Tên SKKN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP<br />
CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT<br />
<br />
<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá là một hoạt động tất yếu, là<br />
một khâu rất quan trọng. Ngay trong nghị quyết số 29 – NQ/TW Đại hội Đảng<br />
toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở phần<br />
giải pháp thứ ba trong các giải pháp thực hiện có nêu: đổi mới căn bản hình thức<br />
và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đào tạo. Ngày 13<br />
tháng 06 năm 2012 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 711/QĐ-<br />
TTg phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020". Trong chiến lược<br />
nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn<br />
luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự<br />
học của người học...Thực hiện định kỳ đánh giá quốc gia về chất lượng học tập<br />
của học sinh phổ thông nhằm xác định mặt bằng chất lượng và làm căn cứ đề<br />
xuất chính sách nâng cao chất lượng giáo dục của các địa phương và cả nước”.<br />
Công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 hướng<br />
dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-2014 của Bộ Giáo<br />
dục và đào tạo và công văn số 1896 /SGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện<br />
nhiệm vụ Giáo dục Trung học phổ thông năm học 2013-2014 của Sở Giáo dục<br />
và đào tạo Đồng Nai cũng đã nêu một trong những nhiệm vụ trọng tâm của<br />
trường trung học phổ thông là : “Tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ<br />
phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và<br />
rèn luyện của học sinh; tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và<br />
hiệu quả hoạt động giáo dục trung học.”<br />
<br />
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh<br />
giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của<br />
mình. Mặt khác việc kiểm tra đánh giá cần được hiệu trưởng sử dụng để hướng<br />
dẫn học sinh học, giáo viên giảng dạy và giám sát, nâng cao chất lượng giảng<br />
dạy.<br />
Sau khi tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí kết hợp với thực tiễn quản<br />
lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi quyết định chọn đề tài<br />
“QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC<br />
SINH Ở TRƯỜNG THPT” nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề ra một số<br />
giải pháp về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần nâng cao<br />
chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và đáp ứng yêu cầu<br />
đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung.<br />
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường trung<br />
học phổ thông rất quan trọng trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra thường<br />
xuyên, kiểm tra định kỳ theo quy định, cho điểm chính xác có ý nghĩa rất lớn, nó<br />
Trang 1<br />
tạo được sự công bằng trong học tập cho học sinh, khích lệ học sinh làm cho các<br />
em nhận ra được năng lực thực sự để tự bổ sung hoàn thiện mình, đồng thời qua<br />
đó người thầy nắm được chất lượng đào tạo của mình, khả năng tiếp thu của học<br />
sinh để từ đó người thầy có những điều chỉnh về phương pháp dạy học cho phù<br />
hợp. Mặt khác, kết quả đánh giá chính xác của giáo viên giúp cho nhà quản lý<br />
giáo dục nắm được chất lượng của hoạt động dạy học trong nhà trường, từ đó<br />
đưa ra những chiến lược phát triển nhà trường hợp lý và khả thi.<br />
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp trong hoạt động dạy và<br />
học là một nhiệm vụ cấp thiết và có tầm quan trọng chiến lược; đây là nhiệm vụ<br />
của mọi thành viên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong các nội dung đổi<br />
mới ấy, hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh có vai trò quan trọng trong việc<br />
nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Kiểm tra và đánh giá học sinh là nhiệm vụ thường ngày của giáo viên.<br />
Trong xu hướng chung của sự phát triển và đổi mới, công tác kiểm tra đánh giá<br />
cũng phải có những thay đổi tích cực, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của<br />
xã hội.<br />
2. Cơ sở thực tiễn<br />
Quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được nêu<br />
rõ trong điều lệ trường trung học ( điều 28), thông tư 58 của Bộ Giáo dục và đào<br />
tạo. Tuy nhiên, thực tế việc giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học<br />
sinh đôi khi vẫn còn tiêu cực làm cho xã hội chưa yên tâm và tin tưởng vào chất<br />
lượng đào tạo của nhà trường.<br />
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động bắt buộc và<br />
quen thuộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp. Nhưng phần lớn các giáo viên có<br />
quan niệm việc ra đề kiểm tra cho học sinh đơn giản là có điểm số ghi vào sổ<br />
điểm để cuối học kì cuối năm đánh giá xếp loại học sinh.<br />
Hiện tượng tiêu cực trong hoạt động dạy thêm học thêm vẫn còn, giáo<br />
viên còn dùng con điểm để khống chế học sinh cũng là một hệ lụy ảnh hưởng rất<br />
lớn đến sự công tâm của người giáo viên trong việc kiểm tra đánh giá kết quả<br />
học tập của học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 2<br />
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP<br />
Kế hoạch hành động nâng cao chất lượng công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT dự kiến thực<br />
hiện trong một năm ( từ tháng 8/2013 đến tháng 7/2014):<br />
STT Nội dung Mục tiêu cần đạt Người thực Cách thức thực hiện, Khó khăn, Biện pháp<br />
công việc hiện điều kiện thực hiện rủi ro khắc phục<br />
1 Giáo dục, - Nâng cao ý thức, động - Ban giám - Thực hiện từ đầu năm - Thái độ chủ - Giáo dục<br />
tuyên truyền cơ đúng đắn trong học hiệu học ( lần họp cơ quan quan, ỷ lại, thường xuyên,<br />
chủ trương, tập, rèn luyện của học đầu tiên) thói quen liên tục<br />
phương pháp sinh. - Giáo viên bộ không đúng từ<br />
kiểm tra, đánh môn - Thực hiện thông qua trước - Lắng nghe<br />
giá kết quả học - Giáo dục ý thức tổ các buổi sinh hoạt tập phản ánh để<br />
tập của học chức kỷ luật, tính trung - Đoàn thanh thể như: chào cờ đầu - Sự vô cảm, xử lý kịp thời<br />
sinh của nhà thực thẳng thắn, ý thức niên tuần, sinh hoạt chủ thiếu trách<br />
trường trong trách nhiệm với bản - Giáo viên nhiệm, hoạt động ngoại nhiệm ( có thể<br />
năm học. thân. chủ nhiệm khoá, hoạt động ngoài có) ở một số<br />
giờ lên lớp,… giáo viên<br />
- Tạo tâm thế đúng đắn - Học sinh<br />
cho người giáo viên khi<br />
thực hiện nhiệm vụ của<br />
mình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 3<br />
STT Nội dung Mục tiêu cần đạt Người thực Cách thức thực hiện, Khó khăn, Biện pháp<br />
công việc hiện điều kiện thực hiện rủi ro khắc phục<br />
2 Tổ chức cho - Giáo viên nắm vững - Ban giám - Thực hiện từ đầu năm - Sự thiếu tinh - Nhắc nhở<br />
giáo viên học quy chế kiểm tra đánh hiệu học ( lần họp cơ quan thần trách thường xuyên,<br />
tập lại thông tư giá xếp loại học sinh đầu tiên) nhiệm ( có thể liên tục.<br />
58, hướng dẫn - Giáo viên bộ có) ở một số<br />
thực hiện công - Giáo viên nắm vững môn giáo viên<br />
tác khảo thí quy định về kiểm tra,<br />
của nhà trường công tác ra đề, coi kiểm - Giáo viên<br />
tra, chấm bài, ghi điểm, chủ nhiệm<br />
đánh giá kết quả học<br />
tập của học sinh sau<br />
thống kê điểm<br />
3 Kiện toàn hoạt - Các thành viên nắm rõ - Phó hiệu - Triển khai từ đầu năm - Chưa có chế - Tham mưu<br />
động của bộ nội dung công việc, trưởng phụ học độ bồi dưỡng đề xuất tìm<br />
phận khảo thí phối hợp thực hiện hiệu trách khảo thí hướng hỗ trợ<br />
quả - Xây dựng kế hoạch -Năng lực<br />
- Nhân viên tổ hoạt động cụ thể nắm bắt và xử - Chỉ đạo quản<br />
- Xử ký, nắm bắt thông hành chính lý thông tin lý chặt chẽ<br />
tin ngược và phản ánh -Năng lực nắm bắt và không kịp<br />
lại cho lãnh đạo đơn vị xử lý thông tin của các thời, thiếu<br />
thành viên phải tốt chính xác dễ<br />
gây mất đoàn<br />
kết trong giáo<br />
viên và trong<br />
cả học sinh<br />
<br />
Trang 4<br />
STT Nội dung Mục tiêu cần đạt Người thực Cách thức thực hiện, Khó khăn, Biện pháp<br />
công việc hiện điều kiện thực hiện rủi ro khắc phục<br />
4 Đổi mới - Chính xác, khách - Các tổ trưởng - Phương pháp dạy học - Năng lực - Giáo dục ý<br />
phương pháp, quan, công bằng chuyên môn, phải có sự chyển biến chuyên môn thức, tuyên<br />
hình thức ra đề giáo viên cốt tích cực giúp học sinh và tinh thần truyền chủ<br />
kiểm tra - Đúng chuẩn kiến thức, cán ở các bộ hình thành năng lực tự trách nhiệm trương<br />
kỹ năng môn học và tự đánh giá với nghề<br />
nghiệp của - Đưa vào quy<br />
- Phù hợp với đối tượng - Giáo viên - Hệ thống câu hỏi chế thi đua<br />
học sinh một bộ phận<br />
chủ nhiệm kiểm tra đánh giá cũng giáo viên chưa<br />
- Phân hoá được học cần thể hiện sự phân đáp ứng<br />
- Ban đại diện hoá ( thông thường<br />
sinh cha mẹ học 50% biết, hiểu, 25% - Nhận thức từ<br />
- Rèn luyện cho học sinh các lớp và vận dụng, 25% vận phía gia đình<br />
sinh năng lực tự kiểm trường dụng nâng cao) học sinh chưa<br />
tra, tự đánh giá kết quả cao<br />
học tập của bản thân và - Sử dụng phiếu liên lạc<br />
của người khác điện tử giữa nhà trường<br />
và gia đình hiệu quả<br />
- Giúp gia đình học sinh hơn<br />
và cộng đồng có biện<br />
pháp phối hợp cùng nhà<br />
trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 5<br />
STT Nội dung Mục tiêu cần đạt Người thực Cách thức thực hiện, Khó khăn, Biện pháp<br />
công việc hiện điều kiện thực hiện rủi ro khắc phục<br />
5 Lập kế hoạch - Đảm bảo tính khách - Ban giám - Thực hiện đầu năm, - Thời gian - Tìm giải<br />
kiểm tra chung quan, công bằng, chính hiệu cụ thể hoá từng học kỳ thực hiện pháp tối ưu để<br />
xác trùng với các khắc phục khi<br />
- Tổ trưởng - Tổ trưởng chuyên kế hoạch khác găp phải. Phối<br />
- Học sinh và giáo viên môn chịu trách nhiệm của nhà hợp với các bộ<br />
chủ động kế hoạch học - Giáo viên bộ triển khai, thực hiện,<br />
môn trường phận khác<br />
tập, ôn tập để đạt hiệu kiểm tra, nhắc nhở trong nhà<br />
quả cao về kết quả học - Giáo viên - Chấm trả bài trường nhịp<br />
tập của học sinh - Ban giám hiệu kiểm không kịp thời nhàng<br />
chủ nhiệm tra đột xuất, định kỳ<br />
- Học sinh - Giáo viên - Công khai<br />
không cẩn quy trình<br />
thận nhầm chấm bài cho<br />
điểm của học toàn thể học<br />
sinh sinh và phụ<br />
huynh học<br />
sinh<br />
- Tiếp nhận và<br />
xử lý kịp thời<br />
thông tin, phản<br />
hồi giáo viên,<br />
học sinh, phụ<br />
huynh<br />
<br />
<br />
Trang 6<br />
6 Thống kê kết - Đánh giá phân tích - Ban giám - Thực hiện sau mỗi đợt - Phụ thuộc - Sử dụng<br />
quả sau kiểm chất lượng học sinh từ hiệu kiểm tra chung vào đường đường truyền<br />
tra đó điều chỉnh phương truyền mạng dữ liệu ổn<br />
pháp dạy phù hợp để - Tổ trưởng mạnh hay yếu, định<br />
học sinh học tập tốt hơn - Giáo viên bộ lỗi đường<br />
truyền - Giáo viên tin<br />
- Học sinh tự đánh giá môn học hỗ trợ<br />
bản thân - Giáo viên - Máy tính bị<br />
chủ nhiệm hư<br />
<br />
7 Xây dựng - Có thể chủ động trong - Ban giám - Thực hiện sau mỗi đợt - Đề trùng - Xây dựng ma<br />
ngân hàng đề công tác kiểm tra hiệu kiểm tra, cuối học kỳ. nhau trận đề<br />
- Quá trình tạo đề từ - Tổ trưởng - Độ khó của - Giáo viên ra<br />
ngân hàng đề sẽ tạo ra các câu hỏi đề theo đúng<br />
đề kiểm tra có tính - Giáo viên bộ khác nhau ma trận, ghi rõ<br />
khách quan cao, công môn mức độ khó<br />
bằng cho học sinh - Đề có khi lên từng câu<br />
còn sai sót hỏi<br />
- Tổ trưởng<br />
kiểm tra đề: độ<br />
khó, tính chính<br />
xác có đúng<br />
theo yêu cầu<br />
của ma trận đề<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 7<br />
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI<br />
Trong năm qua kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh ở đơn<br />
vị đã có những thay đổi đáng kể về hình thức và nội dung như :<br />
- Quán triệt , chỉ đạo giáo viên trong đơn vị thực hiện công tác kiểm tra-<br />
đánh giá học sinh trước đây là theo qui chế 40, thông tư 51 và nay là theo thông<br />
tư 58 của Bộ Giáo dục và đào tạo<br />
- Tiến hành công tác đánh giá kiến thức học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ<br />
năng<br />
- Triển khai công tác xây dựng ngân hàng dữ liệu bộ môn để tạo đề kiểm<br />
tra định kì<br />
- Tiến hành kiểm tra tập trung các môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh văn<br />
- Công tác coi thi, coi kiểm tra được quan tâm và quán triệt kỹ đến giáo<br />
viên;<br />
- Phân công giáo viên chấm bài chéo giữa các lớp<br />
- Công tác vào điểm, cộng điểm, xếp loại học sinh, in phiếu liên lạc, báo<br />
cáo thống kê số liệu … đều thực hiện bằng máy tính;<br />
- Trong dạy học và kiểm tra, giáo viên và học sinh không còn thái độ chủ<br />
quan như trước đây, chẳng hạn “học cái gì, thì thi cái ấy”. Kết quả xếp loại học<br />
lực học sinh qua các năm gần đây có chuyển biến một cách căn bản (bảng số<br />
liệu sau)<br />
<br />
Tỉ lệ (%) xếp loại học lực của học sinh<br />
Năm học<br />
Giỏi Khá TB Yếu Kém<br />
<br />
2012 -2013 4,5 27,7 59,1 7,6 1,1<br />
<br />
2013 -2014 7,2 41,35 45,36 5,98 0<br />
<br />
- Tiêu cực trong hoạt động dạy thêm, học thêm giảm rõ rệt, hiện tượng<br />
học sinh biết trước đề, phân biệt đối xử giữa các học sinh đã giảm đi khá nhiều.<br />
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG<br />
Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, có thể thấy việc nâng cao<br />
chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông chính là thực hiện nhiệm<br />
vụ và mục tiêu của giáo dục nhằm xây dựng con người mới gắn bó với lý tưởng<br />
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.<br />
Muốn ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông cần<br />
thiết phải thay đổi từ việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo đến việc đổi<br />
mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh .<br />
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của<br />
học sinh trong hoạt động dạy học của nhà trường, đó là khâu quan trọng giúp<br />
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng xác định trong việc<br />
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đạt mục tiêu: chính xác,<br />
<br />
Trang 8<br />
công bằng, khách quan nên đã tiến hành thực hiện kiểm tra tập trung các môn<br />
như đã trình bày. Kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải<br />
được xây dựng rõ ràng, khoa học, dựa trên thực tiễn về nhân lực, vật lực và tài<br />
lực của nhà trường. Mục tiêu của công việc này phải được giáo viên và học sinh<br />
nắm rõ và phải mang tính khả thi. Ban lãnh đạo trường luôn sát cánh với giáo<br />
viên trong công tác này để cùng họ tháo gỡ khó khăn.<br />
Việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc trung học phổ thông hiện nay,<br />
ngoài sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên và học sinh trong nhà trường, cần sự quan<br />
tâm và hỗ trợ rất lớn của toàn xã hội, vì đó là lực lượng chính thúc đẩy sự phát<br />
triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập như hiện nay<br />
Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của Ngành giáo dục, trên<br />
tinh thần đổi mới toàn diện các mặt giáo dục, với sự nỗ lực không ngừng của đội<br />
ngũ các thầy cô giáo, tôi tin tưởng và hy vọng trong thời gian tới, chất lượng<br />
giáo dục ngày càng phát triển nhằm đạt được mục tiêu chiến lược phát triển giáo<br />
dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.<br />
Cần hoạch định các chính sách giáo dục mang tính ổn định và bền vững<br />
hơn; có chỉ đạo cụ thể trong việc triển khai các phương pháp đánh giá phù hợp<br />
với đặc thù môn học, cấp học.<br />
Tiếp tục xây dựng biện pháp hạn chế việc dạy thêm, học thêm vì đây là<br />
một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiêu cực trong kiểm tra đánh<br />
giá kết quả học tập của học sinh.<br />
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên<br />
đã được tiến hành, tuy nhiên cần tổ chức hiệu quả hơn, mang tính thực tiễn cao,<br />
nên tránh những nội dung mang tính hàn lâm, khả năng vận dụng kém. Bên cạnh<br />
đó, nên thống nhất triển khai đều cho tất cả các môn học để quản lý thuận tiện<br />
hơn<br />
VI. DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ<br />
thông có nhiều cấp học, ban hành theo thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày<br />
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
2. Luật Giáo dục 2005, số 38/2005/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung của Luật<br />
Giáo dục 2005, số 44/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc Hội<br />
khóa 12.<br />
3. Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ<br />
thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011<br />
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 9<br />
4. Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-<br />
BGDĐT, ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số<br />
25/2013/QĐ-UBND, ngày 16/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.<br />
5. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM, Tài liệu cán bộ quản lý trường<br />
phổ thông, Lưu hành nội bộ, năm 2013, Module 4, Chuyên đề 9: Quản lý hoạt<br />
động dạy học và giáo dục trong trường phổ thông.<br />
6. Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TP.HCM, Tài liệu cán bộ quản lý trường<br />
phổ thông, Lưu hành nội bộ, năm 2013, Module 1: Đường lối phát triển Giáo<br />
dục và đào tạo Việt Nam<br />
<br />
<br />
Thống Nhất, ngày 08 tháng 04 năm 2015<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Xuân Hoa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 10<br />