intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp phần mềm ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy

Chia sẻ: Lê Trinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

173
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi tìm hiểu, áp dụng thử, nhận thấy cần thiết kế và giảng dạy bộ môn Tin học với sự hỗ trợ của các phần mềm trong đó kết hợp phần mềm Powerpoint và Violet, cùng với việc sử dụng máy vi tính, máy chiếu Projector... để làm cho giờ học hấp dẫn và mới mẻ hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức cho giáo viên hơn. Cách làm này còn có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp phần mềm ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy

  1. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy PHẦN I. MỞ  ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Nghị quyết "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu  cầu  công  nghiệp  hóa,  hiện  đại  hóa  trong   điều  kiện  kinh  tế  thị  trường   định  hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" được thông qua tại Hội nghị T.Ư  8 (Khóa XI) đặt ra những yêu cầu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ  về  chất   lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo (GD và ÐT). Con người mà nhà trường đào  tạo ra phải có nhân cách tích cực, phải tự lực, năng động và sáng tạo mới có thể  thích  ứng với những đổi thay của khoa học và công nghệ. Chính vì vậy  ứng   dụng công nghệ tin học vào dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng   vào hoạt động giảng dạy, học tập đang được sự  quan tâm đặc biệt của ngành  giáo dục. Thực tế  đã chứng minh, công nghệ  tin học đem lại hiệu quả  rất lớn   trong quá trình day học. Giáo viên tiếp cận và sử  dụng công nghệ thông tin làm   cho giờ  học trở  nên thú vị  và hấp dẫn, học sinh hứng thú và tích cự  tham gia  hoạt động tìm tòi học hỏi. Đó chính là lý do tôi chọn đề  tài “Kết hợp phần   mềm ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi  mới  phương pháp dạy học nhằm  tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ  giúp của các phương  tiện dạy  học hiện đại.   Ở trường THPT công nghệ thông tin được sử dụng trong giảng dạy   vào   hầu  hết các môn học với nhiều phần mềm khác nhau. Khi giảng dạy, một số tranh ảnh   minh họa trong sách giáo khoa không có nhiều, khó quan sát. Vì vậy để  khắc phục   tình trạng trên giáo viên phải chuẩn bị, sưu tầm tranh  ảnh, đồ  dùng dạy học minh   họa rất vất vả mà hiệu quả chưa được cao.   Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy          Qua thực tế  giảng dạy bộ  môn tin học, tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ:  “Làm thế  nào để  xây dựng được một giờ  dạy tốt nhất vừa đáp  ứng yêu cầu của   môn   học,   vừa   phù   hợp   với   học   sinh   của   mình  để các em có hứng thú khi học môn này, yêu Tin  học và tìm thấy niềm say mê đối với bộ môn”?  Sau   khi   tìm   hiểu,   áp   dụng   thử,  tôi nhận thấy cần thiết kế và giảng dạy bộ môn   Tin   học  với sự hỗ trợ của các phần   mềm  trong đó kết   hợp   phần mềm Powerpoint   và  Violet, cùng với việc  sử dụng máy vi tính,  máy chiếu Projector... để  làm cho giờ  học hấp dẫn và mới mẻ  hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức cho giáo   viên hơn. Cách làm này còn có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng dạy  học ở trường THPT.     III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM ­ Thời gian nghiên cứu: năm học 2013 ­ 2014 ­ Địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Hoàng Văn Thụ ­ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Hoàng Văn Thụ. ­ Phạm vi đề  tài: áp dụng cho tất cả  các trường học nói chung và trường THPT   Hoàng Văn Thụ nói riêng. IV. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN    Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình tôi nhận thấy:  ViOlet  và PowerPoint là những phần mềm công cụ  giúp cho giáo viên có thể  tự  xây dựng   được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. Sử dụng phần   mềm Powerpoint,Violet vào giảng dạy bộ  môn với giáo viên và học sinh là cách  tiếp cận công nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và  sử dụng tin học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh.  * Với giáo viên:  Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ­ Chủ động tìm tòi, sáng tạo nhiều hình thức khác nhau để  thiết kế  bài giảng cho  phù hợp với nhận thức của học sinh. ­ Tích cực sưu tầm, chọn lựa các tài liệu hỗ trợ cho bài dạy ngày phong phú.   ­  Mạnh  dạn  sử  dụng  tin  học  trong  mọi  lĩnh  vực công tác chuyên môn.   ­ Yêu nghề và tâm huyết với nghề * Với học sinh: ­ Thích thú được học bộ môn.  ­  Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.  ­ Dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh chủ động phát hiện kiến thức, nắm  bắt kiến thức. Giờ dạy thật thoải mái, nhẹ nhàng. Học sinh tiếp thu được bài và  vận dụng tốt vào bài thực hành.  Đặc biệt với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng CNTT vào  dạy học sẽ giúp các em học sinh không chỉ dừng lại ở việc cầm bút nữa mà các em  có thể trao đổi bài học của mình với bạn bè, thầy cô giáo thông qua mạng Internet.  Với đề  tài này, từ  thực tế  những việc đã làm được, tôi mạnh dạn đưa ra  những ý kiến để đồng nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh ngiệm và vận dụng một   cách có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ.  PHẦN II. NỘI DUNG A. TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận Ngày nay, trên thế  giới đang diễn ra quá trình tin học hoá trên nhiều lĩnh vực  hoạt động của xã hội loài người và đem lại nhiều hiệu quả to lớn.  Sự  phát triển mạnh mẽ  như  vũ bão của tin học đã làm cho xã hội có nhiều   nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động.  Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức  được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư  lớn cho lĩnh vực này,   Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về  tin học và đào tạo nguồn nhân lực có   chất lượng cao.  Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và   đã đưa môn học này vào nhà trường phổ  thông như  những môn khoa học khác bắt   đầu từ năm học 2006­2007.  Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói  chung đã được sự  quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế  đó đòi hỏi cần  phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế  của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ  hiệu quả  phục   vụ  cho sự nghiệp giáo dục.Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã  chứng minh, công nghệ  tin học đem lại hiệu quả  rất lớn trong quá trình dạy học,   làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã  hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự  phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo  dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở  tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công  cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.  2. Cơ sở thực tiễn Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi  mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự  trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại. Ở  nhà trường THPT công nghệ  thông tin đã được sử  dụng vào hầu hết các   bộ  môn với sự  hỗ  trợ  của các phần mềm: PowerPoint, ViOlet, Paintbrush, VCD   Cutter, Proshow Gold,... Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng CNTT ­ nhất là đối với   việc thiết kế  giáo án điện tử  ­ vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Việc   thiết kế bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các trang  trình chiếu là một điều không phải dễ  dàng với nhiều giáo viên. Để  có một bài   giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị. Số tiết thực dạy của mỗi   Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị  còn thiếu nên giáo viên còn ngại áp  dụng CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều giáo viên chưa có những  kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả  cao. Vì  những khó khăn trên mà việc sử dụng giáo án điện tử  trong dạy học còn hạn chế.  Chính vì thế, trong đề  tài này tôi xin trình bày một  biện pháp nhỏ  nhằm thiết kế  một giáo án điện tử có hiệu quả mà đỡ tốn thời gian bằng việc kết hợp phần mềm   PowerPoint  và ViOlet cùng một số  phần mềm hỗ  trợ  trong thiết kế  một giáo án   điện tử.  Đây là một công việc dễ  dàng và mang lại nhiều tiện ích vừa tiết kiệm  thời gian, vừa tiết kiệm công sức cho giáo viên. ViOlet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ  dùng, ngôn ngữ  giao tiếp   và phần phụ trợ đều bằng tiếng Việt, nên rất phù hợp với giáo viên không giỏi tin   học và ngoại ngữ. ViOlet cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ  liệu multimedia (hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp  ghép các dữ  liệu, sắp xếp thứ  tự, căn chỉnh hình  ảnh, tạo các hiệu  ứng chuyển  động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng. Với những tính năng   trên khi thể  hiện bài giảng được thiết kế  với phần mềm này, giờ  học sẽ  trở  nên  sống động, thu hút sự  chú ý của học sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ  sở  để  học   sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm của mình, nếu kết hợp được các phần   mềm đó với nhau thì rất có hiệu quả. Từ suy nghĩ trên với việc được tham gia tập  huấn các lớp bồi dưỡng tin học tôi đã sử dụng thành thạo và kết hợp một số phần   mềm tiện ích trong việc thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho công tác chuyên môn   của mình.  Cách làm đó còn có tác dụng thực sự  cho việc  nâng cao chất lượng   giảng dạy và học tập  ở nhà trường THPT.  Năm học 2012 – 2013 và đầu năm học 2013 – 2014 này tôi đã sử  dụng phần   mềm ViOlet, PowerPoint cùng một số phần mềm hổ trợ để thiết kế giáo án điện tử  và đã đạt được kết quả  nhất định. Microsoft PowerPoint là một phần mềm trình  diễn giúp cho các giáo viên có thể  tự  xây dựng được các giáo án điện tử  theo ý  Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy tưởng của mình một cách nhanh chóng, dễ  dàng vì hầu hết các thao tác tương tự  như phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word rất quen thuộc với hầu hết giáo   viên. Với phần mềm này cho phép các giáo viên tạo ra các bài giảng và thể hiện các   bài giảng một cách linh hoạt, nhịp nhàng. Đặc biệt điểm mạnh của phần mềm này   là cho phép liên kết với tất cả các chương trình được tạo ra từ các công cụ tạo bài  giảng khác. Đồng thời phần mềm cho phép tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình  ảnh, chuyển động và tương tác với các hiệu  ứng hết sức phong phú... Nhờ  vậy  thông qua phần mềm bài giảng này giáo viên hoàn toàn có thể tạo ra được các giáo   án theo phương pháp giảng bài của mình.  Ngoài ra để có một bài giảng điện tử hoàn thiện thì ta cần phải có thêm một  số phần mềm hỗ trợ khác như ViOlet, SketchPad, Math Type, Crocodile … ViOlet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các   bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. ViOlet rất chú trọng  trong việc tạo ra các bài  giảng có  âm thanh, hình  ảnh, chuyển  động và tương   tác...phù hợp với mọi đối tượng học sinh.  Từ  lí do trên, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm  “Kết hợp phần mềm   ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy” B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CHUẨN BỊ GAĐT bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn  cách học và cách giảng dạy truyền thống. Phải chăng việc dạy bằng GAĐT sẽ giúp  người thầy đỡ  vất vả bởi vì chỉ  cần “click” chuột? Thực ra, muốn  “click”  chuột   để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải bỏ công tìm hiểu, làm  quen   với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: - Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính - Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint, ViOlet. - Biết cách truy cập và khai thác, xử lí tài nguyên Internet. Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt  các file âm thanh … đơn giản. - Biết cách sử dụng máy chiếu (projector). Thoạt nghe thì có vẻ  phức tạp nhưng thực sự để  sử  dụng GAĐT vào giảng  dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tuỳ  thuộc vào tính chất của mỗi môn học, mỗi bài học mà có các yêu cầu khác nhau   được đặt ra cho giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được hết các yêu cầu trên thì thật   tuyệt vời, các hoạt động của giáo viên trong giờ dạy sẽ rất phong phú và hấp dẫn,   lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian chuẩn bị bài. II. TIẾN HÀNH 1. Khảo sát tình hình Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm và kết hợp các phần mềm tiện   ích vào thiết kế  giáo án điện tử  là phương pháp dạy học cần được  ứng dụng để  đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công   nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử  dụng tin  học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh. 1.1. Có thể nói khó khăn lớn nhất khi thực hiện giáo án điện tử (GAĐT) đó là   trang thiết bị, phương tiện. Mặc dù trong xu thế CNTT phát triển như  vũ bão hiện  nay nhưng việc trang bị những phương tiện giảng dạy như máy tính xách tay, máy  chiếu đa chức năng (Multimedia projector) vẫn còn là một yêu cầu rất khó khăn với  các nhà trường. 1.2. Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng GAĐT vì cho rằng mất nhiều thời   gian để chuẩn bị một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng  các dẫn chứng sống động trên màn chiếu(slide) là một điều không phải dễ dàng với   nhiều giáo viên. Để  có một bài giảng như  thế  đòi hỏi phải mất nhiều thời gian   chuẩn bị  trong khi số  tiết của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn. Giáo viên còn   Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ngại sử dụng GAĐT thì nhà quản lí giáo dục cũng chưa mặn mà lắm với việc đầu  tư những trang bị đắt tiền trên cho dạy học. 1.3. Ngoài kiến thức chuyên môn, để  thực hiện được GAĐT, giáo viên cần  phải trang bị  được cho mình những kiến thức căn bản về  tin học, sử  dụng thành  thạo phần mềm Power Point, biết khai thác tài liệu phục vụ  giảng dạy từ  nhiều   nguồn khác nhau như  sưu tầm trên Internet, từ  các đĩa phim tài liệu… Công việc   này đòi hỏi giáo viên phải có niềm đam mê thật sự  với công việc, sự  sáng tạo, sự  nhạy bén, tính thẩm mỹ  để  săn tìm tư  liệu từ  nhiều nguồn. Trong khi trình độ  sử  dụng máy vi tính, sử  dụng các phần mềm tiện ích và khai thác thông tin từ  mạng   Internet của đa số  giáo viên còn hạn chế  thì đây cũng là một trở  ngại không nhỏ  đến việc dạy học bằng GAĐT. 1.4. Một số  giáo viên đã làm quen với việc soạn giảng bằng GAĐT nhưng   chưa có những kinh nghiệm xử  lí sao cho bài giảng tốt nhất. Nhiều bài dạy đang  còn quá rườm rà, xa rời nội dung hoặc làm gián đoạn bài học do sử dụng quá nhiều  hiệu  ứng hoặc hình  ảnh, phim minh họa cho nên giờ  dạy lại thiên về  việc trình  diễn những kỹ xảo tin học. Ngược lại, nhiều bài giảng lại quá đơn điệu, sơ  sài do  đó không nâng cao được chất lượng giờ dạy. 2. Đánh giá : Xuất phát từ những thực tế trên, trong quá trình công tác giảng dạy, tôi nhận  thấy có một số kết quả sau: ­ Việc vận dụng những phương pháp dạy học mới trong những năm vừa qua  cũng đã đem lại những kết quả cao, song nhìn chung chất lượng học sinh chưa thật   sự  tốt, học sinh nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên, các em chỉ học được những gì   cơ  bản nhất chứ  chưa có sự  đầu tư, tìm tòi những tri thức mới, chưa thực sự  “hiểu” và “cảm” được nội dung bài học. ­ Rất nhiều học sinh chưa được tiếp cận với cách học tập mới và rất hứng   thú này. Có thể nói đây là một thiệt thòi của các em.  Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ­ Khảo sát hiệu quả  từ  phía học sinh cho thấy, nếu sử  dụng phương pháp   dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả  mang lại dù có cao  song cũng không đồng đều giữa các lớp, hứng thú học tập của học sinh cũng chưa  cao. Đây là kết quả  thu được từ  học sinh lớp 11A1, 11A2 trường THPT Hoàng   Văn Thụ sau khi học xong bài bài 10 “Cấu trúc lặp” tin học 11. Giỏi Khá Trung bình Yếu ­ kém Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 11A1 43 10 23,3 12 27,9 15 34,9 8 13,9 11A2 43 7 16,3 11 265, 18 41,9 7 16,2 Rõ ràng không thể phủ nhận thành công của các phương pháp dạy học truyền  thống song kết quả khảo sát như trên là chưa thực sự đồng đều. 3. Thực hiện: 3.1. Khai thác và xử lý thông tin, tư liệu phục vụ cho bài giảng: Từ  những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng  đen làm thế nào để chúng trở thành các GAĐT được trình bày trên máy chiếu? Điều  này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PowerPoint. Đây là một phần mềm nằm   trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng   ở  mức độ  gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về  màu sắc,  font chữ, thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể  làm được. Tuy nhiên nếu chỉ  có thế  thì chúng ta chưa thực sự  khai thác hết sức mạnh của PowerPoint cũng như  chưa   phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Những  tư  liệu minh họa cho  các nội dung bài học  tương   đối nhiều trên   Internet. Thiết nghĩ, nếu chỉ cần bỏ chút thời gian mà có được những nội dung, hình  ảnh cần minh họa cho bài giảng thì đó là điều rất nên làm bởi lẽ nó vừa cung cấp   cho chúng ta tư liệu bài giảng lại vừa giúp ta nâng cao kỹ  năng sử  dụng máy tính.  Điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet   Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy để  lấy thông tin. Tuy nhiên, không phải hình  ảnh nào chúng ta lấy từ  Internet đều   thỏa mãn ý muốn của chúng ta. Chẳng hạn, khi cần đoạn phim mô tả  hoạt động  của hệ  điêu hành trong chương trình tin học 10 tôi đã dùng máy tìm kiếm Google  www.google.com.vn  và tìm được nhiều nguồn tư  liệu phù hợp với chủ   đề  cần   tìm,vấn đề còn lại là phải lựa chọn thích hợp để đưa vào bài. Để có được những tư  liệu trên và nhiều hơn nữa, giáo viên cần phải có sự  sưu tầm và mạng Internet là  nơi sưu tầm phong phú nhất. Các bạn có thể sưu tầm được rất nhiều tài liệu từ các  địa   chỉ   như:  www.tulieu.bachkim.vn;  www.dayhoc.vn;  www.dayhocintel.org  hoặc  tìm kiếm trong www.google.com.vn  với từ khóa (nội dung cần tìm) thích hợp… 3.2. Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy: Khi đã sưu tập được những tư  liệu cần thiết cần phải có sự  chọn lọc cần   thiết để  đưa vào bài giảng của mình. Không nên sử  dụng quá nhiều hình  ảnh tư  liệu mà chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh làm phân tán sự tập trung của học   sinh.  Sau khi đưa hình  ảnh minh họa vào bài giảng, thao tác cơ  bản nhất đòi hỏi   người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh   động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Các hiệu ứng nên sử  dụng  một cách đơn giản để  không làm  ảnh hưởng đến sự  tiếp thu kiến thức của học   sinh. Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng ViOlet để thiết kế được nhiều kiểu bài  tập khác nhau rất phong phú và hấp dẫn như trò chơi ô chữ, lựa chọn đáp án, kéo  thả chữ…rất dễ dàng. Ngoài ra, việc làm này còn giúp cho giáo viên tiết kiệm được   thời gian viết nội dung lên bảng, treo bảng phụ… nội dung hiển thị đến đâu, giáo   viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài  sâu hơn.  Để soạn một bài giảng bằng GAĐT với sự hỗ trợ của phần mềm trình chiếu   PowerPoint và kết hợp ViOlet có thể thực hiện như sau : Bước 1 : Tạo một thư mục chứa bài giảng cần soạn. Bước 2 : Soạn thảo các câu hỏi bài tập trên phần mềm ViOlet. Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ­ Câu hỏi, bài tập kiểm tra bài cũ nhằm đánh giá kết quả tiết học trước. ­ Câu hỏi, bài tập giữa bài giúp học sinh khắc sâu nội dung cơ bản của từng  mục, từng phần. ­ Câu hỏi, bài tập củng cố nhằm hệ thống kiến thức nội dung bài học. Với mỗi nội dung trên hãy lưu lại và đóng gói vào thư mục vừa tạo ở bước1. Bước 3 : Soạn bài trình chiếu bằng phần mềm PowerPoint bao gồm đề  mục, nội   dung cơ bản của bài học. Trong phần kiểm tra bài cũ, sau các mục cần củng cố và   trước khi kết thúc bài hãy để  một trang trống để  chuyển gói câu hỏi từ  ViOlet đã  thực hiện ở bước2 vào các trang này. Bài soạn này cần phải được lưu vào thư mục   đã tạo ở bước1. Cụ thể, để soạn Bài 10: Cấu trúc lặp, Tin học 11, tôi thực hiện như sau : Bước 1 : Tạo thư mục  ­ Mở My Computer   mở ổ đĩa D:   Click phải vào chổ trống   Chọn New  Folder. ­ Gõ tên cho thư mục.  ­ Đóng cửa sổ My Computer. (click vào  ) Bước 2 : Mở ViOlet và tạo câu hỏi, bài tập.  Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ­ Click  đúp chuột vào biểu tượng  ­ Click vào nút thêm đề mục   hoặc nhấn F5 trên bàn phím. ­ Gõ các đề mục và click vào Tiếp tục ­ Click vào Công cụ và chọn dạng câu hỏi bài tập tương ứng . ­Chọn  bài tập kéo thả chữ Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy +Soạn câu hỏi, chọn kiểu câu hỏi, gõ nội dung câu hỏi kể cả đáp án, cụm từ  nào cần khuyết đi thì bôi đen rồi click vào Chọn chữ. +Hoàn thành click Đồng ý 2 lần ta thấy như sau : Để soạn câu hỏi tiếp theo thực hiện tương tự. Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 13
  14. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ­ Xong phần câu hỏi cho kiểm tra bài cũ.  ­ Nhấn F8 trên bàn phím để chọn giao diện. ­Chọn giao diện trắng và click vào Đồng ý. ­Click vào   để lưu Bai 10 ­Tìm đến thư mục vừa tạo ở bước 1 trong mục Save in Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 14
  15. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ­Gõ tên tập tin vào mục File name. Nhấn Enter hoặc Click vào Save. ­Nhấn F4 trên bàn phím để đóng gói bài tập. Bai ­Bôi đen từ Package – ktbc và gõ lại là ktbc. (Làm đơn giản đường dẫn nhằm mục   đích chuyển gói này vào trang trình chiếu trên PowerPoint). Bai 10\ktbc Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 15
  16. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ­Click chọn xuất ra dạng HTML (giao diện Web) và Click vào Đồng ý. Thực hiện tương tự cho những phần câu hỏi trong bài giảng. Bước 3 : Soạn giảng trên PowerPoint. ­Mở PowerPoint  ­ Soạn các Slide bao gồm đề mục và nội dung bài học. Riêng slide  Kiểm tra bài cũ  và Bài tập củng cố để trắng. Mục đích là để  kết hợp câu hỏi được tạo bởi ViOlet   ở bước2. ­Chọn trang kiểm tra bài cũ (Slide 2) ­ Bắt đầu chuyển gói câu hỏi từ ViOlet vào PowerPoint. Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 16
  17. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy + Vào View   Toolbars   chọn Control Toolbox. Sẽ xuất hiện thanh công cụ  này.              + Click vào nút   trên thanh công cụ. + Tìm đến và chọn mục Shockwave Flash Object. + Kéo rê chuột để vẽ một hình chữ nhật trên slide này. Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 17
  18. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy + Click vào nút   trên thanh công cụ  +Hiện hộp Thuộc tính (Properties). Có rất nhiều thuộc tính trong danh sách  này, giáo viên chỉ cần quan tâm  hai mục sau các mục khác không thay đổi : ­Base : gõ tên gói Câu hỏi thực hiện ở bước 2. ­Movie : như mục Base và gõ thêm  “\Player.swf”. +Đóng hộp thuộc tính lại.(click vào  ). Như vậy ta đã chuyển được gói câu  hỏi kiểm tra bài cũ được tạo từ ViOlet vào PowerPoint. Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 18
  19. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ­Tương tự, ta lần lượt chuyển các gói còn lại vào các slide tương ứng. ­Cuối cùng lưu lại bài trình chiếu này vào thư mục đã tạo ở bước 1. Bài 10 ­Nhấn F5 trên bàn phím để xem kết quả thực hiện được. Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 19
  20. Sáng kiến kinh nghiệm :  Kết hợp ViOlet và PowerPoint vào thiết kế và giảng dạy ­Đóng cửa sổ PowerPoint (click vào   ). Lưu ý quan trọng : Khi chuyển bài giảng này sang bất kỳ một máy nào khác với  máy đang thực hiện phải chuyển toàn bộ thư mục đã tạo ở bước 1. Giáo viên: Đinh Thị Hoa                                                                                     Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2