Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động" nhằm tạo được hứng thú, thúc đẩy mong muốn được tìm hiểu kiến thức của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa nói riêng và hiệu quả giáo dục trong Nhà trường phổ thông nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động
- 2/10 I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP 1.Vai trò của biện pháp đối với học sinh Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay. Việc xây dựng, áp dụng phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết . Thời gian qua, Ngành giáo dục đã và đang triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Hoá học. Với phương pháp dạy học truyền thống, chúng ta thường sử dụng phương pháp thuyết trình bằng những lời lẽ lập luận, dẫn dắt logic, có lý từ phía giáo viên, mang tính khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Bởi học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe. Còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy, hình thành từ sự hoạt động của học sinh. Mặt khác, phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của hoạt động này trong việc định hướng, tạo hứng thú cho học sinh khi chuẩn bị vào một tiết học. Nó đòi hỏi người giáo viên ngoài chuyên môn vững vàng cần có tâm thế tốt, luôn nhiệt huyết, yêu nghề, luôn trau dồi đổi mới phương pháp để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Đặc biệt gần đây, Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội dung: “Các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động học sinh trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập tự phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển”. Do đó việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực đã và đang được thực hiện ở tất cả các môn học của các
- 3/10 cấp học. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên đều nỗ lực, đồng hành cùng Ngành trong cuộc đổi mới đó nhằm tìm ra phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung trọng tâm của bài học. Trong quá trình giảng dạy, tôi cũng đã áp dụng linh hoạt các biện pháp và kĩ thuật dạy học như làm việc nhóm, dạy học theo dự án, sơ đồ tư duy, kĩ thuật trạm, khăn trải bàn, tia chớp, động não, trò chơi…nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin... của học sinh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng của học sinh ở môn học này. Bằng thực tế giảng dạy và qua cuộc khảo sát về hình thức học tập mà học sinh hứng thú nhất cho thấy, rất nhiều học sinh thích thú với bài học sau khi được tham gia hoạt động khởi động.Trên cơ sở đó có thể định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Với những lý do trên tôi đưa ra: “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động”. Tôi hi vọng, với một số giải pháp này sẽ tạo được hứng thú, thúc đẩy mong muốn được tìm hiểu kiến thức của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hóa nói riêng và hiệu quả giáo dục trong Nhà trường phổ thông nói chung. 2. Thực tế tại địa phương a) Thuận lợi - Cùng với quan điểm đổi mới của ngành giáo dục, trong những năm qua Trường THCS Tây Đằng cũng đã áp dụng phương pháp giáo dục mới, kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực hành, với rất nhiều những hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh phát triển toàn diện bản thân. - Nhà trường luôn quan tâm và hỗ trợ giáo viên, trong quá trình giảng dạy - Học sinh đa số đồng đều về nhận thức, có ý thức vận dụng kiến thức đã học trong lao động, học tập và thực tế đời sống ở gia đình. b) Khó khăn: - Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế, nhà trường đang trong giai đoạn xây dựng chưa có phòng học bộ môn nên việc tổ chức hoạt động học và làm thực hành của các em học sinh còn hạn chế.
- 4/10 - Nhiều học sinh không có hứng thú lắm khi học môn Hoá học. Còn hiện tượng lười học bài cũ, lười chuẩn bị bài ở nhà, không chịu phát biểu xây dựng bài trong giờ học, tiếp thu bài chậm. Học sinh chưa thể hiện được hết năng lực của bản thân. - Một số giáo viên lớn tuổi, ngại thay đổi, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa tạo sự hứng thú cho HS trong học tập bộ môn, việc hướng dẫn học sinh nắm bắt những kiến thức mới còn hạn chế. c) Đối tượng nghiên cứu: - Lớp 8A, 8B Trường THCS Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - Theo điều tra đầu năm học 2022-2023 ở hai lớp 8A, 8B, số lượng học sinh yêu thích môn Hoá học cũng rất ít, chỉ chiếm khoảng 25% - 30%. - Bài khảo sát đầu năm cho kết quả như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 8A 43 10 23,3 25 58,1 8 18,6 8B 42 7 16,6 23 54,8 12 28,6 3. Ý nghĩa - Khởi động là hoạt động đầu tiên của tiết học, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức đã học, những kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân trong đời sống về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Thông qua hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tạo tâm thế cho học sinh có nhu cầu khám phá những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học, khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện. - Bên cạnh đó, việc giúp HS chú ý, hứng thú học môn Hoá học, nắm bắt được những kiến thức cơ bản của bài học là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi GV cần phải nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả cao. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- 5/10 Qua thực tế đứng lớp tôi nhận thấy hoạt động “khởi động” có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình dạy học, đến khả năng sẵn sàng tiếp nhận bài học của học sinh. Bước đầu gây dựng niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Vì vậy tôi đã chọn “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động” Biện pháp thứ nhất: Hoạt động khởi động bằng các bài tập, câu hỏi tình huống: + Mục tiêu: Kích thích trí trưởng tượng và bằng những trải nghiệm giúp học sinh phát triển tư duy hứng thú khi vào bài học mới. + Thiết bị dạy học và học liệu: Phiếu học tập, các câu hỏi tình huống + Cách thức thực hiện: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi chiếu lên máy hoặc phát bằng phiếu học tập cho học sinh. Học sinh đưa ra câu trả lời, học sinh khác nhận xét bổ xung. Từ đó giáo viên giới thiệu vào bài. Ví dụ: Một phiếu học tập khi dạy bài Axit – Bazơ – Muối Em hãy điền các Bazơ tương ứng, Axit tương ứng. PHIẾU HỌC TẬP Oxit bazơ Bazơ tương ứng Oxit axit Axit tương ứng Muối (kim loại của bazơ và gốc axit) K2O N2O5 CaO SO2 Al2O3 SO3 BaO P2O5 Biện pháp thứ hai: Hoạt động khởi động thông qua tổ chức trò chơi:
- 6/10 + Mục tiêu: Như chúng ta đã biết trò chơi là hoạt động giải trí nhưng cũng là hoạt động giáo dục. Dạy học thông qua trò chơi làm thay đổi không khí trong lớp học đồng thời tạo hứng thú tuy duy sáng tạo cho học sinh. + Thiết bị dạy học và học liệu: Sử dụng các trò chơi có âm thanh, hình ảnh sinh động: Như trò chơi Vượt trướng ngại vật, Trò chơi lật mảnh ghép đoán tranh, Trò chơi diệt vi rút Coron, Trò chơi kết nối yêu thương.... + Cách thức thực hiện: Giáo viên chuẩn bị đồ dùng cần thiết và trò chơi phù hợp với học sinh: Giới thiệu về trò chơi: tên, luật chơi, cách phân thắng bại, thưởng cho đội thắng, phạt với đội thua…Hình thức thưởng – phạt có lẽ là yếu tố có vai trò khá quan trọng, tạo nên sức “nóng” cũng như sự hấp dẫn của trò chơi. Do đó, giáo viên cần công khai ngay từ đầu để học sinh nắm được và tích cực khi tham gia trò chơi. + Tiến hành mẫu: Với những trò chơi mới, giáo viên cần cho học sinh tham gia thử để các em không bỡ ngỡ. (Với những trò chơi đã từng sử dụng thì không cần tiến hành mẫu) + Học sinh hào hứng tham gia. Ví dụ: Đây là hoạt động tôi đã sử dụng khi dạy bài Nguyên tố hóa học, sau khi tôi đặt các câu hỏi để học sinh lần lượt mở các mảnh ghép, tôi để bức tranh bí ẩn là nữ bác học nhận giải Nobel đầu tiên trên thế giới về nguyên tố phóng xạ.
- 7/10 Trò chơi này được tôi sử dụng khi dạy bài: “ Muối” trong chương trình môn Khoa học tự nhiên 7. Vượt trướng ngại vật Trò chơi này được tôi sử dụng khi dạy bài: “ Metan” trong chương trình Hóa học 8 Biện pháp thứ ba: Hoạt động khởi động thông qua tranh, ảnh, clip, video, tư liệu, bài hát… + Mục tiêu:Đem lại đối tượng trực quan về nhận thức, tạo hứng thú, kích thích năng lực tư duy, năng lực chi giác, sáng tạo… + Tổ chức thực hiện: Giáo viên cho học sinh xem tranh, nghe bài hát hoặc video. Học sinh: Xem, nghe, viết và chia sẻ cảm nhận.
- 8/10 Hình ảnh này được tôi sử dụng khi dạy bài: “Cacbon” Biện pháp thứ tư: Hoạt động khởi động theo phương pháp sân khấu hóa lớp học thông qua diễn kịch. + Mục tiêu: Tạo điều kiện cho học sinh cảm nhận nhân vật tạo hứng thú, tạo tâm thế cho học sinh vào bài học mới. Đồng thời phát huy khả năng tổ chức, biên kịch, diễn xuất của học sinh + Thiết bị dạy học và học liệu: Viết kịch bản, Castinh vai diễn. + Cách thức tổ chức: Học sinh diễn tại lớp hoặc quay clip. Ví Dụ: Tôi đã áp dụng biện pháp này khi dạy bài “ Nước”
- 9/10 Ngoài ra các biện này còn được tôi sử dụng để củng cố kiến thức trong phần luyện tập và trong các tiết ôn tập. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP Trong phương pháp dạy học truyền thống chúng ta thường thấy giáo viên vào đầu tiết học là kiểm tra bài cũ hay giới thiệu bằng những lời hay ý đẹp. Tính mới của tôi đưa ra là đưa ra nhiều hình thức khởi động, có thể khuyến khích nhiều đối tượng học sinh tham gia hào hứng chủ động tiếp nhận kiến thức trước khi vào bài học. Với việc áp dụng một số trò chơi như đã trình bày ở trên, tôi thấy hiệu quả dạy và học môn hóa học được nâng lên một cách rõ rệt trong phạm vi các lớp tôi phụ trách. Sau quá trình thực hiện các giải pháp trên trong môn Hoá học kết hợp quan sát, điều tra đến hết học kì I năm học 2022- 2023 tôi tiến hành tổng hợp số liệu khảo sát 2 lớp 8A, 8B, so sánh đối chiếu với trước và sau khi vận dụng các giải pháp tạo hứng thú học tập bộ môn Hoá học. Kết quả thu được như sau: Lớp 8A+8B (85 HS) Lớp 8A+8B (85 HS) Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp HS HS HS HS HS rất HS HS HS rất không không bình hứng hứng bình hứng hứng hứng hứng thường thú thú thường thú thú thú thú 60% 23% 17% 0% 9% 14,2% 54,8% 22% Từ sự hứng thú, yêu thích môn học dẫn đến kết quả học tập môn Hoá học HKI năm học 2020-2021 của các em tương đối tốt. Cụ thể: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 8A 43 10 23,3 25 58,1 8 18,6 8B 42 7 16,6 23 54,8 12 28,6 Như vậy, kết quả cho thấy sau khi tôi thay đổi hình thức khởi động tiết học thì các em học sinh có sự thay đổi rõ rệt , các em rất hứng thú vì được tham gia hoạt động
- 10/10 nhiều hơn. Các em tự tin, mạnh dạn, luôn có ý thức sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ, và đặc biệt luôn mong đợi đến tiết tôi dạy. Đó là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành giải pháp và nghiên cứu tiếp các giải pháp khác sắp tới. IV. KẾT LUẬN 1. Kết luận chung Để định hướng và tạo đà cho các hoạt động học tập trong một tiết học, đặc biệt là hoạt động hình thành kiến thức thì việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết, do đó đổi mới cần tiến hành trước tiên từ phần khởi động. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các giải pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học, trong đó hoạt động khởi động cần được quan tâm đầu tư đổi mới đúng mức để tiết học sôi nổi, hứng thú và tạo tâm lý tích cực cho học sinh ngay từ đầu mỗi tiết học. Với việc vận dụng các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua hoạt động khởi động trong giờ học Công nghệ cùng với quá trình khảo nghiệm và thu thập kết quả, tôi nhận thấy giải pháp có hiệu quả thiết thực vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Công nghệ; Từ kết quả và ý nghĩa của giải pháp, bản thân tôi đã thực hiện ở hầu hết ở các lớp đang dạy đều cho kết quả khả quan. Các em có hứng thú học tập bộ môn, tự tin cởi mở hơn trong giao tiếp với bạn bè thầy cô, các em biết lựa chọn, sắp xếp các ý tưởng trình bày mạch lạc một vấn đề, biết tự khẳng định, so sánh đánh giá bản thân. Có thái đúng đắn tích cực hơn trong học tập. - Tuy nhiên đối tượng học sinh ở các khối lớp khác nhau, trình độ khác nhau đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dụng thật linh hoạt cho phù hợp. Đặc biệt với những lớp đối tượng học sinh còn hạn chế về mức độ nhận thức và cách thức tổ chức hoạt động tránh để các em cảm thấy nặng nề trong giờ học. 2. Đề xuất, kiến nghị
- 11/10 - Hoạt động khởi động tiết học là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Để việc đổi mới đạt hiệu quả tôi xin có một số kiến nghị sau: 2.1. Với giáo viên giảng dạy - Phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần học hỏi, đổi mới các hình thức dạy học cho phù hợp với học sinh của từng khối, lớp. - Luôn luôn thực hiện theo phương châm khen nhiều hơn chê. Động viên khích lệ kịp thời những việc làm của các em. 2.2. Với học sinh: - Tâm thế tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. - Mạnh dạn ,tự tin, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Trên đây tôi đã trình bày giải pháp “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học thông qua hoạt động khởi động”. Tôi đã áp dụng giải pháp này vào thực tế công tác giảng dạy, song thiếu sót là điều không tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp. Tây Đằng, ngày tháng 3 năm 2023 XÁC NHẬN CỦA BGH Người viết Nguyễn Thị Ngọc Minh
- 12/10
- 13/10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm trong toán số học 6
28 p | 62 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh lớp 7 giải một số bài toán bằng nhiều cách
30 p | 88 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
17 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS
27 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình
37 p | 83 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số dạng hệ phương trình
42 p | 23 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhóm trong dạy học môn Sinh học 6
32 p | 19 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy trí lực học sinh trong giải Toán bất đẳng thức và cực trị
26 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải toán phân tích đa thức thành nhân tử nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
20 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 97 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp liên môn trong bài toán thực tiễn
26 p | 27 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải toán”
24 p | 68 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở Trường THCS Lai Thành
23 p | 12 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy loại bài tập về số chính phương cho học sinh giỏi lớp 8 ở trường trung học cơ sở
16 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn