intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa trong dạy học môn Lịch sử lớp 10

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

124
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra một số phương pháp sử dụng sách giáo khoa mà trọng tâm chủ yếu là đưa ra công thức Đairi và việc áp dụng nó trong dạy học lịch sử nhằm để học viên hứng thú với môn học, hướng dẫn học viên sử dụng triệt để sách giáo khoa, đồng thời phát huy tính tích cực tự học của các em để kết quả môn học Lịch sử sẽ khả thi hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa trong dạy học môn Lịch sử lớp 10

BM 01-Bia SKKN<br /> <br /> SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br /> Đơn vị TRUNG TÂM GDTX TP BIÊN HÒA<br /> Mã số: ................................<br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> HƢỚNG DẪN HỌC VIÊN SỬ DỤNG<br /> SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC<br /> MÔN LỊCH SỬ LỚP 10<br /> <br /> Người thực hiện: HOÀNG THỊ HOA<br /> Lĩnh vực nghiên cứu:<br /> Quản lý giáo dục<br /> <br /> <br /> <br /> Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử<br /> <br /> <br /> <br /> Phương pháp giáo dục<br /> <br /> <br /> <br /> Lĩnh vực khác: ......................................................... <br /> Có đính kèm:<br />  Mô hình<br />  Phần mềm<br /> <br />  Phim ảnh<br /> <br /> Năm học: 2011-2012<br /> <br />  Hiện vật khác<br /> <br /> BM02-LLKHSKKN<br /> <br /> SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br /> <br /> I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN<br /> 1. Họ và tên: HOÀNG THỊ HOA<br /> 2. Ngày tháng năm sinh: 20/08/1988<br /> 3. Nam, nữ: Nữ<br /> 4. Địa chỉ: Phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai<br /> 5. Điện thoại: 0613 822538 (CQ)/<br /> 6. Fax:<br /> <br /> (NR); ĐTDĐ: 0982205194<br /> <br /> E-mail: bancuatoi0409@gmail.com<br /> <br /> 7. Chức vụ: Giáo viên<br /> 8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX TP Biên Hòa<br /> II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO<br /> - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Lịch sử<br /> - Năm nhận bằng: 2010<br /> - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử<br /> III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC<br /> - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Lịch sử<br /> Số năm có kinh nghiệm: 1<br /> - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 0<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tên sáng kiến kinh nghiệm:<br /> HƢỚNG DẪN HỌC VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY<br /> HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 10<br /> I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Thực tế chúng ta thấy rằng đối với hệ Giáo dục thường xuyên chưa có Sách<br /> giáo khoa riêng nên vẫn sử dụng chung Sách giáo khoa của THPT. Sách giáo khoa<br /> nói chung và sách giáo khoa lịch sử nói riêng có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan<br /> trọng. Nó là tài liệu cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được đối với học viên cũng<br /> như giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy. Theo quan điểm của nhiều<br /> nước kể cả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong điều kiện hiện nay và sau<br /> này, sách giáo khoa và các tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập khác luôn có vị trí<br /> hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Dù cho khoa học kĩ thuật có bổ sung<br /> nhiều phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập hơn nữa cũng không thể thay thế<br /> được sách giáo khoa hoàn toàn. Có thể nói rằng sách giáo khoa có vai trò trung tâm<br /> trong tổ hợp sách và tài liệu dùng ở nhà trường và giữ vị trí chủ đạo đối với các<br /> phương tiện dạy học. Là tài liệu thể hiện nội dung chương trình của sách giáo<br /> khoa, cung cấp cho học viên những cơ bản chính xác, hiện đại, có hệ thống bồi<br /> dưỡng những phẩm chất đạo đức, trí tuệ, những tình cảm của những người lao<br /> động mới và cả phương pháp lĩnh hội kiến thức cho học viên. Vậy,Giáo viên và<br /> học viên cần khai thác, sử dụng sách giáo khoa như thế nào cho hợp lí, chính xác,<br /> dễ hiểu và nắm được những nội dung chính của bài?<br /> Chúng ta thấy điều bất cập hiện nay sách giáo khoa quá tải đối với học viên<br /> làm cho học viên không hứng thú học tập, giáo viên dạy quá ôm đồm, quá tải trong<br /> các giờ học. Giáo viên chưa thống nhất trong việc dạy như thế nào? Dạy nội dung<br /> gì? Rèn luyện kỹ năng gì đối với học viên?..... Hơn thế nữa, đối với học viên Giáo<br /> dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông việc sử dụng Sách giáo khoa càng hạn<br /> chế hơn. Trước đây, Sách giáo khoa mang tính chất bắt buộc giáo viên và học<br /> viên phải theo nhưng hiện nay sách giáo khoa là tài liệu cơ bản dùng cho học<br /> <br /> 2<br /> <br /> viên học tập. Do đó, giáo viên sẽ là người hướng dẫn cho học viên cách sử dụng<br /> sách giáo khoa cho hợp lý.<br /> Chính vì thế, việc nghiên cứu về sách giáo khoa và cách sử dụng hợp lí sách<br /> giáo khoa trên phương diện nào (lý luận và thực tiễn) cũng đều có một ý nghĩa to<br /> lớn đối với công tác dạy học sau này và nghiên cứu khoa học giáo dục. Vì những lí<br /> do quan trọng đó mà tôi chọn đề tài “ Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo<br /> khoa trong dạy học môn Lịch sử 10”.<br /> II. THỰC TRẠNG TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ<br /> TÀI<br /> 1. Thuận lợi<br /> a. Cơ sở vật chất tương đối tốt.<br /> b. Phương tiện dạy học tương đối đầy đủ.<br /> c. Một số học viên ngoan, chịu khó học tập.<br /> 2. Khó khăn<br /> a. Không có phòng thư viện.<br /> b. Bản đồ, phim tư liệu liên quan tới bộ môn Lịch sử còn thiếu.<br /> c. Trình độ học viên tương đối thấp, không đồng đều.<br /> d. Giáo viên và học viên dạy và học theo phương pháp truyền thống.<br /> 3. Số liệu thống kê<br /> Trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” Bác Hồ đã viết:<br /> “…Dân ta phải biết sử ta<br /> Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam... ’’<br /> Lịch sử là một môn học xã hội rất quan trọng, không những giúp các em có<br /> thể hiểu về quá trình dựng và giữ nước của cha ông ta mà còn hiểu về quá trình<br /> hình thành của các quốc gia, khu vực trên thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay.<br /> Mặt khác, lịch sử còn giúp các em hiểu ra quy luật phát triển của xã hội trải qua<br /> nhiều thời kì.<br /> 3<br /> <br /> Ngoài ra, môn Lịch sử còn có nhiệm vụ: Giáo dục truyền thống yêu nước,<br /> niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, sự kính trọng đối với các anh hùng dân tộc, các thế<br /> hệ cha ông…đã đổ bao xương máu để xây dựng cho đất nước như ngày hôm nay<br /> Qua đó ta thấy, bộ môn lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo<br /> dục thế hệ trẻ ngày nay và mai sau.<br /> Nhưng điều đáng buồn là trên thực tế môn lịch sử lại chưa được trả lại vị trí<br /> xứng đáng của nó. Theo điều tra mới đây của viện nghiên cứu: Nhiều em học sinh<br /> phổ thông không biết về ngày 3/2, 30/4, những nhân vật lịch sử nổi tiếng của dân<br /> tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ….Phổ biến nhất là nhiều em không biết về<br /> nhân vật lịch sử mà ngôi trường mình lấy tên.Giáo dục và hội đồng đội trên địa<br /> bàn 4 tỉnh:Bình Thuận, Lâm Đồng, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh thì<br /> trong 700 em học sinh các lớp 6, 10, 11, 12 được hỏi chỉ có 3,9% học sinh thích<br /> môn sử. Nhìn vào các bài thi đại học các năm gần đây mà các nhà giáo dục đại<br /> học thật sự đau lòng khi điểm bình quân chỉ có trên 2,0.1<br /> Không biết rồi đây những thế hệ học sinh, những người chủ tương lai của đất<br /> nước sẽ làm chủ nước nhà làm sao khi mà ngọn nguồn đất nước, lịch sử dân tộc lại<br /> không muốn biết đến và liệu rằng họ còn tha thiết với lợi ích của đất nước và dân<br /> tộc mình hay không?<br /> Thực tế hơn, khi dựa vào kết quả của các bài kiểm tra viết và kiểm tra miệng<br /> sau mỗi tiết học, chúng ta thấy rằng học viên còn rất là thụ động và chưa biết cách<br /> sử dụng triệt để tài liệu tham khảo rất gần gũi là sách giáo khoa.<br /> III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br /> 1. Cơ sở lý luận<br /> Sách giáo khoa có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong dạy học ở trường<br /> học nên được nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu.<br /> Các công trình nghiên cứu, các bài viết về phương pháp sử dụng sách giáo<br /> khoa liên quan đến bài tiểu luận:<br />  Phạm Kim Anh trong “đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh là trung<br /> tâm” với bài viết “Sử dụng sách giáo khoa với việc phát huy tính độc lập của<br /> 1<br /> <br /> Trích theo Phạm kim Anh, Luận ánh tiến sĩ lịch sử, sđd,tr.54.<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2