intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học bằng cách khai thác sử dụng phần mềm GeoGebra

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:47

25
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học bằng cách khai thác sử dụng phần mềm GeoGebra" nhằm giúp học sinh tiếp thu các kiến thức một cách thụ động, dẫn đến không có hứng thú học tập đối với môn Toán, từ đó luôn cảm thấy nặng nề, không thực sự yêu thích môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học bằng cách khai thác sử dụng phần mềm GeoGebra

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình Chúng tôi là: Tỷ lệ (%) đóng Trình Ngày, góp Chức độ STT Họ và tên tháng, Nơi công tác vào vụ chuyên năm sinh việc môn tạo ra sáng kiến THPT Phó 1 Bùi Thị Ngọc Lan 07/10/1972 hiệu Thạc sĩ 10% Yên Khánh A trưởng Tổ THPT trưởng 2 Bùi Thị Lợi 07/08/1978 Thạc sĩ 10% Yên Khánh A chuyên môn THPT Giáo Cử 3 Nguyễn Thị Chúc 29/07/1996 60% Yên Khánh A viên nhân THPT Giáo Cử 4 Vũ Thị Thu Trang 02/09/1984 10% Yên Khánh A viên nhân THPT Giáo Cử 5 Tô Thị Hường 24/03/1982 10% Yên Khánh A viên nhân I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG Tên sáng kiến: “Tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học bằng cách khai thác sử dụng phần mềm GeoGebra” Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục Thời gian áp dụng: Năm học 2019 – 2020; 2020 – 2021; 2021 – 2022. II. NỘI DUNG 1. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM 1.1. Thực trạng Trang 1 | 47
  2. Cùng với sự phát triển của xã hội trong thời đại kĩ thuật số, công nghệ thông tin được ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần to lớn trong việc cải tạo cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Trong hoạt động dạy học, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin góp phần cho việc đổi mới phương pháp dạy học, là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp giáo viên thiết kế các bài giảng hay và hấp dẫn hơn. Đối với học sinh, dưới sự hỗ trợ của các phần mềm đó, các em có thêm phương pháp tiếp cận với môn học và các kiến thức thông qua các bài giảng của giáo viên được thể hiện qua các kênh hình, kênh chữ, âm thanh. Đối với môn Toán thì việc sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học là một yêu cầu cấp thiết. Nó giúp giáo viên và học sinh hình thành thuật toán, đồng thời góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Đặc biệt với nhiều bài toán hình học không gian, nếu không có sự hỗ trợ từ phần mềm vẽ hình, học sinh sẽ rất khó khăn để nắm bắt được và hình thành được kiến thức. Và để phục vụ quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, chúng tôi đã sử dụng một số phần mềm như GeoGebra, Geometer’s Sketchpad,… để vẽ hình. Trước đây, chúng tôi đã sử dụng các phần mềm vẽ hình này để phục vụ quá trình giảng dạy của mình như sau: - Sử dụng các phần mềm phục vụ vẽ hình: sử dụng các tính năng đơn giản của phần mềm như vẽ điểm, đoạn thẳng, đường thẳng; hình vẽ mà chúng tôi xử lí được còn ở mức độ rất đơn giản. Với những hình vẽ khó hơn không xử lí được thì tự vẽ tay. - Cắt ảnh từ phần mềm để chèn vào tài liệu giảng dạy, các bài giảng Powerpoint nhờ một phần mềm có sẵn trong máy tính là Snipping Tool. - Với những bài toán cần mô hình thực tế để giảng dạy, chúng tôi không xây dựng được các mô hình động nên vẫn giữ cách giảng dạy truyền thống, thầy cô thuyết trình giảng bài, học sinh ghi chép. Những cách làm này có ưu điểm: - Giáo viên không tốn quá nhiều thời gian để vẽ hình, chuẩn bị bài. - Đơn giản, giáo viên nào cũng có thể tiến hành. 1.2. Hạn chế của giải pháp cũ a) Đối với giáo viên - Tài liệu phục vụ quá trình giảng dạy, đặc biệt là những tài liệu có nhiều hình vẽ sẽ không được “đẹp”; không tạo được hứng thú cho học sinh, không có phần mềm, học sinh sẽ mất rất nhiều thời gian để vẽ hình thông thường. - Với một số bài giảng cần các mô hình động, giáo viên không xây dựng được mô hình nên sẽ đơn thuần là giáo viên giảng, học sinh lắng nghe, gây Trang 2 | 47
  3. nhàm chán cho học sinh; hoặc giáo viên sẽ tìm kiếm trên mạng những mô hình động có sẵn nhưng hầu như khó tìm được mô hình đúng với mục đích cần sử dụng cho bài giảng. - Không tạo được hứng thú học tập cho học sinh, các tiết học rất dễ bị nhàm chán khi thầy giảng, trò ghi chép. b) Đối với học sinh - Học sinh tiếp thu các kiến thức một cách thụ động, dẫn đến không có hứng thú học tập đối với môn Toán, từ đó luôn cảm thấy nặng nề, không thực sự yêu thích môn học. - Học sinh không được phát huy hết năng lực của bản thân, bị hạn chế phát triển năng lực của bản thân hoặc không phát hiện được khả năng tiềm ẩn của bản thân. 1.3. Yêu cầu đặt ra cho giải pháp mới Trong thời đại ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đang thực sự trở thành điều tất yếu. Do vậy, việc dạy học cũng không được nằm ngoài xu hướng này, giáo viên cũng như học sinh cần phải có sự “chuyển mình” để bắt kịp với sự phát triển của xã hội. Với điều kiện cơ sở vật chất tại trường chúng tôi tương đối tốt, với 100% các lớp được trang bị máy chiếu, loa đài phục vụ cho việc học; đó là cơ hội để mỗi giáo viên cần phải “thay đổi” bản thân, mang đến những tiết học thật sự bổ ích, giúp cho các em học sinh phát huy được năng lực của mình, thêm yêu thích môn học, hình thành được các kĩ năng cần thiết cho việc học tập, cho cuộc sống sau này.Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên chúng tôi đó là, cần phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoài ra cũng phải hăng say học hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin, để đưa vào những tiết học. Và đặc biệt là việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ vẽ hình, tạo ra các mô hình thực tế phục vụ quá trình giảng dạy, góp phần tạo động lực học tập cho học sinh, giúp các em thêm yêu mến môn học và nâng cao hiệu quả, chất lượng giờ dạy. 2. GIẢI PHÁP CẢI TIẾN 2.1 MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA GIẢI PHÁP MỚI Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, bản thân mỗi giáo viên chúng tôi luôn băn khoăn, trăn trở, làm thế nào để mang đến những tiết học thật sự bổ ích, lí thú, thu hút được sự chú ý của học sinh, qua đó giúp các em ngày càng phát triển toàn diện hơn. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp các kiến thức đầy đủ cho học sinh thông qua các bài giảng, chúng tôi còn có một “tham vọng”, đó là biến những tiết học vốn mang danh “khô khan” trở thành những tiết học được học sinh thật sự yêu thích, qua đó nâng cao kết quả học tập của các em học sinh, giúp các em phát huy được năng lực của bản thân. Trang 3 | 47
  4. Trong dạy học Toán, có những tình huống dạy học nếu chỉ sử dụng các phương tiện truyền thống, giáo viên khó có thể giúp học sinh hiểu và hình dung được một số tri thức trừu tượng, khám phá các tính chất, định lí toán học,… GeoGebra là phần mềm toán học động đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có Toán học. Trong dạy học Toán, phần mềm GeoGebra có nhiều ưu điểm, nếu được sử dụng phù hợp, GeoGebra sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ cho giáo viên dạy Toán, qua đó tạo được hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học. Trước tiên, chúng tôi xin đề cập đến một số ưu điểm của phần mềm GeoGebra trong dạy học Toán.  Phần mềm GeoGebra tích hợp nhiều nội dung hình học (2 chiều và 3 chiều), đại số, xác suất, thống kê, đồ thị và bảng tính, là một trong những phần mềm toán học động hàng đầu, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình dạy học.  GeoGebra là phần mềm có nhiều thế mạnh hơn so với các phần mềm khác: dễ sử dụng, dễ dàng chuyển đổi được ngôn ngữ sử dụng. Có thể nói GeoGebra là một trong những phần mềm toán học động xuất hiện đầu tiên (Cabri 2D, Cabri 3D, Geometer’s Sketchpad,… được coi là những phần mềm Hình học động). Người dùng có thể chuyển đổi giữa các môi trường làm việc (hình học phẳng và mặt phẳng tọa độ, hình học không gian, bảng tính điện tử, xác suất,…) hoặc hiển thị nhiều môi trường làm việc tại cùng một thời điểm. GeoGebra có thể chạy trực tiếp trên Internet hoặc cài đặt vào máy tính. Người dùng có thể dùng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh,…khi chạy phần mềm. Có thể nói, GeoGebra là phần mềm đầu tiên trên thế giới hướng tới mục tiêu của giáo dục hiện đại: “Những gì giáo viên giảng học sinh phải được nghe và nhìn thấy”.  GeoGebra có thể tích hợp vào PowerPoint, giúp cho việc minh họa trong bài dạy dễ dàng hơn rất nhiều.  GeoGebra có phiên bản sử dụng trên điện thoại di động, thuận tiện cho học sinh sử dụng nếu các em không có máy tính bàn hay laptop. Trước đây, bản thân chúng tôi đã sử dụng phần mềm GeoGebra, tuy nhiên chỉ sử dụng với mục đích vẽ hình (dừng lại ở mức độ sơ sài) và chưa khai thác hết được ưu điểm, lợi thế mà GeoGebra mang lại. Sau khi nhận thấy được những ưu điểm vượt trội của phần mềm GeoGebra, chúng tôi đã tích cực nghiên cứu và cải tiến các giải pháp góp phần giúp cho việc sử dụng phần mềm GeoGebra được hiệu quả hơn như sau: GIẢI PHÁP 1: XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIẢNG DẠY VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM GEOGEBRA Khi chưa khai thác tối đa sự hỗ trợ từ phần mềm GeoGebra, nguồn học liệu phục vụ cho công tác giảng dạy của chúng tôi chỉ bao gồm giáo án, các chuyên đề xây dựng trên word và powerpoint; thậm chí hình vẽ sử dụng trong nguồn học liệu Trang 4 | 47
  5. cũng rất sơ sài,nhiều hình vẽ khó chúng tôi phải sử dụng cách thô sơ nhất là “vẽ tay”. Ngay cả trong quá trình trực tiếp giảng dạy cho học sinh, mỗi khi lấy ví dụ minh họa và đưa ra ví dụ tương tự, chúng tôi mất khá nhiều công khi phải ghi lại nội dung câu hỏi tương tự và mất thời gian vẽ hình trực tiếp trên bảng cũng như kiểm chứng kết quả, hoặc nếu sử dụng bài giảng điện tử powerpoint, chúng tôi cũng mất khá nhiều thời gian ghi từng nội dung câu hỏi, vẽ từng hình và chèn hình vào powerpoint. Đặc biệt, trong một số bài toán hình học không gian, đặc biệt là những bài toán tìm giao điểm, hay bài toán thiết diện, đòi hỏi công việc phải diễn ra lần lượt từng bước để học sinh quan sát, chúng tôi thường chọn giải pháp là vẽ hình trên bảng. Nhưng nhờ có phần mềm GeoGebra, chúng tôi đã xây dựng được nguồn học liệu khá tối ưu, tiết kiệm được thời gian cho giáo viên trong quá trình biên tập nội dung giảng dạy và có thêm nhiều ý tưởng cho một số bài học trên lớp, hỗ trợ học sinh quan sát trực quan hơn. Cụ thể, chúng tôi đã triển khai giải pháp như sau:  Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ thiết kế các chuyên đề học tập hay về nội dung và đẹp về hình thức.  Sử dụng phần mềm GeoGebra hỗ trợ thiết kế hoạt động lấy ví dụ minh họa và tương tự trong quá trình giảng dạy. Cụ thể, chúng tôi đưa ra ví dụ minh họa, cho học sinh thực hiện và đưa ra lời giải chuẩn, trong đó một bên sẽ có hình vẽ hoặc hình động minh họa (nếu có). Sau đó, sẽ cho học sinh thỏa thích sáng tạo đề tương tự, lúc đó chúng tôi sẽ hướng dẫn học sinh lên thay hàm số (hoặc nội dung tương ứng) và sau đó cả lớp sẽ kiểm chứng kết quả.  Sử dụng phần mềm GeoGebra thiết kế một số tiết dạy trên chính phần mềm này. Trong những bài toán hình học không gian hay các bài toán khác cần thể hiện rõ quá trình thực hiện bài toán, chúng tôi đã thiết kế bài dạy trên chính phần mềm GeoGebra và sử dụng file đó để trình chiếu trong việc giảng dạy. (PHỤ LỤC 1 – TRANG 12– 21) GIẢI PHÁP 2: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM GEOGEBRA Trước đây, khi chúng tôi chưa thành thạo việc sử dụng các phần mềm GeoGebra, chúng tôi chỉ vẽ hình trên bảng hoặc vẽ hình bằng các công cụ có sẵn trong phần mềm Word, tốn rất nhiều thời gian nhưng hình vẽ thu được cũng không theo ý muốn và học sinh cảm thấy rất trừu tượng. Hay khi xây dựng các bài giảng điện tử phục vụ cho môn Hình học, đặc biệt là Hình học không gian, chúng tôi cảm thấy vô cùng lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn, cũng như mất rất nhiều thời gian khi sử dụng các công cụ có sẵn trong Powerpoint. Nhưng từ khi chúng tôi học và biết cách sử dụng phần mềm GeoGebra thành thạo thì việc thiết kế bài giảng chúng tôi có thêm nhiều ý tưởng bài học, làm cho học sinh thấy trực quan, sinh động và yêu thích môn học hơn. Cụ thể chúng tôi đã triển khai giải pháp như sau: Trang 5 | 47
  6.  Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ thiết kế một số hoạt động khởi động tạo hứng thú cho học sinh.  Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ thiết kế một số hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh.  Sử dụng phần mềm GeoGebra để hỗ trợ thiết kế một số hoạt động vận dụng, tìm tòi cho học sinh.  Sử dụng phần mềm GeoGebra kết hợp với các phần mềm Word, Powerpoint để các bài học trở nên sinh động, trực quan hơn. (PHỤ LỤC 2 – TRANG22– 33) GIẢI PHÁP 3: GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH TÌM HIỂU PHẦN MỀM GEOGEBRA Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, học sinh không chỉ ngày càng năng động, sáng tạo mà còn chứng tỏ bản thân có rất nhiều kĩ năng tốt, cần thiết cho việc hòa nhập cùng sự phát triển của cộng đồng như kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thuyết trình,… Để giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn nữa, chúng tôi đã thường xuyên giao các bài tập nhóm, yêu cầu các em báo cáo kết quả, thuyết trình trước cả lớp. Trước kia, các em chỉ đơn thuần thuyết trình theo kiểu truyền thống. Hơn thế nữa, dù năng lực của các em học sinh tương đối tốt, nhưng nhiều em vẫn tỏ ra lúng túng trước những bài thuyết trình, đặc biệt là các bài thuyết trình liên quan đến hình học, khi các em vừa phải thuyết trình, vừa hì hục vẽ hình minh họa trên bảng. Vì vậy, chúng tôi đã giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu phần mềm GeoGebra một cách đầy đủ, chi tiết cũng như có sự kiểm tra đối chứng kết quả của các em, nhằm giúp các em có thêm công cụ phục vụ quá trình học tập. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành như sau:  Tranh thủ những thời gian rảnh rỗi để giới thiệu, hướng dẫn sử dụng phần mềm GeoGebra cho học sinh. Chúng tôi đã tổ chức các buổi hướng dẫn online vào cuối tuần cho một số học sinh tiêu biểu để làm đội ngũ cốt cán, các em sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn lại cho các bạn.  Hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện khi gặp phải khó khăn. Kể cả khi hướng dẫn cụ thể, các em cũng rất khó tránh phải các vấn đề vướng mắc;vì vậy, chúng tôi đóng vai trò như người “soi đường” để các em có những bước đi thật an tâm, vững chắc.  Thưởng điểm khuyến khích khi các em sử dụng phần mềm hỗ trợ khi thuyết trình, báo cáo kết quả các hoạt động học tập hay sản phẩm học tập nghiên cứu chuyên đề. Đây là hình thức đưa ra nhằm động viên, khích lệ các em nghiên cứu, tìm hiểu về phần mềm. (PHỤ LỤC 3 – TRANG34–41) 2.2 ƯU ĐIỂM CỦA GIẢI PHÁP MỚI Trang 6 | 47
  7. GIẢI PHÁP 1: XÂY DỰNG NGUỒN HỌC LIỆU PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GIẢNG DẠY VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM GEOGEBRA Trong thời đại công nghệ ngày nay, mỗi giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn cả kĩ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin để quá trình dạy học diễn ra “chuyên nghiệp” hơn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh hơn. Và khi triển khai giải pháp này, chúng tôi đã thấy rõ được những hiệu quả sau đây: Thứ nhất, tài liệu dạy của giáo viên và tài liệu học tập phát cho học sinh ngày càng “thu hút” người đọc; không chỉ chuẩn, chất lượng về mặt nội dung mà còn đẹp về hình thức, làm cho người đọc khi cầm tài liệu trên tay là muốn tìm hiểu ngay nội dung của tài liệu. Thứ hai, trong một số tiết học, khi chúng tôi áp dụng phương pháp lấy ví dụ minh họa, sau đó cho học sinh tự ra những câu tương tự, học sinh lúc này đóng vai trò như người ra đề, sau đó cả lớp sẽ cùng nhau thực hiện và kiểm chứng kết quả. Tiếp theo, giáo viên sẽ hướng dẫn các em có thể về nhà đưa ra thêm được những câu hỏi nâng cao hơn. Nhiều em học sinh rất “đam mê” với công việc sáng tác nội dung bài toán này, nhiều em đã đưa ra các bài toán khá hay, sau đó tới lớp cùng trao đổi với thầy cô và bạn bè. Như vậy, các em được hoàn toàn “chủ động” trong quá trình học tập của bản thân, từ đó giúp các em hiểu bài hơn và làm chủ quá trình lĩnh hội kiến thức của bản thân; thậm chí nhiều em đã phát hiện được niềm đam mê với môn học sau quá trình “sáng tác” bài toán. Thậm chí, nhiều em học sinh đã đưa ra được các “bài toán” khá hay mà ngay chính bản thân chúng tôi cần học tập. Thứ ba, với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra, hiện nay chúng tôi đã có thêm sự lựa chọn khi xây dựng các bài giảng điện tử. Ngoài việc xây dựng các bài giảng điện tử trên phần mềm truyền thống là Microsoft Powepoint, hay Prezi; giờ đây chúng tôi đã có thêm sự lựa chọn đó là xây dựng trên GeoGebra. Đặc biệt, với những bài giảng cần nhiều công thức Toán học, hình vẽ không gian rắc rối với các bước lần lượt cần được tiến hành, phần mềm GeoGebra tỏ ra khá hữu ích và tiết kiệm thời gian hơn cho giáo viên trong quá trình biên soạn. GIẢI PHÁP 2: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM GEOGEBRA Khi tiến hành thiết kế các hoạt động học tập với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra, chúng tôi đã nhận thấy những ưu điểm sau: Thứ nhất, chúng tôi có thêm nhiều ý tưởng cho các bài dạy của mình với sự hỗ trợ đắc lực đến từ các công cụ của phần mềm GeoGebra cũng như việc kết hợp phần mềm này với Word, Powerpoint. Thứ hai, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống bài giảng chất lượng, thu hút và lôi cuốn học sinh hơn rất nhiều. Đây là điều mà trước kia chúng tôi còn bị hạn Trang 7 | 47
  8. chế rất nhiều, khi mà phần lớn các bài giảng về Hình học, đặc biệt là Hình học không gian, chúng tôi đều sử dụng phương pháp truyền thống là vẽ hình lên bảng để giảng cho học sinh. Thứ ba, giúp cho học sinh cảm thấy trực quan, sinh động, hứng thú hơn với bài học và từ đó thêm yêu thích môn học. Qua đó có thể phát hiện các khả năng tiềm ẩn ở nhiều em học sinh. Thứ tư, không khí lớp học trở nên vui vẻ, học sinh sôi nổi, tích cực phát biểu bài; từ đó góp phần giúp học sinh thêm yêu thích môn học và phát triển năng lực người học. GIẢI PHÁP 3: GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOGEBRA Với khả năng nhạy bén, tinh thần ham học hỏi của tuổi trẻ, các em học sinh tỏ ra vô cùng thích thú khi được thầy cô giới thiệu và hướng dẫn tìm hiểu việc sử dụng phần mềm GeoGebra. Hơn nữa, chúng tôi đã thấy rõ những ưu điểm sau: Thứ nhất, tạo cơ hội để các em phát triển các kĩ năng cần thiết, phục vụ cho cuộc sống sau này như kĩ năng hoạt động nhóm, thuyết trình, kĩ năng hợp tác, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin,… Thứ hai, tạo động cơ học tập, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên trong lớp. Khi chia các nhóm hoạt động và có hình thức thưởng điểm khuyến khích việc các em sử dụng các phần mềm, đặc biệt là phần mềm GeoGebra trong các bài toán hình học đã làm cho các em học sinh vô cùng hứng khởi, hăng say tìm hiểu để có kết quả báo cáo thật tốt. Thứ ba, thông qua việc hướng dẫn cho học sinh, chúng tôi cũng ngày càng hiểu sâu hơn về các ứng dụng của phần mềm GeoGebra cũng như góp phần nắm bắt tâm sinh lí của các học sinh trong lớp. Thứ tư, các tiết học trở nên sôi động, cuốn hút hơn rất nhiều khi các bài báo cáo kết quả, thuyết trình của các em học sinh không còn nhàm chán nữa. Thứ năm, bản thân chúng tôi cũng học tập được rất ý tưởng hay từ các em học sinh. Sức sáng tạo của tuổi trẻ là vô hạn, rất nhiều em học sinh khiến chúng tôi ngạc nhiên về khả năng của các em khi đưa ra những ý tưởng vô cùng hay, là bài học mà chúng tôi cần học hỏi, trau dồi. Thứ sáu, thông qua việc học sinh tự tạo ra các sản phẩm hình vẽ, mô hình động đã khơi dậy niềm đam mê, hứng thú ở một số em đối với công nghệ thông tin. Từ đó, góp phần giúp học sinh tìm ra được khả năng tiềm ẩn của bản thân và có định hướng nghề nghiệp trong tương lai. III. HIỆU QUẢ DỰ KIẾN 1. Đối với giáo viên Trang 8 | 47
  9.  Xây dựng được hệ thống bài giảng thật sự bổ ích, sinh động, lôi cuốn học sinh; giúp các em phát huy tối đa khả năng của bản thân và thêm yêu thích môn học.  Học hỏi, chia sẻ được rất nhiều kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, hướng tới phát triển bản thân về mọi mặt.  Góp phần xây dựng được bộ tài liệu không chỉ chính xác và chất lượng về chuyên môn mà còn đẹp về hình thức.  Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của mỗi giáo viên trong từng tiết học được cải thiện và nâng cao rõ rệt, góp phần quan trọng cho sự “thành công” của mỗi tiết học. 2. Đối với học sinh  Học sinh hứng thú với từng tiết học, qua đó thêm đam mê, yêu thích môn Toán; nhiều em đã phát hiện ra được khả năng của chính bản thân đối với môn học.  Nhiều năng lực của học sinh được phát hiện và phát triển: năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin tốt.  Được rèn luyện về tư duy Toán học, đặc biệt là tư duy Hình học qua các hình vẽ, mô hình động.  Nhiều học sinh đã tỏ ra vô cùng hứng thú và yêu thích, đam mê với các ngành học liên quan đến công nghệ thông tin như đồ họa, lập trình,…thông qua việc trải nghiệm vẽ hình, xây dựng mô hình động; thậm chí có những em đã tìm hiểu và viết ra được một số Tool khá hữu ích giúp việc vẽ hình được gọn nhẹ và đơn giản hơn. Từ đó, góp một phần trong việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các em. Qua đó, học sinh cảm thấy yêu thích môn học, không còn áp lực trong những giờ Toán; không khí lớp học trở nên thoải mái, vui vẻ; nhiều em đã phát hiện được ra khả năng của bản thân, không chỉ đối với môn Toán, mà còn đối với đồ họa, lập trình,... Các em nhận thấy mình tiến bộ rõ rệt từng ngày, tự tin phát biểu ý kiến cá nhân, trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng trong thời đại 4.0. Từ năm học 2019 – 2020 đến nay, các giải pháp trên được tiến hành áp dụng ở các lớp của cả ba khối ở trường chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy chất lượng dạy và học môn Toán được nâng lên rõ rệt như sau: KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH Chất lượng các giải học sinh giỏi Tỉnh môn Toántrong 3 năm gần đây đều tăng và toàn trường luôn đứng top đầu trong các trường không chuyên của tỉnh. Cụ thể Trang 9 | 47
  10. Giải Giải khuyến Năm học Giải nhất Giải ba nhì khích 2019 – 2020 0 3 0 1 (Áp dụng thí điểm) 2020 – 2021 0 2 3 0 (Áp dụng đại trà) 2021 – 2022 2 2 0 0 (Áp dụng đại trà) KẾT QUẢ THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP TỈNH Năm học 2019 – 2020, có 1 sản phẩm dự thi thuộc lĩnh vực Tin học đạt giải Ba do chúng tôi hướng dẫn. KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA TB Độ lệch Độ lệch Độ lệch TB TB TB các so với so với so với Năm học của toàn toàn lớp toàn toàn toàn trường tỉnh quốc dạy trường tỉnh quốc 2019 – 2020 8.61 8.36 7.22 6.68 0.25 1.39 1.93 (Áp dụng thí điểm) 2020 – 2021 8.77 8.28 7.06 6.61 0.49 1.71 2.16 (Áp dụng đại trà) KẾT QUẢ CÁ NHÂN Đồng chí Bùi Thị Lợi được bằng khen của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng chí Vũ Thị Thu Trang được bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Các giải pháp trên chúng tôi đã áp dụng 3 năm trở lại đây với những kết quả đạt được đã trình bày ở trên. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục áp dụng và tiếp tục suy nghĩ để cải tiến các giải pháp và đưa ra những giải pháp tiếp theo. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Điều kiện áp dụng Các giải pháp chúng tôi đưa ra có thể áp dụng rộng rãi tại tất cả các trường THPT khi mà vấn đề đổi mới trong giáo dục đang được triển khai rộng khắp và được toàn xã hội quan tâm. Các giáo viên cùng nhau học tập để xây dựng các tiết học chất lượng, bổ ích nhất cho các em học sinh. 2. Khả năng áp dụng Trang 10 | 47
  11. Áp dụng cho tất cả các tổ Toán – Tin tại các trường THPT. Ngoài ra các tổ nhóm chuyên môn khác có thể sử dụng phần mềm GeoGebra để xây dựng các mô hình động vô cùng hiệu quả. 3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Trình Ngày, Nội dung Chức độ STT Họ và tên tháng, Nơi công tác công việc danh chuyên năm sinh hỗ trợ môn Chỉ đạo và áp dụng Phó Bùi Thị Ngọc THPT giảng dạy 1 07/10/1972 hiệu Thạc sĩ Lan Yên Khánh A thử lớp trưởng 12K, 12P, 10D Chỉ đạo và áp dụng Tổ giảng dạy THPT trưởng 2 Bùi Thị Lợi 07/08/1978 Thạc sĩ thử lớp Yên Khánh A chuyên 12A,12E, môn 11A, 11B, 10A Áp dụng giảng dạy THPT Giáo Cử thử lớp 3 Nguyễn Thị Chúc 29/07/1996 Yên Khánh A viên nhân 10G, 11G, 11K, 10B, 12G. Áp dụng giảng dạy Vũ Thị Thu THPT Giáo Cử thử lớp 4 02/09/1984 Trang Yên Khánh A viên nhân 12B, 12C, 11C, 11B, 10M. Áp dụng giảng dạy THPT Giáo Cử 5 Tô Thị Hường 24/03/1982 thử lớp Yên Khánh A viên nhân 10D, 11D, 12M,11M. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trang 11 | 47
  12. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Yên Khánh, ngày 20 tháng 04 năm 2020 ĐƠN VỊ CƠ SỞ Người nộp đơn Bùi Thị Ngọc Lan Bùi Thị Lợi Nguyễn Thị Chúc Vũ Thị Thu Trang Tô Thị Hường Trang 12 | 47
  13. PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ MINH CHỨNG CHO GIẢI PHÁP 1 A. MINH CHỨNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOGEBRA TRONG HỖ TRỢ XÂY DỰNG NGUỒN TÀI LIỆU GIẢNG DẠY * Dưới đây là một số hình ảnh được sử dụng trong các tài liệu (giáo án, các chuyên đề) trước đây khi chưa khai thác tối đa phần mềm GeoGebra và hiện tại khi đã khai thác tối đa sự hỗ trợ của phần mềm. STT Trước đây Hiện tại 1 2 3 Trang 13 | 47
  14. 4 S E F A D 5 J O M B I C 6 Trang 14 | 47
  15. * MỘT SỐ ĐƯỜNG LINK CÁC CHUYÊN ĐỀ MÀ CHÚNG TÔI ĐÃ XÂY DỰNG DƯỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM GEOGEBRA + Chuyên đề “Khoảng cách” được chia sẻ bởi đường link sau https://drive.google.com/file/d/1WmfZTpZ51hbIRxPkDap7XmIHzSWvnNay/view? fbclid=IwAR0i-6GyEvApkr7xVQmLTmH-gxtvl9rxzGIXGtNl-TZV2ylSARZW8T- Nj5I + Chuyên đề “Hai mặt phẳng vuông góc” được chia sẻ bởi đường link sau https://drive.google.com/file/d/1qzDZ6BYT6fGktk0bqTZJNcHFFywu70sW/view? usp=sharing&fbclid=IwAR1490wpSJALwpeN4wi-1p25MTWG9YE4b7Y- Rv0g_49K72zFHGNZw-E9g-o + Chuyên đề “Thể tích khối chóp” được chia sẻ bởi đường link sau https://drive.google.com/file/d/1WaEXiICLMwxaWfm6yI-2cY4KFz7pVdHd/view? usp=sharing&fbclid=IwAR1G4PVhPouKRCvHU0EXEG9QSkwJsfbsBYzvi_fAOqI 95efLh6-W6c4S62Q + Chuyên đề “Mặt cầu” được chia sẻ bởi đường link sau https://drive.google.com/file/d/1-GmoWVjNeIIlXYapwPRlSzVlaewHyJ5M/view? usp=sharing&fbclid=IwAR23DWHieOCwTwCg9Oe4A6CwrHpAkfTpzmzqbm_s2l 5D5ZnsfLZZUjVbeDk B. MINH CHỨNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOGEBRA HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG LẤY VÍ DỤ MINH HỌA VÀ TƯƠNG TỰ CỦA HỌC SINH * Hoạt động lấy ví dụ minh họa và tương tự trong việc dạy học nội dung “Ứng dụng của tích phân để tích thể tích” File GeoGebra được chia sẻ bởi đường link sau: https://drive.google.com/file/d/15avyH-rteH7XSBR6NR92eJHB0ndQEvP2/view? usp=sharing + Một số hình ảnh khi chiếu đề và hình ảnh minh họa kèm theo Trang 15 | 47
  16. + Một số hình ảnh hoàn thiện lời giải và mô hình khi quay hình phẳng quanh trục hoành Trang 16 | 47
  17. + Hình ảnh giáo viên hướng dẫn học sinh thay dữ kiện để được các ví dụ tương tự Trang 17 | 47
  18. + Hình ảnh hoàn thiện lời giải một ví dụ tương tự mà học sinh đã đưa ra * Hoạt động lấy ví dụ minh họa về cực trị hàm bậc ba và ví dụ tương tự trong bài giảng “Cực trị của hàm số” (tiết 1) Link GeoGebra được chia sẻ bởi link sau Trang 18 | 47
  19. https://drive.google.com/file/d/1xN2fhrRYXjK8N0Qg6wp-RnMHe0U8bu9a/view? usp=sharing + Hình ảnh ví dụ minh họa về cho quy tắc 1 tìm cực trị của hàm số cho bởi công thức + Một số hình ảnh khi thay giả thiết để được ví dụ tương tự và lời giải hoàn thiện Trang 19 | 47
  20. C. MINH CHỨNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRÊN CHÍNH PHẦN MỀM GEOGEBRA * Bài giảng điện tử xây dựng trên GeoGebra chủ đề “Phép biến hình – Phép tịnh tiến” –Chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng (Hình học 11). File GeoGebra bài giảng được chia sẻ bởi link sau https://drive.google.com/file/d/1U9auSmwzmuWoml4AOO7F2FlOPRGkKbMW/view? usp=sharing + Một số hình ảnh sử dụng bài giảng trên lớp Trang 20 | 47
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2