intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Diễn Châu 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Diễn Châu 2" nhằm nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình. Từ đó tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các sai lầm, trên cơ sở lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt để sửa chữa những sai lầm thường mắc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Diễn Châu 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN …………..o0o………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Tháng 4 năm 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 …………..o0o………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Đồng tác giả: LƯƠNG NGỌC LONG- NGUYỄN THÁI PHIÊN Số Điện thoại: 0969 884 456 - 0987117919 Mail: luonglong19799@gmail.com- Thaiphiendc2@ gmail.com Đơn vị: Trường THPT Diễn Châu 2 Tháng 4 năm 2023
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ....................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ................................................................................ 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ................................................................................... 2 5. GIẢ THIẾT KHOA HỌC: .................................................................................... 3 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: ................................................................................ 3 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:........................................................................ 3 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI: ......................................................................... 5 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................ 6 A. GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 1: .............................................................................. 6 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: ........................................................................ 6 1. Đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh THPT : ................................................ 6 2. Đặc điểm sinh lí: ................................................................................................... 6 II. CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: .................................................................... 7 III. GIẢI PHÁP ĐỂ LỰA CHỌN BÀI TẬP: ........................................................... 7 IV: KẾT QUẢ. ....................................................................................................... 12 B. GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 2: ............................................................................ 14 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: ....................................................................... 14 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: .................................................................. 15 III. GIẢI PHÁP: ...................................................................................................... 20 IV: KẾT QUẢ ......................................................................................................... 20 PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 28 PHỤ LỤC ...................................................................................................................
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tên từ viết tắt 1 THPT Trung học phổ thông 2 GDTC Giáo dục thể chất 3 TDTT Thể dục thể thao 4 VĐV Vận động viên 5 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 6 HS Học sinh NGÔI TRƯỜNG NƠI CHÚNG TÔI GIẢNG DẠY
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bài tập dẫn dắt được chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu. ............................ 9 Bảng 2: Kế hoạch tập luyện bài tập dẫn dắt được chúng tôi lựa chọn: .................. 10 Bảng 3: Kết quả phỏng vấn về các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình (n = 8). ..................................................................................... 11 Bảng 4: Bài tập dẫn dắt được chúng tôi lựa chọn. .................................................. 11 Bảng 5: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm và sau thực nghiệm (n = 20). .......... 12 Bảng 6: Tên động tác sai lầm mà HS thường mắc phải khi tập luyện và thi đấu. .. 21 Bảng 7: Kết quả quan sát sư phạm (tính theo tỷ lệ % n = 40 ). .............................. 21 Bảng 8: Kết quả phương pháp phỏng vấn (tính theo tỷ lệ % n = 8). ...................... 22 Bảng 9: So sánh kết quả phương pháp phỏng vấn và quan sát sư phạm. ............... 23 Bảng 10: Nguyên nhân chung dẫn đến sai lầm thường mắc. .................................. 24
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hệ thống GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hoạt động TDTT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Đồng thời là một bộ phận không thể tách rời trong sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Qua đó khẳng định được mục đích của GDTC nước ta là giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Đức - Trí - Thể - Mỹ, nhằm tạo cơ hội cho mọi người khả năng phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong đó việc chăm lo cho sức khỏe thể chất cho học sinh nhằm góp phần quan trọng tạo nhân lực mới phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển thể thao Việt Nam là mục tiêu chiến lược của công tác GDTC trường học. Cùng với sự phát triển của các môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, điền kinh bơi lội, bên cạch đó đá cầu là một môn thể thao có phong trào phát triển rất mạnh có mặt rộng khắp ở mọi nơi trong nước và thế giới. Tập luyện và thi đấu đá cầu ngoài việc có thể nâng cao sức khỏe, làm cho cơ thể phát triển cân đối toàn diện còn giáo dục cho người tập tính đồng đội, lòng dũng cảm và đặc biệt là nâng cao tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm, tập thể gắn bó . Qua tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử phát triển của đá cầu hiện đại cho thấy: Ở những nước có nền thể thao tiên tiến, xu hướng mới trong Đá cầu có đặc điểm nổi bật là chuyên môn hóa cao trong từng vị trí, tấn công nhanh và mạnh gây yếu tố bất ngờ, tăng cường tấn công trong khu vực giới hạn 1,98m như bật nhảy đạp cầu, móc cầu... Xu hướng phát triển kỹ chiến thuật cũng được chuyên gia Đá cầu trên thế giới tìm tòi và sáng tạo. Việc nâng cao khả năng chiếm ưu thế trong không gian của VĐV (Như chiều cao của VĐV, nâng sức bật cho VĐV...) Huấn luyện toàn diện cả hai mặt tấn công và phòng thủ, phát triển thể lực toàn diện để đảm bảo cường độ và khối lượng vận động lớn trong thi đấu đã được chú trọng. Tuy nhiên trong môn Đá cầu nói riêng và các môn thể thao khác nói chung kỹ thuật cơ bản là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi VĐV. Vì vậy ngay từ đầu khi mới học kỹ thuật không tạo cho mình những khái niệm đúng về động tác thì dần dần trong quá trình tập luyện sẽ trở thành thói quen khó sửa, hạn chế rất nhiều trong công việc hoàn thiện và tiếp thu kỹ thuật cũng như đạt được trình độ kỹ thuật ở mức độ cao hơn. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và thi đấu, muốn vậy người tập phải nắm vững nguyên lý kỹ thuật và thực hiện tốt kỹ thuật cơ bản, những khả năng phối hợp thực hiện kỹ thuật từ các giai đoạn hoàn chỉnh, đòi hỏi VĐV đá cầu phải có thời gian dài tập luyện và sữa chữa. Nếu những sai lầm ban đầu sẽ thành "Cố tật" sau này rất khó khắc phục. 1
  7. Thế nhưng thực tiễn giảng dạy bộ môn đá cầu ở các trường phổ thông cho thấy không phải bất kỳ trường nào cũng có thể đáp ứng được đầy đủ về điều kiện dụng cụ sân bãi cho các em học tập bộ môn đá cầu, với điều kiện cơ sở vật chất chưa thật tốt cộng với diện tích không nhiều nên sân tập chưa tiêu chuẩn. Điều này dẫn đến sự thiếu sót trong kỹ thuật cơ bản của các em đặc biệt là các em học sinh nữ khối 10 học chương trình mới. Người dạy và học phải biết thực hiện các bài tập, các động tác kỹ thuật thật tốt như giao cầu, đỡ cầu, tâng cầu, và chuyền cầu... Trong đó kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình là một kỹ thuật mở màn cho trận đấu nó còn mang tính chất tấn công rõ rệt, gây khó khăn cho đối phương trong việc triển khai chiến thuật và giành điểm trực tiếp. Và hầu như các em học sinh nữ khối 10 luôn gặp khó khăn về kỹ thuật này trong quá trình học tập và thi đấu. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những bài tập cơ bản để vận dụng vào tập luyện. Việc lựa chọn ra những bài tập là một vấn đề khó. Lựa chọn vận dụng bài tập từ quá trình tập luyện là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10 trường THPT Diễn Châu 2.” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Xuất phát từ mục đích lâu dài của công tác GDTC trong nhà trường là góp phần nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất và phát triển các tố chất thể lực, phát huy năng khiếu thể thao trong học sinh. Dựa trên khảo sát thực trạng phong trào TDTT trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng học tập và tập luyện kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình của học sinh nữ khối 10 trong toàn trường. Đề tài này chúng tôi nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình. Từ đó tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các sai lầm, trên cơ sở lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt để sửa chữa những sai lầm thường mắc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10. Qua đó giúp chúng tôi lựa chọn ứng dụng hệ thống bài tập nhằm sữa chữa những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Quy mô nội dung: 2
  8. Chúng tôi nghiên cứu bài tập dẫn dắt nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình và đưa ra một số bài tập hợp lý để khắc phục những sai lầm trong học kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình. - Thời gian thực hiện: Chúng tôi chia làm 3 giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn 1: Xác định hướng nghiên cứu đề tài, chuẩn bị tài liệu tham khảo. Xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Phân tích lý luận thực tiễn, giải quyết nhiệm vụ 1. Giai đoạn 2: Thu thập xử lý, phân tích số liệu thu được, giải quyết nhiệm vụ 2. Giai đoạn 3: Viết và diễn giải sáng kiến kinh nghiệm trước tổ và ban chuyên môn nhà trường. 5. GIẢ THIẾT KHOA HỌC: Việc nghiên cứu hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình là rất cần thiết. Nhiều năm gần đây vấn đề này đã được đặt ra trong các cuộc thảo luận chuyên môn nhưng chưa được nghiên cứu một cách khoa học. Nếu biết lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình không chỉ nâng cao kỹ thuật mà còn nâng cao chất lượng cho học sinh qua đó tìm ra những em có năng khiếu để bổ sung vào đội tuyển thể thao của nhà trường giúp cho đội tuyển thể thao của nhà trường thi đấu đạt kết quả cao hơn. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu 2 nhiệm vụ sau. Nhiệm vụ 1: Lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình trong môn Đá cầu cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2. Nhiệm vụ 2: Xác định những nguyên nhân và sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình trong môn Đá cầu cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: a) Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm. Phương pháp này, cho phép hệ thống hóa các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Ngoài ra phương pháp này còn được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu, xây dựng giả thiết khoa học, xác định nhiệm vụ và kiểm chứng kết quả trong khi thực hiện đề tài. b) Phương pháp phỏng vấn. 3
  9. Sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu đối với các cán bộ quản lý, huấn luyện viên vận động viên đá cầu, các giáo viên giảng dạy môn thể dục ở các trường THPT. Để lựa chọn các test đặc trưng cho từng loại bài tập, nhằm tăng thêm giá trị khách quan của kết quả phỏng vấn, qua đó để đánh giá được trình độ cho đối tượng nghiên cứu. Về hình thức phỏng vấn chúng tôi tiến hành hai phương pháp: Phỏng vấn trực tiếp (Có phiếu phỏng vấn). Phỏng vấn gián tiếp (Qua gmail hoặc qua điện thoại ). c) Phương pháp quan sát sư phạm. Quan sát sư phạm là phương pháp tự giác có mục đích một hiện tượng giáo dục nào đó, để thu lượm những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó. Vậy cho nên việc sử dụng phương pháp quan sát sư phạm hàng ngày để thu lượm những chỉ số, những dự kiến diễn ra trên cơ thể người tập dưới tác động của bài tập. d) Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Để thực hiện được phương pháp thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã phân nhóm đối tượng nghiên cứu một cách ngẫu nhiên thành nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau đó cho tập luyện theo hai giáo án khác nhau . - Nhóm thực nghiệm được luyện tập theo hệ thống các bài tập đã được lựa chọn (do chúng tôi soạn thảo). - Nhóm đối chứng luyện tập theo hệ thống bài tập thông thường. Đây là phương pháp quan trọng mà kết quả nghiên cứu thể hiện qua phương pháp này . - Điều kiện thực hiện phương pháp + Điều kiện và thời gian thực nghiệm như nhau + Đảm bảo tính đồng nhất về mặt lứa tuổi hình thức, chức năng trình độ kỹ thuật, thể lực e) Phương pháp toán học thống kê. Để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu giải quyết nhiệm vụ của đề tài, để đánh giá hiệu quả của các bài tập. f) Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp. Đây là phương pháp thu thập thông tin cần thiết có tính sát thực với thực tiễn luyện tập, bằng cách hỏi trực tiếp các thầy cô có chuyên môn về các vấn đề nghiên cứu. Thông qua hình thức này giúp có thêm độ tin cậy và lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2. 4
  10. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI: - Về mặt khoa học: Tổng kết cơ sở lý luận về kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình trong dạy học tự chọn môn đá cầu cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2. Hướng dẫn học sinh sử dụng kỹ năng giao cầu thấp chân nghiêng mình trong tập luyện và thi đấu. - Về mặt thực tiễn: Qua việc áp dụng các hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả giúp học sinh thực hiện thành thạo kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình bên cạnh đó còn giúp các em nâng cao được kỹ chiến thuật trong thi đấu. 5
  11. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 1: Giải quyết nhiệm vụ 1: Lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình trong môn Đá cầu cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: 1. Đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh THPT : - Đặc điểm tâm lí: Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi quá độ và là giai đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt của các đặc tính nhân cách. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các phương hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn. Vì vậy cần phải thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở phát huy tính tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động, tạo điều kiện phát triển tốt các khả năng cho các em. 2. Đặc điểm sinh lí: - Hệ thần kinh: Não bộ đang thời kì hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Do đó khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, thì thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Vì vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học, tổ chức giờ học phải linh hoạt, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm, chính xác. Ngoài ra cần tăng cường tập luyện Thể dục thể thao ngoài giờ và các hình thức vui chơi khác để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện. - Hệ vận động: Đối với hệ xương: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Hệ xương sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện. Giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng phải chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch của hệ xương và kìm hãm sự phát triển về chiều dài. Đối với hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi. Vì vậy cần chú ý tăng cường phát triển cơ bắp và phát triển toàn diện. 6
  12. - Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bóp yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định khi hoạt động quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ tuần hoàn, hoạt động của tim dần dần được thích ứng. Nhưng trong quá trình tập luyện cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng tiến trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động quá sức và đột ngột. - Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé. Vì vậy khi hoạt động các em phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Rèn luyện thể chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển đến các cơ hô hấp, hướng dẫn các em phải biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động. Như vậy mới có thể làm việc, hoạt động được lâu và có hiệu quả. II. CỞ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Đá cầu là môn thể thao khi hoạt động chủ yếu dùng cẳng chân và bàn chân trực tiếp đá vào cầu. Hoạt động đá cầu là hoạt động không có chu kỳ, trong thi đấu thường xuyên có những tình huống khác nhau xẩy ra. Nếu thi đấu đồng đội thì thứ tự giao cầu của VĐV luôn luôn thay đổi trên sân sau mỗi lần tranh giành quyền giao cầu và vị trí đấu thủ luân chuyển theo chiều kim đồng hồ. Do vậy đòi hỏi mỗi đấu thủ phải có thể lực tốt, trình độ kỹ chiến thuật toàn diện. Biết vận dụng những tư thế kỹ thuật khác nhau như vậy mới có khả năng hoàn thành chức năng nhiệm vụ ở bất kỳ vị trí nào trên sân. Trong môn đá cầu kỹ chiến thuật luôn luôn thay đổi biến hoá đa dạng nhưng vẫn mang tính chất liên hoàn, nhịp điệu, có tính hấp dẫn, sôi nổi, sinh động. Điều kiện thiết bị đơn giản, thi đấu hấp dẫn dễ phổ cập, được quần chúng ưa thích tập luyện. Thi đấu đá cầu có tính chất đối kháng cao, nhất là ở khâu móc cầu và chắn cầu. Giao cầu là kỹ thuật dùng cẳng chân và bàn chân kết hợp với lực toàn thân để đá cầu đi. Quả giao cầu là khâu mở đầu cho một trận đấu, một trận đấu hay một pha cầu. Đây là quả tấn công đầu tiên sang phần sân đối phương, nhằm gây khó khăn cho đối phương, tạo điều kiện thuận lợi để ghi những điểm quan trọng và giành thắng lợi. III. GIẢI PHÁP ĐỂ LỰA CHỌN BÀI TẬP: - Giải pháp: Căn cứ nguyên tắc chung của giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, các quá trình hình thành kỹ năng vận động chúng tôi rút ra được một số nguyên tắc sau: 7
  13. Nguyên tắc 1: Phù hợp với trình độ đối tượng tập luyện và nghiên cứu. Nguyên tắc 2: Nâng cao các yêu cầu của chất lượng vận động. Nguyên tắc 3: Hệ thống lại các bai tập mà GV đã đề ra cho học sinh. Nguyên tắc 4: Lượng vận động tối ưu và quãng nghỉ hợp lý. Nguyên tắc 5: Tính toàn diện trong tập luyện. Nguyên tắc 6: Tập luyện phải nâng cao được sức khỏe cho người tập. Khi xem xét nội dung bài tập từ góc độ sư phạm, điều quan trọng là xem xét tác dụng tổng hợp của các bài tập đó với việc phát triển các năng lực vận động của cơ thể và sự hình thành các kỹ năng kỹ xảo, vận động cũng như sự tác động đến hành vi, nhân cách người tập. Để nắm vững được nội dung của bài tập nào đó, không những cần hiểu những biến đổi về sinh lý, sinh hóa và những biến đổi khác xẩy ra trong cơ thể do ảnh hưởng của bài tập đối với nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng đã đặt ra. Những bài tập lựa chọn phải nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật và phát triển thể lực tối ưu cho VĐV, trên cơ sở thông qua các bài tập, VĐV phải được phát triển về thể lực chuyên môn, nhất là các bộ phận tham gia vận động vào việc thực hiện các kỹ thuật động tác. Từ đó mới là cơ sở tiếp thu sửa chữa, cũng như hoàn thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật ở mức độ cao hơn. Trên thực tiễn kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình là cú đá chính để tạo ưu thế ban đầu để ghi điểm cho trận đấu. Nhưng kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình đòi hỏi phải có nền tảng thể lực tốt khi đó mới thực hiện được chính xác cú đá đạt hiệu quả cao. Với đặc thù của môn đá cầu là thi đấu đối kháng và tính điểm trực tiếp đòi hỏi thể lực để duy trì khả năng hoạt động trong cơ thể là rất quan trọng. Vì vậy tố chất sức bền là một yếu tố hàng đầu để có thể thực hiện kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình. Mục đích xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ khối 10 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như thi đấu. Nó giúp cho người học ngày một nâng cao kỹ thuật, chiến thuật của mình. Đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của môn đá cầu. Từ căn cứ lý luận và thực tiễn chúng tôi lựa chọn hệ thống bài tập dẫn dắt nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình trong môn đá cầu cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2. Dựa trên cơ sở lý luận và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, điều kiện dụng cụ, sân bãi và quan sát tập luyện của học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2 Căn cứ vào sự trao đổi, phỏng vấn rộng rãi với các thầy cô giáo trong tổ chuyên môn và GV trường bạn đã giúp chúng tôi lựa chọn ra bài tập có các nội dung sau: 8
  14. Bảng 1: Bài tập dẫn dắt được chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu. Tên bài tập Thời gian TT được lựa Mục đích Yêu cầu chọn số lần - Kiểm tra độ chuẩn xác - Thực hiện liên - Thời gian 3 1 và tung cầu. tục nhanh mạnh. phút, số lần từ - Tập tư thế - Đảm bảo độ chuẩn xác - Độ cao của cầu 20-25 lần, lặp tung cầu. của kỹ thuật, tạo được là 60 –80cm. lại 3 lần. cảm giác rơi của cầu khi thực hiện. - Phối hợp chuyển động - Thực hiện tích - Thời gian toàn thân. cực, cường độ thực hiện - Tập giao - Vị trí tiếp xúc giữa cầu tối đa, liên tục trong 6 phút, cầu cố định và chân số lần lặp lại 2 3 lần, lần 1: 8- - Tạo cảm giác điểm rơi 10 lần, lần 2: của cầu. 11-13 lần, lần 3: 14-16 lần. - Phát triển sức nhanh, - Thực hiện tích - Thời gian 5 - Giao cầu mạnh tạo cảm giác điểm cực, cường độ phút số lần 3 qua lại giữa rơi của cầu tối đa, liên tục thực hiện 15- hai người 20 lần - Phát triển sức mạnh, tốc - Thực hiện tích - Số lần thực - Giao cầu độ cảm giác rơi của cầu. cực, cường độ hiện 10-14 lần 4 qua lưới từ tối đa, liên tục Số lần lặp lại giữa sân 2 lần - Phát triển sức bền kết - Giao cầu mạnh - Thời gian - Giao cầu hợp với tăng cuờng sự qua lưới thực hiện 5 5 cuối sân hoàn thiện kỹ thuật phút, số lần 8- 11 lần - Đảm bảo độ chuẩn xác - Thực hiện với - Thời gian - Giao cầu ở của kỹ thuật cường độ lớn, thực hiện 5 cự ly ngắn 6 vào khu vực - Tạo được cảm giác về nhanh, mạnh phút, số lần kỹ thuật giao cầu khi thực 18-23 lần tấn công hiện - Giao cầu - Kiểm tra độ chuẩn xác - Thực hiện liên - Thời gian 7 trúng đích của kỹ thuật tục Lực giao cầu thực hiện là 5 9
  15. - Tạo cảm giác ổn định mạnh dần phút, số lần 9- của kỹ thuật và đường 11 lần cầu - Tạo sự biến dạng của kỹ - Thực hiện tích - Thời gian thuật, hoàn thiện ở mức cực với cường thực hiện 15 - Giao cầu độ cao của kỹ thuật giao độ tối đa, liên phút, số lần 8 thay đổi kỹ cầu. tục lặp lại 3 lần thuật Số lần thực hiện 8-12 lần Từ 8 bài tập được chúng tôi lựa chọn trên, chúng tôi đã lập bảng kế hoạch tập luyện như sau : Bảng 2: Kế hoạch tập luyện bài tập dẫn dắt được chúng tôi lựa chọn: Số buổi tập luyện (8 tuần/16 buổi) Tuần Tên bài tập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tập tư thế tung 1 x x x x x x cầu Tập giao cầu cố 2 x x x x x x định Giao cầu qua lại 3 x x x x x x giữa 2 người Giao cầu qua 4 x x x x x x x lưới từ giữa sân Giao cầu cuối 5 x x x x x x x sân Giao cầu cự ly 6 ngắn vào khu x x x x x x x vực tấn công Giao cầu trúng 7 x x x x x x x đích Giao cầu thay 8 x x x x x x đổi kỹ thuật Chúng tôi tiến hành lên kế hoạch và tập luyện trong 8 tuần với 8 bài tập do chúng tôi đề ra. Để đảm bảo mức độ tin cậy cho việc áp dụng bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình, tôi và đồng tác giả đã tiến hành phỏng vấn 4 thầy giáo cùng tổ và 2 GV trường bạn có kinh nghiệm giảng dạy. 10
  16. Kết quả phỏng vấn thể hiện qua bảng 3. Bảng 3: Kết quả phỏng vấn về các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả giao cầu thấp chân nghiêng mình (n = 8). Số phiếu Tỷ lệ đánh giá phỏng vấn TT Bài tập bổ trợ giao cầu Thu Phát ra Tốt % Khá % TB % vào 1 Tập tư thế tung cầu 8 8 50% 20% 30% 2 Tập giao cầu cố định 8 8 100% 0% 0% 3 Giao cầu qua lại giữa hai người 8 8 62% 35% 3% 4 Giao cầu qua lưới từ giữa sân 8 8 87% 10% 3% 5 Giao cầu cuối sân 8 8 100% 0% 0% Giao cầu ở cự ly ngắn vào khu 6 8 8 37% 50% 13% vực tấn công 7 Giao cầu trúng đích 8 8 75% 15% 10% 8 Giao cầu thay đổi kỹ thuật 8 8 62% 23% 15% Qua kết quả phỏng vấn chúng tôi lựa chọn được 4 bài tập có tỷ lệ người lựa chọn cao từ 75% trở lên và tiến hành phân ngẫu nhiên thành hai nhóm, mỗi nhóm 20 người. Nhóm A: Là nhóm thực nghiệm số lượng 20 người. Nhóm B: Là nhóm đối chứng số lượng 20 người. Nhóm thực nghiệm: Trên cơ bản vẫn tập theo kế hoạch chung nhưng khi tập thì bổ sung chương trình giáo án mà chúng tôi đề ra. Nhóm đối chứng: Vẫn tập theo chương trình giáo án, bài tập của giáo viên giảng dạy bình thường. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3. Bảng 4: Bài tập dẫn dắt được chúng tôi lựa chọn. Số người được hỏi (n = 8) TT Bài tập được lựa chọn Số người lựa chọn Tỷ lệ% 1 Tập giao cầu cố định 8 100% 2 Giao cầu qua lưới từ giữa sân 7 87% 3 Giao cầu cuối sân 8 100% 4 Giao cầu trúng đích 6 75% 11
  17. Như vậy trong 4 các bài tập dẫn dắt này được chúng tôi lựa chọn để sử dụng lấy chỉ số nhằm đánh giá các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2. IV: KẾT QUẢ. Trước khi áp dụng các bài tập để đảm bảo tính hiệu quả khi thực hiện các bài tập được lựa chọn. chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá bước đầu về trình độ thể lực của hai nhóm qua 4 tets lựa chọn được trình bày ở bảng 4. Bảng 5: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm và sau thực nghiệm (n = 20). - Kết quả trước thực nghiệm. Kết quả trước thực nghiệm Nhóm thực Nhóm đối TT Bài tập được lựa So sánh nghiệm chứng chọn X A  X B  T. Tính T. bảng P Tập giao cầu cố 14,8  1,05 14,1  0,87 1,67 2,145 < 0,05 1 định Giao cầu qua lưới 12,1  1,25 11,85  0,95 0,82 2,145 < 0,05 2 từ giữa sân 3 Giao cầu cuối sân 12,2  1,76 11,2  1,72 1,39 2,145 < 0,05 4 Giao cầu trúng đích 10,20  0,83 9,92  0,86 0,8 2,145 < 0,05 - Kết quả sau thực nghiệm. Kết quả sau thực nghiệm Bài tập được lựa Nhóm thực Nhóm đối TT So sánh chọn nghiệm chứng X A  X B  T.Tính T. bảng P 1 Tập giao cầu cố định 16,45  0,71 15,49  0,66 5,33 2,145 < 0,05 Giao cầu qua lưới từ 2 16,05  0,65 15,17  0,56 3,98 2,145 < 0,05 giữa sân 3 Giao cầu cuối sân 13,51  0,84 12,5  0,71 3,25 2,145 < 0,05 4 Giao cầu trúng đích 15,35  0,94 14,21  0,95 3,45 2,145 < 0,05 12
  18. Sau khi chúng tôi phân tích kết quả của 2 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm và cho ta thấy kết quả như sau: Trước thực nghiệm Thành tích giao cầu cố định của nhóm A: X A =14,8. Thành tích giao cầu cố định của nhóm B: X B = 14,1. T tính < T bảng, như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5 %. Sau thực nghiệm Thành tích giao cầu cố định của nhóm A: X A =16,45. Thành tích giao cầu cố định của nhóm B: X B = 15,49. T tính > T bảng, như vậy sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5 %. Trước thực nghiệm Thành tích giao cầu qua lưới từ giữa sân của nhóm A là: X A =12,1. Thành tích giao cầu qua lưới từ giữa sân của nhóm B là: X B = l 1,85. T tính < T bảng, như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5 %. Sau thực nghiệm Thành tích giao cầu qua lưới từ giữa sân của nhóm A là: X A = 16,05. Thành tích giao cầu qua lưới từ giữa sân của nhóm B là: X B = 15,17. T tính > T bảng, như vậy sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5 %. Trước thực nghiệm Thành tích giao cầu cuối sân của nhóm A là: X A = 12,2. Thành tích giao cầu cuối sân của nhóm B là: X B = 11,2. T tính < T bảng, như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5 %. Sau thực nghiệm Thành tích giao cầu cuối sân của nhóm A là: X A = 13,51. Thành tích giao cầu cuối sân của nhóm B là: X B = 12,58. T tính > T bảng, như vậy sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5 %. Trước thực nghiệm Thành tích giao cầu trúng đích của nhóm A là: X A = 10,20. Thành tích giao cầu trúng đích của nhóm B là: X B = 9,92. 13
  19. T tính < T bảng, như vậy sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5 %. Sau thực nghiệm Thành tích giao cầu trúng đích của nhóm A là: X A = 15,35. Thành tích giao cầu trúng đích của nhóm B là: X B = 14,21. T tính < T bảng, như vậy sự khác biệt rất có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 5 %. Qua tiến hành kiểm tra đánh giá trình độ của hai nhóm thực nghiệm sau 8 tuần. Từ kết quả thu được qua sự đánh giá bước đầu chỉ số thành tích của 2 nhóm chưa có gì khác biệt. Để đánh giá hiệu quả của 4 test đã lựa chọn trong thời gian 8 tuần, nhóm thực nghiệm áp dụng các bài tập đã chọn còn nhóm đối chứng vẫn tập theo giáo án thông thường thu được kết quả như trên. Tóm lại: Kết quả sau thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả cho thấy ở bảng 8 cho thấy T tính lớn hơn T bảng, tương ứng với ngưỡng xác suất p < 0,05. Cho phép ta rút ra nhận xét: Kết quả thực nghiệm đó có sự khác biệt đáng kể ở ngưỡng xác suất p < 0,05. Hay nói cách khác nhóm thực nghiệm do chúng tôi lựa chọn các bài tập đó nâng cao hiệu quả kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm sở dĩ có kết quả tốt hơn bởi vì lựa chọn các bài tập phù hợp và có tác động hiệu quả đến thể chất làm cải thiện các cơ quan nội tạng và cơ quan vận động. Tạo được sự duy trì sức bền nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình trong quá trình thi đấu. Còn nhóm đối chứng mặc dù cùng trong điều kiện thể chất, vật chất, sân bãi, dụng cụ như nhau nhưng hiệu quả kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình không tốt bằng nhóm thực nghiệm là do các bài tập chưa có tính đặc hiệu và chưa phù hợp với đặc điểm đối tượng. B. GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 2: Giải quyết nhiệm vụ 2: Xác định những nguyên nhân và sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình trong môn Đá cầu cho học sinh nữ Khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: - Giai đoạn giảng dạy ban đầu: Mục đích của giai đoạn này là học các nguyên tắc kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó mặc dù dưới dạng đơn giản, để đạt mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Tạo khái niệm chung về động tác để tiếp thu kỹ thuật động tác. Ngăn ngừa, loại trừ những cử động thừa. Hình thành nhịp điệu chung của động tác. - Giai đoạn giảng dạy chuyên sâu, chi tiết: Mục đích giảng dạy của giai đoạn ban đầu còn đơn giản, đối với kỹ thuật động tác lên mức tương đối hoàn 14
  20. thiện. nếu ban đầu chủ yếu tiếp thu cơ sở kỹ thuật thì lúc này phải tiếp thu chi tiết kỹ thuật đó. Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là: Giúp học sinh hiểu biết các quy luật vận động của động tác cần học sâu hơn. Cần có sự chính xác kỹ thuật động tác theo đặc tính không gian, thời gian, động lực của nó sao cho tương ứng đặc điểm của người tập. Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện nhịp điệu động tác tự nhiên liên tục. - Giai đoạn hoàn thành kỹ thuật động tác: Mục đích của giai đoạn này là đảm bảo cho người tập tiếp thu sâu và vận dụng các động tác hoàn thiện trong thực tế. Nhiệm vụ giai đoạn này là cũng cố kỹ xảo đã có về động tác. Mở rộng biến dạng về kỹ thuật của động tác để có thể thực hiện nó hợp lý trong các điều kiện khác nhau, kể cả lúc phải biểu hiện các tố chất thể lực ở mức độ cao. Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác phải chú ý đến đặc điểm kỹ thuật động tác để lựa chọn các bài tập và sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy kỹ thuật động tác việc lựa chọn các bài tập cũng như sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của người tập thì hiệu quả giảng dạy mang lại hiệu quả cao. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Trong đá cầu, kỹ thuật đặc trưng là: Giao cầu, đỡ cầu, Chuyền cầu, tấn công như đạp cầu, móc cầu... và chắn cầu. Trong đá cầu cơ bản, ngoài kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình còn có kỹ thuật giao cầu thấp chân chính diễn bằng mu bàn chân, kỹ thuật giao cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân, kỹ thuật giao cầu cao chân nghiêng mình. Những loại hình kỹ thuật này có những mối quan hệ biện chứng như: Chuyền cầu với tấn công bằng móc cầu, đạp cầu... kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình với nhảy móc cầu đồng thời cũng có những mặt mâu thuẫn đối kháng thúc đẩy nhau phát triển như: giao cầu với chuyền cầu, móc cầu với chắn cầu... Những loại hình kỹ thuật này luôn bao hàm những hình thái động tác khác nhau song kỹ thuật giao cầu đối với người tập, người ta phân tích nó trải qua 4 giai đoạn là: Tư thế chuẩn bị giao cầu, tung cầu, đá cầu, kết thúc. Vì vậy, khi tập kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình đối với học sinh nữ thường là khó hơn so với kỹ thuật khác. Chính vì vậy khi quan sát một VĐV thông qua kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình, người ta đã có cơ sở để đánh giá một phần khả năng của VĐV đó. Trong đá cầu cơ bản, ngoài kỹ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình còn có kỹ thuật giao cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân, kỹ thuật giao cầu cao chân nghiêng mình, kỹ thuật giao cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân, Sự phân chia các kỹ thuật giao cầu chủ yếu dựa vào: Tư thế thân người khi thực hiện kỹ thuật, hướng đi của cầu sau khi thực hiện kỹ thuật. Trong thực tiễn thi đấu đá cầu giao cầu là kỹ thuật không chỉ “Mở màn” trận đấu mà nó còn mang tính chất tấn công rỏ rệt khi phát huy được đầy đủ tính năng 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2