, thuốc nổ … Khí rất độc, có tính oxi hóa rất mạnh, điều  chế   một   số   dẫn   xuất   như   teflon,   freon  34 Flo được dùng trong tủ lạnh, máy lạnh khi thải  ra khí quyển freon phá hủy tầng ozon, gây  hại cho môi trường. 35 Brom Dễ  bay hơi, hơi brom rất độc, rơi vào da   gây bỏng nặng. HBr  bốc  khói trong không  khí   ẩm, AgBr  dùng chế tạo phim ảnh. 11
  12. Ozon: Chất gây ô nhiễm hay bảo vệ? sự  Ozon và hiđro  phá hủy tầng ozon như thế nào? Hệ lụy gì  42 đến đời sống con người? peoxit Lưu huỳnh đioxit là một trong các chất chủ  Lưu huỳnh và  yếu gây ô nhiễm môi trường, là một trong  43 hợp chất những nguyên nhân chính gây mưa axit. Axit sunfuric phá hủy nhiều công trình. Axit nitric là hóa chất cơ  bản, quan trọng   Nitơ và hợp  điều   chế   phân   đạm,   thuốc   nổ,   thuốc  10 chất của nitơ nhuộm, dược phẩm…dễ  gây ô nhiễm môi  trường. Phot pho và hợp  Nguyên tố của sự  sôngs và sự tư duy 14,15 chất của  photpho Có thể  sử  dụng một số  chất tự  nhiên để  cải tạo đất trồng, làm phân bón, tránh việc  Phân bón hóa  lạm   dụng   các   hợp   chất   hóa   học   gây   ô  16 học nhiễm   nguồn   đất,   nguồn   nước,   dư   thừa  phân   bón   và   chất   bảo   vệ   thực   vật   ảnh  hưởng đến sức khỏe con người Cacbon tác dụng với oxi tạo CO, CO 2. CO  Cacbon và hợp  20 rất   độc,   hậu   quả   của   việc   đốt   than   để  chất sưởi ấm. CO2 khí gây hiệu ứng nhà kính. Công nghiệp  Trong quá trình sản xuất, sử dụng cần chú  23 silicat ý đến vấn đề môi trường. HÓA  Khí metan là thành phần chính của biogas,  11 thoát ra từ  sự  phân hủy yếm khí các chất  Điều chế và  35 hữu   cơ  trong  các  bể   ủ  phân  rác,  cần  sử  ứng dụng ankan dụng lượng khí này để  tránh ô nhiễm môi  trường và tiết kiệm nhiên liệu. Axetilen   dùng   trong   đèn   xì   axetilen,   cháy  trong oxi có nhiệt độ  khoảng 30000C, phải  43 Ankin rất cẩn thận vì khi nồng độ  axetilen trong  không khí từ  2,5% trở  lên có thể  gây cháy  nổ. 46 Benzen và  Benzen có nhiều ứng dụng, từ benzen điều  ankylbenzen chế  ra nitrobenzen, anilin, phenol dùng để  12
  13. tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc   trừ   dịch   hại…   Toluen   dùng   để   sản   xuất  thuốc nổ TNT. Vậy cần sử dụng thuốc nổ  như thế  nào để không ảnh hưởng đến con  người. Là nguồn tài nguyên vô tận để  điều chế  Nguồn  khí, xăng, dầu, trong quá trình sản xuất cần  48 hiđrocacbon  chú trọng chất lượng, sản lương, vệ  sinh   thiên nhiên môi trường… CHCl3  có tác dụng gây mê, C6H6Cl6  có tác  Dẫn xuất  dụng   diệt   sâu   bọ,   2,4­D,   2,4,5­T   và  51 halozen của  đioxin...   là   những   chất   cực   độc   gây   ung  hiđrocacbon thư, quái thai, dị tật, gây thủng tầng ozon. Etanol  để  chế  các loại rượu  uống, uống  nhiều rượu có hại cho sức khỏe, metamol   rất độc chỉ  một lượng nhỏ  có thể  gây mù  53 Ancol lòa hoặc tử  vong. Vậy có nên lạm dụng  các   loại   đồ   uống   có   cồn   hay   không?   Vì  sao? 2,4,6­trinitrophenol   chất   kích   thích   sinh  trưởng  thực  vật, chất diệt cỏ  dại 2,4­D,   55 Phenol chất diệt nấm mốc, chất trừ  sâu bọ. Bạn  nghĩ như  thế  nào nếu lạm dụng các loại  thuốc này đối với cây trồng và môi trường. Fomanđehit dùng làm nguyên liệu để  sản  xuất   chất   dẻo,   tổng   hợp   phẩm   nhuộm,  dược   phẩm,   dung   dịch   37­40%   fomalin  Anđehit và  58 (fomon) được dùng để ngâm xác động vật,  xeton thuộc da, tảy uế, diệt trùng,… Em có suy  nghĩ gì khi người ta sử dụng dung dịch này  để bảo quản hoa quả? Mỗi axit cacboxylic có vị  chua riêng biệt,  thí dụ axit axetic có vị chua giấm, axit xitric   có vị chua chanh, axit oxalic có vị chua me,  60 Axit cacboxylic axit tactric có vị chua me,…Vậy trong công  nghiệp người ta sử  dụng các loại axit này  thay   thế   các   axit   chanh,   me,…   trong   tự  nhiên có được không. 1 Este Este có khả  năng hòa tan tốt các chất hữu  cơ  nên một số este được dùng để  pha sơn,  một số  dùng làm thủy tinh hữu cơ,  chất   13
  14. dẻo, dược phẩm, một số este có mùi thơm  được dùng trong công nghiệp thực phẩm,  mĩ   phẩm,   nên   cần   chú   ý   tới   hàm   lượng   phần   trăm   cho   phép   tránh   lạm   dụng   gây  hại cho sức khỏe và môi trường. Là chất không tan trong nước, khi để  lâu  dưới   tác   dụng   của   hơi   nước,   oxi   và   vi  2 Lipit HÓA  khuẩn gây mùi ôi, làm ô nhiễm môi trường,   12 gây hại sức khỏe. Là một trong những hóa chất gắn liền với  cuộc sống con người, chúng ta nên sử dụng  Chất tảy rửa  3 các loại hóa chất này như  thế  nào để  đáp  tổng hợp ứng   được   nhu   cầu   cuộc   sống   mà   không  ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dung   dịch   5%   dùng   để   truyền   cho   bệnh  nhân. Trong máu người  luôn có  nồng  độ  glucozo   không   đổi   khoảng   0,1%,   nếu  lượng glucozo giảm gây suy nhược cơ thể,  5 Glucozo nếu  tăng   thì   bị   thải   ra  ngoài   theo  đường  tiểu gọi là bệnh tiểu  đường.  Vì  thế  con  người cần điều chỉnh chế  độ  ăn uống phù  hợp để không thừa và không thếu glucozo. Tinh bột đựợc tạo thành trong cây xanh từ  khí   cacbonic   và   nước   nhờ   ánh   sáng   mặt  trời. Trong quá trình trồng và chăm sóc cây  lương thực cần chú ý bón phân, sử  dụng  chất kích thích, chất diệt cỏ đúng qui cách  7 Tinh bột và phù hợp để  không tồn dư  các hóa chất  trong tinh bột, gây hại cho sức khỏe con  người. Học sinh cần năm vững tính chất  để  giải thích một số  hiện tượng thực tế  như: Vì sao cơm nếp lại dẻo… Từ   anilin   và   các   arylamin   người   ta   tổng  hợp được hàng loạt chất màu azo. Chúng  ta phải làm gì khi ngày nay người ta lạm   11 Amin dụng   các   loại   chất   màu   này   để   pha   chế  nước giải khát, ngâm măng, tạo màu cho  các loại đồ ăn vặt… 13 Peptit và protein Peptit và protein là thành phần không thể  thiếu của tất cả  các cơ  thể  sinh vật. Từ  kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao  14
  15. cua chết, trứng thối… lại có mùi rất hôi.  Có nên ăn trứng thối hoặc các đồ  vật bị  ôi  thiu không.   Polime và vật liệu polime là nguyên liệu  dùng để chế tạo ra các loại đồ dùng không  thể   thiếu   phục   vụ   cho   cuộc   sống,   sinh  hoạt   của   con   người,   trong   quá   trình   sản  Polime và vật  xuất, sử dụng các chất thải ra là một trong  16 liệu polime những   chất   gây   ảnh   hưởng   lớn   đến   ô  nhiễm môi trường. Nếu sau này em sở hữu  một trong số các doanh nghiệp sản xuất đó  em   sẽ làm   gì   để   hạn   chế   tới   mức   thấp  nhất việc ô nhiễm môi trường. Sự ăn mòn kim  Hạn chế  sư  ăn mòn kim loại   và bảo vệ  loại và bảo vệ  kim loại không bị  ăn mòn bằng cách hạn  23 kim loại không  chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đặc  bị ăn mòn biệt là môi trường ô nhiễm. Oxit nhôm và oxit nhôm có lẫn một số oxit  khác là một trong những loại đá quý như  Hợp chất của  34 rubi,   saphia.   Phèn   chua   được   dùng   trong  nhôm ngành   thuộc   da,   giấy,   cầm   màu,   nhuộm  vải, chất làm trong nước đục. Những khí thải như  CO2, SO2,….trong quá  42 Hợp kim sắt trình sản xuất gang thép gây ô nhiễm môi  trường. Các   kim   loại   nặng   chì,   thủy   ngân,   asen,   Sơ lược về một  44 cađimi, crom, mangan… gây hại đến sức  số kim loại khỏe con người. Nắm   được   một   số   chất   gây   ô   nhiễm  Hóa học và vấn  58 nguồn   nước,   đất,  không   khí   để   tránh   xả  đề môi trường thải ảnh hưởng đến môi trường. 2.3.6. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài  giảng: Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội   dung giáo dục môi trường vào bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng  nhất. Điều lưu ý  là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ  nội dung bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và môi trường. 15
  16. 2.3.7. Thực nghiệm khảo sát chất lượng khi đã qua tích hợp môi trường: 2.3.7.1. Nhiệm vụ thực nghiệm: Tiến hành điều tra, thăm dò nắm tình hình học tập của các em học sinh   đối với lớp thực nghiệm. Tiến hành dạy một số bài theo định hướng của giáo dục môi trường lớp  12 mà đề tài khoa học đã nghiên cứu. Kiểm tra, thu thập số liệu, xử lý kết quả thực nghiệm để dánh giá hiệu  quả của đề tài nghiên cứu. 2.3.7.2. Nội dung thực nghiệm:     Lựa chọn lớp thực nghiệm: Trường  Lớp   thực  Sĩ số Lớp đối chứng Sĩ số nghiệm THPT Ba Đình 11C 37 11B 40 11E 43 11M 36 Tổng   số   học  80 76 sinh Sau khi chọn, tất cả học sinh đều tham gia cùng một bào kiểm tra để xem xét  cho cách chọn mẩu thực nghiệm.    Chuẩn bị thực nghiệm: Cho học sinh làm bài kiểm tra của lớp đã dạy. Cho bài kiểm tra của lớp dạy đối chứng. Xử lý các số liệu của kết quả đưa ra kết luận cho đề tài.    Chuẩn bị câu hỏi bài tập cho thực nghiệm:  10  câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá: Thời gian: 15 phút. Câu 1: Thế nào là môi rường sạch?           A. Đủ ánh sáng, không ẩm mốc.          B. Không có bụi, khói, mùi hôi.            C. Có nhiều cây xanh.                           D. Cả A,B,C. Câu 2:  Theo đánh giá của Tổ  chức Hợp tác và Phát triển kinh tế  (OECD),   Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi   khí hậu và nước biển dâng. Chỉ tính riêng trong năm qua, chúng ta đã lần lượt  trải qua các đợt nắng nóng kỷ  lục trong mùa hè  ở  miền Bắc và miền Trung,   đợt rét kỷ lục trong mùa đông ở miền Bắc, hạn hán và xâm nhập mặn kỷ lục  ở  Tây Nguyên, Nam Trung Bộ  và Đồng bằng sông Cửu Long…Nguyên nhân   chính gây ra sự biến đổi này là các hoạt động kinh tế ­ xã hội của con người   làm phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Trong các   khí sau, khí nào không gây ra hiệu ứng nhà kính?         A.CO2.                        B. O2.        C. O3.                      D. CH4. 16
  17. Câu 3: Sự đốt các nhiên liệu hóa thạch  trên bình diện rộng đã góp phần vào   vấn đề  mưa axit, đặc biệt tại Châu Âu. Khí nào sau đây có vai trò chủ  yếu  gây nên mưa axit? A. SO2.   B. CH4.                        C. CO. D. O3. Câu 4:  Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất gây ô nhiễm trong công  nghiệp và gây nên mưa axit. Khối lượng riêng (tính theo g/lít) của lưu huỳnh   đioxit ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu? Biết KLNT: O = 16,0 ; S = 32,1.  Thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn = 22,4 lít. A. 0,35. B. 2,15.                   C. 2,86. D. 3,58. Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên  cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường? A. Than đá. B. Xăng, dầu.        C. Khí Butan (gaz).      D. Khí  hidro. Câu 6: Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của: A. Sự phá hủy ozon trên tầng khí quyển. B. Sự lưu giữ  bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí  quyển. C. Sự chuyển động “Xanh” duy trì trong sự bảo tồn rừng. D. Sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển. Câu 7: Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng thiết yếu cho sự  sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không khí   có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất? A. Hơi nước .      B. Oxy.              C. Cacbon đioxit.           D.  Ni tơ. Câu 8:  Một chất có chứa nguyên tố  oxy, dùng để  làm sạch nước và có tác   dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là A. Ozon. B. oxy. C. Lưu huỳnh đioxit. D. Cacbon đioxit. Câu 9: Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm: A. Các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb, As… B. Các anion: NO3­ ; PO43­ ; SO42­. C. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. D. Cả A, B, C. Câu 10: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để  tạo ra nguồn  năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là: A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng thủy điện. C. Năng lượng gió. D. Năng lượng hạt nhân.   ………………………………………………………………………………… 17
  18. Kết quả thực nghiệm như sau Tổn Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 g HS Lớp  thực  0 0 0 0 2 3 8 24 25 12 6 80 nghiệ m Lớp  đối  0 0 1 4 6 16 18 20 10 1 0 76 chứng %   lớp   Thực   2,5   3,7 10   30   31,2 15   7,5   100   nghiệ % 5 % % % 5 % % % % m %   lớp   26, 1,3 5,2   7,9   20, 23, 13,1   1,3   0 100   đối   3 % % % 5 % 7 % % %  % % chứng % 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:  Qua bảng kết quả thực nghiệm trên sau khi khảo sát đã rút ra kết luận: ­Việc lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy ­ học ở các trường học  là rất cần thiết. “Thay đổi ý thức­biến đổi hành vi”, đây có thể  xem là tiêu   chuẩn cần đạt tới của nhiệm vụ giáo dục môi trường. Nhờ đó, đã có sự  thay   đổi nhận thức về  môi trường của HS một cách rõ ràng, các em đã có những  hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ  môi  trường. ­ Học sinh nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có  thể góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường. ­ Ý thức được nâng cao hơn, nên các em cũng thể  hiện những hành  động tích cực đối vời môi trường xung quanh như: giữ vệ sinh lớp học, không  xả rác bừa bãi, tích cực xây dựng khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp,.... ­ Các em tỏ  ra thích thú với những hiểu biết mới của mình về  môi  trường nên có hứng thú tìm tòi,  học tập hơn.           ­ Giáo viên cần có trách nhiệm hơn về việc tích hợp bảo vệ môi trường   qua các bài học có liên quan. 18
  19. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận: Trong quá trình giảng dạy cho học sinh, bên cạnh những kiến thức khoa  học cơ  bản, giáo viên còn cần phải trang bị  cho các em những tri thức thực   tiễn, mang tính thời đại. Giáo dục môi trường là một trong những nhiệm vụ  vô cùng quan trọng và khẩn cấp. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ  môi trường cho học sinh không phải là một sớm, một chiều, do đó giáo viên   cần kiên trì phối hợp với các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.  Hơn nữa, đây không chỉ là công việc của các giáo viên giảng dạy bộ môn Hoá   học mà là công việc chung của toàn thể những người làm công tác giảng dạy   ở  tất cả  các bậc học, cấp học. Do đó, cần có sự  phối hợp đồng bộ  để  việc   giáo dục môi trường có hiệu quả  hơn, góp phần cải thiện môi trường sống   của nhân loại, “cái nôi của xã hội loài người”. 3.2. Kiến nghị: Với mong muốn nội dung giáo dục môi trường được truyền tải đến   học sinh một cách có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau đây: ­ Nhà trường: Cung cấp cho giáo viên những tư  liệu có liên quan như  sách,   tạp chí, đĩa VCD về giáo dục môi trường. Tổ chức các chuyên đề  lồng ghép  giáo dục môi trường vào dạy học hoá học có hiệu quả. ­ Quan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường gắn với phong   trào xanh – sạch – đẹp của phong trào lớp “Trường học thân thiện học sinh   tích” ­ Đối với giáo viên giảng dạy cần nêu ra cho học sinh biết những sự kiện ảnh   hưởng đến môi trường mang tính chất thời sự nóng bỏng.    Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề  mà tôi đã thực hiện, mong muốn   góp một phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học  ở  bộ  môn  hóa học. Kính mong sự góp ý chân thành từ quý Thầy, Cô để chuyên đề phong  phú hơn.                                            Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2016 Tôi   xin   cam   đoan   đây   là   SKKN   của  mình viết, không sao chép nội dung của  người khác.                   Trần Thị Vinh 19
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học. 2.  Hoá học 8,9,10,11,12. 3. Sách giáo viên Hoá học 8,9,10,11,12. 4. Hướng dẫn kĩ thuật sử dụng và làm đồ dùng dạy học. 5. Tham khảo trên báo chí, thời sự và trên mạng internet. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2