Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy môn Sinh học 7
lượt xem 8
download
Đề xuất một số “Giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy môn sinh học 7” nhằm giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản và có kĩ năng thực hành trong môn sinh học tại trường tôi đang giảng dạy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy môn Sinh học 7
- UBND HUYỆN HƯƠNG KHÊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hương Khê, ngày 18 tháng 01 năm 2021 BÁO CÁO BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY THAM GIA HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 20202021 Tên biện pháp: “Giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy môn sinh học 7” Giáo viên: Trần Thị Kim Oanh. Đơn vị: Trường THCS Chu Văn An. A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề then chốt,một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường và mỗi giáo viên là áp dụng phương pháp dạy học tích cực gắn liền với thực tiễn cho mỗi bộ môn. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì nhiệm vụ dạy và học một mặt là giúp học sinh tích cực lĩnh hội kiến thức mặt khác phải giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.Tuy nhiên trong thực tế hiện nay chất lượng thí nghiệm thực hành ở trường THCS chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học đổi mới hiện nay. Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân phần vì kinh phí cho lĩnh vực này còn hạn hẹp phần vì thiếu sự đầu tư cải tiến thí nghiệm thực hành và các phương pháp dạy học thí nghiệm thực hành chưa mang lại hiệu quả… Đặc biệt tại những trường đông học sinh và còn phải giảng dạy tại hai điểm trường như trường THCS Chu Văn An. Từ đó nên tôi đề xuất một số “Giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy môn sinh học 7” nhằm giúp các em nắm vững kiến 1
- thức cơ bản và có kĩ năng thực hành trong môn sinh học tại trường tôi đang giảng dạy. II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ. Sinh học là môn khoa học đã và sẽ không phát triển được nếu không có quan sát, thí nghiệm. Qúa trình dạy và học môn sinh học thông qua các tiết dạy thí nghiệm không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc mà còn tạo cho học sinh động lực bên trong và hứng thú học tập môn sinh học. Từ những kiến thức lí thuyết các em học sinh sẽ được khắc sâu kiến thức của mình khi các em được thí nghiệm thực hành. III. MỤC TIÊU. Tổ chức một tiết dạy thực hành có hiệu quả. Định hướng nghiên cứu và phát triển cải tiến dụng cụ thực hành phù hợp với thực tiễn dạy học và tình hình cụ thể của trường thiếu thốn dụng cụ thực hành. Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành cho học sinh. IV. ĐỐI TƯỢNG. Sau khi nghiên cứu sẽ áp dụng các bài thí nghiệm thực hành môn sinh học 7. V. PHẠM VI. Trường THCS Chu Văn An đang trực tiếp giảng dạy. B. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN. I. THUẬN LỢI. Trường nằm ngay trung tâm thị thấn nên việc đi lại thuận lợi có điều kiện cho việc giảng dạy và chuẩn bị đầy đủ nội dung thực hành. Được sự quan tâm đầy đủ của ban giám hiệu. Trường có nhiều cán bộ cốt cán thuận lợi cho việc trao đổi chuyên môn khi cần thiết.
- Số lượng giáo viên của từng bộ môn tương đối đầy đủ thuận tiện cho việc dạy học cùng cua nên việc tìm tòi kiến thức phục vụ cho giảng dạy được thường xuyên liên tục. 3
- II. KHÓ KHĂN. Trường có quá đông số lượng học sinh và số lượng học sinh từng lớp vượt qua qui định. Về cơ sở vật chất: Trường chưa có phòng thí nghiệm thực hành đạt chuẩn, trường chưa có giáo viên chuyên trách thí nghiệm thực hành nên mọi việc thí nghiệm thực hành đa số giáo viên phải tự chuẩn bị điều này yêu cầu giáo viên vừa đảm bảo quá trình dạy học trên lớp vừa chuẩn bị nội dung tiết học thực hành tiếp theo. Còn phải dạy hai điểm trường nên khó khăn cho quá trình chuẩn bị thí nghiệm thực hành. Số lượng phòng học có máy chiếu để sử dụng cho quá trình dạy học còn quá ít. Thời lượng một tiết dạy thực hành chỉ có 45 phút mà nội dung quá nhiều dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu. C. NỘI DUNG BIỆN PHÁP. I. GIẢI PHÁP. Sinh học 7 là bộ môn nói về động vật xung quanh con người. Là môn khoa học gắn liền với thực tiễn các em học sinh sẽ rất thích thú khi được quan sát và mổ các loại động vật xunh quanh mình. Vì vậy để kích thích hứng thú cho học sinh tôi đã thực hiện các biện pháp sau: Biện pháp 1: Sử dụng mẫu vật thật. Giáo viên và học sinh sẽ chuẩn bi mẫu vật thật để các em tìm tòi phát hiện kiến thức như cấu tạo ngoài,di chuyển ,đời sống…của các loài động vật quen thuộc dễ tìm được. Ví dụ các bài sau: Bài 15: Giun đất Bài 18: Trai sông
- Bài 22: Tôm sông .. Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp trình chiếu powerpoint cùng với hệ thống câu hỏi trò chơi để các em tìm hiểu những loài động vật quý hiếm, những động vật khó tìm, những động vật có kích thước lớn .. Ví dụ các bài sau: Bài 49: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng. Biện pháp 3: Sử dụng các video trên youtube về cách dinh dưỡng, sinh sản và di chuyển của những loài động vật. Ví dụ bài 11 sán lá gan; Ví dụ bài 13 Giun đũa; Biện pháp 4: Sử dụng kính hiển vi với những động vật có kích thước nhỏ. Ví dụ bài 4: trùng roi; Ví dụ bài 8: Thủy tức; Biện pháp 5: Thực hành mổ mẫu vật thật tại lớp. Ví dụ bài 32: Thực hành mổ cá. Để tiến hành một tiết thực hành hiệu quả cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định rõ tiết thực hành mình dạy thuộc loại bài thực hành nào từ đó tìm ra yêu cầu và nội dung cần đạt được trong giờ thực hành. Bước 2: Khâu chuẩn bị dụng cụ thực hành. Giáo viên cần cụ thể hóa nhiệm vụ của thầy và trò để thực hành được thành công từ chuẩn bị vật mẫu đến dụng cụ thí nghiệm thực hành. Bước 3: Tiến hành các bước thực hành theo đúng quy trình gồm các khâu cơ bản sau: + Ổn định lớp; + Giáo viên giới thiệu mục tiêu hướng dẫn thao tác thực hành; 5
- + Học sinh tiến hành thực hành; + Tổng kết đánh giá giờ thực hành; + Học sinh làm thu hoạch; + Thu dọn phòng thực hành; Biện pháp cụ thể: Chia nhóm học sinh thực hành để đạt hiệu quả ,mỗi nhóm sẽ có 4 thành viên: Học sinh 1: Nhóm trưởng nhận dụng cụ và phân chia thành viên thực hành. Học sinh 2: Thực hiện động tác mổ để thành viên quan sát cấu tạo trong. Học sinh 3: Đại diện nhóm trình bày cấu tạo trong. Học sinh 4: Thư kí ghi chép nội dung thực hành và ý kiến của các thành viên. Ở những bài thực hành tiếp theo sẽ trao đổi nhiệm vụ cho nhau để các em có thể được hoàn thành hết các nhiệm vụ. Phần nhận xét và đánh giá học sinh của giáo viên. Nhận xét Đánh giá Ý thức thái Thao tác thực Kết quả Tổng điểm độ hành Điểm các mục: Ý thức thái độ, thao tác thực hành, kết quả thí nghiệm. Điểm cho toàn bài bằng tổng điểm các mục trên. Học sinh cuối giờ thực hành tự nhận xét đánh giá và cho điểm những cá nhân tiêu biểu của nhóm mình và ngược lại phê bình những cá nhân chưa tích cực giáo viên cho điểm của mỗi nhóm theo số điểm 35,30,25… Điểm mỗi cá nhân trong nhóm không giống nhau tùy vào mức độ hoạt động của mình. Thông qua đó giáo viên đánh giá chính xác về kiến thức, kĩ năng, thái độ của từng nhóm từng cá nhân học sinh trong giờ thực hành. Đây cũng chính là một
- trong những phương pháp quan trọng giúp thúc đẩy quá trình học tập và rèn kĩ năng cho học sinh. IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. 1. Mỗi trường cần một phòng thí nghiệm sinh học đạt chuẩn. Nhà trường cần có kế hoạch cung cấp, bảo dưỡng trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ cần thiết phù hợp với nội dung, đảm bảo chất lượng cho việc dạy học thực hành. Ngoài ra mỗi năm cần tính đến nguồn kinh phí mua bổ sung trang thiết bị. 2. Mỗi trường cần có giáo viên dạy chuyên trách để giảng dạy thí nghiệm thực hành đạt hiệu quả không để tình trạng dạy chéo chuyên môn đào tạo. 3. Cần tổ chức tập huấn thường xuyên các nội dung thực hành thí nghiệm. Cần những cán bộ cốt cán làm những thí nghiệm mẫu cho toàn thể giáo viên tạo điều kiện cho giáo viên rèn luyện kiến thức kĩ năng. 4. Cung cấp đầy đủ các tài liệu hướng dẫn, tham khảo liên quan đến dạy học thí nghiệm thực hành đồng thời lưu ý đến vấn đề an toàn của học sinh trong quá trình thí nghiệm thực hành ở phòng thí nghiệm. 5. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học thí nghiệm thực hành trong giai đoạn hiện nay, qua quá trình tìm hiểu, tham khảo ý kiến của các giáo viên dạy sinh học THCS và đúc rút kinh nghiệm của bản thân. Tôi nhận thấy việc xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ dạy học thực hành là hết sức cần thiết. Bộ tư liệu được xây dựng trên nền tảng tích hợp các nguồn tài liệu cần thiết cho dạy học thí nghiệm thực hành bao gồm: Video clip, giáo án, an toàn phòng thí nghiệm, cách pha hóa chất, cách mổ mẫu vật, bảo quản trang thiết bị, hệ thống câu hỏi củng cố…Cần tiến hành xây dựng các bài giảng thí nghiệm thực hành bằng phương pháp hiện thực và những cái cần cải tiến để đạt hiệu quả cao nhất. Với những video hướng dẫn thực hành thí nghiệm này giáo viên có thể cho học sinh nghiên cứu trước ở nhà các giai đoạn các bước của quá trình thực hành như vậy đế đạt hiệu quả cao nhất. 6. Đối với mỗi giáo viên: 7
- Cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về phương tiện và nội dung giáo viên cần xây dựng kế từ đầu năm về phương tiện thực hành ở mỗi bài để chủ động trong tưng tiết. Xác định rõ mục tiêu các nội dung cần tiến hành trong giờ thực hành các thao tác thực hành. Giáo viên đã giao cho học sinh nhưng cũng cần chủ động chuẩn bị các mẫu vật trong trường hợp giáo viên không chuẩn bị được, có trường hợp thực hành mổ bài cá chép vừa qua tôi đã phân công nhiệm vụ rất rõ rang cụ thể nhưng không hiểu vì sao có một số nhóm học sinh không đưa cá đi, một số nhóm cá quá nhỏ không thực hiện mổ để quan sát được. Giáo viên cũng nên chuẩn bị các tiêu bản mẫu mổ để học sịnh có thể đối chiếu và so sánh. 7. Đối với học sinh. Cần nêu cao tinh thần ý thức, thái độ trong giờ thực hành.giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên động vật. Cần nắm vững kiến thức cơ bản vận dụng vào thực tiễn. III. KẾT QUẢ. Sau khi sử dụng biện pháp kết quả đạt được sau khi điều tra 276 em học sinh lớp 7A1,2,3,4,5,6,8,10 trực tiếp giảng dạy tại trường về kĩ năng thực hành thí nghiệm cụ thể như sau: Lớp TS Giỏi Khá TB Yếu 7A1 31 20 64.5% 10 32,2% 1 3% 0 0% 7A2 32 16 50% 10 31.1% 6 18.9% 0 0% 7A3 32 15 47% 15 47% 2 6% 0 0% 7A4 32 24 75% 5 15.6% 3 9.4% 0 0% 7A5 33 19 57.5.% 11 33.5% 3 9% 0 0%
- 7A6 32 14 43.7% 14 43.7% 4 12,6% 0 0% 7a8 42 15 35.7% 24 57,5% 3 6.8% 0 0% 7A10 42 12 28.5% 28 66.6% 2 4.9% 0 0% D. KẾT LUẬN. Mỗi môn khoa học đều có những đối tượng, phương pháp, phương tiện nghiên cứu riêng. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo yêu cầu và chất lượng dạy học. Đối với môn sinh học là một môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học nằm trong hệ thống môn học nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Đặc thù của bộ môn sinh học là khoa học thực nghiệm. Chính vì vậy cần được quan tâm đầu tư đúng mức và mỗi giáo viên giảng dạy cần nhận thức đúng và làm tốt các yêu cầu của minh nhất là tổ chức giờ thực hành như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của học sinh. Với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành môn sinh học 7. Vì điều kiện thời gian cũng như tình hình thực tế nhận thức của học sinh của trường và năng lực của bản thân có hạn nên việc thực hiện đề tài này chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong hội đồng và các đồng nghiệp trao đổi góp ý để tôi hoàn thiện hơn trong chuyên môn.Tôi xin chân thành cám ơn. 9
- XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Biện pháp: “Giải pháp nâng cao chất lượng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy môn sinh học 7” đã được triển khai tại đơn vị, mang lại hiệu quả: Nhờ có sự đầu tư vào thí nghiệm thực hành, các bước và phương pháp thực hành bổ sung trang thiết bị thí nghiệm thực hành đảm bảo 100% học sinh có kĩ năng thí nghiệm thực hành đạt kết quả cao. Học sinh tích cực hứng thú yêu thích bộ môn nắm vững kiến thức cơ bản và kĩ năng thực hành thành thạo. Hương khê, ngày 18 tháng 01 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Trung Thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 90 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp giúp học sinh khắc phục sai lầm trong toán số học 6
28 p | 64 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD
23 p | 103 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài và giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
22 p | 60 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS
27 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp ở cấp THCS
17 p | 56 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nhóm trong dạy học môn Sinh học 6
32 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số dạng hệ phương trình
42 p | 23 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình
37 p | 85 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giải bài tập Nhiệt học 8
15 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tích hợp liên môn trong bài toán thực tiễn
26 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải toán”
24 p | 69 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở Trường THCS Lai Thành
23 p | 14 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy loại bài tập về số chính phương cho học sinh giỏi lớp 8 ở trường trung học cơ sở
16 p | 73 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn