Sáng kiến kinh nghiệm – Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non.
lượt xem 379
download
Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm – Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non.
- Sáng kiến kinh nghiệm – Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non. Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ.Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này. Ví dụ: Ở lớp Mầm C, có cháu đã 4 tuổi mà không nói được 1 câu ngắn, không diễn đạt được ý câu trả lời khi được hỏi. Vậy tại sao lại có trẻ nói được, trẻ nói không được?Ta có thể xét tới một số yếu tố ảnh hưởng sau: *Sự khiếm khuyết về thể chất và tinh thần. Ví dụ: Câm, đàn độn cũng làm cho ngôn ngữ của trẻ hạn chế *Môi trường gia đình: Thô lỗ, không gần gũi trẻ.
- Ví dụ: Một đứa trẻ bị gia đình luôn mắng chửi, không quan tâm sẽ làm cho trẻ có cảm giác không ai gần gũi, không trao đổi với người thân được, do đó mà ngôn ngữ không phát triển. *Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần. Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào một đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay mà không phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép.Đây cũng là một trong những nguyên nhân của trẻ chậm phát triển. *Các trẻ sinh đôi thường hay có những cách giao tiếp không dùng lời với nhau do đó mà ngôn ngữ cũng chậm phát triển. Ví dụ: Trong lớp có một cặp sinh đôi, khi cần bạn Cẩm đưa cho cái gì, Kim chỉ cần lấy tay khều vào Cẩm, rồi chỉ vào vật đó,Cẩm liền biết ngay là Kim cần gì. *Môi trường sống cũng rất quan trọng trong việc phát triển khả năng giao tiếp. Ví dụ : Cháu được sống trong môi trường thoải mái, được người lớn quan tâm trò chuyện sẽ giúp trẻ nói rất tốt và ngược lại. Để khắc phục những hạn chế về giao tiếp cũng như giúp trẻ giao tiếp được, ta có thể nói chuyện với từng trẻ để kích thích chúng diễn đạt ý t ưởng và cảm xúc, muốn vậy ta nên chs ý tới những yếu tố sau: 1.Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời.Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, mỗi giáo viên MN luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn. Ví dụ: Trong lớp, Hoa là trẻ rất ít nói, nhút nhát.Vì thế mà tôi thường cho bé chơi cùng một nhóm trẻ mạnh dạn hơn.Trong giờ chơi, tôi cho bé chơi trò chơi “Đoán
- tên bạn”.Ví dụ: Cô đang nghĩ về một bạn mặc quần xanh dương,áo thun đen có in hình con cọp” và nói với trẻ: “Hoa ơi!cô đang nghĩ về bạn nào vậy?Tại sao con biết?” Trẻ sẽ nói ngay tên bạn đó và vì sao trẻ lại đoán được. 2.Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự nhiên, do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, chúng ta không nên sửa sai hoặc la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói. Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi nói thì ta nên thông qua trò chơi sắm vai để dạy trẻ như:Trò chơi bán hang, bác sĩ và gia đình…Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và của bạn. 3.Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, chúng ta không nên dùng ngôn ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ đề nghị, vỗ về trẻ. Ví dụ: “Cô muốn các con cất đồ chơi lên kệ rồi ta ra ngoài cùng chơi.” Không nên dùng câu: “Cất hết đồ chơi đi” 4.Để cho trẻ có cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng rối là cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được nói chuyện với những con rối và đặc biệt là những con vật rất gần gũi với trẻ. Ví dụ: Trong lớp có bé Hằng rất ít nói, nhưng khi cô đưa ra rối ra để hỏi: “Hằng đang làm gì vậy?Nhà bạn có ai?Nói cho thỏ bông nghe đi!”Thì bé Hằng đã trả lời ngay. *Tóm lại: Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đàm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, cũng như dùng rối trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất. *Qua đây tôi cũng có một số ý kiến đề xuất để các đồng nghiệp cùng tham khảo:
- _Dùng sách , truyện để thúc đẩy quá trình nghe nói , đọc bập bẹ của trẻ. Vào cuối thập niên 80 và đầu 90 các nhà giáo dục đã đặt câu hỏi tại sao ngày càng nhiều trẻ biết đọc trước khi vào lớp Một?có phải là trẻ được dạy trước hay trẻ học trên truyền hình?Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một điều hòan tòan khác. Một số trẻ trước tuổi đi học đã có khả năng tự tập đọc, quá trình này gọi là quá trình tự tập đọc của trẻ.Nhưng từ đâu mà trẻ lại có quá trình này?Đó là quá trình được bắt nguồn từ việc người lớn đọc, nói cho trẻ nghe thông qua các sách truyện, bảng hiệu, ấn phẩm… Ví dụ: Khi đi ngang qua một bảng hiệu Lan hỏi Mẹ: “Cái gì trên đó vậy Mẹ?” Mẹ nói đó là bảng “Hiệu uốn tóc”.Hôm sau đi đến đó Lan chỉ vào bảnh hiệu và nói: “ Hiệu uốn tóc”. Từ đây ta có thể nhận thấy rằng việc học giao tiếp là quá trình gồm: nghe, nói, đọc ,viết là một thể không tách rời và được bắt đầu từ khi trẻ mới sinh ra.Do đó mà việc sử dụng tranh ảnh, sách, truyện, bảng hiệu , ấn phẩm…cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ.Khi trẻ được cô, cha mẹ đọc cho nghe, trẻ bắt đầu lĩnh hội ý tưởng rằng đọc sách là một điều quan trọng mà mọi người xung quanh thích làm, từ đó kích thích sự háo hức, tò mò nơi trẻ.Khi trẻ được người lớn, cô giáo đọc, cho xem tranh, giải thích từ, trẻ sẽ thấm được ngôn ngữ các nhân vật trong truyện:nói như thế nào?hành động ra sao?Trẻ sẽ bắt chước, vì tuổi của trẻ là tuổi bắt chước rất nhanh. Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng nên cho trẻ xem, đọc cho trẻ nghe được,mà phải có sự chọn. Ví dụ: Sách dùng cho trẻ phải có hình ảnh, chữ to, màu săc sặc sỡ, sinh động, ngôn ngữ thể hiện sự việc gần gũi với trẻ.
- Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng giao tiếp của trẻ, mỗi người giáo viên phải thu hút đựoc sự chú ý của trẻ bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau của các nhân vật.Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng đựoc tham gia vào câu chuyện. Ví dụ: Đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật cô vừa kể, đọc. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi cô giáo mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 276 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 326 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 177 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
27 p | 82 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 84 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 41 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 6
20 p | 47 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn