intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm môn tìm hiểu môi trường mẫu giáo 4-5 tuổi – phân nhóm đồ vật

Chia sẻ: Nguuyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

131
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

PHÂN NHÓM ÐỒ VẬT I. Yêu cầu: - Dạy cho trẻ phân một số nhóm đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt theo Công dụng, chất liệu. - Cho trẻ thấy được sự phong phú của đồ dùng trong cùng một loại. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ một thứ đồ dùng trong gia đình, ví dụ đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống, bằng vật thật hoặc bằng đồ chơi làm bằng những nguyên vật liệu khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm môn tìm hiểu môi trường mẫu giáo 4-5 tuổi – phân nhóm đồ vật

  1. Sáng kiến kinh nghiệm môn tìm hiểu môi trường mẫu giáo 4-5 tuổi – phân nhóm đồ vật PHÂN NHÓM ÐỒ VẬT I. Yêu cầu: - Dạy cho trẻ phân một số nhóm đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt theo Công dụng, chất liệu. - Cho trẻ thấy được sự phong phú của đồ dùng trong cùng một loại. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ một thứ đồ dùng trong gia đình, ví dụ đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống, bằng vật thật hoặc bằng đồ chơi làm bằng những nguyên vật liệu khác nhau. III. Cách tiến hành: l) Cho trẻ phân nhóm đồ dùng theo Công dụng - Cô để 7 – 10 đồ dùng để ăn và để uống trên bàn trước mặt trẻ. Cô gọi một trẻ lên chọn ra tất cả những đồ dùng để ăn. Cho cả lớp nhận xét xem bạn đã chọn đúng và
  2. đã chọn hết chưa. Cho trẻ lần lượt gọi tên từng thứ đồ dùng đó và nói thứ đó làm bằng gì. - Cô gợi cho trẻ thấy những đồ dùng này tuy khác nhau về màu sắc, cấu tạo, chất liệu nhưng đều là đồ dùng để ăn. - Cô hướng dẫn tương tự đối với đồ dùng để uống 2) Cho trẻ phân nhóm đồ dùng theo chất liệu - Cô lại để 7 – 10 đồ dùng đă chuẩn bị trên bàn trước mặt trẻ. Cho trẻ tự nhân xét xem những đồ dùng này làm bằng gì. Cho trẻ lên chọn ra các thứ đồ dùng theo từng loại chất liệu. Ví dụ, Cô nói “những đồ dùng làm bằng nhựa”, “những đồ dùng làm bằng nhôm”, “những đồ dùng làm bằng sứ”.. (Cho trẻ để riêng mỗi loại ra một chỗ) - Sau mỗi lần trẻ chọn, Cô giáo cho cả lớp nhận xét xem bạn chọn đ ã đúng và đã hết chưa. 3) Cho trẻ chơi “Thi xem ai nhanh”. - Phát cho mỗi trẻ một đồ dùng (đồ chơi) đã chuẩn bị. Yêu cầu trẻ xem mình có đồ dùng để làm gì và lằm bằng gì. - Yêu cầu trẻ giơ lên nhanh đồ dùng theo yêu cầu của Cô . Ví dụ: Cô nói: “đồ dùng để ăn”, thì cháu nào có đồ dùng loại đó sẽ giơ lên, hoặc Cô nói :đồ dùng bằng nhôm”, thì cháu nào có đồ dùng bằng nhôm giơ lên cho Cô và bạn xem có đúng không. - Cho trẻ đổi đồ dùng (đồ chơi) cho nhau và chơi tương tự. Cô cũng có thể kết hợp cho trẻ cất dần đồ chơi bằng cách Cô gọi loại đồ dùng nào, cháu nào có loại đó sẽ mang lên chỗ Cô .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2