SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG<br />
TRƯỜNG THPT NGÃ NĂM<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KIỂU TỆP<br />
TRÊN PASCAL DÀNH CHO HỌC SINH<br />
LỚP 11<br />
<br />
HUỲNH THỊ HẢO<br />
`<br />
<br />
Tháng 3 năm 2017<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Phần 1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................3<br />
1.1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................3<br />
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................4<br />
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4<br />
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4<br />
1.5. Tính mới của đề tài ..............................................................................................5<br />
Phần 2: NỘI DUNG .....................................................................................................7<br />
2.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................7<br />
2.1.1. Pascal và kiểu tệp văn bản............................................................................7<br />
2.1.2. Thao tác với tệp.............................................................................................7<br />
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ..........................................................................12<br />
2.3. Biện pháp tiến hành ...........................................................................................13<br />
2.3.1. Ghi dữ liệu vào tệp......................................................................................13<br />
2.3.2. Đọc dữ liệu từ tệp........................................................................................18<br />
2.3.3. Bài tập vận dụng: ........................................................................................24<br />
2.4. Thực nghiệm và kết quả thực hiện ...................................................................27<br />
Phần 3: KẾT LUẬN ...................................................................................................31<br />
3.1. Kết luận chung ...................................................................................................31<br />
3.2. Đề xuất, kiến nghị..............................................................................................31<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................33<br />
PHỤ LỤC 1. BÀI TẬP THỰC HÀNH ....................................................................34<br />
PHỤ LỤC 2. BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ...........................................................42<br />
<br />
3<br />
<br />
Phần 1. MỞ ĐẦU<br />
1.1. Lí do chọn đề tài<br />
Pascal là một môn học không hề dễ đối với tất cả mọi người, không nhiều<br />
học sinh yêu thích môn học này. Tuy nhiên với học sinh, việc học ngôn ngữ lập<br />
trình Turbo Pascal là khởi đầu cho việc tiếp cận ngôn ngữ lập trình bậc cao, qua đó<br />
giúp các em hình dung được sự ra đời, cấu tạo, hoạt đông cũng như ích lợi của các<br />
chương trình hoạt động trong máy tính, các máy tự động… Qua đó các em có thêm<br />
một định hướng, một niềm đam mê về tin học, về nghề nghiệp mà các em chọn sau<br />
này.<br />
Trong quá trình giảng dạy môn tin học 11 tôi đã rút ra nhiều bài học kinh<br />
nghiệm cho bản thân qua từng tiết dạy và luôn mong muốn học sinh có thể vận<br />
dụng hiệu quả máy tính để phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức cho bản thân. Vì vậy<br />
với điều kiện phòng máy nhà trường hiện có tôi đã luôn tạo điều kiện cho các em<br />
học tập trực quan trên máy tính không chỉ các tiết thực hành mà còn cả đa số các<br />
tiết lí thuyết. Tuy nhiên ở chương V. Tệp và thao tác với tệp, sẽ rất khó cho học<br />
sinh trong việc tự mình thực hành được một bài tập về kiểu tệp nếu không có sự<br />
hướng dẫn của giáo viên bởi sách giáo khoa chưa làm rõ nhiều vấn đề và cũng<br />
không hướng dẫn học sinh thực hành. Bởi việc chạy được một chương trình có sử<br />
dụng kiểu tệp phải đảm bảo nhiều yếu tố đi kèm. Không như các chương trình<br />
không sử dụng kiểu tệp mà học sinh đã học trước đó thì chỉ cần gõ đầy đủ nội dung<br />
một chương trình sách giáo khoa viết thì nó sẽ chạy được và thế là có thể xem kết<br />
quả còn với kiểu tệp thì không. Để cho học sinh có thể hiểu được sâu sắc một số<br />
vấn đề cơ bản khi làm việc với kiểu tệp và tạo hứng thú cho các em ở nội dung này<br />
tôi đã tìm hiểu, xây dựng và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn thực hành<br />
kiểu tệp trên Pascal dành cho học sinh lớp 11”.<br />
<br />
4<br />
<br />
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích của đề tài tôi muốn hướng đến là giúp học sinh có thể thực thực<br />
hành một cách hiệu quả các bài tập cơ bản về kiểu tệp văn bản mà cụ thể là có thể<br />
viết chương trình trên máy tính để ghi dữ liệu vào tệp, đọc dữ liệu từ tệp .<br />
Nhiệm vụ của đề tài là hướng dẫn người học giải quyết được các vấn đề<br />
xung quanh việc dùng Pascal để: Khởi tạo một tệp, ghi dữ liệu của các lần thực<br />
hiện chương trình vào tệp, ghi thêm dữ liệu vào tệp đã có nội dung, đọc dữ liệu<br />
kiểu xâu trên một dòng, đọc dữ liệu kiểu xâu của cả tệp, đọc dữ liệu kiểu số, đọc dữ<br />
liệu từ tệp có nội dung là kiểu xâu và kiểu số,…<br />
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu về các thao tác đọc/ghi kiểu tệp văn bản trong Pascal của<br />
chương trình tin học 11. Bên cạnh tệp có cấu trúc thì việc giới thiệu cho các em<br />
kiến thức về kiểu tệp văn bản đã làm cho việc dạy và học trở nên nhẹ nhàng hơn.<br />
Cần nhấn mạnh là sách giáo khoa không hướng dẫn thực hành bài tập về<br />
kiểu tệp nên gây rất nhiều khó khăn cho việc dạy và học về kiểu dữ liệu này. Vì thế<br />
nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là hướng dẫn các em đọc dữ liệu từ tệp đã có nội<br />
dung và ghi dữ liệu vào tệp đồng thời hướng dẫn các em khởi tạo một tệp văn bản<br />
bàng cách ghi trực tiếp trên phần mềm soạn thảo văn bản hay ghi bằng pascal.<br />
1.4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo<br />
dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm cho ta những tài liệu sống về<br />
thực tiễn giáo dục để có thể khái quát nên những qui luật nhằm chỉ đạo tổ chức quá<br />
trình giáo dục được tốt hơn. Phương tiện để quan sát chủ yếu là tri giác trực tiếp.<br />
- Phương pháp điều tra: thể hiện qua việc tác động trực tiếp của người<br />
nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu thông qua câu hỏi để có những thông tin cần<br />
thiết cho công việc của mình.<br />
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: là phương pháp thu nhận thông tin về<br />
sự thay đổi số lượng, chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng giáo<br />
<br />
5<br />
<br />
dục do giáo viên tác động đến bằng một số câu hỏi và bài tập kiểm tra. Thực<br />
nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của giáo viên lên một nhóm lớp - gọi<br />
là nhóm thực nghiệm - với một nhóm lớp tương đương không được tác động<br />
(dạy, giáo dục theo cách bình thường vẫn được giáo viên phổ thông sử dụng) - gọi<br />
là nhóm đối chứng. Tuy nhiên vì trong năm học này tôi chỉ dạy Tin học 11 ở lớp<br />
11T nên đây là nhóm đối chứng (khi chưa tác động) và vừa là nhóm thực nghiệm<br />
(sau khi đã tác động).<br />
- Phương pháp thống kê: sau khi thực nghiệm kết quả cần được xử lí bằng<br />
toán học thống kê. Qua bảng thống kê sẽ phản ánh được một cách chi tiết kết quả<br />
đạt được qua quá trình thực nghiệm. Từ đó người nghiên cứu có thể đánh được vấn<br />
đề mình đang nghiên cứu và đưa ra phương pháp dạy học tốt hơn.<br />
- Phương pháp so sánh: dùng để đối chiếu giữa các vấn đề nghiên cứu nhằm<br />
làm bật lên tác dụng của cách thực hiện đối với từng vấn đề. Qua đó giúp người<br />
học hiểu rõ hơn nội dung được lĩnh hội. Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã trình bày<br />
theo hình thức: chương trình trên Pascal, kết quả trên màn hình, nội dung trên tệp<br />
được ghi hoặc đọc (tất cả đều được chụp từ màn hình nhằm mục đích giúp người<br />
đọc dễ phân biệt và so sánh).<br />
- Phương pháp phân tích: ở mỗi vấn đề được nghiên cứu tôi đã sử dụng<br />
phương pháp phân tích để làm rõ nội dung. Phương pháp phân tích là đặc biệt quan<br />
trọng và đó chính là chìa khóa để mở ra những kiến thức mới nhưng dễ tiếp thu<br />
hơn.<br />
1.5. Tính mới của đề tài<br />
Đề tài nhằm hướng dẫn học sinh lớp thực hành các bài tập đơn giản về kiểu<br />
tệp văn bản trên Pascal, giúp các em giải quyết được 2 thao tác cơ bản đối với tệp<br />
là đọc và ghi tệp. Những điều này sách giáo khoa chỉ nói chung chung, chưa cụ thể<br />
rõ ràng và cũng không hướng dẫn học sinh thực hành bài tập về kiểu tệp (cách khởi<br />
tạo một tệp để đọc, ghi thêm dữ liệu vào tệp, ghi tất cả input và output của các lần<br />
<br />