intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tự giác, tích cực học tập và rèn luyện của học sinh trong môn Thể dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Phát huy tính tự giác, tích cực học tập và rèn luyện của học sinh trong môn Thể dục" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường; Đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, chương trình, SGK môn thể dục và từ đó giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, phát huy được khả năng, tự giác, tích cực, tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tự giác, tích cực học tập và rèn luyện của học sinh trong môn Thể dục

  1. 1 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS TIÊN PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH TỰ GIÁC, TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH TRONG MÔN THỂ DỤC Môn : Thể dục Cấp : THCS Người thực hiện : Đinh Tiến Vũ Đơn vị : Trường THCS Tiên Phong Chức vụ : Giáo viên Năm học : 2022 – 2023 Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  2. 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ( MÔN THỂ DỤC ) TÊN ĐỀ TÀI : PHÁT HUY TÍNH TỰ GIÁC,TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH TRONG MÔN THỂ DỤC A. SƠ YẾU LÝ LỊCH * Họ và tên : Đinh Tiến Vũ - Nam * Ngày sinh: 03/11/1977 * Quê quán : Tiên Phong – Ba Vì – Hà Nội * Hộ khẩu thường trú : Tiên Phong – Ba Vì – Hà Nội * Đơn vị công tác : Trường THCS Tiên Phong * Chức vụ : Giáo viên * Trình độ chuyên môn : ĐHSP * Hệ đào tạo : Tại chức Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  3. 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm huyện Ba Vì Trình độ Ngày tháng Nơi công tác Chức Họ và tên chuyên Tên sáng kiến năm sinh danh môn Phát huy tính tự giác ,tích cực Trường THCS học tập và rèn luyện của học Đinh Tiến Vũ 03/11/1977 Giáo Viên Đại học Tiên Phong sinh trong môn thể dục. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Môn Thể dục tại Trường THCS Tiên Phong - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : Tháng 10 năm 2022 - Mô tả bản chất của sáng kiến : + Thực trạng của vấn đề : Học sinh chưa thực sự yêu thích môn Thể dục coi môn Thể dục là môn phụ nên chất lượng và hiệu quả chưa cao. + Các bước tiến hành: +) Xây dựng mục tiêu bài học +) Sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoá các hoạt động của học sinh +) Vận dụng các phương pháp theo hướng đổi mới + Hiệu quả của sáng kiến. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): không - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Sự quan tâm và tạo điều kiện của BGH nhà trường. + Sự kết hợp và quan tâm của PHHS và các ban ngành đoàn thể . + Đồ dùng dạy học đặc trưng của bộ môn ( máy tính, máy chiếu, cột ,xà ,đệm...) - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả + Chất lượng dạy học bộ môn được nâng lên,học sinh có hứng thú trong việc học tập bộ môn. + Sáng kiến được áp dụng rộng rãi thì trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao hơn,các bài tập có sự lôi cuốn ,hấp dẫn ,thu hút được sự yêu thích học tập bộ môn của học sinh. Do đó đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của HS trường THCS Tiên Phong và giúp cho HS yêu thích môn Thể dục. Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp HS không HS bình HS hứng HS rất HS không HS bình HS hứng HS rất hứng thú thường thú hứng thú hứng thú thường thú hứng thú 50% 23% 21% 6% 5% 14% 59% 22% Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  4. 4 Tiên Phong , ngày 9 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn Đinh Tiến Vũ UBND HUYỆN BA VÌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHONG PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ Họ tên tác giả: ĐINH TIẾN VŨ Tên đề tài: Phát huy tính tự giác ,tích cực học tập và rèn luyện của học sinh trong môn thể dục. Môn : Thể dục STT Tiêu chuẩn Điểm tối đa 1 Sáng kiến có tính mới 1.1 Hoàn toàn mới, được áp dụng đầu tiên 1.2 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá 1.3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình 1.4 Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây Nhận xét : ............................................................................................................................. ............................................................................................................................................... 2 Sáng kiến có tính áp dụng 2.1 Có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn ngành hoặc rộng hơn 2.2 Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra một số đơn vị có cùng điều kiện 2.3 Có khả năng áp dụng trong đơn vị 2.4 Không có khả năng áp dụng trong đơn vị Nhận xét: .............................................................................................................................. ............................................................................................................................................... 3 Sáng kiến có tính hiệu quả 3.1 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa 3.2 Có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế - xã hội 3.3 Có hiệu quả, lợi ích phù hợp với mức độ phù hợp tại đơn vị 3.4 Không có hiệu quả cụ thể Nhận xét: .............................................................................................................................. ............................................................................................................................................... 4 Điểm trình bày 4.1 Trình bày khoa học, hợp lý 4.2 Trình bày chưa khoa học, chưa hợp lý Nhận xét: .............................................................................................................................. ............................................................................................................................................... Tổng cộng: Đánh giá: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  5. 5 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI “Phát huy tính tự giác , tích cực học tập và rèn luyện của học sinh trong môn thể dục” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại và phát triển nhất . Đó là thời đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão.Quê hương đất nước đang từng ngày đổi mới. Để đáp ứng được yêu cầu to lớn của một xã hội phát triển thì giáo dục và đào tạo đóng vai trò cực kì quan trọng.Tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản nhất, hiện đại nhất nhưng phải sát thực tiễn bởi tri thức vốn là chìa khóa để mở cánh cửa của khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Vì vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho HS trường THCS là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những nội dung giáo dục quan trọng và là yêu cầu bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển các thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho HS các cấp. Việc nâng cao thành tích môn học GDTC trong các Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  6. 6 trường THCS luôn là yếu tố cần thiết nhưng để đạt được những thành tích cao đòi hỏi kỹ thuật dạy và học bộ môn phải không ngừng được hoàn thiện. Trong giảng dạy môn GDTC việc nắm bắt kỹ thuật là quan trọng . Muốn làm được điều đó đòi hỏi giáo viên giảng dạy môn GDTC hơn môn học nào phải vừa là người thầy, vừa là nghệ sĩ ; Vừa hướng dẫn học sinh học tập vừa điều khiển học sinh tiếp thu bộ môn một cách tích cực. Song một vấn đề quan trọng mà người giáo viên phải làm đó là hướng dẫn học sinh tích cực tự học tham gia các hoạt động học tập ,rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo động tác có hành vi đúng đắn với môn học,ham mê và yêu thích tập luyện TDTT tập luyện để phát triển thể chất toàn diện tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, tự rèn bởi thành tích của môn học đòi hỏi học sinh ngoài thời gian học trên lớp phải đầu tư thời gian tự học rất nhiều để có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần tích cực tự giác của mỗi cá nhân. Thể dục là một môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, nhằm giáo dục thể chất cho học sinh, trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. Cùng với các môn học khác, chương trình học môn thể dục ở bậc THCS đã có sự đổi mới cơ bản về cả mục tiêu, nội dung và thời lượng đào tạo. * Mục tiêu mới của môn thể dục bậc THCS giúp học sinh: - Biết được một số kiến thức kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. - Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh. - Có sự tăng tiến về thể lực, khi đạt tiêu chuẩn về rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về TDTT. - Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học về nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường. Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  7. 7 - Phát huy tính tự giác ,tích cực,chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Đã thực hiện được những yêu cầu mới của xã hội và mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay thì người giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao tính tích cực tự giác của học sinh trong tập luyện TDTT. Có như vậy mới khơi dậy được lòng say mê học tập khai thác tính sáng tạo, tiếp tục chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Học sinh THCS thuộc lứa tuổi 12 – 15 là tuổi thiếu niên, chuyển tiếp từ thơ ấu lên trưởng thành, vẫn mang tính trẻ con nhưng lại tập muốn làm người lớn nên các em thích khám phá cái mới và bắt chước người lớn. Yếu tố tâm lý này rất thuận lợi trong việc nâng cao tính tích cực cho các em. Đây cũng chính là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của các em đến mức thiếu cân đối về thể chất, tâm lý, trí tuệ. Vì vậy, để các em có động cơ, thái độ đúng đắn, giáo viên phải biết gợi cho học sinh nhu cầu tìm hiểu, sáng tạo giúp các em có phương pháp học tập đúng đắn. Hiện nay, chương trình và kế hoạch giảng dạy của nhà trường đã thể hiện sự quan tâm đến công tác giáo dục thể chất mà biểu hiện rõ nét nhất là sự quan tâm của Ban giám hiệu cũng như thái độ của học sinh với TDTT. Tuy vậy, trong giảng dạy vẫn còn một số giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt hết nội dung quy định trong chương trình và SGK, cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ những điều thầy giảng. Cách dạy đó đã làm giờ học kém hấp dẫn và học sinh học tập ngày càng thụ động. Một số học sinh còn chưa thực sự tích cực tự giác khi tham gia học tập bộ môn, một bộ phận học sinh còn e dè, ngại ngần khi đến tiết GDTC. Với kinh nghiệm 20 năm giảng dạy tại trường THCS Tiên Phong bản thân tôi nhận thấy : Một số học sinh còn chưa thực sự tích cực tự giác khi tham gia học tập bộ môn , một bộ phận học sinh còn e dè, ngại ngần khi đến tiết GDTC. Với nhiệm vụ nhà trường giao cho là giảng dạy môn GDTC từ khối 8 -> khối 9 của trường năm học 2021-2023 Bản thân tôi luôn trăn trở: Làm sao để học sinh thực sự yêu thích môn học , học sinh có động cơ thái độ học tập đúng đắn , Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  8. 8 tích cực tự học, tự rèn để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và GDTC nói riêng .Xuất phát từ những vấn trên ,tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Phát huy tính tự giác, tích cực học tập và rèn luyện của học sinh trong môn Thể dục ” hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác đổi mới phương pháp dạy học mà ngành đã chỉ đạo, đồng thời đồng hành cùng đồng nghiệp trên con đường giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, trong sáng về tâm hồn bởi: “ Cái quí nhất của con người là sức khỏe và trí tuệ”. Đồng thời nâng cao tính tích cực , tự giác của học sinh trong môn thể dục ở bậc THCS. Đây là vấn đề cấp thiết nhằm: - Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường. - Đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, chương trình, SGK môn thể dục và từ đó giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, phát huy được khả năng , tự giác , tích cực,tìm tòi, sáng tạo của học sinh. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm rèn luyện phát huy tính tự giác, tính tự học, tự rèn của học sinh tạo sức bền cho học sinh trong môn GDTC của học sinh trường THCS Tiên Phong - huyện Ba Vì, ®ộng viên khuyến khích tạo điều kiện cơ hội cho học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động ,s¸ng tạo. Giúp các em phát huy tối đa tiÒm năng của bản thân. Hướng cho học sinh có thói quen tự học, tự rèn luyện sức khỏe, sức chịu đựng để từ đó nâng cao kĩ năng động tác và thành tích môn học . III. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1. Đối tượng: Học sinh lớp 9A, 9B, 8A Trường THCS Tiên Phong – Ba Vì – Hà Nội. 2. Thời gian: Sau khi khảo sát kết quả học tập của học sinh , tìm hiểu thực tế tôi đăng ký đề tài, nghiên cứu tài liệu dành cho giáo viên GDTC, xây dựng sáng kiến đề cương sáng kiến, áp dụng trong một số giờ dạy trên lớp.Thời gian cụ thể như sau: Tháng 4/2022 - 8/2022: Khảo sát học sinh, tìm hiểu thực tế Tháng 9/ 2022 : Đăng ký đề tài Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  9. 9 Tháng 10/2022 -> 3/2023: Thu thập thông tin, viết đề cương, áp dụng sáng kiến . Tháng 4/ 2023 : Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm . IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Một số phương pháp khác. C. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: Có thể nói: Năng lực và phẩm chất đạo đức của người thầy là bài học sống, sinh động đối với học sinh, có tác dụng quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách học sinh. Không có thầy giỏi thì khó có thể có trò giỏi, để đào tạo ra những công dân có ích cho xã hội thì người thầy lại càng có vai trò quan trọng. Vinh quang của nhà giáo hóa thân trong sự thành đạt của học trò! Trong tình hình đất nước đang đổi mới, hội nhập như hiện nay, khi mà cả ngành giáo dục đã và đang triển khai thực hiện cuộc vận động của Bộ GD-ĐT với nội dung “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thực hiện chương trình GDPT 2018. Thì hơn bao giờ hết người thầy càng phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức nhà giáo trong đó có giáo viên môn GDTC. Hoàn thành tốt nhiệm vụ của một giờ học Thể Dục là dựa trên cơ sở thực hiện và hoàn thiện kĩ thuật công tác, một động tác phải thực hiện lặp lại nhiều lần. Để hoàn thiện phần then chốt kĩ thuật của môn học cần phải thực hiện hàng loạt các động tác bổ trợ. Các động tác được chia nhỏ lẻ để nắm vững kĩ thuật và hình thành chắc chắn kĩ thuật động tác. Như vậy, để có phương pháp tự luyện tập xen vào từng nội dung của bài tập, từ đó học sinh tự lĩnh hội kiến thức, nắm bắt được các yếu tố liên kết đến mức độ phát triển hoàn Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  10. 10 thiện từng động tác, từ đó học sinh nhớ lâu, hoàn thiện hơn và hình thành kĩ năng, kĩ xảo động tác chắc chắn. Để mang lại hiệu quả giờ học cho đa số học sinh, các bài tập phải được phân theo mức độ nặng, nhẹ từ đó phân học sinh ra luyện tập theo trình độ và khối lượng bài tập phù hợp với thể lực học sinh, vì vậy giáo viên cần phải có phương pháp hướng dẫn tự tập luyện giúp cho từng nhóm đối tượng tiếp cận động tác một cách thỏa mái, không giàng buộc (phân loại bài tập cho từng nhóm đối tượng luyện tập), điều mà giáo viên lâu nay ít được chú trọng và chỉ hướng dẫn học sinh tự luyện tập một cách đại trà, đồng loạt cho cả lớp dẫn đến một số nhóm học sinh yếu không thể thực hiện được bài tập hoặc một số nhóm học sinh có thể lực tốt thì bài tập đó chưa đủ độ khó để rèn luyện kĩ năng và nâng cao thành tích của mình được. Một trong những yếu tố rất quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong giờ Thể Dục nói chung và rèn luyện nâng cao chất lượng động tác nói riêng mà hiện nay chưa được quan tâm đúng mức đó là kiểm tra đánh giá phần hướng dẫn tự học ở tiết học trước, có thể ở đây là các bài tập bổ trợ, các động tác mang tính cầu nối để hoàn thiện kĩ thuật động tác chính, các bài tập được giao về nhà ... nên học sinh chưa có động cơ và ý thức luyện tập tốt, tất yếu sẽ dẫn đến hoàn thiện kĩ thuật động tác chính không có hiệu quả cao. Do vậy cần bố trí thời gian trong từng nội dung cụ thể trong giờ dạy để kiểm tra đánh giá tuyên dương kịp thời hoặc bài tập giáo viên đã hướng dẫn tự học, bài tập được giao về nhà để cho học sinh có động cơ và ý thức luyện tập tốt hơn, học sinh có thói quen, niềm hứng khởi khi bài tập về nhà mình đã hoàn thành. II. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG MÔN THỂ DỤC ĐÁNH GIÁ THEO THÀNH TÍCH TRONG BẢNG RLTT THEO LỨA TUỔI: 1. Khảo sát thực tế: Qua khảo sát thực tế việc học tập của học sinh lớp 9A,9B,8A, trường THCS Tiên Phong năm học 2022-2023 trước khi thực hiện đề tài cho thấy trong Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  11. 11 giờ học nhiều học sinh nhất là các em nữ hoặc một số học sinh cá biệt thường lấy lý do mệt mỏi xin nghỉ hoặc tham gia tập luyện rời rạc, không tích cực và tự giác, các em ít khi tập luyện thêm ở nhà. Chính vì lý do đó dẫn tới kết quả học tập cũng như thành tích của các em chưa cao. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Sau khi hướng dẫn ôn tập và cho các em kiểm tra 2 môn chạy 100m và bật xa tại chỗ, kết quả đạt được so với bảng chỉ tiêu RLTT như sau: Lớp 8A 9B 9A SL % SL % SL % Xếp loại Giỏi 4 11,8% 4 11,4% 4 11,4% Khá 5 14,7% 7 20,0% 6 17,1% Trung bình 25 73,5% 23 65,7% 24 68,6% Yếu 0 0% 1 2,9% 1 2,9% Kém 0 0% 0 0% 0 0% ( Tôi lấy tỷ lệ % như các môn văn hóa khác để đối chứng, bởi môn Thể dục chi xếp loại Đạt.) - Dựa vào kết quả chất lượng cho thấy chất lượng còn chưa cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả trên là do học sinh còn lười học, chưa thực sự tự giác , tích cực trong khi tham gia học tập, điều kiện học tập còn thiếu thốn. Ý thức tự giác , tự học chưa cao. * Sau khi kiểm tra ở 3 lớp tôi chia thành 2 nhóm. - Nhóm thực nghiệm lớp : 8A, 9B : Giảng dạy theo nội dung đề tài. - Nhóm đối chứng 9A : Dạy bình thường. III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ: 1. Hướng dẫn học sinh tự học, tự rèn luyện. Đặc thù môn Thể Dục là thực hiện động tác và để hoàn thiện một động tác đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong quỹ thời gian 45 phút cho một buổi tập giáo viên chỉ trang bị cho học sinh hình thành động tác ở mức độ tạm thời, chưa sâu. Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  12. 12 Vì vậy, qua từng nội dung giáo án giáo viên cần bố trí nội dung hướng dẫn bài tập về nhà cho thực sự thiết thực, bài tập về nhà phải phù hợp với từng nhóm đối tượng, và được tập đi tập lại nhiều lần (động tác được lặp đi lặp lại) từ đó học sinh hình thành động tác bền vững hơn, chính xác hơn. Từng nhóm đối tượng đều có những bài tập phù hợp cho mình dẫn đến làm kích thích được sự ham mê, hăng say, thích thú cho tất cả các đối tượng dẫn đến hiệu quả việc giảng dạy kĩ thuật động tác được nâng cao hơn. Môn Thể Dục được giảng dạy theo chuỗi chương trình, kĩ thuật động tác được bố trí theo mức độ tăng tiến từng tiết, nêu giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự luyện tập ở nhà mà không chú trọng các mối quan hệ bài vừa học và bài sắp học thì hiệu quả tiết học này sẽ không hỗ trợ để giải quyết nhiệm vụ tiết học sau, từng tiết học sẽ có mối quan hệ mắt xích với nhau về mức độ phát triển kĩ thuật động tác. Do vậy, giáo viên phải nghiên cứu nghiêm túc, chính xác thời lượng tiết dạy để cho khâu hướng dẫn học ở nhà hiệu quả cả bài vừa học lẫn bài sắp học. Từ đó chúng ta sẽ giải quyết một cách có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể mà nội dung chương trình đề ra. Trong quá trình phân nhóm giảng dạy kĩ thuật động tác giáo viên phải có sự sắp xếp định trước phần hướng dẫn học sinh tự học trong từng động tác của mỗi nội dung (ở đây có thể là hướng dẫn tự tập luyện một động tác hoàn chỉnh hoặc một bài tập bổ trợ để hình thành một then chốt kĩ thuật động tác chính). Sau quá trình học sinh luyện tập giáo viên có kế hoạch kiểm tra đánh giá, từ đó học sinh có được động cơ tự luyện tập để hoàn thiện động tác, và động tác được hình thành một cách chắc chắn. * Để hướng dẫn tự học ở nhà có hiệu quả cao giáo viên cần chú ý: - Nghiên cứu kĩ phân phối chương trình để nắm bắt được chuỗi chương trình và có bài tập hợp lí. - Định hướng hợp lí thời gian lên lớp. - Nghiên cứu thêm nhiều động tác bổ trợ để có thể áp dụng cho từng nhóm học sinh theo trình độ thể lực. - Hướng dẫn học sinh tự học phải được bố trí theo từng nội dung. Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  13. 13 - Có kế hoạch kiểm tra tuyên dương kịp thời phần hướng dẫn tự học của học sinh. - Biên soạn và định hướng hợp lí cho khâu hướng dẫn tự học theo từng nội dung, cần nghiên cứu hướng dẫn tự học ở những động tác nào (động tác bổ trợ hay động tác chính...) cho từng nhóm đối tượng. - Phân nhóm học sinh theo trình độ thể lực, mức độ thực hiện kĩ thuật để áp dụng bài tập cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. “ Tạo đội ngũ cán sự có thành tích học tập tốt phụ trách các nhóm.” - Kiểm tra đánh giá nghiêm túc nội dung hướng dẫn tự học của tiết học trước để có giải pháp điều chỉnh kịp thời. 2. Sử dụng một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh: Trong bộ môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, ngoài việc giảng dạy kiến thức mới – Giáo viên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện để nắm vững được nội dung bài học, hưng phấn trong tiết học và đảm bảo tốt chất lượng môn học. Để đạt được những yêu cầu của môn học, tôi đã sử dụng một số phương pháp nhằm kích thích gây nhiều hứng thú học tập, giúp các em ham thích và say mê học tập bộ môn. Sử dụng trò chơi trong học tập có tác dụng làm cho học sinh hưng phấn và hào hứng tập luyện qua đó phát huy tối đa năng lực vận động trong giờ học thể dục trò chơi được coi như một phương pháp có định mức về lượng vận động, khi chơi người học phải tuân theo quy định bắt buộc của trò chơi, cố gắng, ganh đua mang thắng lợi về cho bản thân và cho nhóm của mình, qua đó làm nóng cơ thể và được sử dụng để khởi động nâng cao sức khỏe, phát triển tố chất thể lực và có thể mang tính chất thả lỏng sau một buổi học tập căng thẳng. Ví dụ: + Bài: Luyện tập chạy nhanh: Có thể cho học sinh chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”. + Bài: Luyện tập Bật nhảy: Có thể tổ chức trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. + Bài: Luyện tập chạy bền: Có thể cho chơi trò chơi “Thừa người thứ 3”. + Trò chơi: “Tìm người chỉ huy” áp dụng cho cuối giờ học. + Bài: Luyện tập môn bóng chuyền: Chơi trò chơi “Đệm bóng vào ô”. ... Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  14. 14 Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy nhàm chán, gây kích thích hưng phấn cho các em. Trong quá trình học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi tôi thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện tập thể thao gây cảm giác mới lạ cho các em học để các em luyện tập tốt hơn. Việc đưa các trò chơi vào trong tiết học là rất cần thiết vì nó vừa có tác dụng bổ trợ cho nội dung tập luyện vừa để các em được thoải mái vui chơi tránh cảm giác mệt mỏi, nhàm chán. Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lứa tuổi THCS tính hiếu động, ít tập trung, ít chú ý, nhất là khi vào lớp các em thường bị các yếu tố bên ngoài làm tác động, nên các em thường lơ là trong giờ học vì vậy người giáo viên phải linh hoạt trong các tiết dạy, bài dạy đảm bảo mỗi giờ GDTC thực sự mang lại niềm vui, niềm phấn khởi cho mỗi học sinh. 3. Phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và chương trình GDPT 2018. Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng muốn xây dựng động cơ học tập của học sinh cần phải lưu ý: - Phải biết yêu cầu của chương trình dạy học thành như cầu nhận thức của học sinh bằng cách tạo ra các tình huống nhận thức. - Phát huy tính tích cực ,tự giác ,chủ động học tập và tạo điều kiện trong quá trình học tập để học sinh có những cố gắng vươn tới bằng khả năng của mình. Trong lĩnh hội kiến thức, kỹ năng tính tích cực,tự giác, chủ động đã được thể hiện từ thấp đến cao như sau: + Bắt chước: Tính tích cực thể hiện ở cố gắng làm theo khi giáo viên làm mẫu, hay làm theo những gì đã trải qua.... + Tìm hiểu và khám phá, tính tích cực thể hiện ở sự chủ động tập luyện hoặc muốn hiểu sâu về một vấn đề nào đó. Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  15. 15 + Sáng tạo: Tính tích cực thể hiện ở khả năng linh hoạt và hiệu quả trong học tập trong quá trình dạy học người giáo viên phải luôn là người tổ chức, điều khiển, cải tiến không ngừng phương pháp dạy và giúp học sinh cải tiến phương pháp học. 4. Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau . Sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học lại vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của địa phương. Mỗi phương pháp dạy học đều có đặc thù riêng và không có một phương pháp nào là không tốt. Giờ học có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào người giáo viên có biết sử dụng, phát triển và thích nghi các phương pháp đến mức độ nào. Nêu các phương pháp dạy học được kết hợp và bổ sung cho nhau thì cách dạy học đó sẽ phù hợp với các đối tượng, chống sự nhàm chán, tạo ra tính năng động, trong cách nghĩ và cách làm của học sinh. Phát huy tối đa năng lực của học sinh. 5. Phát triển khả năng tự giác, tích cực và tự học của học sinh: Cần hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tăng cường các hoạt động suy nghĩ, tìm tòi và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Đối với học sinh tích cực, bên trong thường nảy sinh do những tác động từ bên ngoài. Vì vậy giáo viên cần hoàn thành vận động tạo ra tình huống (đặt câu hỏi), khéo léo thu hút sự chú ý có chủ động nhằm hấp dẫn học sinh để các em có ý thức tiếp nhận và tìm cách để giải quyết vấn đề. Khả năng tự học là năng lực rất quan trọng cho mỗi cá nhân. Vì vậy người giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học sao cho hiệu quả, cả khi học trên lớp và khi học ở nhà. 6. Kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân. - Tập thể học sinh được sử dụng như một môi trường và phương tiện để tổ chức quá trình học tập một cách tích cực nhất cho mỗi cá nhân lợi thế của dạy tập thể là: - Tạo sự đua tranh. - Tạo ra nhiều cách nghĩ, nhiều phương án hoạt động. Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  16. 16 - Học sinh có thể hỗ trợ nhau, đóng góp những ý kiến cho nhau để từ đó tìm cách phát huy hoặc sửa chữa. - Giúp học sinh chuyển từ thói quen chỉ nghe, ghi nhớ, sang hình thức thực sự hoạt động, cùng nhau tìm kiếm và giải quyết các vấn đề. - Học sinh có kỹ năng tập thể và khẳng định được mình thông qua tập thể, tuy nhiên giáo viên phải biết khai thác lợi thế của tập thể để phát triển từng cá nhân học sinh. Phải quan tâm đến hứng thú, xu hướng, khả năng của các em trong môi trường tập thể cũng như trong tự học. Kết quả học tập là thành quả cụ thể trực tiếp của từng cá nhân nên giáo viên cần chú ý đến dạy cá nhân. 7. Tăng cường kỹ năng thực hành: Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn cho người học. - Học sinh được luyện tập một cách thực sự. - Học sinh được thông qua tình huống thực tế của cuộc sống (mang vác, leo trèo, vượt trướng ngại vật...) - Học sinh được rèn luyện kỹ năng và biết vận dụng kỹ năng vào trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. - Thông qua rèn luyện học sinh có được một số kinh nghiệm để đi vào cuộc sống thực tế. 8. Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình dạy học, khai thác hiệu quả thiết thực dạy học tự làm và ứng dụng công nghệ thông tin: - Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại để chuyển tải nội dung, kiến thức thực sự mang lại hiệu quả nếu người dạy không lạm dụng nó và phải sử dụng nó theo đúng nguyên tắc sư phạm trong sử dụng phương tiện dạy học. Ví dụ: Sử dụng thiết bị trình chiếu, hình quay chậm hoặc đồ họa vi tính..... - Sử dụng phương tiện đa dạng trong dạy học giúp phương pháp dạy học của người giáo viên trở nên sinh động hơn từ đó tạo cho người học tính hứng thú và tính tích cực. 9. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  17. 17 - Đánh giá là khâu cuối cùng của dạy học và góp phần điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thì đổi mới phương pháp dạy học mới đạt được mục tiêu. Trong đánh giá giáo viên lưu ý là cần phải chuyển sự đánh giá của giáo viên thành quá trình tự đánh giá của học sinh về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân. 10. Đối với cách thiết kế bài giảng: - Để nâng cao chất lượng quá trình dạy học giáo viên cần chú ý ngay từ khâu thiết kế bài dạy. Mỗi bài dạy cần nêu rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phương tiện dạy học. * Thiết kế giáo án: - Trên cơ sở tìm hiểu tình hình học sinh đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy, giáo viên căn cứ chương trình để tiến hành thiết kế giáo án. Đối với từng bài cần đề ra mục tiêu cụ thể, xác định nội dung giảng dạy xắp xếp thứ tự từng bước giảng dạy cho từng nội dung quy định cụ thể số lần tập và thời gian cho từng động tác. - Xác định nhưng phương pháp tổ chức lớp cho phù hợp, phong phú để thiết kế một cách hợp lý và khó học vào từng nội dung cụ thể. - Giáo án một giờ lên lớp cần soạn ngắn gọn, đủ lượng thông tin cần thiết đảm bảo thứ tự các nội dung học tập, học mới theo logíc của quá trình nhận thức và hình thành kỹ năng, kỹ sảo vận động, đảm bảo lượng vận động cần thiết cho một tiết học và đảm bảo nguyên tắc vừa sức cho học sinh, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của bài đề ra. - Ngoài ra giáo viên có những phương án dự phòng cho những khi gặp thời tiết xấu hoặc không đủ điều kiện tập luyện. Ví Dụ : Lớp 8 TiÕt: 32 . ĐÁ CẦU – CHẠY BỀN -ĐÁ CẦU : Ôn đỡ cầu bằng ngực,đá cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân. Giới thiệu về đấu tập và đấu tập. Làm quen một số chiến thuật thi đấu đơn. Kiểm tra thử ( do GV chọn ) Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  18. 18 -CHẠY BỀN : Chạy trên địa hình tự nhiên. I. Mục tiêu bài học: 1. Về năng lực: 1.1. Năng lực chung: -Tự chủ và tự học: + HS nắm được Đá cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân. Một số điểm trong luật đá cầu. Giới thiệu về đấu tập và đấu tập. Làm quen chiến thuật thi đấu đơn, đấu tập.Ôn tâng cầu, đỡ cầu bằng ngực . + Chạy bền: Chạy trên địa hình tự nhiên. HS chạy hết cự li GV quy định. 1.2. Năng lực đặc thù: - Năng lực chăm sóc sức khoẻ: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện. - Năng lực vận động cơ bản: Biết quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Biết quan sát tranh, tự khám phá bài hoc.Tự sửa được các động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện 2.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể: - Tích cực, tự giác trong tập luyện và hoạt động tập thể. - Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn bè… II. Thiết bị – Học liệu: - Địa điểm: Sân tập trường THCS Tiên Phong. - Học liệu: + Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, video, máy tính… + Học sinh chuẩn bị: Cầu đá , cột , lưới... III. Tiến trình dạy và học. Néi dung Định Ph¬ng ph¸p tæ chøc lîng A.PhÇn më ®Çu: - §H nhận lớp : 1. æn ®Þnh tæ chøc: ******** - GVkiÓm tra CSVC, sÜ sè. ******** - Giới thiệu GV dự giờ. 8- ******** - Phæ biÕn nội dung, môc tiªu 10phót ******** bµi häc. GV Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  19. 19 2. Khëi ®éng: - Lớp trưởng báo cáo sĩ số a.Khởi động chung : * TËp c¸c ®éng t¸c cña bµi TD. 2x8N -Động tác tay -Động tác ngực - §H khëi ®éng ( hoặc vòng tròn ) -Động tác vặn mình -Động tác ngiêng lườn * * * * * * * -Động tác bụng * * * * * * * -Động tác đá chân * * * * * * * * * * * * * * Xoay các khớp : Cổ,cổ tay,vai,hông, gối,háng ) 2x8N GV - Ép dây chằng dọc ( theo trục trước – sau ) - Lớp trưởng hô cho lớp tập . GV - Ép dây chằng ngang ( theo trục quan sát ,nhắc nhở và sửa sai phải – trái ) cho HS. b.Khởi động chuyên môn : - Chạy bước nhỏ tại chỗ - Chạy nâng cao đùi - GV híng dÉn cho hs khëi - Chạy đá gót ra sau. ®éng, nh¾c c¸c em khëi ®éng - Chạy đá má trong,má ngoài bàn 2x8N tÝch cùc. chân. - Đá lăng chân. - Thực hiện kỹ thuật di chuyển ( tiến, lùi... - Thực hiện theo nhịp hô của cán sự lớp và GV B. PhÇn c¬ b¶n: - GV gäi 1 - 2 hs lªn thùc hiÖn, I. KiÓm tra bµi cò: gv gọi 1-2 HS nhËn xÐt - GV Thùc hiÖn kỹ thuật đỡ cầu bằng 1-2l nhận xét chung và cho ®iÓm. ngực ? II. Bµi míi: - GV làm mẫu lại kĩ thuật cho HS 1. §¸ cÇu: quan sát (không có cầu và có + ¤n §ì cÇu b»ng ngùc, cầu),sau đó cho HS quan sát 30-32 tranh,ảnh phót - GV nh¾c l¹i nh÷ng yªu cÇu c¬ b¶n trong kÜ thuËt ®ì cÇu bằng ngực, ®¸ cÇu cao chân chính diện bằng mu . - Cho hs thùc hiÖn tại chỗ không Tác giả: Đinh Tiến Vũ
  20. 20 có cầu trước sau đó chia theo 3-4l nhãm tập có cầu. - C¸c nhãm tù «n tập. Nhóm trưởng quan sát các bạn tập kết hợp sửa sai cho các bạn trong tổ - GV quan s¸t kết hợp sửa sai cho các nhóm , nh¾c c¸c nhãm thùc hiÖn tèt kĩ thuật. 3-4l Đ/h tập luyện ( đứng đối diện - Ôn đá, đỡ cÇu cao ch©n chÝnh cách nhau 3-7m) diÖn b»ng mu bµn ch©n. - GV quan s¸t c¸c nhãm tËp vµ * Cñng cè: §¸ cÇu cao ch©n söa sai cho c¸c nhãm. chÝnh diÖn b»ng mu bµn ch©n,đỡ cầu bằng ngực. - §H củng cố : 1-2l ******** ******** ******** ******** Tác giả: Đinh Tiến Vũ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2