intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường phổ thông

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là một phong trào đã được phát động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên trong cách triển khai nội dung của các nhà trường vẫn còn lúng túng. Một số trường chưa có bước đi cụ thể. Ôm việc dẫn đến hiệu quả thấp. Cùng một lúc tổ chức thực hiện tất cả các nội dung nó vừa dàn trải vừa kém hiệu quả. Vậy nên cần xác định các nội dung ưu tiên cho từng năm học, từng giai đoạn sao cho hợp lý. Chuyên đề này sẽ trình bày một số kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở trường phổ thông

  1. A/ĐẶT VẤN ĐỀ. I/ Lời mở đầu   ­   Cùng với cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử  và bệnh  thành tích trong giáo dục" và " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự  học và sáng tạo", để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả  công tác giáo   dục toàn diện cho học sinh, Bộ  giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào  thi đua " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực", trong các trường  phổ thông giai đoạn 2008­2013 với  mục tiêu:    Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực nhằm huy động sức mạnh   tổng hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng môi trường   giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả  phù hợp với điều kiện địa phương và   đáp  ứng yêu cầu của xã hội, phát huy tính chủ  động sáng tạo của học sinh   trong học tập cũng như  trong các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có   hiệu quả.     Với 5 nội dung cơ  bản của phong trào thi đua xây dựng trường học thân  thiện học sinh tích cực là: + Xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp an toàn + Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của từng học  sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập. + Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. + Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh. + Học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch   sử, văn hoá cách mạng ở địa phương.    Những nội dung này đã được các cấp các ngành phối hợp tổ chức thực hiện   triển khai đầy đủ  đến các nhà trường trong những năm qua. Đây là năm nội  dung cơ  bản mà mỗi nhà trường đều đang phấn đấu xây dựng và đạt được  trong giai đoạn 2008­2013.   Trong nội dung thứ năm là: Để giúp học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và   phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương là giúp các  em hiểu được giá trị lịch sử của di tích, từ đó giúp các em hình thành tư tưởng  kính trọng những người anh hùng đã hy sinh vì đất nước, có ý thức bảo vệ di   tích. Bởi lịch sử địa phương luôn gắn liền với lịch sử dân tộc. Từ đó rèn luyện   cho các em kỹ  năng sống, kỹ  năng  ứng xử  hợp lý với các tình huống trong   cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ  sức khoẻ, rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hóa… 1
  2. ­ Trong bài phát biểu của phó thủ tướng chính phủ, Bộ  trưởng BGD&ĐT GS  Nguyễn Thiện Nhân tại lễ  phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường  học thân thiện học sinh tích cực"  ở  Trường THCS Vạn Phúc­ Hà Đông ­ Hà  Nội ngày 15 tháng 5 năm 2008 đã nói: " …Một trong những nội dung của phong trào thi đua là: Mỗi trường  đều   nhận   chăm   sóc   một   di   tích   lịch   sử,   văn   hóa,   cách   mạng   ở   địa  phương; góp phần làm cho di tích ngày càng sạch đẹp hơn; hấp dẫn   hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với   đồng bào mình, cho khách du lịch cho bạn bè…" \II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:        Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là một phong trào đã  được phát động từ  nhiều năm nay. Tuy nhiên trong cách triển khai nội dung   của các nhà trường vẫn còn lúng túng. Một số trường chưa có bước đi cụ thể.   Ôm việc dẫn đến hiệu quả  thấp. Cùng một lúc tổ  chức thực hiện tất cả  các  nội dung nó vừa dàn trải vừa kém hiệu quả. Vậy nên cần xác định các nội   dung ưu tiên cho từng năm học, từng giai đoạn sao cho hợp lý    Tại trường Trung học cơ sở Ngọc Trạo đã lập kế hoạch trong cả giai đoạn  2008­2013. Song quá trình thực hiện vẫn còn thiếu linh hoạt. Một số  cán bộ  giáo viên không xác định được nhiệm vụ không biết phải làm cái gì trước cái  gì sau. Thật lúng túng. Đến năm học 2010­2011 dưới sự hướng dẫn gợi ý của  ngành nhà trường đã bàn bạc và ưu tiên cho từng tiêu chí. Qua cách làm đó đã  nâng cao hiệu quả rõ rệt.    Học sinh chưa có ý thức thái độ tốt đối với việc thực hiện phong trào. Chưa  hiểu rõ bản thân mình phải làm gì? Làm như thế nào? Rất thụ động trong các  hoạt động chung. ­ Hiệu quả:     Trên cơ  sở  nắm rõ thực trạng tôi đã có các giải pháp hữu hiệu và tổ  chức   thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau đến nay đã đạt được:     Cán bộ  giáo viên, học sinh và phụ  huynh đã nắm được chi tiết 5 nội dung   phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.     Giáo viên đã hiểu rõ tác dụng của việc thực hiện phong trào thi đua. Biết  được quá trình thực hiện đi theo lộ trình nào thì hợp lý. Trên cơ sở đó giúp cho  việc giáo dục chất lượng toàn diện đạt hiệu quả cao.    Học sinh có động thái tích cực, hành động thiết thực như có ý thức quét dọn  khu đài tưởng niệm, tích cực tham gia các hoạt động sưu tầm tư  liệu, hình  2
  3. ảnh về  khu di tích, tăng cường học tập môn ngữ  văn để  có vốn kiến thức  cũng như phong cách thuyết trình tập làm hướng dẫn viên… ­ Kết quả:   Phụ huynh quan tâm đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp học sinh hoàn  thành tốt các nhiệm vụ của nhà trường giao cho. Từ đó góp phần tốt cho công  tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.   Học sinh có ý thức tốt trong việc góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị  di   tích lịch sử văn hoá của địa phương.     Nhà trường đã đạt được kế  hoạch về  tiêu chí "Học sinh tham gia tìm hiểu  chăm sóc và phát huy giá trị  các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng  ở   địa  phương.". Theo thang điểm đánh giá: Đạt 10/10. B/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I/ Các giải pháp:  1­ Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ   giáo viên, học sinh.   Tuyên truyền bất cứ một việc gì cũng không đơn giản là nói cho người khác  nghe, vấn đề  là là nói sao người khác nghe và hiểu. Từ  đó họ  lại tiếp tục là   những người tuyên truyền cho người khác nữa.     Tuyên truyền phải giữ  vững quan điểm lập trường, không được dao động  trước những phản  ứng của người nghe, ngược lại càng phải bám chắc mục  tiêu để hoàn thành việc tuyen truyền.     Đối tượng tuyên truyền là mọi người, tuy nhiên chúng ta nên tuyên truyền  cho đối tượng nào trước, đối tượng nào sau thì phải lựa chọn. 2 ­ Nhận chăm sóc di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo. Góp phần làm cho   di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền giới thiệu các   công trình, di tích của địa phương với bạn bè.    Chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá cáh mạng  ở  địa phương là nhiệm vụ  của   thế hệ trẻ. đặc biệt khi còn là học sinh thì nhiệm vụ này càng trở nên hết sức  ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống, phát huy lòng tự  hào và nâng cao ý  thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hoá tô đậm thêm  truyền thống dân tộc. 3
  4.    Ai là người nhận chăm sóc di tích? Chăm sóc di tích phải làm như thế nào để  góp phần làm cho di tích xanh sạch đẹp từ  đó giới thiệu với bạn bè du khách   thập phương    3 ­ Thành lập ban chỉ đạo; Phát huy vai trò tập thể lãnh đạo cá nhân phụ   trách. Lập kế  hoạch tổ  chức thực hiện, phân công công tác cụ  thể  cho   từng tổ  chức, cá nhân, từng mảng công việc cụ  thể. Xây dựng các nội   dung, tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.    Nhận được việc chăm sóc di tích là một vinh dự cho nhà trường. Tuy nhiên   nếu không có sự  chỉ  đạo của cấp uỷ  chi bộ của BGH nhà trường thì sẽ  kém  hiệu quả. Việc thành lập Ban chỉ  đạo nhằm nâng cao hiệu quả  là một việc   không thể thiếu. 4 ­  Công tác phối hợp với các cấp các ban ngành đoàn thể trong và ngoài   và nhà trường    Không thể đơn phương làm một việc chung, mà đấu mối phối hợp để  tăng  cường sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần thì chắc chắn làm việc gì  cũng dễ  như Bác Hồ  đã dạy: Dễ  ngàn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần   dân liệu cũng xong. 5 ­ Tìm hiểu các di sản văn hóa và di tích lịch sử  địa phương. Bằng các   hình thức khác nhau như: Tổ chức hội thảo, tổ chức hội thi tìm hiểu về   di tích lịch sử  địa phương, tổ  chức hoạt động ngoại khoá toàn trường,   Mời   nói   chuyện   truyền   thống   nhân   dịp   kỉ   niệm   ngày   truyền   thống…,   Lồng ghép vào trong chương trình giảng dạy…    Đa dạng hoá các hình thức tổ chức cho nội dung có tính chất lâu dài tránh sự  nhàm chán đối với lứa tuổi học sinh, gây hứng thú tăng hiệu quả. Đó là một   khoa học, mà chúng ta cần phải chú ý 6 ­ Đưa vào nội dung tiêu chí thi đua của tập thể, cá nhân.    Tổ chức hoạt động cần có thi đua. Nó như  một chân lý bởi vì không có thi  đua thì không có kích thích và hưng phấn làm việc.  II/ Các biệp pháp tổ chức thực hiện: 1 ­ Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán   bộ giáo viên, học sinh:     Tuyên truyền giáo dục là nhiệm vụ  chính trị  quan trọng hàng đầu. Nó góp  phần quyết định sự thành công hay thất bại của một kế hoạch công việc nào  đó. Nhưng tuyên truyền bằng cách nào để  có hiệu quả? Một việc làm tưởng   chừng dễ nhưng thực sự để có hiệu quả cao thì lại là cực kì khó khăn. Hiểu rõ  4
  5. điều này tôi đã dày công nghiên cứu về lý luận cũng như  thực tiễn. Và chúng  tôi đã làm như sau: ­ Lập kế  hoạch chi tiết cụ  thể  trình bày trước toàn thể  chi uỷ  chi bộ, thảo   luận xin ý kiến tập thể và thống nhất chương trình hành động. ­ Mọi phong trào kế hoạch nhiệm vụ cụ thể do hiệu trưởng nhà trường chịu  trách nhiệm xây dựng và triển khai thực hiện. Tuy nhiên cần phải dựa trên cơ  sở  là sự  chỉ  đạo của Chi bộ  nhà trường. Sau khi thông qua chương trình kế  hoạch hiệu trưởng nhà trường quyết định tổ chức thực hiện. ­ Mọi cán bộ  giáo viên học sinh đều được thông qua nội dung chương trình  công tác. Hưởng ứng cuộc vận động như thế nào để có hiệu quả. Tại mỗi tập   thể  nhà trường, tổ  khối, lớp, cá nhân giáo viên học sinh phải được tham gia  bàn bạc cụ thể, được góp ý xây dựng. Như chúng ta đã biết về quá trình nhận  thức của con người nó phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phải   làm cho mọi người biết thay đổi cách nghĩ. Theo lý luận khi chúng ta học thì: + Đọc : Hiểu và đạt được 10% nội dung. + Nghe: Hiểu và đạt được 20% nội dung. + Nhìn: Hiểu và đạt được 30% nội dung. + Thấy và nghe: Hiểu và đạt được 50% nội dung. + Thảo luận: Hiểu và đạt được 70% nội dung. + Trắc nghiệm: Hiểu và đạt được 80% nội dung. + Sống và dạy: Hiểu và đạt được 95% nội dung.    Vậy thì nếu chúng ta chỉ dùng lý thuyết suông thì mục tiêu tuyên truyền của  ta chí đạt được 10%. Còn chúng ta tuyên truyền có cách làm sao cho người   nghe được tham gia góp ý, được bàn bạc, được trở  thành một "Báo cáo viên"   chắc chắn mục tiêu sẽ đạt được 95% trở lên.  Về nguyên tắc khi tuyên truyền chúng ta cần hiểu:  Tôi nghe thì tôi sẽ quên Tôi thấy thì tôi sẽ nhớ Tôi làm thì tôi sẽ hiểu.   Trên nguyên tắc đó khi tuyên truyền chúng ta cần có cách làm sao cho mọi  người được thảo luận, được bàn và được làm chắc chắn họ  sẽ  nắm vững  được nội dung cần nắm. và sẽ nhớ rất lâu. 5
  6.    Ví dụ: Khi tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân, giáo viên, học sinh biết và   hiểu về  những di tích lịch sử  chiến khu Ngọc Trạo tôi đã thao tác theo quy  trình như sau: Bước 1: Lựa chọn tuyên truyền trước cho đối tượng là những người có hiểu  biết như cán bộ địa phương từ xã xuống đến thôn, sau đó đến các gia đình có   người cao tuổi có uy tín trong gia đình, trong thôn bản. Trên cơ sở đó, sau khi   nghe  chúng  ta  tuyên  truyền  họ   nhanh  chóng  hiểu  và  họ   giúp  cho  ta  tuyên  truyền cho con cháu trong gia đình cho mọi người trong dòng họ, cho tất cả  đối tượng trên địa bàn thôn, xã. Bước 2: Cho tìm hiểu sưu tầm tư  liệu có liên quan đến sự  kiện thành lập  chiến khu ( Bài viết, tranh  ảnh, vật chứng…). Yêu cầu càng tìm hiểu được  nhiều thì càng được ghi nhận vào điểm thi đua cá nhân. Bước 3: Cho viết thành bài tuyên truyền trên diễn đàn, tuyên truyền trên các   phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Bước 4: Mở cuộc thi tuyên truyền + Về  hình thức: Vẽ  tranh tuyên truyền, thuyết minh tranh ( Giành cho học  sinh). + Về  nội dung tuyên truyền:  Thi hùng biện về những hiểu biết của cá nhân  về ý nghĩa thành lập chiến khu ( Giành cho học sinh). Thi bài viết, tổ chức hội   thảo ( giành cho giáo viên.)  Bước 5: Thực hành chăm sóc khu di tích lịch sử địa phương. 2 ­ Nhận chăm sóc di tích lịch sử chiến khu Ngọc Trạo. Góp phần làm cho   di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, tuyên truyền giới thiẹu các  công trình, di tích của địa phương với bạn bè.    Thực hiện kế  hoạch phối hợp giữa nhà trường, Hội khuyến học, Hội phụ  nữ, Đoàn thanh niên nhà trường đã đăng kí nhận nhận chăm sóc di tích lịch sử  chiến khu Ngọc Trạo. Góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp  dẫn hơn, tuyên truyền giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với   bạn bè.      Khi nhận được việc chăm sóc di tích lịch sử  chiến khu Ngọc Trạo nhà   trường giao cho Đội thiếu niên có kế hoạch chăm sóc chu đáo. Hàng tuần lớp  được phân công chăm sóc đến làm việc theo định kì 1lần/Tuần.     Huy động nguồn kinh phí từ  các tổ  chức đoàn thể  để  mua sắm tu sửa nhỏ  như mua hương hoa thắp hương vào các ngày đầu tháng, quét vôi, sơn sửa các  6
  7. ngôi mộ, các nền gạch bị  bong, phát cây bụi rậm xung quanh… làm cho khu  đài tưởng niệm luôn sạch đẹp.    Hướng dẫn học sinh tập viết các bài giới thiệu về khu di tích, thông qua đó  chọn những bài viết hay để giới thiệu với bạn bè các nơi, khách du lịch tham   quan. Nhiều bài viết được đánh giá cao. 3 ­ Thành lập ban chỉ đạo; Phát huy vai trò tập thể lãnh đạo cá nhân phụ  trách. Lập kế  hoạch tổ  chức thực hiện, phân công công tác cụ  thể  cho   từng tổ  chức, cá nhân, từng mảng công việc cụ  thể. Xây dựng các nội  dung, tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể.      Để  thực hiện được một nhiệm vụ  gì cũng vậy nếu như  chúng ta có kế  hoạch cụ thể, xây dựng trên cơ sở khoa học và những điều kiện khả thi khác  nó sẽ  góp nên thành công lớn, hơn thế  nữa thành lập được Ban chỉ  đạo, lên  được các nội dung tiêu chí chắc chắn còn thành công rực rỡ hơn thế. Cụ thể:  ­ Trong việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học   sinh tích cực. Nhà trường chúng tôi đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường  học thân thiện học sinh tích cực giai đoạn 2008­2013. Quyết định thành lập do   Hiệu trưởng nhà trường làm trưởng ban, cùng đó Chủ  tịch Công đoàn, Phó  hiệu trưởng nhà trường làm phó ban, các tổ trưởng, tổ chức đoàn thể khác và   hai giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín làm ban viên. ­ Việc lập kế  hoạch: Kế  hoạch cần phải xây dựng trên cơ  sở  các căn cứ  hướng dẫn, yêu cầu của các cấp…. Xây dựng nội dung trong cả giai đoạn và  nội dung trong từng thời kì. Việc xác định nội dung trong từng thời kì là việc  làm rất cần thiết. Bởi lẽ  cùng một lúc ta không thể  làm tốt tất cả  các nội  dung, mà chỉ cần tiến hành đồng thời trong đó xác định nội dung cơ bản trong   từng thời kì, xác định được các hoạt động cụ thể của phong trào hàng năm trên  cơ  sở  gắn bó chặt chẽ  với các kế  hoạch năm học, cần có sự  phối hợp khéo  léo các công việc để  tránh sự  quá tải nhàm chán đối với các hoạt động giáo  dục trong nhà trường, đảm bảo có trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả  thi của từng giải pháp. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Đội, các tổ bộ phận   trong trường, các cơ  quan văn hoá thể  thao du lịch, UBND, hội khuyến học,   hội phụ nữ… Như vậy sau 5 năm chúng ta sẽ đạt được 5 nội dung cơ bản của  phong trào.      Trong năm học 2010­2011 sau khi đã phân tích điều kiện cụ  thể  của nhà  trường và của địa phương, yêu cầu của xã hội nhà trường đã lấy nội dung học   sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá  7
  8. cách mạng ở địa phương làm tiêu chí thực hiện trọng tâm trong năm học. Đến   nay khi gần kết thúc năm học chúng tôi đã đạt được những thành tích quan  trọng trong nội dung này. 4­ Công tác phối hợp với các cấp các ban ngành đoàn thể  trong và ngoài  và nhà trường: ­ Thực hiện chương trình phối hợp số 250/CTr/BGD ĐT­HLHPNVN­HKHVN  ngày 22 tháng 4 năm 2009 về  việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng   trường học thân thiện học sinh tích cực giai đoạn 2009­2013. giữa Bộ  giáo  dục và đào tạo, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam ­ Thực hiện kế hoạch số 533/KHLN/BGD ĐT­BVHTTDL­TƯĐTN­HKHVN­ HLHPNVN ngày 01 tháng 9 năm 2010 về kế hoạch phối hợp thực hiện phong   trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" năm học  2010­2011. các nội dung thi đua được xây dựng thành kế hoạch mà mỗi ngành  đã xây dựng và phối hợp thực hiện. Trên cơ sở đó chúng ta cần phải xây dựng   kế hoạch phối hợp với Đoàn xã, Hội phụ nữ xã, Hội khuyến học xã. Trong đó   phân công rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức Cụ thể: * Đối với hội phụ nữ: ­ Đến từng chi hội phụ nữ trong thôn tuyên truyền cho các mẹ, các chị nắm rõ  nội dung của phong trào thi đua. Đôn đốc nhắc nhở các mẹ cùng tham gia các  hoạt động văn hoá dân gian, truyền dạy cho con cháu những kiến thức cơ bản   về văn hoá của dân tộc mình, như văn hoá trong lễ hội, trò chơi dân gian, văn  hoá trong sinh hoạt ăn uống… ­ Khi có trường hợp nào không chịu tham gia hoặc tham gia không có hiệu quả  hội phụ nữ nhắc nhở và đôn đốc, đồng thời cùng giúp tay chung sức cùng làm,  như vậy các hội viên trong hội đã tích cực tham gia hoạt động. * Đối với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên: ­ Phối hợp với Đội thiếu niên tổ  chức ngày hội Thắp sáng ước mơ  thiếu nhi   Ngọc Trạo. Tại buổi tổ  chức này học sinh có điều kiện giới thiệu về  quê  hương Chiến khu của các em cho các vị  khách từ  xa đến. Các em được nghe  giới thiệu về sự hình thành và phát triển của Chiến khu. Từ đó giáo dục lòng  tự  hào, niềm tin cho các em. Ngay sau đó các em học sinh đã có những việc   làm cụ  thể  như  Chăm sóc đài tưởng niệm thường xuyên, quét vôi, dọn vệ  sinh, chăm sóc cây xanh trong quần thể chiến khu… ­ Tổ  chức hoạt động văn hoá văn nghệ, trò chơi dân gian: Cụ  thể: Tổ  chức   một đêm văn nghệ  vào 18/9/2010 nhân kỉ  niệm 69 năm ngày thành lập chiến  8
  9. khu du kích Ngọc Trạo, thể loại phong phú, Tuy nhiên có chỉ đạo chương trình  ưu tiên chấm điểm cao cho các tiết mục hát ca ngợi quê hương chiến khu, các  sáng tác tự biên về chiến khu di tích lịch sử. ­ Nhân dịp khai giảng năm học mới các em học sinh được luyện tập khá nhiều   trò chơi dân gian hấp dẫn như ném còn, đánh mảng. ­ Nhân dịp 8/3 các em được thi nấu ăn các món ăn dân tộc như cá suối đồ, đồ  sôi, nấu canh đắng… ­ Nhân dịp 26/3: Đoàn thanh niên phối hợp tổ  chức thực hiện phong trào thể  thao. Môn thể thao truyền thống như kéo co, Bóng chuyền được tổ chức thực  hiện rất hiệu quả. Trước khi tổ chức trò chơi là phút sinh hoạt truyền thống   được tổ chức ngay dưới Tượng đài du kích Chiến khu, Kết thúc đợt tổ chức là  ngày hội vệ sinh diễn ra tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ. * Đối với nhà trường: ­ Tổ  chức tốt các hoạt động, định hướng ra các nội dung, các công việc cần   làm trong từng giai đoạn. Tham mưu với chi bộ  và đấu mối tốt với các tổ  chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường. ­ Chủ động trong việc đánh giá kết quả thi đua trong từng giai đoạn 5­ Tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị  các di tích lịch sử, văn hoá cách  mạng  ở  địa phương. Bằng các hình thức khác nhau như: Tổ  chức hội  thảo, tổ chức hội thi tìm hiểu về di tích lịch sử địa phương, tổ chức hoạt   động ngoại khoá toàn trường, Mời nói chuyện truyền thống nhân dịp kỉ  niệm   ngày   truyền   thống…,   Lồng   ghép   vào   trong   chương   trình   giảng  dạy… a/ Cách hướng dẫn tìm hiểu: ­ Tổ chức bằng hội thảo: Nhà trường chúng tôi đã tổ  chức hội thảo cho toàn  thẻ cán bộ giáo viên và phụ huynh.    Tôi đã trực tiếp đặt vấn đề với nhân chứng sống. Một nhà giáo lão thành có   hiểu biết về di tích lịch sử chiến khu Ngọc trạo. Phải nói đây là công việc hết  sức quan trọng. Khi nhà giáo lão thành nhận lời sẽ tổ chức cho chúng tôi một   buổi nói chuyện về lịch sử  khi di tích, chúng tôi đã gấp rút chuẩn bị  về  công  tác tổ  chức. Lực lượng tham gia là 27 cán bộ  giáo viên nhà trường cùng với   200 phụ  huynh học sinh. Trong buổi hội thảo nhà giáo lão thành Tôn Viết   Năng đã trực tiếp thuyết trình những hiểu biết của mình về  di tích cùng với  những vật chứng. Sau đó là các các  phụ huynh trình bày ý kiến và những hiểu  biết của mình về  di tích. Một số  phụ  huynh trẻ tuổi phát biểu về  cách chăm  9
  10. sóc di tích. Tác dụng của các di tích là khơi dậy lòng tự hào về quê hương và  có những hành động cụ thể thiết thực sau buổi hội thảo. Một số giáo viên đã  sưu tầm được các tài liệu về di tích và xin trưng bày vào khu bảo tàng… Với  cách hội thảo vừa có nội dung vừa có tác dụng ý nghĩa cho mỗi cá nhân. ở đó   họ được nói được học hỏi và được thể hiện một phần trách nhiệm hiểu biết   của mình nên cuộc hội thảo được đánh giá thành công tốt đẹp. ­ Tổ chức bằng hội thi:  Nhà trường, Đoàn thanh niên phối hợp với Đội thiếu niên tổ chức một hội thi   tìm hiểu về di tích chiến khu. Nội dung các bài thi: Ví dụ: ­ Đội du kích Ngọc Trạo được thành lập ngày tháng năm nào?  ở  đâu? Gồm  bao nhiêu người? ­ Ban chỉ huy đội du kích Ngọc Trạo gồm bao nhiêu người? ­ Nêu đầy dủ họ tên quê quán của 3 liệt sỹ du kích Ngọc Trạo hiện được mai  táng tại khu di tích Ngọc Trạo? ­ Xã Ngọc Trạo được phong tặng danh hiệu đơn vị  anh hùng lực lượng vũ   trang năm nào? ­ Viết bài cảm nhận về chiến khu Ngọc Trạo? ý kiến của em về cách làm để  duy trì và phát triển nền văn hoá dân tộc quê hương em…? + Thi tìm hiểu bằng bài viết: Hàng năm nhà trường vẫn tổ chức cho học sinh   thi. Năm 2009. Tổ chức cho học sinh thi sưu tầm về các hiện vật có liên quan,   năm 2010, tổ  chức sưu tầm các loại tài liệu như  bài viết tranh  ảnh…Năm   2011: Tổ chức thi bài viết tự luận + Thi tìm hiểu bằng hình thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ  theo quy mô trên   toàn xã hát về quê hương, hát về Chiến khu.  + Thi tìm hiểu và thực hành các món ăn của người Mường đã từng làm để  nuôi du kích và cán bộ chiến khu trong những năm 40 của thế kỷ XX. + Đưa các hoạt động trò chơi văn hoá dân gian vào sinh hoạt tập thể… ­ Tổ chức bằng hoạt động ngoại khoá:   Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên Ngữ  văn, giáo viên Lịch sử, giáo viên  địa lý và giáo viên giáo dục công dân đã tổ chức một buổi thuyết minh, thi làm  hướng dẫn viên tình nguyện cho khu di tích lịch sử Chiến khu. Trong phần này  có lẽ  là phần hấp dẫn nhất. Tại buổi thi hưỡng dẫn viên chúng tôi chia ra  phần nhỏ. Có học sinh thuyết minh về  món ăn dân gian của người Mường  10
  11. như  sắn đồ, sắn nướng, cá suối nướng, cá đồ, ngô bung…có học sinh giới   thiệu về địa điểm xảy ra cuộc chiến đấu đầu tiên, có học sinh hướng dẫn du   khách tìm hiểu cán bộ chỉ huy của đội du kích thông qua việc tìm hiểu và giới   thiệu các ngôi mộ mai táng tại chiến khu, có học sinh giới thiệu về Tượng đài  Chiến khu, có học sinh giới thiệu về quần thể di tích và có học sinh giới thiệu   về  đài trưởng niệm… Nhìn chung các em đã có những kĩ năng nhất định về  giới thiệu hướng dẫn khách tham quan khu di tích trên quê hương Ngọc Trạo   của mình. Một số ví dụ  về bài viết của học sinh vừa để  giới thiệu tuyên truyền với du   khách vừa thể hiện tình cảm trách nhiệm với quê hương: Bài viết 1:  Mặc dù là người con của quê hương sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh   nhân kiệt nhưng mỗi khi đi qua khu di tích trong lòng lại dâng lên một nỗi   niềm khó tả.   Tôi biết về Ngọc Trạo quê tôi khi còn tuổi thơ   ấu, mỗi đêm trăng nằm nghe   bà nội kể  về những người anh hùng, những người du kích, những người dân   quê tôi trong những năm 40 của thế  kỉ  20, đến khi đi học nghe lời cô giáo   giảng, nhưng khi tận mắt nhìn thấy tôi không khỏi ngỡ  ngàng trước tầm vóc   và sự  kì vĩ lớn lao của mảnh đất trung du có bề  dày truyền thống. Giữa núi   rừng bạt ngàn sừng sững tượng đài vinh danh những anh hùng đã xả  thân vì   quê hương đất nước. Bức tượng đài trãi qua bao mưa nắng vẫn vững vàng   như  vị  trí của người chiến sĩ năm xưa mãi in sâu trong tâm khảm của mỗi   người dân nơi đây.   70 năm đã trôi qua, quãng thời gian chưa nhiều nhưng cũng không phải là ít   để thử thách ý chí và nghị lực của con người. Bao thế hệ con dân NgọcTrạo   kể  từ  19/9/1941 đến nay, đều đã và đang ngày càng nỗ  lực làm giàu cho   truyền thống quê hương. Đất Ngọc Trạo anh hùng, con người Ngọc Trạo kiên   trung bất khuất. Tiếp xúc với người Ngọc Trạo ngày nay, ta mới thấy và tự   giải thích được tại sao trước đây Ngọc Trạo lại được chọn làm chiếc nôi của   căn cứ địa cách mạng.    Trên mảnh đất cằn cỗi, chỉ  có cây ngô­ thứ  cây dễ  tính có sức sống mãnh   liệt­ mới có thẻ gắn bó, thuỷ chung với con người. Đất với người gắn bó làm   một,   người   và   đất   hoà   quyện   với  nhau   tạo  nên   cái  chất   anh  hùng   phóng   11
  12. khoáng, nhưng cũng mang đầy nét nên thơ giản dị, con người ở đây chân chất   mộc mạc trọng ân tình ân nghĩa.   Cái chất anh hùng phóng khoáng giản dị ấy thấm dần vào từng ngọn cây, thớ   đất, thôi thúc mỗi người con từ khắp mọi miền đất nước, khi về nơi đây đều   không quản ngại ra sức cùng Ngọc Trạo xây dựng mảnh đất chiến khu ngày   càng trở nên giàu đẹp.   Hiện nay với con số 70 % hộ khá giả, gần 100% số hộ có xe máy, lưới điện   quốc gia đến với 100 hộ dân, hệ thống trường lớp khang trang với 3 cấp học   Màm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, phòng học kiên cố. Có hai trường THCS   và Mầm non đạt chuản quốc gia, có 5/6 làng đạt danh hiệu làng văn hoá cấp   tỉnh cấp huyện. 80 % số hộ đạt danh hiẹu gia đình Văn hoá. Di tích chiến khu   đang được trùng tu tôn tạo, xứng đáng với một chiến khu cách mạng cấp quốc   gia. Đây là nơi giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ   hôm nay và mai sau. Bài viết của em QuáchThị Linh Huuyền ­ Lớp 9A, Trường THCS Ngọc Trạo ­ Thạch Thành. Năm học 2010­2011. Bài viết thứ hai:   Chiến tranh đã lùi xa. Đất nước hoàn toàn thống nhất, giang sơn thu về một   mối. Dòng cháy thời gian đã cuốn đi bao đau thương của một thời khói lửa để   hôm nay vững bước đi lên. Cũng như bao vùng quê khác. Ngọc Trạo hôm nay   đã và đang hồi sinh.   Ngược dòng thời gian trở về quá khứ hào hùng tôi càng thêm tự hào về trang   sử  quê hương. Chiến khu quê tôi năm xưa chỉ  là một làng nhỏ  với rất ít hộ   dân sinh sống. Nhưng nơi đây có lợi thế  về    giao thông với các khu căn cứ   cách mạng: hà Trung, Yên Định lại có đường đi Phố  Cát, Kim Tân, Bỉm Sơn,   Tam Điệp... Ngoài ra nơi đây còn có nhiều lợi thế khác vì vậy  mà năm 1941   đã được Tỉnh Uỷ chọn làm căn cứ địa cách mạng thời kì tiền khởi nghĩa của   Thanh Hoá.   Đêm 19/9/1941 tại hang Treo 21 chiến sĩ của quân ta dưới ngọn Đuốc cháy   rừng rực đã thề quyết tâm một lòng vì tổ quốc. Đội du kích Ngọc trạo ra đời.  Đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của dân tộc. Nhiều chiến sỹ đã hy sinh như   đồng chí Đặng Châu Tuệ, Phạm Văn Hinh... Sự hy sinh của các anh khi tuỏi   đời còn quá trẻ  là niềm đau, là sự  mất mát lớn lao của gia đình, của quê   hương. Biến đau thương thành hành động, nhân dân nơi đây đã vùng dậy đấu   tranh chung tay góp sức vào cuộc kháng chiến giàng độc lập của toàn dân tộc.   Từ mảnh đất này đã có bao lớp người tình nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân   12
  13. cho độc lập tự  do của Tổ  quốc. Để  ghi nhận những đóng góp của vùng đất   chiến khu thuở nào, năm 2000 Ngọc Trạo đã được nhà nước phong tặng danh   hiệu: Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.    Phát  huy truyền  thống anh hùng trong xây dựng quê hươngĐảng, chính   quyền và nhân dân xã Ngọc Trạo đã và đang từng bước đưa quê hương lên   một tầm phát triển mới. Mảnh đất chiến khu nay đã thay da đổi thịt và đạt   được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của  đời sống.Nơi đây không còn dấu   vết của thời bom đạn. Quá khứ huy hoàng đã trở thành niềm tự hào trong trái   tim của mỗi con người. Niềm tự  hào  ấy đã tiếp bước cho con người trong   công cuộc xây dựng quê hương. Đến với Ngọc Trạo chúng ta không khỏi ngỡ   ngàng trước những đổi thay của vùng đất anh hùng..   Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm y tế và các   công trình khác đã được nhà nước và nhân dân cùng đầu tư xây dựng tạo điều   kiện cho sự  phát triển kinh tế, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật   chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.   Ngày nay chiến khu du kích Ngọc Trạo đã và đang nhận được sự  quan tâm   của nhà nước,cùng với sự nỗ lực của nhân địa phương khu du kích đang được   đầu tư  tôn tạo để  xứng đáng với tầm vóc của một chiến khu cách mạng cấp   Quốc gia.   Là người con của mảnh đất chiến khu, tôi luôn tự hào về những năm tháng   vẻ  vang của trang sử  quê hương trong lịch sử  đấu tranh giành độc lập của   dân tộc. Mỗi khi có bạn bè gần xa đến chơi, tôi không quên đưa các bạn đến thăm khu   di tích ­ nơi lưu lại những vật chứng của cuộc chiến  đấu và là nơi tưởng   niệm những  người đã  khuất. Ngày ấy, vũ khí của chúng ta trong cuộc chiến   đấu không cân sức này chỉ có dao, kiếm và một ít súng kíp nhưng các chiến sĩ   của đội quân du kích Ngọc Trạo đã chống trả  nhiều đợt tấn công của địch.   Đây chính là bằng chứng cho tinh thần chiấn đấu ngoan cường của quân và   dân nơi đây. Tôi cũng không thể  nhớ  hết là mình đã bao nhiêu lần đặt chân   đến chốn linh thiêng ấy. Chỉ biết rằng mỗi lần đến đây tôi lại như thấy hình   ảnh các chiến sĩ cảm tử  đang động viên tôi và tôi thấy mình cần phải góp   nhần làm cho quê hương tươi đẹp hơn.     Ngoài ra trong mỗi lá thư  gửi cho bạn bè tôi vẫn thường kể  cho các bạn   nghe tất cả những điều tôi biết về chiến khu Ngọc Trạo năm nào. Với tôi, tôi   đã và đang cố gắng truyền tình cảm của mình đối với vùng đất anh hùng đến   trái tim bạn bè bốn phương với niềm hi vọng bắc được nhịp cầu vô hình đến   bạn bè gần xa để  mọi người ngày càng xích lại với mảnh đất chiến khu. Để   13
  14. cho chiến khu du kích Ngọc Trạo luôn là sự ngưỡng vọng của nhưỡng người   yêu chuộng hoà bình trên mọi miền của Tổ quốc  thân yêu. Bài viết của em Nguyễn Thị Hoài  Lớp 9A­ Trường THCS Ngọc Trạo­ Thạch Thành.  Năm học 2010­2011 b/ Cách chăm sóc di tích: Chăm sóc di tích không phải là việc đơn giản mà nó đòi hỏi phải có những   hiểu biết cơ  bản về  di tích và kĩ năng chăm sóc nhất định. Trước hết nhà   trường xin đăng kí với chính quyền địa phương được chăm sóc đài tưởng  niệm. Sau khi chính quyền đại phương đồng ý nhà trường đã lập kế hoạch và  phương pháp chăm sóc đài tưởng niệm. Các bước được tiến hành như sau: ­ Lập kế  hoạch: Trong kế  hoạch phải xây dựng được mục tiêu, giải pháp,  cách thức thực hiện. Ai là người thực hiện. Thời gian thực hiện. ­ Bước thực hiện: + Cán bộ giáo viên được tìm hiểu về đài tưởng niệm: Đài tưởng niệm thờ ai?   Vì sao lại thờ? ý nghĩa của việc lập đài tưởng niệm. + Cách chăm sóc: Có cán bộ  văn hoá địa phương cùng với người quản lý đài   tưởng niệm hướng dẫn cách chăm sóc từ  việc quét dọn hàng ngày, đến việc  lau chùi bia, cách thắp hương. Thái độ  của người dọn vệ  sinh, thái độ  của   người thắp hương khấn vái đều phải trang trọng lịch sự thể hiện sự tôn kính  trang nghiêm. + Cách bảo vệ và phát huy:    Nhà trường thông qua các hoạt động giáo dục thường xuyên, giáo dục theo   chủ  đề, chủ  điểm phải hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ, bảo quản di  tích. Không vào khu di tích, vào dài tưởng niệm để chơi khi không có việc cần   thiết, không ném đá, ném đất, vứt rác vào khu di tích, không chặt cây bẻ cành,  không chăn trâu cắt cỏ… Ngược lại cần phải liên tục trồng và chăm sóc cây   xanh theo quy hoạch.    Tuyên truyền cho mọi người trong xã cũng như  khách tham quan có ý thức   bảo vệ chăm sóc di tích.    Thường xuyên sinh hoạt truyền thống, nói chuyện truyền thống, tổ chức các   hoạt động ngoại khoá trên thực địa, giúp các em thấm nhuần các giá trị  văn  hoá của di tích. Hình thành thực sự trong các em ý thức tự hào và trách nhiệm  chung đối với khu di tích nói riêng và đối với quê hương nói chung. 14
  15. 6­ Đưa vào nội dung tiêu chí thi đua tập thể, cá nhân.     Như chúng ta đã biết bất cứ các nội dung nào đưa vào hoạt động giáo dục   trong nhà trường chúng ta đều phải cụ thể hoá nó bằng các tiêu chuẩn tiêu chí  thi đua, có như thế mới phát huy được tác dụng của nó cũng như mới nâng cao  được hiệu quả. Tuy nhiên nếu chúng ta đưa vào tiêu chuẩn, tiêu chí thi đua  không khéo léo sẽ  trở  thành ganh đua giữa các giáo viên và giữa các lớp với   nhau, nội dung đưa vào thực hiện sẽ dễ bị phản tác dụng. Hơn thế nữa vì nó   là công việc, là nội dung của cả một thời gian dài 5 năm vậy ta đưa vào thi đua  như thế nào cho hợp lý. * Cách đánh giá thi đua: ­ Đánh giá thi đua là nhằm xác định mức độ  đạt được thể  hiện qua các hoạt   động mang lại hiệu quả thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đó giúp   cho giáo viên học sinh và nhà trường có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc   phục yếu kém, phấn đấu hoàn thiện môi trường sư phạm thân thiện * Yêu cầu khi đánh giá: ­ Khách quan, chính xác, công bằng giữa các cá nhân, các khối lớp như thế sẽ  động viên được tinh thần cố  gắng khắc phục khó khăn, thúc đẩy tinh thần  hướng thiện ­ Công khai kết quả đánh giá. * Căn cứ để đánh giá: ­ Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu thực hiện và kết quả thực hiện.  Cách làm của chúng tôi như sau: ­ Sau khi xây dựng các tiêu chí thi đua cho từng cá nhân giáo viên, từng cá nhân  học sinh, chúng tôi lồng các tiêu chí của nội dung chăm sóc và phát huy các giá   trị văn hoá của các di tích lịch sử vào khung bảng điểm của tiêu chuẩn. Khung  bảng điểm lại phải dựa vào các tiêu chí đánh giá về  phong trào thi đua xây   dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Bảng điểm chung 100 điểm cho   tổng hợp các nội dung thi đua thì tiêu chí này sẽ là 10 điểm được chia nhỏ ra  như sau: * Mục I:  Chăm sóc di tích lịch sử, giữ gìn tôn tạo công trình công cộng ở địa  phương ( Tối đa 5 điểm ) Kết quả cụ thể đạt được Điểm tối đa Các lớp đăng kí với nhà trường và được nhà trường  2 điểm phân công phần hành công việc cụ  thể  về  chăm sóc  đài tưởng niệm, khu di tích, quần thể di tích, chăm sóc  15
  16. và bảo vệ cây xanh… Đã tổ  chức phần hành công việc cụ  thể  về  chăm sóc  2 điểm đài tưởng niệm, khu di tích, quần thể di tích, chăm sóc  và bảo vệ cây xanh… có kết quả tốt Những kết quả  cụ  thể  khác do nhà trường hoặc do  1 điểm chính quyền địa phương tổ chức phát động thêm, hoặc  quy định *Mục II: Tổ chức giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá cách mạng cho học  sinh. Tổ  chức các hoạt động phát huy các giá trị  khu di tích lịch sử, văn hoá,  cách mạng cho cộng đồng và cho khách du lịch tham quan. Đã tham gia các buổi giáo dục truyền thống do nhà  1 điểm trường tổ chức Đã tham gia học tập tại khu di tích 1 điểm Tham gia sưu tầm tài liệu, hiện vật, sáng tác thơ ca… 1 điểm Có bài tuyên truyền bằng tranh vẽ, phim ảnh… 1 điểm Những kết quả khác 1 điểm III/ Bài học kinh nghiệm: Để thực hiện một phong trào trong suốt cả một giai đoạn 5 năm, không phải  là thời gian ngắn, nội dung công việc không phải là ít. Nếu không có cách tổ  chức thực hiện thì sẽ  dẽ  dẫn đến nhàm chán, kém hiệu quả. Vì thế  qua quá  trình thực hiện tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Một là: Quán triệt sâu sắc tinh thần nội dung của phong trào. Trên cơ  sở  xây   dựng tốt nghị  quyết và sự  quan tâm chỉ  đạo thường xuyên của Chi bộ  Đảng   trong nhà trường. Hai là: Phân tích rõ các điều kiện thuận lợi và khó khăn của nhà trường, xác  định nội dung cụ thể để ưu tiên thực hiện trước. Ba là: Phân công rõ người rõ việc. Thực hiện các khâu quản lý đúng quy trình:   Lập kế hoạch ­ Tổ chức thực hiện ­ Chỉ đạo giám sát ­ Kiểm tra, đánh giá. Bốn là: Cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức thực hiện, linh hoạt, sáng   tạo trong thực hiện, gay sức hấp dẫn, hứng thú, lôi cuốn nhiều người thích  tham gia. 16
  17. Năm là: Công tác tổ  chức đấu mối phối hợp các tổ  chức đoàn thể  cùng tham   gia. Tuy nhiên tổ  chức nào làm việc phù hợp thì bàn bạc phân công. Không   được đơn đốc thực hiện một mình vừa vất vả vừa không đạt hiệu quả.. Sáu là: xây dựng khối đoàn kết thống nhất cao, sẽ  tạo thành sức mạnh tinh  thần vững chắc trong mọi công việc.góp phần hoàn thành thắng lợi mọi mục   tiêu. C/KẾT LUẬN         Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong các trường phổ  thông giai đoạn 2008­2013 của Bộ  giáo dục và đào tạo, nhằm huy động sức  mạnh tổng hợp của toàn dân, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu   cầu của xã hội. Làm tốt phong trào này góp phần cho học sinh thấy được mỗi   ngày đến trường là một ngày vui, việc dạy của thầy cô sẽ  có hiệu quả  hơn.   Đây chính là những yếu tố quan trọng để học sinh gắn bó với trường lớp, vừa  hạn chế  được học sinh bỏ  học giữa chừng hoàn thành chương trình phổ  cập  vừa góp phần nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho quê  hương đất nước.    Trong thực tế học sinh trường THCS Ngọc Trạo nói riêng và học sinh trên  địa bàn Thạch Thành nói chung có nhiều em hoàn cảnh khó khăn đi học xa, có  em nhà cách trường đến cả chục cây số, nguy cơ bỏ học rất lớn. Song từ khi   tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh   tích cực số  học sinh bỏ  học giảm hẳn. Riêng Ngọc Trạo trong năm học này   không có em nào bỏ  học, chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên hẳn so   với các năm học trước. Học sinh giỏi cấp tỉnh đạt được 2 em. Học sinh giỏi   cấp huyện vượt chỉ tiêu kế hoạch ( Kế hoạch 15 giải. Thực tế đạt: 35 giải).   Dự  kiến tỷ  lệ  học sinh giỏi toàn diện đạt trên 3%. Học sinh khá đạt gần 40   %.Còn lại là TB (chỉ  có dưới 1% loại yếu). Thực hiện tiêu chí 5 của phong  trào có hiệu quả đã góp nên sự  thành công của năm học này. Thể  hiện sự  cố  gắng của các em học sinh của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường.    Thầy cô giáo phải làm gì để tiếp sức cho các em mỗi ngày đến trường để  gắn việc học tập trên sách vở với thực tiễn. Một yếu tố quyết định sự  thành  17
  18. công của phong trào thi đua là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, nâng cao tinh  thần trách nhiệm của mỗi người. Bên cạnh đó cần hết sưc chú ý huy động  sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục. Có như  thế  chúng ta mới  được tiếp thêm nghị lực và sức mạnh để hoàn thành sứ mệnh của mình.                                                        Ngọc Trạo ngày 10 tháng 4 năm 2011                                                                          Người viết                                                                     Đặng Ngọc Phương 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2