intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong chương Địa lí dân cư - khối 10

Chia sẻ: Thanhbinh225p Thanhbinh225p | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

149
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong chương Địa lí dân cư - khối 10 được nghiên cứu nhằm mục đích thích ứng với yêu cầu của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đồng Nai về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong chương Địa lí dân cư - khối 10

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHƯƠNG ĐỊA LÍ DÂN CƯ- KHỐI 10 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết sức quan trọng, bởi nó không chỉ phản ánh kết quả dạy học của cả giáo viên, học sinh phương pháp dạy học tích cực Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những khâu then chốt của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới kiểm tra, đánh giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục Trước yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng thì việc đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh sáng tạo, khả năng tư duy, vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh. Đồng thời, nội dung kiểm tra đánh giá ở chương trình Địa Lí 12 và tốt nghiệp trung học phổ thông có nội dung về kĩ năng, vận dụng chiếm phần lớn số điểm (khoảng 70-75%). Trong khi đó, từ trước đến nay, học sinh lớp 10 và 11 lại thường được đánh giá về nội dung kiến thức là chủ yếu (khoảng 70%)(Theo thực tế tại đơn vị). Tôi thiết nghĩ, chúng ta cần đổi mới cách kiểm tra, đánh giá ở 2 khối 10 và 11 theo hướng thích ứng với yêu cầu của xã hội và rèn luyện để các em có thể làm bài thi tốt nghiệp thật tốt trong những năm sau. Trong năm học 2013-2014 tôi đã thực hiện đề tài “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình địa lý tự nhiên khối 10” , năm nay, tôi cố gắng phát triển đề tài của mình và để thích ứng với yêu cầu của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đồng Nai về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Chính vì những lí do trên, tôi đã thực hiện chuyên đề mang tên: “KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHƯƠNG ĐỊA LÍ DÂN CƯ- KHỐI 10”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Trang 1
  2. Đánh giá: Đánh giá trong dạy học bao gồm các hoạt động thu thập thông tin về một lĩnh vực nào đó, nhận xét và phán xét đối tượng đó trên cơ sở đối chiếu các thông tin thu nhận được với mục tiêu được xác định ban đầu. từ đó đề xuất những biện pháp làm thay đổi thực trạng, điều chỉnh để nâng cao hiệu quả dạy học. Kiểm tra: Là một quá trình mà các mục tiêu và các tiêu chí đi kèm được định ra từ trước, trong đó chúng ta kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với các mục tiêu và tiêu chí đã xác định Đo lường: Là một cách đánh giá căn cứ vào sự ghi chép và lượng hóa các thông tin thành điểm số hoặc mức độ. Những thành phần trên có mối quan hệ với nhau, tùy theo mục đích mà quá trình đánh giá có hay không các thành phần kiểm tra và đo lường. Chúng ta có thể biểu thị cấu trúc của ba thành phần trên thông qua sơ đồ sau: TÌNH HUỐNG 1 TÌNH HUỐNG 2 TÌNH HUỐNG 3 Quá trình đánh giá Quá trình đánh giá Quá trình đánh giá Quá trình kiểm Quá trình kiểm Quá trình kiểm tra tra tra Quá trình Quá trình thu đo lường thập thông tin Quá trình đo lường - Tình huống 1: Đánh giá không có đo lường và kiểm tra - Tình huống 2: Đánh giá có đo lường - Tình huống 3: Kiểm tra- đánh giá Đánh giá năng lực: là đánh giá khả năng thực hiện một công việc cụ thể dựa trên việc kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với yêu cầu sản phẩm đầu ra của quá trình giáo dục. MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾP CẬN NĂNG LỰC STT Đánh giá theo hướng tiếp Đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung cận năng lực 1 Các bài thi trên giấy được thực Nhiều bài kiểm tra đa dạng Trang 2
  3. hiện vào cuối một chủ đề, một trong suốt quá trình học tập chương, một học kì 2 Nhấn mạnh sự cạnh tranh Nhấn mạnh sự hợp tác 3 Quan tâm đến mục tiêu cuối Quan tâm đến phương pháp cùng của việc dạy học học tập, phương pháp rèn luyện của học sinh 4 Chú trọng vào điểm số Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét. 5 Tập trung vào kiến thức hàn Tập trung vào năng lực thực tế lâm và sáng tạo. 6 Đánh giá được thực hiện bởi Giáo viên và học sinh chủ các cấp quản lí và do giáo động trong đánh giá, khuyến viên là chủ yếu, còn tự đánh khích tự đánh giá và đánh giá giá của học sinh không hoặc ít chéo của học sinh. được công nhận. 1.1.2. Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá  Đối với học sinh: - Cung cấp những thông tin phản hồi về quá trình học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh. - Xác nhận kết quả của người học - Phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động của người học.  Đối với giáo viên: - Biết được trình độ chung của người học, những học sinh tiến bộ, những học sinh sút kém để có thể động viên, giúp đỡ kịp thời. - Kết quả giúp giáo viên xem xét và điều chỉnh lại phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện hành  Đối với cán bộ quản lý nhà trường: Giúp nhà quản lí có động thái uốn nắn, điều chỉnh, động viên, khuyến khích kịp thời đối với giáo viên và học sinh. 1.1.3. So sánh quan điểm đánh giá cũ và mới Quan điểm cũ về đánh giá Quan điểm mới về đánh giá Đánh giá tổng kết thường được coi Đánh giá quá trình và không chính Trang 3
  4. là loại đánh giá chủ yếu và duy nhất thức là một thành phần quan trọng của đánh giá Đánh giá diễn ra vào cuối kì hay Đánh giá diễn ra trong suốt quá trình cuối năm học tập Đánh giá theo chuẩn tương đối để so Đánh giá theo chuẩn tuyệt đối sử sánh kết quả đầu ra của người học dụng để so sánh kết quả đầu ra của về thứ hạng hoặc vị trí người học với mục đích nhằm đưa ra phản hồi và điều chỉnh Kiến thức và sự tái hiện kiến thức là Sự cố gắng là thành phần được ghi nội dung đánh giá chủ yếu nhận nhận trong quá trình đánh giá 1.1.4. Các phương pháp đánh giá hiện đại  Quan sát  Trao đổi  Trình diễn  Hồ sơ đánh giá  Đánh giá sản phẩm dự án  Đánh giá qua các tình huống thực tế Đối tượng sử dụng các phương pháp đánh giá này có thể là giáo viên và học sinh, điều đó đồng nghĩa với việc học sinh có thể được tham gia vào quá trình đánh giá. Nguồn: Tài liệu tập huấn DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH- Môn Địa Lý THPT năm 2014 1.1.5. Vai trò của kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình dạy và học Muốn đổi mới căn bản toàn diện chương trình, SGK phổ thông từ năm 2015 theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Trang 4
  5. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai. Tại sao người ta nói kiểm tra đánh giá rất quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó. Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào những gì giáo viên ôn và tập trung vào những trọng tâm GV nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập GV cho trước… học sinh chỉ việc thay số trong bài toán mẫu, bắt trước câu văn mẫu … để đạt được điểm số tối đa theo mong muốn của thầy/cô giáo. Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương trình, người ta cần làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu học tập, giáo dục, có đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụng kết quả kiểm tra đó để làm gì? Làm thế nào để GV cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy và học nếu không có đánh giá phản hồi từ học sinh. (Theo Nguồn: ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH PHỔ THÔNG THEO CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC của PGS.TS. Nguyễn Công Khanh tại website: ) 1.2. THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN NAY Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.2.1. Về người dạy: Về kiểm tra, đánh giá trước đây chỉ ra đề theo kiểu tự luận, nội dung kiến thức tuỳ thuộc vào người dạy nên chất lượng không đánh giá chính xác. Từ khi có sự đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học cùng với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá thì chất lượng dần dần được nâng lên. Tuy nhiên, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông hiện nay còn phiến diện, chưa bám sát mục tiêu giáo dục, chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, cần được cải tiến và hoàn thiện. Cụ thể có các vấn đề về kiểm tra, đánh giá của giáo viên còn có những hạn chế sau: - Sách giáo khoa viết theo lối mở, yêu cầu giáo viên phải cập nhật thông tin và am hiểu về các quy luật địa lí, song nhiều giáo viên khi dạy thì rập khuôn máy Trang 5
  6. móc, giáo điều, chỉ liệt kê những kiến thức ở sách giáo khoa, không giải thích, mở rộng, các kĩ năng về lược đồ, bản đồ, bảng số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ thì làm qua loa. Khi kiểm tra, đánh giá chỉ cho học sinh học thuộc những gì được ghi trong vở, còn các kĩ năng, vận dụng thì không thực hiện được dẫn đến học sinh chỉ nắm kiến thức một cách thụ động rập khuôn, máy móc mà không yêu cầu HS phát huy tính sáng tạo. Vì vậy, khi học xong chương trình của bộ môn học sinh có kiến thức một cách mù mờ. - Nhiều GV đã mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của HS (như ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, chú ý, chịu khó sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học để rèn luyện kĩ năng địa lí cho HS song khi kiểm tra, đánh giá lại yêu cầu HS học thuộc lòng và ghi nhớ máy móc... - Việc ra đề kiểm tra từ kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút và học kì, nhiều giáo viên chỉ đặt những câu hỏi mang tính chất nhận biết, hiểu, không có tính phân loại HS, các kĩ năng phân tích, vận dụng thì ít được thực hiện, nên học sinh học một cách máy móc. Do đó gặp những đề kiểm tra học kì (đề chung toàn tỉnh), có hướng phân tích, suy luận logic, giáo viên được phân công coi thi chặt chẽ thì HS khá giỏi làm khá tốt, còn HS yếu kém thì mang tính may rủi khi chọn câu đúng trong thi trắc nghiệm khách quan, còn tự luận thì làm qua loa, đại khái. Vì vậy, dẫn đến không có HS yêu thích bộ môn Địa lí. - Đa phần giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá, điều này sẽ làm cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…). Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp… đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày, thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận, …, thì giáo viên chưa làm được hoặc có thì cũng rất hạn chế - Bên cạnh những hạn chế trên, vẫn có nhiều giáo viên rất tâm huyết với bộ môn, song kinh nghiệm còn ít, vốn kiến thức tích luỹ chưa nhiều nhưng đã cố gắng tìm tòi vươn lên tự hoàn thiện mình, nên đã có những đề kiểm tra có độ tin cậy và tính khoa học khá cao. 1.2.2. Về người học: Chủ yếu tài liệu là sách giáo khoa, (chỉ những nơi có điều kiện như thành phố, thị xã, thị trấn, ... thì mua thêm nhiều sách tham khảo) lại học nhiều môn học nên số học sinh có ý thức yêu thích học môn Địa Lí thì rất ít, do đó các em chỉ chú trọng những gì thầy cung cấp trong vở học là đủ, ít tìm tòi sáng tạo thêm (đặc biệt là những vùng miền khó khăn ). Phong trào học tập ở cộng đồng dân cư, nếu không kiểm tra, đánh giá, phối hợp nhiều tổ chức xã hội thì việc học các môn Địa, Sử, GDCD, ... học sinh (kể cả Trang 6
  7. nhận thức của phụ huynh) coi đây chỉ là những môn phụ, không chịu học nên kĩ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng còn rất hạn chế. 1.2.3. Đối với các cấp quản lí: Nhiều cán bộ QLGD vẫn còn xem nhẹ môn này, môn khác nên công tác quản lí chỉ đạo còn lỏng lẻo. Trường nào mà hoạt động của tổ chuyên môn, giáo viên tâm huyết, có trình độ và năng lực chuyên môn, dạy đúng bộ môn, ban giám hiệu có năng lực chuyên môn tốt, nhận thức đúng, thường xuyên thanh tra, kiểm tra thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS càng có độ tin cậy cao, có tác dụng tốt, kích thích được ý thức, thái độ học tập của HS và ngược lại - Cho đến nay, giáo viên đã được tập huấn về kiểm tra, đánh giá theo năng lực học sinh, bản thân tôi cũng đã làm một Sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình Địa lý tự nhiên khối 10 nên đề tài này là đề tài dựa trên đề tài cũ và phát triển thêm ở những nội dung sau: + Đề tài cũ làm trong phần Địa lý tự nhiên, đề tài này phát triển thêm ở phần Địa lý dân cư. + Tập huấn “Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Sở Giáo Dục& Đào Tạo Đồng Nai mới chỉ đưa ra vấn đề và là thử 1 số ví dụ minh họa. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nghiên cứu đi sâu vào nội dung Địa lý dân cư lớp 10. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Giải pháp 1: Tăng cường đánh giá trong quá trình giảng dạy trên lớp 1. Cách thức tổ chức thực hiện  Phạm vi: Để việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được hiệu quả, kích thích khả năng sáng tạo, chủ động học tập của học sinh, giáo viên nên tăng cường kiểm tra trong quá trình giảng dạy trên lớp  Đối tượng: học sinh lớp 10  Công việc cụ thể: o Nghiên cứu tài liệu o Xác định những nội dung, phương pháp đánh giá trong quá trình giảng dạy trên lớp. o Tiến hành thực hiện o So sánh kết quả thực hiện  Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ Học kì 1 năm học 2014-2015, sau đó theo dõi, so sánh, hoàn tất đề tài vào tháng 5 năm 2015. 2. Dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp đã thưc hiện Trang 7
  8. Trước đây, kiểm tra miệng thường được giáo viên thực hiện đầu tiết dạy, với hình thức này, thông thường rất gây áp lực cho học sinh. Nếu phần kiểm tra miệng thuận lợi (học sinh học bài, trả lời được các nội dung yêu cầu của giáo viên) thì nội dung bài học sẽ ít ảnh hưởng. Tuy nhiên, có những trường hợp khi học sinh không học bài sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lí của giáo viên và học sinh, gây không khí căng thẳng cho tiết dạy. Kiểm tra miệng cũng được khuyến khích thực hiện trong nội dung bài dạy nhưng trên thực tế ít khi được giáo viên áp dụng. Với việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng năng lực, giáo viên nên tăng cường kiểm tra trong bài dạy của mình với mục đích: - Khi kiến thức bài mới liên quan đến bài cũ, giáo viên khơi gợi và học sinh sẽ liên hệ với đơn vị kiến thức đó. Như vậy, vẫn có thể kiểm tra được bài cũ và hệ thống với kiến thức mới. Như thế, học sinh sẽ có kiến thức hệ thống, dễ hiểu bài hơn. Ví dụ: Trong bài 24, phân bố dân cư- các loại hình quần cư và đô thị hóa; khi giáo viên dạy phần “Biến động về phân bố dân cư theo thời gian”, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bảng số liệu 24.2 trong Sách giáo khoa và giải thích tại sao có sự thay đổi. Phần nhận xét, giáo viên có thể kiểm tra phần kĩ năng của học sinh còn phần nhận xét, giáo viên vừa gợi ý vừa có thể kiểm tra kiến thức bài 22 của học sinh thông qua các đơn vị kiến thức sau: - Tỉ trọng dân cư Châu Á tăng chủ yếu do gia tăng dân số tự nhiên cao - Tỉ trọng dân cư Châu Phi giảm trong giai đoạn 1650 1850 do nhiều nguyên nhân như: do buôn bán nô lê, bệnh tật, kinh tế- xã hội chậm phát triển (nên mặc dù gia tăng dân số tự nhiên cao nhưng vẫn có tỉ trọng giảm); giai đoạn 1850- 2005 tỉ trọng tăng do hết hiện tượng buôn bán nô lệ. - Tỉ trọng dân cư châu Âu giảm do di cư, tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp. - Tỉ trọng dân cư châu Mỹ và châu đại Dương tăng chủ yếu do nhập cư.  Như vậy, qua phần này giáo viên hỏi lại các kiến thức về gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học; đặc điểm của các nhóm nước về gia tăng tự nhiên… Khi đơn vị kiến thức mới không hoặc ít liên quan đến kiến thức cũ nhưng khó hoặc liên quan đến các vấn đề thực tiễn, giáo viên cũng có thể đặt vấn đề và yêu cầu học sinh giải quyết. Với các câu hỏi khó, giáo viên có thể “treo điểm thưởng” cho học sinh. Với hình thức này, học sinh sẽ rất chú ý đến vấn đề giáo viên đưa ra và tìm cách giải quyết, qua đó sẽ chủ động trong việc học tập và tiếp thu kiến thức hiệu quả. Lâu dần, sẽ tập cho học sinh thói quen chú ý trong bài học, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Trang 8
  9. Ví dụ 1: Sau khi học về tỉ suất sinh thô, giáo viên có thể đặt vấn để cho học sinh giải quyết: “Tại sao tỉ suất sinh thô của nhóm nước phát triển thấp, các nước đang phát triển lại cao?” Để giải quyết được câu này, học sinh cần suy nghĩ và tìm ra được sự khác biệt về đặc điểm của 2 nhóm nước để rút ra được sự khác biệt dẫn đến sự khác nhau về tỉ suất sinh thô của 2 nhóm nước khác nhau Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển Trình - Trình độ cao, phụ nữ đi - Trình độ chưa cao, phụ nữ ít đi làm kinh độ phát làm kinh tế nhiều  tác tế nên ít ngại việc có con ảnh hưởng tới sự triển động đến suy nghĩ của phụ nghiệp  sinh con nhiều. - Trình độ y học kinh tế- nữ: sinh ít con - Trình độ chưa tốt, trình độ người dân chưa cao  xã hội y học tốt, trình độ người thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia dân cao  thực hiện các đình chưa thực sự hiệu quả. - Nền nông biện pháp kế hoạch hóa nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế gia đình hiệu quả  nhiều gia đình quan niệm sinh con là có nhiều lao động làm việc Tư - Không mang nặng tư Một phần các nước đang phát triển theo tưởng tưởng nho giáo chế độ phong kiến, có tư tưởng trọng nam khinh nữ hoặc có tư tưởng “Trời sinh voi sinh cỏ”... Ví dụ 2: Sau khi học về tỉ suất tử thô, giáo viên có thể đặt vấn để cho học sinh giải quyết: “Tại sao tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển giai đoạn 1950-1990 thấp hơn nhóm nước đang phát triển còn giai đoạn 1995-2005 lại cao hơn” Đây là một vấn đề khó, thông thường học sinh giải quyết được vế đầu tiên là trong giai đoạn 1950-1990 nhóm nước phát triển có tỉ suất tử thô thấp hơn các nước đang phát triển vì các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế- xã hội, y học cao hơn nên có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tỉ lệ tử vong bà mẹ trẻ em ít, tuổi thọ bình quân cao  tỉ suất sinh thô thấp. Trong giai 1995-2005 tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển cao hơn vì các nước phát triển trong giai đoạn này có cơ cấu dân số già  tỉ lệ tử thô nhiều Ví dụ 3: Sau khi học về cơ cấu dân số theo giới, giáo viên có thể đặt vấn để cho học sinh giải quyết: “Hiện nay, Việt Nam đang bị mất cân bằng giới tính, em hãy cho biết nguyên nhân, hậu quả, giải pháp.” Đây là đơn vị kiến thức liên quan đến thực tiễn và xung quanh học sinh có thể thấy rất nhiều. Qua việc phân tích vấn đề này, góp phần thay đổi suy nghĩ của các em, thông qua đó các em sẽ có cái nhìn đúng đắn sau này với bản thân, gia đình hoặc với cộng đồng. Trang 9
  10. Nguyên nhân làm Việt Nam đang bị mất cân bằng giới tính là do: tư tưởng “trọng nam khinh nữ”; do trình độ của dân cư đang được nâng cao nên họ đang áp dụng khoa học vào việc lựa chọn giới tính; do chính sách của nhà nước chưa triệt để (chủ yếu công nhân viên chức mới bị quy định chính sách sinh 2 con, siêu âm giới tính thai nhi bị cấm nhưng không hiệu quả). Hậu quả: Nhiều vấn đề nan giải trong thời gian tới: nam khó lấy vợ, cưỡng hiếp, buôn bán- bắt cóc phụ nữ... Giải pháp: Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ; thực hiện triệt để các chính sách của nhà nước... 3. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so với giải pháp đã có. Trước đây, giáo viên thường kiểm tra bài cũ vào đầu mỗi tiết dạy, sau khi áp dụng phương pháp này tôi thấy có nhiều ưu điểm như sau: - Tránh gây áp lực cho học sinh trong đầu tiết, tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú hơn. - Học sinh chú ý nghe giảng bài và hợp tác với giáo viên hơn trong việc tiếp thu bài mới. - Có sự hợp tác với bạn bè, giáo viên trong khi giải quyết tình huống có vấn đề - Kiến thức sâu hơn và nhớ lâu hơn. Giải pháp 2: Đổi mới hình thức, phương pháp trong kiểm tra đánh giá 1. Cách thức tổ chức thực hiện  Phạm vi: Sử dụng đa dạng các phương pháp trong kiểm tra, đánh giá.  Đối tượng: học sinh lớp 10  Công việc cụ thể: o Nghiên cứu tài liệu o Xác định những nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá mới o Tiến hành thực hiện o So sánh kết quả thực hiện  Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ Học kì 1 năm học 2014-2015, sau đó theo dõi, so sánh, hoàn tất đề tài vào tháng 5 năm 2015. 2. Dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm, đối chứng giải pháp đã thưc hiện 2.1. Sử dụng kênh hình để kiểm tra Trang 10
  11. 2.1. 1. Sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để kiểm tra Đối với việc học Địa Lí không thể tách rời khỏi kênh hình, tuy nhiên việc sử dụng kênh hình trong kiểm tra còn hạn chế nhất là trong chương trình Địa Lí 10 và 11. Do đó, học sinh sẽ thấy môn Địa lí là một môn học thuộc, không kích thích được sự thích thú của học sinh. Việc sử dụng kênh hình giúp học sinh giảm học thuộc; rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu....Giáo viên có thể sử dụng kênh hình trong mọi hình thức kiểm tra (định kì, thường xuyên) Ví dụ 1: Để kiểm tra phần tỉ suất sinh thô, giáo viên cho học sinh xem hình 1 và đưa ra hệ thống câu hỏi: 1. Thế nào là tỉ suất sinh thô. Viết công thức tính tỉ suất sinh thô. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô. Hình 1: Tỉ suất sinh thô thời kì 1950-2005 2. Nhận xét tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển thời kì 1950-2005? 3. Giải thích tại sao tỉ suất sinh thô của thế giới và 2 nhóm nước đều giảm 4. Giải thích tại sao tỉ suất sinh thô của nhóm nước phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển Ví dụ 2: Để kiểm tra phần tỉ suất tử thô, giáo viên cho học sinh xem hình 2 Hình 2: Tỉ suất tử thô thời kì 1950-2005 và đưa ra hệ thống câu hỏi: 1. Thế nào là tỉ suất tử thô. Viết công thức tình tỉ suất tử thô. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất tử thô. 2. Nhận xét tỉ suất tử thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển thời kì 1950-2005? 3. Giải thích tại sao tỉ suất tử thô của thế giới và 2 nhóm nước đều giảm 4. Giải thích tại sao tỉ suất tử thô Hình 3: Lược đồ gia tăng tự nhiên dân số của nhóm nước phát triển trong giai thế giới hàng năm, thời kì 2000-2005 (%) Trang 11
  12. đoạn 1950-1990 thấp hơn nhóm nước đang phát triển nhưng giai đoạn 1995-2005 lại cao hơn. Ví dụ 3: Để kiểm tra phần gia tăng dân số tự nhiên, giáo viên cho học sinh xem hình 3 và đưa ra hệ thống câu hỏi: 1. Viết công thức tình tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. Tại sao tỉ suất Hình 4: Các kiểu tháp dân số gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số. 2. Quan sát bản đồ, xác định các quốc gia (vùng lãnh thổ) có gia tăng dân số tự nhiên cao >= 3%,
  13. Ví dụ 4: Để kiểm tra phần đô thị hóa, giáo viên cho học sinh xem hình 5 và đưa ra hệ thống câu hỏi 1. Quan sát bản đồ, xác định các quốc gia (vùng lãnh thổ) có tỉ lệ dân thành thị cao >= 3%, = 200người/Km2,
  14. cho học sinh xem hình 7 hoặc hình 8 và yêu cầu học sinh quan sát, rút ra được sức ép của dân số đến kinh tế- xã hội. Hình 7: Sức ép của dân số Hình 8: Sức ép của dân số Nguồn: http://vietnamese.cri.cn> Nguồn: http://canthotv.vn Sơ đồ 1: Dân số tăng gây sức ép trên môi trường thiên nhiên Nguồn:http://tuonglaivietnam.com> Ngoài ra, giáo viên cũng có thể cung cấp sơ đồ 1 để kiểm tra phần ảnh hưởng của dân số đến môi trường thiên nhiên Trang 14
  15. Ví dụ 2: Để kiểm tra phần “cơ cấu dân số theo giới” trong bài 23- Cơ cấu dân số, giáo viên cho học sinh xem hình 9 hoặc hình 10 và yêu cầu học sinh quan sát, rút ra nội dung của 2 hình ảnh, từ đó rút ra nguyên nhân, hậu quả, giải pháp. Hình 9: Mất cân bằng giới tính ở Việt Hình 10: Poster tuyên truyền Nam Nguồn: http://baoquangninh.com.vn Nguồn:http://www.t4ghcm.org.vn Ví dụ 3: Để kiểm tra phần “Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất sinh thô” trong bài 22- Dân số và sự gia tăng dân số, giáo viên cho học sinh xem hình 11 và yêu cầu học sinh quan sát, sau đó đưa ra hệ thống cau hỏi: 1. Quan sát hình ảnh, em hãy cho biết nội dung hình ảnh phản ánh điều gì? Khi được quan sát hình ảnh này, học sinh phải thấy được trong 2 em bé, bé trai được cha quan tâm nhiều hơn. 2. Hiện tượng này thường xảy ra ở nhóm nước nào?  Hiện tượng này thường xảy ra ở Hình 11: Tư tưởng trọng nam khinh nữ nhóm nước đang phát triển và theo Nguồn:
  16.  Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô thấp, nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao. Ví dụ 4: Để kiểm tra phần “cơ cấu theo trình độ văn hóa” trong bài 23- Cơ cấu dân số, giáo viên cho học sinh xem hình Bảng 1 và yêu cầu học sinh quan sát, sau đó nhận xét và rút ra kết luận. Qua phần kiểm tra này, giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhận xét bảng số liệu, kiểm tra kiến thức về cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa và liên hệ thực tế tại Việt Nam. Bảng 1: tỷ lệ biết đọc biết viết theo giới tính và thành thị/nông thôn, 1989-2009 Đơn vị tính: Phần trăm Năm 1989 Năm 1999 Năm 2009 Chung 87.3 90,3 93,5 Nam 92,7 94 95,8 Nữ 82,7 86,9 91,4 Thành thị 93,8 94,8 97 Nông thôn 85,4 88,7 92 Nguồn: TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở VIỆT NAM 2009 Đáp án Năm 2009, tỷ lệ biết đọc biết viết của nam giới là 95,8% và của nữ là 91,4%. số liệu cho thấy vẫn có sự chênh lệch giữa nam và nữ về tỷ lệ biết đọc biết viết. Tuy nhiên, sự chênh lệch này đã giảm đáng kể trong 20 năm qua. so với Tổng điều tra năm 1989, tỷ lệ biết đọc biết viết của nữ giới đã tăng lên 8,7 điểm phần trăm và tỷ lệ này của nam giới chỉ tăng lên 3,1 điểm phần trăm. Tỷ lệ biết đọc biết viết ở hai giới gần bằng nhau, điều này chứng minh sự bất bình đẳng về giới trong lĩnh vực giáo dục gần như được xóa bỏ tại việt Nam. Tỷ lệ biết đọc biết viết của thành thị cao hơn của nông thôn là 5 điểm phần trăm (97% so với 92%). Qua số liệu Tổng điều tra 1989 và 1999, có thể nhận thấy sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị đã giảm đáng kể trong 20 năm qua. Năm 1989, sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị là 8,4 điểm phần trăm, đến năm 1999, sự khác biệt này được giảm xuống 6,1 điểm phần trăm. Từ năm 1999 đến nay, mặc dù tỷ lệ biết đọc biết viết của cả nông thôn và thành thị đều tăng lên đáng kể, tuy nhiên khoảng cách giữa nông thôn và thành thị không giảm mạnh như giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1999. 2.2. Sử dụng bài tập tính toán để kiểm tra Bài tập 1: (bài tập 1 SGK trang 86) Trang 16
  17. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995-2000 Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây: Năm 1995 1997 1998 1999 2000 Dân số ? ? 975 ? ? (triệu người) Giải Công thức: Pt=P0(1+a)n Trong đó: Pt -Dân số năm sau P0 - Dân số năm trước a - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (lưu ý ví dụ a=2%  2/100=0.02) n - Khoảng cách năm Từ công thức trên ta có thể tính với công thức nghịch khi tính dân số lui về trước với số mũ n < 0. Qua đó ta có kết quả sau: Năm 1995 1997 1998 1999 2000 Dân số (triệu 918.76 955.9 975 994.5 1014.4 người) Nếu ta sử dụng phương pháp tính Dân số năm sau (năm x+1)= số dân năm x +2% dân số năm x Ta cũng có kết quả như trên nhưng nếu tính khoảng cách năm lớn hơn 1 thì ta phải tính từng năm cho đến khi đến năm đề bài yêu cầu, cụ thể với bài tập trên, chúng ta phải tính tất cả các năm từ năm 1995 đến 2000 như sau: Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Dân số (triệu 918.8 937.2 955.9 975 994.5 1014.4 người) Bài tập 2: Tính tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam năm 2005 biết trong năm đó số trẻ em sinh ra là 1.582.700 và số người tử vong là 499800, tổng số dân là 83.3 triệu người Giải Trang 17
  18. Ta có công thức tính tỉ suất sinh thô: s 1.582.700 S(%o) = x 1000 = x1000 = 19%o Dtb 83.3x 1.000.000 Trong đó: S(%o) -Tỉ suất sinh thô (đơn vị tính là phần ngàn) S -Số trẻ em sinh ra Dtb - Số dân trung bình cùng thời điểm Ta có công thức tính tỉ suất tử thô: t 499.800 T(%o) = x 1000 = x1000 = 6%o Dtb 83.3x 1.000.000 Trong đó: T(%o) -Tỉ suất tử thô (đơn vị tính là phần ngàn) S -Số người chết Dtb - Số dân trung bình cùng thời điểm Ta có công thức tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: S(%o) - T(%o) 19-6 GTTN(%) = = = 1.3 % 10 10 Trong đó: S(%o) -Tỉ suất sinh thô (đơn vị tính là phần ngàn) T(%o) -Tỉ suất tử thô (đơn vị tính là phần ngàn) GTTN (%) - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (đơn vị tính là phần trăm) Bài tập 3: (bài tập 3 sgk trang 97) Cho BSL sau: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005 Châu lục Diện tích (triệu Dân số (triệu Km2) người) Châu Phi 30.3 906 Châu Mĩ 42.0 888 Châu Á (trừ Liên Bang Nga) 31.8 3920 Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) 23 730 Trang 18
  19. Châu Đại Dương 8.5 33 Toàn thế giới 135.6 6477 Công thức tính mật độ dân số Số dân (người) MĐDS = (đơn vị: người/ Km2) Diện tích (Km2) Vận dụng tính ta có kết quả Châu lục Mật độ dân số (người/ Km2) Châu Phi 30 Châu Mĩ 21 Châu Á (trừ Liên Bang Nga) 123 Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) 32 Châu Đại Dương 4 Toàn thế giới 48 Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau Vùng Diện tích (nghìn Km2) Dân số (triệu người) Đồng bằng Sông Hồng 15.0 18.2 Trung du và miền núi Bắc 101.0 12.0 Bộ Tây Nguyên 54.7 4.9 2 a. Tính mật độ dân số (Đơn vị tính: người/km ) của các vùng kinh tế trên? b. Giải thích tại sao vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao, vùng Tây Nguyên có mật độ dân số thấp? Giải Vùng Mật độ dân số (người/Km2) Đồng bằng Sông Hồng 1213 Trung du và miền núi Bắc Bộ 119 Tây Nguyên 90 b. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao vì: Trang 19
  20. - Có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi - Kinh tế xã hội phát triển - Lịch sử định cư lâu đời Còn vùng Tây Nguyên thì ngược lại: - Có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ít thuận lợi - Kinh tế xã hội chậm phát triển - Lịch sử định cư không lâu đời. 2.3. Sử dụng câu hỏi định hướng năng lực và gắn với thực tiễn “Định hướng chung của việc đổi mới ra đề thi theo hướng các đề thi dần dần sẽ dành một thời lượng đáng kể và dành một khối lượng đáng kể cho những câu hỏi đánh giá năng lực của người học để tránh học sinh học tủ/luyện thi. Đặc biệt là đề thi tuyển sinh ĐH, người ta có xu hướng bám các chương trình lớp 11, 12 chủ yếu là lớp 12 nhưng phải phổ được trên diện rộng để học sinh bớt học tủ. Đó là xu hướng thiết kế các đề thi trắc nghiệm. Nhưng đồng thời người ta cũng phải dành một khối lượng tri thức không liên quan trực tiếp đến một chương cụ thể nào trong sách giáo khoa, mà liên quan đến trải nghiệm của người học dưới góc độ tư duy, để gia tăng mức độ phân hóa trong quá trình đánh giá. Ví dụ đó là những năng lực suy luận, năng lực sáng tạo. Mà năng lực suy luận, năng lực sáng tạo không phải dựa trên một bài học hay bài toán rất cụ thể mà đôi lúc các bài toán ấy là những bài toán của đời thường, bài toán của tình huống được mô phỏng từ thực tiễn. Những đề thi thú vị như vậy học sinh không cần phải học thuộc và lúc đó tất cả vốn sống, kinh nghiệm, sự hiểu biết của học sinh được huy động. Kiểu đề thi mở này giúp học sinh có cơ hội thể hiện bản thân, giúp các em bộc lộ những suy nghĩ khác người khác, sáng tạo, tự tin (những năng lực, phẩm chất được mọng đợi của một công dân toàn cầu). Gần đây những đề thi ĐH của khối C, D đã bắt đầu có một câu như thế và những câu như thế học sinh không phải học thuộc quá nhiều và có xu hướng thể hiện được những năng lực của cá nhân tốt hơn, không học tủ được, không cần ôn luyện thi gì nhiều. Đề thi mở, dạy học theo hướng mở là dạy học sinh khám phá, phát hiện sự vật hiện tượng theo cách nhìn mới, sáng tạo… tập trung chủ yếu vào các kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin, kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra những nhận xét bình luận và nói lên những độc đáo, sáng tạo của bản thân.” (Theo Nguồn: ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH PHỔ THÔNG THEO CÁCH TIẾP CẬN NĂNG LỰC của PGS.TS. Nguyễn Công Khanh tại website ) Ví dụ 1: Trong bài 23- Cơ cấu dân số, giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn dưới và trả lời các câu hỏi sau đây: Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2