intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Quản lí và chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống Ở Trường tiểu học Ba Đình - Thành phố Thanh Hoá

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

89
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp giáo dục trong các nhà trường cũng được Bộ GD-ĐT chỉ đạo theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm từng lớp học, từng địa phương, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học trong nhà trường từ bậc Tiểu học đến bậc Trung học Phổ thông. Chuyên đề này sẽ nêu một số biện pháp quản lí và chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống Ở Trường tiểu học Ba Đình - Thành phố Thanh Hoá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Quản lí và chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống Ở Trường tiểu học Ba Đình - Thành phố Thanh Hoá

  1.   QUẢN LÍ VÀ CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG     Ở  TRƯỜNG TIỂU HỌC BA ĐÌNH ­ THÀNH PHỐ THANH HOÁ  A. ĐẶT VẤN ĐỀ:       Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công  nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp  ứng yêu cầu hội nhập quốc tế,  trong những năm gần đây, nền giáo dục phổ  thông nước nhà đã và đang   được đổi mới mạnh mẽ  theo bốn trụ cột của thế kỉ XXI, mà thực chất   đó là cách tiếp cận kĩ năng sống: Học để biết, Học để làm, Học để tự   khẳng định mìmh và Học để chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông  đã chuyển hướng từ  chủ  yếu là trang bị  kiến thức sang trang bị  những   năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục trong các  nhà trường cũng được Bộ  GD­ĐT chỉ  đạo theo hướng phát huy tính tích  cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm từng lớp học,  từng địa phương, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ  năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học  tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong  một số  môn học trong nhà trường từ  bậc Tiểu học đến bậc Trung học   Phổ thông.       Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO,  Kĩ năng sống là khả năng để có   hành vi thích  ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể   ứng xử  hiệu quả   trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.  Kĩ năng  sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng  ngày của mỗi con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí  bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để  cá nhân tự  lực trong cuộc sống,   học tập và làm việc có hiệu quả. Nói cách khác, Kĩ năng sống là khả  năng làm chủ bản thân mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những   người  khác và với  xã hội, khả  năng  ứng phó tích cực trước các  tình  huống của cuộc sống. B. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG                              CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG 1
  2.      Có thể nói, kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến  thức thành kĩ năng, thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.   Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn,  thách thức: biết ứng xử, giải quyết mọi vấn đề một cách tích cực và phù  hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, yêu đời và làm chủ cuộc  sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp   ngã, dễ thất bại trong cuộc sống, do đó dễ dẫn đến các hành vi tiêu cực.           Giáo dục kĩ năng sống hiện nay là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh.   Bởi vì: ­ Các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ quyết   định sự phát   triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có  Kĩ năng sống các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm  đối với   bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. ­ Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị  nhân cách,  giàu  ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu   hiểu biết về mặt trái của xã hội, thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lôi   kéo, kích động. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, thiếu kinh  nghiêm sống, các em dễ  bị  lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực,   vào lối sống lai căng, thực dụng, dễ  bị  phát triển lệch lạc về  nhân  cách. Thực tế  cho thấy, đã có một bộ  phận học sinh phổ  thông đã  nghiện hút, bạo lực học đường ( kể cả học sinh nữ ), đua xe máy trái   phép, ăn chơi sa đoạ… chính là các em thiếu kĩ năng sống. Vì vậy, việc giáo dục Kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp  các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, với cộng  đồng, với Tổ quốc, giúp các em có khả  năng ứng phó tích cực trước các   tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ  tốt đẹp với gia đình,  bạn bè và cộng đồng, sống tích cực, an toàn và lành mạnh.  C. CHỈ ĐẠO VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TIỂU  HỌC BA ĐÌNH ­ THÀNH PHỐ THANH HOÁ      Đã nhiều năm nay, đặc biệt kể từ khi thực hiện thay sách ở  bậc Tiểu   học ( từ  năm học 2001­2002 ), việc giáo dục các kĩ năng cần thiết cho   học sinh đã được chú ý trong quá trình dạy học: kĩ năng nghe, nói, đọc,  viết, kĩ năng giao tiếp trong môn Tiếng Việt, kĩ năng giải Toán, kĩ năng  2
  3. thực hiện các chuẩn mực hành vi trong môn Đạo đức, kĩ năng nhận biết  và thích nghi với môi trường, bảo vệ  môi trường .v.v…trong môn Tự  nhiên & Xã hội. Song, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa  được đặt ra một cách cụ thể, khái niệm Kĩ năng sống còn mơ hồ  đối với   giáo viên.           Sang năm học 2010­2011, việc giáo dục kĩ năng sống trong trường   phổ  thông được Bộ  GD­ĐT chỉ  đạo tích hợp vào các môn học và triển  khai trên khắp các Tỉnh, Thành trên cả nước. Việc giáo dục kĩ năng sống   đã  trở   thành một  nội  dung   cần  thiết, không  thể  thiếu  trong  các  nhà   trường. Là một đơn vị đóng trên địa bàn trung tâm Thành phố Thanh Hoá  và là một trong các trường lớn của Thành phố, trường Tiểu học Ba Đình  đã tiếp cận nhanh chóng và thực hiện đồng bộ  nội dung chỉ đạo của Bộ  GD­ĐT về  việc giáo dục kĩ năng sống trong các môn học nói riêng và  trong quá trình giáo dục nói chung.  1. Về nhận thức:      Chúng tôi nhận thấy, đối với học sinh Tiểu học, việc giáo dục kĩ năng  sống trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và việc triển khai chỉ  đạo của Bộ GD­ĐT là hoàn toàn phù hợp.       Ngay từ đầu năm học, sau khi tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Sở GD­ ĐT, Phòng GD­ĐT, Ban giám hiệu nhà trường đã họp và thống nhất quan   điểm chỉ  đạo việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường   với các mục tiêu cụ thể là: ­ Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ  và kĩ năng phù   hợp. Trên cơ   sở   đó   hình thành  cho học  sinh  những  thói quen  lành  mạnh, tích cực, loại bỏ  những thói quen, hành vi tiêu cực trong các  mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. ­ Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của   mình và phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần và đạo đức. Giúp học  sinh có các kĩ năng sống cần thiết để  có các cách  ứng xử  phù hợp   trong cuộc sống hàng ngày và để  tiếp tục học lên các cấp học   cao   hơn.   2.  Phân công trách nhiệm:  3
  4.    2.1. Ban giám hiệu cử  đồng chí Hồ  Thị    Xuân­ Phó hiệu trưởng phụ  trách hoạt động dạy­ học trực tiếp chỉ  đạo nội dung giáo dục kĩ năng  sống trong nhà trường.    2.2. Cử  bốn đồng chí đi tiếp thu chuyên đề  giáo dục kĩ năng sống tại   phòng Giáo dục, gồm: đồng chí Hồ Thị Xuân, phó hiệu trưởng đồng thời  là báo cáo viên cấp Tỉnh chuyên đề  này; đồng chí Hoàng Thị  Phúc, tổ  trưởng chuyên môn tổ 4,5, đồng chí Nguyễn Thị Ngân, tổ trưởng chuyên  môn tổ  1,2,3; đồng chí Lê Thị  Hoa, giáo viên giỏi Quốc gia là giáo viên   khối 5, đồng thời là báo cáo viên cấp Thành phố của chuyên đề này.  2.3. Tổ chức triển khai chuyên đề  cấp trường: Sau khi tiếp thu chuyên  đề   tại   phòng   GD­ĐT   thành   phố,   nhà   trường   tổ   chức   triển   khai   chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cấp trường. ­ Thời gian: 2 ngày ( Ngày mồng 8 và mồng 9 tháng 10 năm 2011) ­ Địa điểm: Văn phòng nhà trường. ­ Thành phần: Ban giám hiệu và toàn thể giáo viên nhà trường. ­ Phân công nhiệm vụ triển khai chuyên đề cho các báo cáo viên:           + Đồng chí Hồ Thị Xuân: Một số vấn đề chung về kĩ năng sống và  giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông; Giáo dục  kĩ năng sống trong môn Đạo đức.           + Đồng chí Nguyễn Thị Ngân: Giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự  nhiên và xã hội lớp 1,2,3.                    + Đồng chí Hoàng Thị  Phúc: Giáo dục kĩ năng sống trong môn  Tiếng Việt.           + Đồng chí Lê Thị Hoa: Giáo dục kĩ năng sống trong môn Khoa học  lớp 4,5.     Sau khi nghe các báo cáo viên hướng dẫn  nội dung của chuyên đề, Ban  giám hiệu nhà trường tổ  chức cho giáo viên từng khối nghiên cứu kĩ các  nội dung, thảo luận và soạn bài dạy thử   ở  tất cả  các môn theo tinh thần   chỉ  đạo. Sau đó, giáo viên trao đổi rút kinh nghiệm cho việc xây dựng kế  hoạch bài học giáo dục kĩ năng sống đồng thời thực hiện giảng dạy lên  lớp một số tiết trong các môn học vừa tiếp thu.  2.4. Trong quá trình thực hiện, Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra theo   dõi thường xuyên và phân công như sau: 4
  5. ­ Đồng chí Hồ Thị Xuân: Theo dõi, kiểm tra khối 4,5. ­ Đồng chí Phạm Thuý Lan: Theo dõi, kiểm tra khối 1,2,3.    Hàng tháng, trong các kì sinh hoạt chuyên môn, các đồng chí Phó hiệu  trưởng có trách nhiệm rút kinh nghiệm và điều chỉnh về nội dung này. 2.5 . Trong quan điểm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, việc giáo   dục kĩ năng sống cho học sinh không chỉ thực hiện trong các môn học  Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội ( khối lớp 1,2,3 ) và Khoa học   ( khối 4,5 ) mà trong tất cả các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà  trường, đặc biệt chú trọng trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên   lớp. D.  CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN : 1. Chỉ  đạo giáo viên các khối lớp nghiên cứu, nắm bắt một cách  chặt chẽ nội dung giáo dục kĩ năng sống trong từng môn học: ­ Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu giáo viên các khối lớp có đủ  tài  liệu về giáo dục kĩ năng sống của khối lớp mình. Ngoài ra, nhà trường  trang bị thêm các tài liệu có liên quan trong thư viện, yêu cầu giáo viên  các tổ khối tham khảo thường xuyên. ­ Ban giám hiệu coi đây là một nội dung “ Tự học, tự bồi dưỡng chuyên  môn” của giáo viên trong năm học 2010­2011. ­ Yêu cầu trong từng khối chuyên môn phân công cho từng giáo viên  hoặc từng nhóm giáo viên nghiên cứu đi sâu vào từng môn học cụ thể  để xây dựng kế hoạch bài học và dạy  minh hoạ chuyên đề. Ban giám  hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên các tổ khối dạy các tiết giáo dục kĩ  năng sống trong các vòng thao giảng giáo viên giỏi cấp trường bằng  giáo án điện tử đối với các môn Tự  nhiên và Xã hội khối 1,2,3, Khoa  học khối 4,5, môn Đạo đức và Tiếng Việt. ­ Trong quá trình tự  học và   thực hiện giảng dạy, nếu có vấn đề  gì  chưa sáng tỏ, các khối thu thập ý kiến báo cáo Ban giám hiệu nhà   trường. Các đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có trách  nhiệm nghiên cứu, cùng tháo gỡ.             PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN CỐT CÁN TỪNG KHỐI LỚP NHƯ SAU: TT Khố Môn Giáo viên được phân công Người chỉ đạo i  5
  6. Lớp Khố Tiếng Việt Nguyễn Thị Tâm     1 i Đạo đức Hoàng Thị Chung PhạmThuý Lan TN & XH Võ Thị Thuý  Một Khố Tiếng Việt Vũ Thị Cúc   2 i Hai Đạo đức Nguyễn Thị Lan PhạmThuý Lan TN & XH Phạm Thị Hà    Khố Tiếng Việt Lê Thị Lợi   3 i  Đạo đức Dương Hải Lý PhạmThuý Lan TN & XH Nguyễn Thị Ngân  Ba Khố Tiếng Việt Lê Thị ThuỷA   4 i  Đạo đức Hoàng Bích Vân Hồ Thị Xuân Khoa học Phùng Thị Thuỷ  Bốn Khố Tiếng Việt Hoàng Thị Phúc   5 i  Đạo đức Nguyễn Thị Tình Hồ Thị Xuân Khoa học  Lê Thị ThuỷB Năm 2.  Xây dựng kế  hoạch bài học cần bám sát tài liệu Giáo dục kĩ năng  sống của Bộ GD­ĐT để có định hướng đúng.          Mỗi giáo viên đêu có tài liệu riêng của từng khối lớp và tài liệu tham   khảo về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt chú ý các địa chỉ tích  hợp giáo dục kĩ năng sống của từng môn học có trong tài liệu này. Để việc  xây dựng kế hoạch bài học sát với yêu cầu chỉ đạo, trong các buổi sinh hoạt   chuyên môn, giáo viên trong các tổ  khối bàn bạc thống nhất nội dung, hoạt   động và cách tổ  chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong từng tiết  học. Đến đây, vai trò của mỗi giáo viên cốt cán cho từng môn được phát huy   tác dụng. Mỗi giáo viên trình bày kế hoạch lên lớp đã được chuẩn bị, sau đó   cả  khối thống nhất và trở  thành kế  hoạch lên lớp của từng giáo viên trong  khối. Tuy nhiên, căn cứ đặc điểm đối tượng học sinh từng lớp mà giáo viên  vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho đạt hiệu quả  tốt nhất. Hàng  tuần, khi kí duyệt giáo án của giáo viên, các đồng chí Phó hiệu trưởng kiểm   tra việc xây dựng kế hoạch bài học có tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong   các môn học, tiết học cụ thể hay không. Sau đó có góp ý, rút kinh nghiệm. 6
  7. 3.  Đưa các bài dạy tích hợp Giáo dục kĩ năng sống vào các tiết thao   giảng cấp trường:        Ban giám hiệu nhà trường chỉ  đạo mỗi khối chọn cử  một giáo viên xây  dựng kế  hoạch bài học và thực hiện tiết dạy Giáo dục kĩ năng sống trong   tiết thao giảng giáo viên giỏi vòng I, vòng II và vòng III cấp trường. Các tiết  học này đều được xây dựng bằng giáo án điện tử, có sự tham gia của tất cả  giáo viên trong tổ khối. Ban giám hiệu cùng giáo viên các khối dự giờ, đánh  giá hiệu quả của tiết học.      Kế hoạch thao giảng các tiết học tích hợp giáo dục Kĩ năng sống các khối  như sau: TT  Lớp Họ tên GV dạy    Môn             Tên bài dạy Tiết  PPCT 1 1A1 HoàngThị Chung Đạo đức Nghiêm trang khi chào cờ 13 2 1A6 Võ Thị Thuý TN& XH Gia đình 11 3 2A5 NguyễnThị  Đạo đức Quan tâm giúp đỡ bạn 13 Lan 4 2A4 Trần   Thị  TN& XH Loài vật sống ở đâu? 16 Phong 5 3A1 Lê Thị Lợi T. ViệtNói, viết về cảnh đẹp đất nước 12 6 3A5 NguyễnThị  TN& XH An toàn khi đi xe đạp 17 Ngân 7 4A1 Lê Thị Thuỷ B Đạo đức Biết ơn thầy giáo cô giáo 15 8 4A3 PhùngThị Thuỷ Khoa học Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt 26 9 5A3 HoàngThị Phúc T. Việt Hạt gạo làng ta 28 10 5A5 Lê Thị ThuỷA Khoa học Thái   độ   đối   với   người   nhiễm  17 HIV/AIDS      Ngoài ra, trong việc dự giờ đột xuất, các đồng chí trong Ban giám hiệu   nhà trường có đánh giá việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của   từng   giáo   viên.   Nhìn   chung,   các   tiết   dạy   của   giáo   viên   đã   đi   đúng   định  hướng, chú ý tổ chức các hoạt động gắn với việc giáo dục kĩ năng sống cho   học sinh. Giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các kĩ   thuật dạy học mới như  Kĩ thuật phòng tranh, Kĩ thuật Khăn trải bàn, Kĩ   thuật Trình bày một phút, kĩ thuật Hỏi chuyên gia… tương đối có hiệu  quả. Tiết học trở nên sôi nổi, gây được sự hứng thú, tích cực trong học sinh.  7
  8. Nhiều em tham gia các hoạt động tích cực, có các cách  ứng xử  linh hoạt.  Nhiều kĩ năng sống được các em thể hiện ngay trong tiết học như   Kĩ năng   hợp tác  ( trong thảo luận nhóm ),  Kĩ năng Tư  duy phê phán  ( trong hoạt  động phân tích, nhận xét, so sánh, đối chiếu ),  Kĩ năng đảm nhận trách   nhiệm, Kĩ năng Tìm kiếm và xử  lí thông tin, Kĩ năng lắng nghe tích cực,   Kĩ năng giải quyết vấn đề… Một số tiết học đạt hiệu quả, được đánh giá  cao như tiết dạy của cô giáo  Lê Thị  ThuỷA khối 5 ( Môn Khoa học lớp 5­   Bài Thái độ  đối với người nhiễm HIV ), tiết dạy của cô giáo Đỗ  Thị  Tình   khối 5 ( Môn Đạo đức­ Bài  Em yêu Tổ quốc Việt Nam  ), tiết  dạy của  cô  giáo Trần Thị Phong  khối 2 ( Môn TN & XH ­ Bài Loài vật sống  ở đâu? ),  tiết dạy của cô Lê Thị  ThuỷB  khối 4 ( Môn Đạo đức ­ Bài Hiếu thảo với   ông bà, cha mẹ)   4.  Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động Giáo   dục ngoài giờ lên lớp:     Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một thế mạnh của trường Tiểu   học Ba Đình. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ  Chí Minh nhà trường là tổ  chức hoạt động sôi nổi, có hiệu quả, liên tục được TW Đoàn Thanh niên  Cộng sản Hồ Chị Minh tặng Cờ, tặng Bằng khen trong nhiều năm qua. Các   hoạt động của Đội đúng chủ  điểm, đúng tinh thần chỉ  đạo của Thành đội.   Năm học này, Chi bộ  và Ban giám hiệu nhà trường chỉ  đạo tăng cường các   hoạt động của Đội, thực hiện giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh thông qua   các hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua các hoạt động cụ thể sau:    ­ Tổ chức tốt các tiết Sinh hoạt tập thể của lớp, của Chi đội hàng tuần.    ­ Thực hiện các buổi Phát thanh Măng non thứ Sáu hàng tuần.     ­ Động viên học sinh tích cực tham gia các cuộc thi trên các báo: Báo Chăm  học, Báo Nhi đồng, báo Thiếu niên.    ­ Tổ chức các hoạt động từ thiện nhân đạo cho đội viên: ủng hộ xây dựng   Tượng đài liệt sĩ,  ủng hộ  học sinh nghèo Trường Tiểu học Quảng Thành  ­Thành phố Thanh Hoá, giao lưu với Trung tâm Hồng Đức ( ủng hộ trẻ mồ  côi, khuyết tật, trẻ  bị  nhiễm chất độc màu da cam, mua tăm  ủng hộ  Hội   người mù Thanh Hoá. )   ­ Tổ chức Hội thi An toàn giao thông nhân ngày thành lập Đoàn 26/3/2011. 8
  9.    ­ Tổ  chức Hội trại học đường cho các chi đội khối 4,5 nhân dịp 55 năm  ngày Truyền thồng nhà trường 18 tháng 12.    ­ Tổ  chức cho đội viên tìm hiểu Truyền thống của Đội nhân kỉ  niệm 60   năm ngày thành lập Đội ( 15 tháng 5 năm 1941 ­15 tháng 5 năm  2011 )       Mỗi hoạt động ngoài giờ  lên lớp mang một màu sắc khác nhau, có nội   một dung giáo dục khác nhau. Song, hoạt động nào cũng có tác dụng giáo  dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em biến kiến thức thành thái độ,  hành vi và thói quen tích cực hàng ngày.     Ví dụ: Buổi Phát thanh Măng non thứ  Sáu hàng tuần vừa sơ  kết công tác   Đội trong tuần vừa qua, vừa biểu dương khen thưởng những tấm gương   người tốt, việc tốt trong các Chi đội, trong các Sao nhi đồng. Các em đã   được rèn luyện các kĩ năng sống như: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng Lắng   nghe tích cực, Kĩ năng Tìm kiếm và xử  lí thông tin, Kĩ năng Tư  duy phê   phán… Hội thi Tìm hiểu về An toàn giao thông với ba đội chơi qua bốn nội dung  ( màn chào hỏi, thi tìm hiểu 15 câu hỏi về Luật giao thông, thi Tiểu phẩm và   thi hùng biện), đã giáo dục và rèn luyện cho học sinh nhiều các kĩ năng sống:  ­ Kĩ năng Xác định giá trị  ( biết được giá trị  của việc thực hiện An   toàn giao thông, hiểu các biển bảo giao thông, biết thực hiện luật khi   tham gia giao thông…).  ­ Kĩ năng Tư  duy phê phán  ( học sinh biết phân tích các tình huống,   nhận định cái đúng, cái sai trong các tình huống, biết đưa ra các quyết  định đúng đắn khi tham gia giao thông ).  ­ Kĩ năng Ra quyết định ( Học sinh biết lựa chọn, cân nhắc và đưa ra   các quyết định nhanh chóng trước các tình huống trong hội thi cũng  như trong khi tham gia giao thông). ­ Kĩ năng Kiên định  ( các em không bị  lôi kéo, rủ  rê chơi trên đường   phố, vi phạm luật giao thông…) ­    Kĩ năng  Hợp tác ( các em biết hợp tác để giải quyết các tình huống,   giải quyết một vấn đề phức tạp để đạt mục tiêu…)     Hoạt động Tìm hiểu ngày truyền thống của Đội  giúp các em rèn luyện   các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin (  Tìm kiếm các thông tin  9
  10. về  Đội, truyền thống của Đội ); Kĩ năng Xác định giá trị ( Hiểu được  truyền thống tốt đẹp của Đội, của bản thân khi đã trở  thành người đội  viên gương mẫu…), Kĩ năng Giao tiếp ( trình bày những hiểu biết của  bản thân về Đội bằng ngôn ngữ  nói và bằng ngôn ngữ  viết …), Kĩ năng   đạt mục tiêu  ( Phấn đấu trở  thành đội viên tốt, thành Cháu ngoan của  Bác, cùng tiến bước lên Đoàn…)     Nói tóm lại, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường đi   đúng định hướng sẽ góp phần không nhỏ vào việc giáo dục kĩ năng sống   cho học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ  khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở  trường Tiểu học Ba Đình ngày càng trở nên phong phú, sôi nổi, giàu màu  sắc, đem lại niềm vui cho các em học sinh, rèn luyện cho các em nhiều kĩ  năng sống cần thiết và đã được chính các em đón nhận, tích cực tham gia,  được phụ huynh học sinh đồng tình, ủng hộ kể cả vật chất lẫn tinh thần.   Hoạt động phong phú này đã giúp các em biến kiến thức thành kĩ năng,  thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Đặc biệt, nó góp phần  hỗ trợ cho chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường một cách hiệu   quả hơn.   E. BÀI SOẠN TÍCH HỢP GIÁO DỤC                   KĨ NĂNG SỐNG CỦA GIÁO VIÊN NHÀ TRƯỜNG.                        Bài:  THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS                               Môn Khoa học ­ Lớp 5                          Tiết PPCT: Tiết 17 ­ Tuần 9      Giáo viên thực hiện: Cô giáo Lê Thị  ThuỷA ­ Giáo viên chủ nhiệm lớp    5A5    ( Tiết thao giảng Giáo viên giỏi  vòng I, cấp Trường, thực hiện bằng giáo  án điện tử ) I. Mục tiêu: ­ Giúp học sinh xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không   lây nhiễm HIV. 10
  11. ­ Không phân biệt đối xử với người nhiếm HIV và gia đình họ. ­ Giáo dục các kĩ năng: Kĩ năng xác định giá trị  bản thân, tự  tin và có  cách  ứng xử, giao tiếp phù hợp đối với người nhiễm HIV/AIDS; kĩ  năng thể  hiện cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị  với người   nhiễm HIV/AIDS. II. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong tiết học: ­  Các phương pháp: Đóng vai, Thảo luận nhóm, Điều tra. ­  Trò chơi Băng chuyền. ­  Kĩ thuật Trình bày một phút. ­ III. Phương tiện dạy học: ­ Bộ đèn chiếu đa năng. ­ Thông tin, hình  ảnh của bài trong sách giáo khoa (được đưa lên màn  hình ) ­ Các   tranh   ảnh     cộng   đồng,   xã   hội   chia   sẻ,   giúp   đỡ   người   nhiễm  HIV/AIDS.    IV. Tiến trình dạy học: 1. Khám phá:  Hoạt động 1: Hiểu biết của học sinh về người nhiễm HIV/AIDS. Giáo viên khai thác sự  hiểu biết của học sinh về HIV bằng cách đặt   câu hỏi:  “ Các em biết gì về HIV và tác hại của căn bệnh thế  kỉ này? ”  Các nhóm ghi nhanh hiểu biết của nhóm mình. Gọi đại diện các nhóm   trả lời.      Giáo viên ghi nhanh các ý kiến, khen những học sinh có hiểu biết về  HIV và tác hại của căn bệnh nguy hiểm này. Chốt hoạt động: HIV là một căn bệnh nguy hiểm, do một loại vi­ rút khi   xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể suy   giảm, hiện nay y học chưa có thuốc cứu chữa nên người bệnh dễ  dẫn  đến tử  vong. Vậy đối với những người nhiễm HIV, mỗi chúng ta và   cộng đồng xã hội cần có thái  độ như thế nào đề chia sẻ và giúp đỡ họ? 11
  12.     2. Kết nối:     Hoạt động 2: Trò chơi Băng chuyền. Mục tiêu: Rèn kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng diễn đạt những hiểu biết   về các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV và những hành vi không có nguy  cơ lây nhiễm HIV. ­ Thời gian 3 phút ­ Nội dung: Em hãy nêu các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV. ­ Cách chơi: Có hai đội chơi. Mỗi dãy bàn là một đội. Học sinh trong   mỗi đội lần lượt nêu được một hành vi  không có nguy cơ lây nhiễm HIV.   Đội bạn nhận xét câu trả lời đó đúng hay sai và có quyền nêu một hành vi   theo yêu cầu. Nếu bạn trả lời đúng thì được ngồi xuống. Nếu bạn  nào trả  lời sai thì  phải  đứng tại chỗ. Nếu đội bạn xác nhận sai thì  người đó cũng   bị đứng tại chỗ. Sau 3 phút, đội nào có bạn bị đứng ít hơn thì đội đó chiến  thắng.      Giáo viên chốt nội dung hoạt động: Các em đã nhận biết được các hành  vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Từ nhận thức này, cô mong muốn các  em   sẽ   có   các   cách   ứng   xử   phù   hợp   với   người   không   may   bị   nhiễm   HIV/AIDS. 3. Thực hành Hoạt động 3: Đóng vai Mục tiêu: Rèn kĩ năng  ứng xử, giao tiếp phù hợp đối với người nhiễm   HIV/AIDS ­ Chia thành nhóm 6, các nhóm thảo luận, đóng vai xử  lí tình huống  trong nội dung bức tranh ( Hình 1, trang 36, sách   Khoa học lớp 5),   đồng thời giáo viên đưa tranh này lên màn hình. Các nhóm chuẩn bị lời   thoại, phân vai. ­ Cho ba nhóm lên đóng vai trước lớp. ­ Cả  lớp theo dõi, nhận xét: cách  ứng xử  của từng nhóm đã phù hợp  chưa? Lời thoại, cách  diễn xuất đã đảm bảo đúng yêu cầu chưa?   ­ Giáo viên kiểm tra các nhóm còn lại có cách ứng xử khác không? 12
  13. CÙNG CHƠI, KHÔNG XA LÁNH NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ­ Giáo viên chốt nội dung:  Trẻ em có quyền của mình. Dù đứa trẻ   ấy  hoặc gia đình đứa trẻ  có người bị  nhiễm HIV thì em vẫn có đầy đủ  các quyền trẻ em. Chúng ta không được phân biệt đối xử mà cần quan  tâm, gần gũi các em nhiều hơn để  các em luôn được sống trong tình  yêu thương và sự sẻ chia của mọi người. Hoạt động 4: Diễn đàn “ Chúng em nói về HIV/AIDS ” Mục tiêu: Học sinh trình bày những hiểu biết về  HIV/AIDS và thái độ  của cá nhân, của cộng đồng đối với người nhiễm   HIV/AIDS, những   13
  14. việc học sinh có thể  làm để  giúp đỡ  người nhiễm HIV/AIDS   bằng kĩ  thuật “ Trình bày một phút”.        + Sự nguy hiểm của căn bệnh HIV, sự thiệt thòi của những người  nhiễm căn bệnh thế kỉ này.         + Thái độ  của chúng ta đối với người nhiễm HIV và những người   thân của họ.        + Những hoạt động từ thiện nhân dạo em có thể tham gia để giúp dỡ  họ.        + Những việc chúng ta nên làm để phòng tránh HIV/AIDS. ­ Các tổ kiểm tra sự chuẩn bị của tổ mình sau đó chọn cử một bạn lên   tham gia diễn đàn. ­ Lần lượt cho đại diện các tổ lên trình bày. Thời gian dành cho  mỗi tổ  là một phút. ­ Lớp theo dõi, nhận xét:            + Nội dung trình bày của từng học sinh đã đúng chủ đề chưa, đầy   đủ yêu cầu cần thiết chưa?              + Khả năng diễn đạt: Bạn đã diễn đạt rõ ràng, hợp lí và có sức   thuyết phục chưa? Điệu bộ, cử chỉ có phù hợp không?            + Có đảm bảo về thời gian không?     Giáo viên kết luận, có phần thưởng cho những học sinh điễn đạt tốt. Chốt nội dung của bài: Cho một học sinh đọc to nội dung Bạn cần biết  ( Sách giáo khoa trang 37 ) 4. Vận dụng: ( Học sinh được giao thực hiện ở nhà) 14
  15. Mục tiêu: Thực hiện điều tra đơn giản trong phố em có ai bị nhiễm HIV  không? Những việc em có thể làm để giúp đỡ họ và gia đình họ. Tiết dạy theo thiết kế trên của cô giáo Lê Thị  Thuỷ  đã đạt mục tiêu, sôi  nổi và hiệu quả, rất thành công trong việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ   năng sống cho học sinh, được tổ khối đánh giá cao ( đạt 19,5/20 điểm ).                                        C. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU        Năm học 2010­2011 đang dần khép lại, song bước đầu nhà trường đã  đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Phong trào thi đua “Dạy tốt ­Học  tốt “ được duy trì và phát huy. Cùng với việc tích hợp, lồng ghép nội dung  giáo dục Bảo vệ môi trường, An toàn giao thông, giáo dục Quyền và bổn  phận của trẻ em, nhà trường đã nhanh chóng triển khai giáo dục Kĩ năng  sống cho học sinh theo tinh thần chỉ  đạo của ngành. Việc giáo dục kĩ  năng sống cho học sinh đã góp phần không nhỏ  trong một số  thành tích  của nhà trường trong năm học tính đến thời điểm này:  1. Hai học sinh được tham gia thi Tiếng hát dân ca của giáo viên và học  sinh bậc Tiểu học toàn quốc. 2. Nhà trường có 14 học sinh tham gia thi học sinh giỏi tiếng Anh trên  mạng cấp Tỉnh, 5 học sinh được tham gia thi học sinh giỏi tiếng Anh  trên mạng cấp Quốc gia. 3. Có 27 học sinh tham gia kì thi Giải Toán trên mạng cấp Tỉnh.  4. Có 3 học sinh tham gia thi viết chữ đẹp cấp Tỉnh. 5. Tổ chức thành công Hội trại học đường lần thứ  2 và Hội thi An toàn  giao thông cho học sinh nhân kỉ  niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ  Chí Minh. 6. Tổ chức các hoạt động từ thiện nhân đạo đạt kết quả cao. Đặc biệt trong các hoạt động, nhà trường luôn nhận được sự  đồng tình,  giúp đỡ  của đông đảo phụ  huynh học sinh, được các cấp lãnh đạo ghi  nhận, được cán bộ  giáo viên nhà trường  ủng hộ, tham gia tích cực. Các  em học sinh ngày càng chăm ngoan, học giỏi, tự tin, tích cực tham gia các  hoạt động tập thể.                                          D. KẾT LUẬN       Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông nói chung  và trong trường Tiểu học nói riêng là một yêu cầu gắn liền và hỗ  trợ  15
  16. thiết thực cho chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Trong giai   đoạn hiện nay, đáp  ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập của đất nước, các  nhà trường cần quan tâm nhiều hơn và sâu sát hơn trong công tác chỉ đạo  việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để  đào tạo thế hệ trẻ trở  thành  những chủ nhân tương lai của đất nước, những con người phát triển toàn   diện, có kiến thức, có năng lực, có lối sống lành mạnh, tích cực, biết ứng   xử trong mọi hoàn cảnh.     Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường, trường   Tiểu học Ba Đình ­ Thành phố  Thanh Hoá đã nhanh chóng nắm bắt và  thực hiện nghiêm túc chỉ  đạo chuyên môn của các cấp lãnh đạo ngành  giáo dục, có kế hoạch thực hiện và thực hiện có hiệu quả, góp phần vào   việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.      Trên đây là một số  kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút trong công tác  chỉ đạo của Ban giám hiệu trường Tiểu học Ba Đình trong việc thực hiện  giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Chắc chắn, nội   dung còn những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp   ý kiến của Hội đồng nghiên cứu khoa học các cấp, của các bạn đồng   nghiệp.             Tôi xin chân thành cám ơn!                                                                        Ba Đình, ngày 12 tháng 4 năm 2011                                                                                      Người viết                                                         Hồ Thị Xuân                                         16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2