BM 01-Bia<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
SKKN<br />
Đơn vị: Trường THPT Điểu Cải<br />
Mã số: ................................<br />
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
LỰA CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ<br />
NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 100M CHO HỌC SINH LỚP 10<br />
<br />
Người thực hiện: NGUYỄN VIẾT CHIÊN<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
- Phương pháp dạy học bộ môn: Thể Dục<br />
<br />
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN<br />
Mô hình Phần mềm Phim ảnh<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
Năm học: 2011- 2012<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
BM02-LLKHSKKN<br />
<br />
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC<br />
I.<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN<br />
<br />
1. Họ và tên: Nguyễn Viết Chiên<br />
2. Ngày tháng năm sinh: 28/ 2/ 1984<br />
3. Nam, nữ: Nam<br />
4. Địa chỉ: Khu phố 9- Phường I- Đông Hà- Quảng Trị<br />
5. Điện thoại: (CQ)/: 0613639043<br />
6. Fax:<br />
<br />
(NR); ĐTDĐ: 0905334926<br />
<br />
E-mail: ngaymai_vc@yahoo.com<br />
<br />
7. Chức vụ: Giáo viên<br />
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Điểu Cải<br />
II.<br />
<br />
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO<br />
<br />
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân sư phạm<br />
TDTT<br />
- Năm nhận bằng: 2008<br />
- Chuyên ngành đào tạo: Bóng Đá<br />
III.<br />
<br />
KINH NGHIỆM KHOA HỌC<br />
<br />
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thể Dục<br />
- Số năm có kinh nghiệm: 3 năm<br />
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:<br />
<br />
NGƢỜI THỰC HIỆN<br />
<br />
NGUYỄN VIẾT CHIÊN<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
LỰA CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH<br />
TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 100M CHO HỌC SINH<br />
LỚP 10<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người,<br />
nó có quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT<br />
càng tăng lên.<br />
Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh, sức<br />
mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển một cách<br />
toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động. Như Hồ Chủ Tịch đã<br />
nói: “ Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt. Một người dân khỏe mạnh sẽ<br />
làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận<br />
của mỗi người dân yêu nước ”.<br />
Đặc biệt trong đời sống hiện đại, một con người hoàn hảo thì phải có sự hoàn<br />
thiện về trí lực và thể lực. Vì thế trong chương trình giảng dạy Thể Dục ở các cấp Bộ<br />
GD- ĐT đã đưa bộ môn điền kinh nói chung, và môn chạy cự ly 100m nói riêng vào<br />
chương trình để rèn luyện sức khỏe và các tố chất thể lực cho học sinh.<br />
Điền kinh nói chung và môn chạy cự ly 100m nói riêng là một trong những<br />
môn thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn<br />
luyện thể thao ở nước ta. Trong chương trình TDTT cho học sinh THPT, nó là một<br />
môn học trọng điểm. Thông qua học tập và tập luyện các môn điền kinh nói chung và<br />
môn chạy 100m nói riêng sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện và<br />
nâng cao chức năng của các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực<br />
và năng lực hoạt động cơ bản cho học sinh nâng cao sức khỏe. Thêm vào đó tính ganh<br />
đua của nó khá mạnh, sự thắng thua trong thi đấu đôi khi chỉ hơn kém nhau hơn 1%<br />
giây. Vì vậy nó rất thuận lợi cho việc bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, đạo đức, tác phong<br />
và tinh thần đoàn kết hợp tác của học sinh.Có thể nói môn chạy cự ly 100m là một<br />
môn học trọng điểm không thể thiếu trong mọi chương trình. Các môn thể thao khác<br />
không thể tách rời nó, môn chạy cự ly 100m là nền tảng của các môn thể thao khác.<br />
Song thực tế cho thấy rằng môn chạy cự ly 100m ở trường THPT Điểu Cải nói<br />
riêng cũng như các trường THPT nói chung hiện nay vẩn chưa mang lại hiệu quả tối<br />
ưu, nhiều học sinh vẫn nhận thấy tác dụng của môn học này. Song các em vẫn cho<br />
rằng môn học chạy 100m không học thì cũng biết. Từ đó các em cảm thấy chán nản,<br />
thiếu cố gắng, tích cực trong tập luyện. Vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vậy<br />
nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này? Làm sao để cho các em đạt được thành tích<br />
tốt nhất trong môn học này?<br />
Tuy là một giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy và thực tiển chưa<br />
nhiều nhưng là một giáo viên có tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy việc học nội dung<br />
100m có nhiều ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao thành tích tất cả các môn thể thao,<br />
rèn luyện thể lực, đạt đến thể thao đỉnh cao và nâng cao chất lượng dạy và học ở<br />
trường THPT.<br />
Trang 3<br />
<br />
Hơn nữa, việc nghiên cứu đưa ra một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ<br />
nhằm nâng cao thành tích chạy 100m ở trường THPT Điểu Cải chưa được quan tâm<br />
nhiều.<br />
Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Lựa chọn và áp dụng một số<br />
bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh<br />
khối 10 trường THPT Điểu Cải” để làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn<br />
sẻ góp phần nâng cao thành tích chạy 100m cho các em học sinh.<br />
2. Mục đích nghiên cứu.<br />
Mục đích nghiên cứu của đề tài là lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển<br />
sức mạnh tốc độ, nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho học sinh khối 10 trường<br />
THPT Điểu Cải. Nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng dạy và học môn chạy 100m đạt<br />
thành tích tốt hơn. Đồng thời rút ra một số kinh nghiệm để giảng dạy nội dung chạy<br />
ngắn các năm sau được tốt hơn.<br />
Ngoài ra, còn giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực, hoàn thiện khả năng<br />
vận động và yêu thích môn học hơn.<br />
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp sử dụng lời nói: phân tích, giảng giải.<br />
Phương pháp kiểm tra sư phạm.<br />
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.<br />
Phương pháp quan sát khách quan, khảo sát và trò chuyện nhằm nắm bắt<br />
đúng thực tế khách quan. Qua trò chuyện để tìm hiểu thái độ của học sinh với môn<br />
học này.<br />
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức tính toán thống kê<br />
đơn giản để phân tích xử lý kết quả thu được và rút ra kết luận.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu.<br />
Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn<br />
dạy học nội dung chạy 100m ở lớp 10 trường THPT Điểu Cải.<br />
Vận dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành<br />
tích chạy 100m.<br />
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.<br />
Cơ sở lý luận của việc dạy và học nội dung chạy 100m.<br />
Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu.<br />
Tìm hiểu nguyên lý kỹ thuật chạy.<br />
Thực trạng của việc dạy và học nội dung chạy 100m tại trường.<br />
Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng<br />
cao thành tích chạy 100m.<br />
Đề xuất các phương pháp và ứng dụng việc dạy nội dung chạy 100m.<br />
6. Thời gian- địa điểm nghiên cứu.<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tuần 1 đến tuần 7 năm học 2010- 2011.<br />
Địa điểm nghiên cứu: Tại trường THPT Điểu Cải.<br />
Trang thiết bị: Giáo án, bàn đạp, còi, dây đích, đồng hồ bấm giây, sân tập.<br />
Trang 4<br />
<br />
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.<br />
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.<br />
Điền kinh là một nội dung có lịch sử phát triển lâu đời so với nhiều môn thể<br />
thao khác. Còn chạy là một hoạt động tự nhiên của con người. Từ những hoạt động<br />
với mục đích di chuyển tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng chống thiên tai, vượt<br />
chướng ngại vật, hoạt động ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã<br />
hội loài người dần dần trở thành một phương tiện giáo dục thể chất, một môn thể thao<br />
có vị trí xứng đáng thu hút mọi người tham gia tập luyện.<br />
Chạy là năng lực hoạt động cơ bản nhất của con người nhằm thích ứng với hoạt<br />
động hằng ngày, lao động sản xuất và thể dục vui chơi. Là biện pháp quan trọng để<br />
phát triển các tố chất thể lực. Học tập môn chạy 100m còn là để nâng cao sức khỏe,<br />
góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần đoàn kết<br />
hợp tác, tạo nên sức mạnh tập thể.<br />
Thể dục thể thao, điền kinh nói chung và chạy 100m nói riêng sẽ xây dựng cho<br />
học sinh sự cố gắng, sự thật thà, trung thực góp phần giáo dục đạo đức và hình thành<br />
nhân cách cho học sinh. Làm cho học sinh có nếp sống lành mạnh, vui tươi học tập và<br />
làm việc có khoa học, phòng chống và hạn chế một số bệnh về tim mạch, làm cho<br />
xương tiếp thu máu một cách đầy đủ hơn. Các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ<br />
lâu, xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh đặc biệt là ở lứa tuổi đang<br />
phát triển như học sinh THPT. Ngoài ra học tập nội dung này còn giúp làm cho tim<br />
khỏe, dẫn đến sự vận chuyển máu trong hệ tim mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất<br />
cặn bã ra ngoài được thực hiện nhanh hơn. Nhờ vậy khí huyết được lưu thông, giúp<br />
cho người tập ăn ngon ngủ tốt, sức khỏe tăng lên. Đồng thời hạn chế thời gian rảnh<br />
tránh được một số tệ nạn như nghiện cờ bạc, rượu chè, ma túy và một số tệ nạn khác.<br />
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu.<br />
Chạy cự ly ngắn là một nội dung đơn giản, cần ít phương tiện và dụng cụ để<br />
tiến hành. Chạy 100m đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích.<br />
Là quá trình phối hợp nhuần nhuyễn của bốn giai đoạn kỹ thuật: xuất phát, chạy lao,<br />
chạy giữa quảng, về đích. Đây là nội dung thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn,<br />
khỏe mạnh, khéo léo. Đặc biệt là ở lứa tuổi này, các em muốn khẳng định mình trước<br />
tập thể. Tuy nhiên đa số các em còn coi nhẹ, ngại tập luyện. Ngoài ra ở lứa tuổi này<br />
các em cần có một lượng vận động hợp lý hơn. Đặc biệt tình trạng học sinh không đáp<br />
ứng được yêu cầu về thể lực ngày càng tăng. Do ý thức yếu kém của các em trong tập<br />
luyện ở trường cũng như ở nhà. Hơn nữa trình độ thể lực và ngoại hình giữa các học<br />
sinh là không đồng đều; một số em có trình độ thể lực rất tốt bên cạnh đó có một số<br />
em có thể lực yếu hơn. Vì vậy việc đưa vào những bài tập với lượng vận động phù<br />
hợp với hai đối tượng học sinh này là vấn đề cần quan tâm.<br />
3. Lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.<br />
3.1. Một số khái niệm:<br />
Khái niệm sức mạnh tốc độ:<br />
Sức mạnh tốc độ là sự phối hợp giữa sức nhanh và sức mạnh gọi là sức mạnh<br />
tốc độ.<br />
Trang 5<br />
<br />