intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Thơ và phương pháp giảng dạy thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

23
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Thơ và phương pháp giảng dạy thơ" được nghiên cứu nhằm giúp các em học sinh hiểu về thơ và yêu thơ, có niềm say mê với văn học. Giúp giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp, nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn THCS. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Thơ và phương pháp giảng dạy thơ

  1. Sáng kiến kinh nghiệm THCS Đề tài: Thơ và phương pháp giảng dạy thơ KL; MJGJHHJ 1
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. - Sau gần sáu năm cải cách môn Ngữ Văn ở Trung học cơ sở dư luận chung đánh giá có nhiều chuyển biến rõ nét về phương pháp dạy học. Điều chính là trong cuộc cải cách này đã được những định hướng và giải pháp mới phù hợp với xu thế dạy học tiến bộ của khu vực và thế giới. Xong khi triển khai lại gặp nhiều điều “ bất cập ’’ do sự non kém nghiệp vụ gây ra. Chúng tôi nhận thấy: Một số giờ học văn nhiều giáo viên chưa hiểu sâu sắc bản chất của đổi mới phương pháp; chưa quan tâm đến mọi đối tượng đặc biệt là đối tượng học sinh yếu. Phương pháp giảng dạy chưa đổi mới, khó đổi mới. Chưa kết hợp hài hoà các phương pháp, còn hiện tượng “ Thầy nói trò ghi’’, hoặc còn mắc phải những sáo mòn mơí ngay khi xây dựng khẳng định phương pháp mới đã khiến giờ học trở nên nhạt nhẽo vô hồn. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc cảm thụ văn của học sinh. - Qua dự giờ ở một số khối lớp, chúng tôi thấy số đông học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, nhiều em học sinh còn thờ ơ, lãnh đạm với tác phẩm văn chương, nhất là thơ, thường ít hiểu, ít yêu thơ. Các em học các bài thơ trong sách giáo khoa cũng bình thường như các bài học khác, ít biết về thơ hiện đại, ít em có một quyển sổ đẹp để chăm chút viết vào đấy những bài thơ hay mà mình yêu thích. Đối với nhiều em, thế giới thơ còn là một thế giới xa lạ. Nếu có ai hỏi các em về những bài thơ hay mà các em thích, thường khi hiểu biết của các em quanh quẩn cũng không ngoài các bài thơ đã học trong sách giáo khoa và sở dĩ các em thấy hay vì có in trong sách giáo khoa và thầy giáo bảo vậy. Cá biệt không phải không có em “sợ” thơ, bởi vì có những bài thơ cổ từ ngữ, điển cố nặng nề, âm điệu trúc trắc, ý nghĩa khó hiểu gây cho các em nhiều mệt nhọc mà lời giảng của người thầy nhiều lúc cũng chưa làm cho các em hiểu rõ và thấy hay thêm được chút nào. Từ đó học sinh mất hứng thú khi học văn và kéo theo chất lượng học văn ngày càng sa sút. - Bên cạnh đó thế kỉ 21 Hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội phát triển, những môn học thời thượng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ…) quan trọng hơn bao giờ hết thì văn chương không có tính năng ứng dụng, tương lai người học không được đảm bảo.Một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy : Sách tham khảo, sách hướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu… quá nhiều, vô hình dung đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, học sinh tỏ ra biết đầy đủ nội dung tác phẩm văn chương được học nhưng chưa một lần đọc bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa, thầy có kiểm tra phát vấn thì các loại sách tham khảo nghĩ hộ nói hộ tất cả và khi giáo viên ra đề kiểm tra coi nghiêm túc thì tất thảy đã phơi bày ra. Có rất nhiều lỗi học sinh phạm phải khiến người thầy đau lòng. VD : Ngữ văn 9 bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm 2
  3. Phần tự luận có câu: Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi, hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” HS1: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình có tri thức nhưng do tham gia khởi nghĩa nên ông đã bị giết hại một cách rất oan uổng vào năm 1442. HS2: Nguyễn Trãi là một vị quan thanh liêm, giữ chức vụ cao ở triều đình. Ông sinh năm 1418 và mất năm 1378. Nội dung của bài “Bình Ngô đại cáo” như một bản tuyên ngôn độc lập của nước ta có nội dung rất vững chãi, ý nghĩa hùng hậu. HS3: Nguyễn Trãi là con trai Nguyễn Phi Khanh quê ở xã Chi Ngoại thuộc huyện Chí Linh – Thường Tín – Hà Tây. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” được trích trong “Bình Ngô đại cáo” được ông viết trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. HS4: Nguyễn Trãi sinh năm 1382, ông là một vị quan giỏi nhất trong triều đình. Ông sáng tác trong hoàn cảnh nhân dân khổ cực, đất nước bị bọn thực dân tiến đánh. Ông đã kể lại hoàn cảnh loạn lạc của nhân dân lúc đó, đất nước thì bị chia cắt, nhân dân đang cố gắng đánh lại quân Minh lần thứ nhất và đã giết chết tên Toa Đô ở sông Bạch Đằng. Ông đã sử dụng một số nghệ thuật để làm tăng sức mạnh mẽ của “Đại Việt ta” là liệt kê, kể, tả… 2. Mục đích nghiên cứu. Từ nhận thức trên tổ khoa học xã hội dưới sự chỉ đạo của phòng chuyên môn tập trung nghiên cứu làm thế nào để cho các em hiểu thơ yêu thơ và say mê với thơ để từ đó hình thành thói quen ham học và ham đọc văn. Muốn vậy giáo viên phải tìm hiểu thơ, đặc trưng của thơ nghĩa là tìm hiểu phương pháp giảng dạy thơ trữ tình. Trong khuôn khổ cho phép của một đề tài nghiệp vụ sư phạm tôi đã quyết định chon đề tài “Thơ và phương pháp giảng dạy thơ trữ tình” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn phương pháp giảng dạy thơ trữ tình để dạy tốt các bài thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn THCS. Trước hết tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Ngữ văn nói chung và thơ trữ tình nói riêng ở trường phổ thông hiện nay. Từ đó đưa ra những đề xuất và ứng dụng phương pháp giảng dạy thơ trữ tình. Quá trình thực hiện đề tài này nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của bản thân, bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc học tập và nghiên cứu sau này. 3. Thời gian địa điểm. - Sau hai năm nghiên cứu đề tài thơ và phương pháp giảng dạy thơ trữ tình năm học 2007-2008 chúng tôi thực hiện chuyên đề tại trường Trung học cơ sở Xuân Sơn. 4. Đóng góp mới về mặt lí luận, thực tiễn. 3
  4. - Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi không có tham vọng nhiều mà chỉ mong học sinh của tôi có niềm đam mê học Văn nói chung và có kĩ năng cảm thụ thơ nói riêng để từ đó chất lượng học văn ngày càng được nâng lên. - Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết còn ít ỏi của mình, tôi cố gắng tìm hiểu phương pháp giảng dạy thơ trữ tình đó là chú ý đến đặc trưng của thơ. Đặc biệt về mặt loại thể, thơ trữ tình giảng theo trình tự trữ tình, khai thác hình tương tâm tư của tác giả hay của nhân vật trữ tình. Hình tượng thơ hình thành trong một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt khác với ngôn ngữ bình thường. Cấu tạo trong ngôn ngữ đó làm cho hình tượng thơ không chỉ có hình mà còn có nhạc. Trong khi giảng, người giáo viên phải làm cho học sinh vừa hình dung được hình ảnh bài thơ gợi lên vừa cảm thụ được nhạc điệu của bài thơ mang đến. Nắm được đặc trưng đó, chúng ta sẽ có một phương hướng chung để đi vào nắm được quy luật chung, tìm ra phương pháp cơ bản nhất của việc giảng dạy thơ. Phương pháp cơ bản đó sẽ góp phần hướng dẫn chúng ta trong khi đi tìm những phương pháp cụ thể để giảng các bài thơ muôn hình muôn vẻ. - Để làm được vấn đề trên, đòi hỏi người thầy dạy văn phải có trình độ học vấn và tay nghề cao cần năng động và sáng tạo rất nhiều. Hay nói cách khác người thầy phải có tài năng và tâm huyết. B. PHẦN NỘI DUNG. Chương I: Tổng quan Dạy đọc hiểu thơ trữ tình đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận. Cho nên trong chương II, nội dung vấn đề nghiên cứu đề tài tôi đã đề cập đến những mục sau: I. Thơ và đặc trưng của thơ. II. Nghệ thuật thơ. III. Dạy thơ. Trong chương III, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có 2 phần. I.Phương pháp nghiên cứu gồm 5 phương pháp. II. Kết quả nghiên cứu: Ứng dụng vào bài dạy cụ thể: Văn bản “ Tiếng gà trưa” Của tác giả Xuân Quỳnh. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu. I. Thơ và đặc trưng của thơ. 1. Thơ là gì? - Nhà thơ đời Đường : Bạch Cư Dị có nhận xét: “Rung động lòng người không có gì trước hơn tình cảm, không có gì sớm hơn ngôn ngữ, không có gì tha thiết hơn âm thanh, sâu sắc hơn ý nghĩa thơ : tình là gốc lời là ngọn, âm thanh là hoa ý nghĩa là quả”. - Nhà phê bình Hoài Thanh: 4
  5. “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Hô me đến Kinh thi, đến ca dao Việt Nam. Thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” - Nhà thơ Sóng Hồng: Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ là một viên ngọc long lanh dưới ánh sáng mặt trời. Thơ là thơ, đồng thời cũng là hoạ là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. Nhưng thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà nhiều nghệ thuật khác không có. Cho nên hơn các nghệ thuật, thơ là nghệ thuật kỳ diệu của trí tưởng tượng.” - Nhà thơ Tố Hữu : “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống. Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy.” “Thơ ca làm cho con người ta đi từ chân trời một người đến chân trời nhiều người.” Vâng! Thơ không chỉ là tiếng nói tâm hồn của các cá nhân thi sĩ mà còn là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Thơ nảy sinh do nhu cầu giãi bày của nghệ sĩ; khao khát bày tỏ những tâm sự thầm kín của mình nhưng mặt khác những tiếng lòng hết sức riêng tư ấy luôn khao khát được đồng vọng, đi tìm sự đồng điệu. 2. Đặc trưng của thơ. Đặc trưng của loại thơ trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp tư tưởng, cảm xúc, nhiệt tình, tâm tư, những trạng thái mạnh mẽ, xao động, phong phú của tâm hồn và trí tuệ con người. Tất cả những trạng thái muôn hình, muôn vẻ mà tác phẩm trữ tình diễn tả cũng đều bắt nguồn từ hiện thực, do cuộc sống kích thích, thúc đẩy, khêu gợi… và đều có mang dấu vết, hình ảnh của cuộc sống, của hiện thực khách quan. Có điều là mọi hình ảnh cuộc sống đều bộc lộ qua cảm quan và ngôn ngữ cá nhân của tác giả hoặc của nhân vật mà tác giả nhân danh để phát biểu, của cái ngôi thứ nhất mà trong lí luận văn học gọi là “Nhân vật trữ tình” hay “cái tôi trữ tình”. Do đó, trong tác phẩm trữ tình không phải chỉ có cảm xúc, tư tưởng thuần tuý, trần trụi mà cũng có cảnh, có người, có việc, nhưng điều chủ yếu ở đây là cái trạng thái tâm tư dào dạt cảm xúc hay chất chứa suy nghĩ trước những cảnh, những người, những việc đó. Trong tác phẩm tự sự trung tâm là hình tượng – tính cách (của nhân vật) còn trong tác phẩm trữ tình trung tâm lại là hình tượng, tâm tư (của tác giả hay của nhân vật trữ tình). Ví dụ văn bản “Sau phút chia ly” trích “ Chinh phụ ngâm” thì chủ yếu là một tác phẩm trữ tình. ở đây không có câu chuyện nào cả, hoặc đúng hơn là có rất ít chuyện. Từ đầu đến cuối khúc ngâm là sự diễn biến của hàng loạt trạng thái tâm tư, tình cảm khác nhau của người chinh phụ trong thời gian vắng chồng. Hiện thực về chiến tranh phong kiến cũng như thái độ phản kháng tiêu cực đối với cuộc chiến tranh đó chủ yếu được bộc lộ qua tâm trạng của nhân vật trữ tình: người chinh phụ. Hình ảnh chiến trường âm u, ảm đạm của một cuộc chiến tranh phong kiến vô nghĩa cũng như tình cảnh cửa nhà quạnh vắng, cô đơn của 5
  6. người vợ trẻ đợi chồng được dựng lên không phải như một “cái gì ở bên ngoài, tách biệt” mà ở trong tâm trạng thương nhớ triền miên của người chinh phụ. II. Nghệ thuật thơ. 1. Tiếng Việt giàu âm thanh, nhạc điệu. Hệ thống vần điệu và thanh điệu là những yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc của tiếng Việt nói chung và ngôn từ văn học nói riêng, nhất là thơ. Một trong những tác dụng của vần là tạo nên âm hưởng vang ngân trong thơ, từ đó mà diễn đạt và thể hiện nội dung. Đọc đoạn thơ sau: “Em ơi Ban Lan mùa tuyết tan Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn Anh đi nghe tiếng người xưa vọng Một giọng thơ ngâm một giọng đàn.” Ở đây vần chính là an (tan, tràn, đàn) nhưng bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng rất nhiều vần khác (lan || tan, dương || sương, trắng || nắng, vọng || giọng). Trong bốn dòng thơ hàng loạt các vần liên tiếp xuất hiện, tạo nên một khúc nhạc ngân nga, diễn tả một niềm vui phơi phới như muốn hát lên của nhà thơ khi đứng trước mùa xuân của đất nước Ba Lan. 2. Dấu câu và cách ngắt nhịp Dấu câu và sự ngắt nhịp là một trong những phương tiện hữu hiệu đã thể hiện “sự im lặng không lời”. Dấu câu và cách ngắt nhịp còn có một chức năng rất quan trọng đó là tạo nên “ý tại ngôn ngoại” hàm nghĩa “gợi ra những điều mà từ không nói hết”, nhất là trong thơ. Thật khó mà dùng ngôn từ để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng, giây phút Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách bằng mấy dấu câu trong đoạn thơ này: “Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về... Im lặng. Con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...” (Tố Hữu – Theo chân Bác) Câu thơ của Chế Lan Viên “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi” (Người đi tìm tình hình của nước) nhiều học sinh đọc liền một mạch đã làm mất đi bao nhiêu sức gợi cảm sâu lắng, thiết tha, một sự nuối tiếc đến xót xa do cái dấu chấm dòng ấy tạo ra. Nhiều trường hợp, sự xuống dòng liên tục, sự ngắt nhịp liên tục, đột ngột của tác giả có một dụng ý hay đúng hơn có một ý nghĩa, một tác dụng rất sâu sắc trong việc thể hiện nội dung. Câu thơ: “Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt (chín chữ) được nhà thơ Hữu Loan xé thành sáu dòng thơ: “Màu tím hoa sim Tím Chiều Hoang Biền Biệt” 6
  7. ở bài thơ này, nhiều câu thơ bị cắt ra như thế. Cả bài thơ vỡ vụn thể hiện được nỗi đau tan nát. Tiếng khóc đứt đoạn, nghẹn tắc, hạnh phúc tan thành nhiều mảnh, đứt ra nhiều đoạn, không gì hàn gắn nổi. Đọc bài thơ “Người hàng xóm” của Nguyễn Bính ta thấy thi sĩ sử dụng nhịp điệu đặc biệt để thể hiện tâm trạng khác thường, của nhân vật trữ tình . Ví dụ như: “Không!, từ ân ái nhỡ nhàng nhịp thơ 1/5 Tình tôi than lạnh tro tàn làm sao!” “Mấy hôm nay! Chẳng thấy nàng nhip thơ 3/3 Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong Cái gì như thể nhơ mong Nhớ nàng, không, quyết là không, nhớ nàng nhịp thơ 2/1 /3/2 Vâng, từ ân ái nhỡ nhàng nhịp thơ 1/5 Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa” Nhịp điệu thay đổi rõ ràng khi chàng trai bồi hồi phát hiện ra tâm trạng khác thường của mình và càng thay đổi đặc biệt hơn khi anh ta không dám công nhận sự thật của con tim đang rung động, nhất quyết tự dối lòng mình: Cái gì như thể nhớ mong? Nhớ nàng, không, quyết là không nhớ nàng nhịp thơ 2/1/ 3/2 (Đó chính là nhịp đập của trái tim đang thổn thức) 3. Thơ nói bằng hình tượng, ngôn ngữ tạo hình và hình tượng thơ.- Hình tượng thơ hình thành trong một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt, được cách điệu hoá, khác với ngôn ngữ bình thường. Cấu tạo ngôn ngữ đó làm cho lời thơ vừa lắng đọng vừa ngân vang, làm cho hình tượng thơ không chỉ có hình mà còn có nhạc là sự tổng hợp của hình và nhạc. Hình của thơ do ý nghĩa của ngôn ngữ dựng lên, nhạc của thơ sinh ra từ âm thanh của ngôn ngữ. Hình ảnh thơ lắng đọng, nhạc của thơ ngân vang. Hai yếu tố này quyện lẫn vào nhau, cùng một lúc sinh ra từ tâm hồn nhà thơ khi sáng tác và cũng cùng một lúc tác động đến tâm hồn người đọc khi cảm thụ. Ngôn ngữ thơ có thể là: + Ngôn ngữ gợi màu sắc: “Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc” (Hàn Mặc Tử) “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh” (Xuân Diệu) “Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông” (Nguyễn Du) + Ngôn từ gợi đường nét: “Lơ thơ tơ liễu buông mành” Ba âm “ơ” (lơ, thơ, tơ) gợi đường nét thưa thớt của những chiếc lá liễu buông mành. “Súng bên súng đầu sát bên đầu” (Chính Hữu) 7
  8. Hình ảnh của tình đồng chí: nét thẳng (súng) của ý chí hoà hợp với nét cong (đầu) của tình cảm. + Ngôn ngữ gợi hình khối: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Hồ Chí Minh) “Cổ thụ là một khối to đậm tiêu biểu cho sự hùng vĩ của núi rừng. “Hoa” là một nét nhỏ, nhẹ tiêu biểu cho vẻ thơ mộng của núi rừng. Tất cả đều nhuốm ánh trăng thật là huyền ảo. III. Dạy thơ. Bước 1: Tìm hiểu bài kĩ lưỡng nhuần nhuyễn đến mức thuộc thơ sống với bài thơ tìm hiểu tác giả hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. + Giới thiệu, tìm hiểu xuất xứ của tác phẩm chính là đối chiếu tác phẩm với nguồn gốc và hoàn cảnh xã hội sản sinh ra tác phẩm để có thể hiểu tác phẩm một cách đúng đắn, sâu sắc hơn. Nhưng khi giới thiệu xuất xứ, chúng ta chỉ cần nhấn mạnh những chi tiết, sự kiện nào trong tiểu sử tác giả cũng như hoàn cảnh xã hội có liên quan và có tác dụng đối với việc phân tích tác phẩm. Phần tìm hiểu xuất xứ phải góp phần làm sáng tỏ những mặt nào đó về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Ngoài ra có thể và cần thiết phải đặt tác phẩm trong mối liên quan với - Các tác phẩm khác của cùng tác giả - Các tác phẩm của các tác giả khác. - Tình cảm, tư tưởng của học sinh. Bước 2: Đọc thơ: Đọc thơ là để tạo tâm thế ban đầu cần thiết cho học sinh cũng chính bước đầu tiếp cận hình tượng thơ. - Đọc diễn cảm là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi động theo âm -vang của ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ thơ, và ngôn ngữ nhân vật, cái mà đọc bằng mắt nhiều khi không đạt được. Âm thanh cao thấp, ngữ điệu biến đổi, tốc độ nhanh chậm, tiếng ngân cũng như chỗ dừng…trong giọng đọc dẫn dắt tâm trạng học sinh hoà vào cuộc sống trong tác phẩm, tưởng tượng ra khung cảnh, ra nhân vật. Đọc chính là tạo lên rung động thơ, tạo lên sự đồng điệu về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý với tác giả. Bước 3: Phân tích: Chúng ta không thể dùng một cái công thức chung cho mọi bài thơ. Thực ra, trong các bài thơ trữ tình nói chung đều có một số nét rất giống nhau về hình thức, nhưng xét kĩ mỗi bài lại có một diện mạo riêng mà cái diện mạo ấy cái vẻ độc đáo ấy được tạo lên do âm điệu tâm hồn do phong cách của nhà thơ do cách lựa chọn chủ đề và đề tài… phải tìm ra bằng được những nét riêng đó. Phải cho học sinh thấy được những nét độc đáo trong nghệ thuật của mỗi bài thơ để các em hiểu được tính đa dạng của các phong cách thơ nói riêng, của văn học nói chung. 8
  9. Nói tóm lại trong khâu lựa chọn kiến thức cơ bản để phân tích, chúng ta cần chú ý: I. Xác định đặc trưng loại thể. VD : “Bếp lửa” là một bài thơ trữ tình và vì vậy nó phải nằm trong phạm vi loại hình nghệ thuật biểu hiện chứ không phải loại hình nghệ thuật tạo hình. Phải khẳng định dứt khoát điều này trong nhận thức mới có thể giải quyết các khâu: lựa chọn kiến thức cơ bản, lựa chọn phương pháp truyền thụ. Nắm cho được trình tự diễn biến. Lô gích phát triển của tâm tư tác giả hay của nhân vật trữ tình với mọi sắc thái và mọi biểu hiện của nó qua các chặng thời gian cũng như qua các bước không gian. II. Xác định và lựa chọn những kiến thức cơ bản cần truyền thụ cho học sinh. - Có xác định đúng thể loại mới có thể xác định và lựa chọn những kiến thức cơ bản cần khai thác và truyền thụ. - Nắm chắc chủ đề và hình tượng cảm nghĩ của tác phẩm 1. Tạo tâm thế cho học sinh. Trước hết: Dựng lại không khí lịch sử hoàn cảnh là một biện pháp có hiệu lực đối với việc hình thành tâm thế văn học nếu người giáo viên biết chuyển hoá những tình cảm, những rung động của học sinh về lịch sử thành những tình cảm tâm trạng cần có đối với tác phẩm. Dựng lại không khí lịch sử có tác dụng khởi động tình cảm, nhất là những tình cảm cùng loại với tình cảm trong bài văn khêu gợi có thể bằng nhiều cách. Một mẩu chuyện lịch sử nằm trong mạch cảm hứng chủ đạo của tác giả.Một câu chuyện người thực việc thực của tác giả của những nhân vật trực tiếp liên quan đến bài thơ có khả năng khêu gợi tình cảm cần thiết cho học sinh. Thứ hai: Tái hiện hình tượng. Đây là biện pháp có tính quyết định trong giờ giảng văn. Có tái tạo được hình tượng mới làm rung động được tâm hồn học sinh, khởi nguồn tưởng tượng và thúc đẩy các hoạt động tâm lý, trí tuệ của các em. Rung cảm với hình ảnh tưởng tượng các em sẽ tiếp thu những bài học về nhân sinh thể hiện qua tác phẩm khi rung cảm, học sinh sống với cuộc sống mà tác phẩm phản ánh, nảy sinh lòng yêu thương gắn bó với cái đẹp, cái cao cả, ghét cái xấu, cái đê hèn. Khi yêu, ghét một cách tự giác tự nhiên, chính là lúc các em cũng tự soi mình trong tấm gương văn học, những điều tiếp thu được sẽ trở thành vốn sống, thành niềm tin chỉ đạo phương pháp sống sau này. Trong khi yêu cái đẹp, ghét cái xấu, tự các em vươn dần lên cái đẹp và loại bỏ dần cái chưa tốt trong con người mình. Việc tái tạo hình tượng cần được tiến hành trong suốt giờ học. * Tái tạo hình tượng trong quá trình phân tích. Tái tạo hình tượng ở khâu phân tích từ, hình ảnh chi tiết, tức là phân tích các dấu hiệu nghệ thuật của tác phẩm là khâu có tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của giờ đọc hiểu văn bản. Học văn trước hết học sinh học lấy cái cụ thể ấy, và sự hướng dẫn của thầy, thông qua sự phân tích cái cụ thể mà 9
  10. học sinh hình thành dần phương pháp tự học, nâng cao dần năng lực tư duy, nâng cao dần tư tưởng, tình cảm của bản thân. -Ví dụ: Bốn câu thơ trong bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm: “ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối” Bằng vài chi tiết khéo chọn lọc, mở rộng liên tưởng, so sánh nhà thơ vừa tả được động tác giã gạo của người mẹ, vừa tả được giấc ngủ của em bé trên lưng mẹ vừa nói được tình thương yêu của người mẹ với con, với bộ đội. từ động tác giã gạo của người mẹ mà vẽ ra hình ảnh giấc ngủ của đứa con. “ Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng’ Đó là câu thơ tạo hình hay nhất và xúc động nhất.Từ “nghiêng”như vẽ ra cái dáng nghiêng nghiêng vất vả của mẹ và trên lưng em bé cũng đang ngủ say, cả người cũng nghiêng nghiêng áp vào lưng mẹ. Giấc ngủ của A-kay mơí kỳ diệu làm sao. Giấc ngủ không có nôi, không có võng đó là “giấc ngủ nghiêng” .Giường ngủ là lưng mẹ, chiếc nôi là vai mẹ. Đó không còn sự êm ái nào hơn thế!.Vai mẹ “nhấp nhô” và lưng mẹ đung đưa theo nhịp chày giã gạo. “Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối”. Từ láy “ nhấp nhô” là một từ tạo hình diễn tả sinh động không chỉ sự thiếu thốn, đói khổ, gầy gò của mẹ mà cả sự cố gắng của mẹ trong công việc nặng nhọc và kéo dài nhịp chày lên xuống. Giấc ngủ của em Cu- Tai, cũng “nhấp nhô” cũng “ nghiêng nghiêng” giữa thiên nhiên, đất trời.giấc ngủ nghiêng trên lưng mẹ –thực thể thiên nhiên kỳ diệu.Có thể nói hình ảnh “ giấc ngủ nghiêng” là hình ảnh sáng tạo gợi cảm, giấc ngủ ướp những giọt mồ hôi mặn chát của cuộc đời mẹ. ngay từ tuổi ấu thơ em đã gần gũi với nỗi vất vả và đã nhận từ mẹ tất cả tình yêu thương. Vì yêu con nên bà mẹTà-ôi địu con trên lưng, nhưng vẫn muốn giấc ngủ con được ngon lành. Căn cứ vào dấu hiệu nghệ thuật của bài văn, người thầy phải gợi ra dáng hình, đường nét, màu sắc của hình tượng để học sinh như trông thấy hình tượng hiện ra trước mắt, tưởng có thể đụng chạm được. + Có khi là một từ gợi tả: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ” (Phong cảnh quê hương Bác) + Có khi là một hình ảnh “Trên đường ta về lại Thủ đô Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ” (Ta đi tới) Cờ đỏ là cờ cách mạng, màu cờ đỏ còn tượng trưng cho chiến thắng. Lá cờ của Tổ quốc thắm tươi bởi thấm máu của bao anh hùng liệt sĩ. Mái tóc bạc của Bác Hồ gợi cho ta nhớ tới bao gian khổ mà Bác và dân tộc ta đã trải qua 10
  11. suốt 9 năm kháng chiến. Lá cờ đỏ bay quanh mái tóc bạc Bác Hồ vừa gợi lên cái tưng bừng của ngày chiến thắng, vừa nói lên cái nghiêm trang của ngày lễ lớn. -Có lúc phải tái tạo trên cơ sở một nhóm từ, một loạt hình ảnh, hoặc chi tiết để học sinh có thể hình dung hoàn chỉnh về một hình tượng văn học. “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh …Như con chim chích Nhảy trên đường vàng’ (“Lượm” - Tố Hữu) Đoạn thơ gợi lên hình ảnh chú bé trong những ngày cách mạng sôi nổi. Chú liên lạc nhỏ bé, nhưng rắn chắc, nhanh nhảu, đi mà như nhảy nhót. Lòng chú liên lạc chắc vui lắm nên cái mũ ca lô cũng đội lệch, chú khoái trá, nghênh đầu, hếch mặt lên nhìn trời, nhìn cảnh vật và miệng huýt sáo vang. Có thể nói, sau giờ học văn,cái đọng lại sống mãi với học sinh là tình cảm, là năng lực trí tuệ, là niềm tin. Do đó giờ văn phải khởi động được hoạt động tâm lý và hoạt động trí tuệ của học sinh để các em tích cực tham gia khám phá hình tượng, tái tạo hình tượng , từ đó mà tự giác tiếp thu lấy bài học nhân sinh và ra sức bồi dưỡng năng khiếu cảm thụ văn học, tự giác rèn luyện phương pháp tự học môn Ngữ văn. 2. Gợi tìm. - Nay được dùng như một phương pháp nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản. Gợi tìm chủ yếu được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi tạo điều kiện trong hoạt động song phương giữa thầy và trò. Các câu hỏi đàm thoại ngoài tính chất xác định rõ ràng, phải có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, cảm xúc, xúc động thẩm mỹ cho học sinh. - Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp, vừa phải có khả năng “gợi vấn đề” suy nghĩ tìm tòi sáng tạo cho học sinh. - Câu hỏi không tuỳ tiện, phải được xây dựng thành một hệ thống lôgíc, có tính toán giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chính thể. - Cần có sự kết hợp cân đối giữa các loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề. Câu hỏi có khi theo lối diễn dịch, có khi theo lối qui nạp nhưng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc. Có thể nêu câu hỏi tạo tình huống có vấn đề, nhưng điều cốt lõi là không làm thay sự tìm hiểu của học sinh. Các em phải được dẫn đi qua từng chặng đường cho đến khi hoàn thành một khám phá, một phát hiện. Sự gợi tìm có kết quả khi kết hợp với đọc, tái hiện và nghiên cứu. Để tạo điều kiện cho học sinh hiểu tác phẩm sâu sắc hơn thường có những câu hỏi tưởng tượng hoặc nhập thân vào nhân vật. Chúng ta có thể chấp nhận 11
  12. những kiểu câu hỏi: “Nếu em là anh Khoai, em sẽ làm gì?”, “Nếu em là nhà vua, em sẽ nghĩ sao?” “Nếu em là... em sẽ...” tự nhiên trở thành một dạng câu hỏi mà giáo viên cứ việc điền tên nhân vật của bài đang học. Nhưng bạn nghĩ sao, khi đồng nghiệp của chúng ta áp dụng mẫu đó cho các câu hỏi sau: - Nếu em là con hổ, em sẽ nói với bà đỡ Trần những gì. - Nếu em là con Ba Bớp em sẽ nghĩ gì? - Nếu em là con chó Bấc...? Nếu em là Dế choắt... Rõ ràng khi hỏi theo một khuôn mẫu sẽ làm nghèo khả năng suy nghĩ và diễn đạt của cả thầy, lẫn trò. Mặt khác, không nhất thiết em cứ phải là “con bò, con chó”, hoặc là “anh Khoai”... thì mới có thể tưởng tượng hoặc nhập thân. Chúng ta có thể hỏi: “Em hãy hình dung nếu con Chó Bấc có thể nói được, nó sẽ nói điều gì?”... Để khắc phục nhược điểm khi đặt câu hỏi, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp: - Suy nghĩ thật kĩ vấn đề mình sắp dạy; - Tham khảo các câu hỏi gợi ý trong SGK, SGV, sách bài soạn. - Xây dựng hệ thống câu hỏi riêng của mình cho bài soạn. - Cố gắng sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau để hỏi về cùng một nội dung; - Chú ý đón bắt, khơi gợi những ý tưởng mới mẻ của học sinh, từ thực tế trả lời của các em, điều chỉnh lại cách hỏi cho phù hợp. Lưu ý khi khai thác các yếu tố hình thức và nội dung:Chọn lựa những yếu tố có tác dụng làm sáng rõ từng khía cạnh của hình tượng mà tác giả đã miêu tả trong thơ nhằm bộc lộ cảm nghĩ và chủ đề. Luôn luôn đặt để phân tích mối quan hệ của nó với các yếu tố khác trong hệ thống kết cấu của bài thơ để phân tích mối quan hệ của nó với các yếu tố khác trong hệ thống, không tách rời bất cứ yếu tố nào. 3. Ngoài ra, thao tác so sánh đối chiếu cũng thường dùng trong phân tích. So sánh đối chiếu là cách đánh bóng cho nổi bật hình tượng trong tác phẩm. Có nhiều cách so sánh. a. So sánh đồng đại : so sánh, liên hệ đối tượng đang phân tích, vấn đề đang bàn luận trong tác phẩm ấy với những tác phẩm khác ra đời cùng một thời kì. Biện pháp so sánh này có tác dụng khẳng định vẻ độc đáo, “tính riêng” của đối tượng, vấn đề. Ví dụ để làm nổi bật bức tượng đài chiến sĩ tráng lệ mộc mạc bình dị cao cả và thiêng liêng, trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu chúng ta so sánh hình tượng ấy được thể hiện trong các bài thơ thành công khác ở những năm bây giờ (như “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Tây tiến” của Quang Dũng). Hoặc khi phân tích cảm hứng về quê hương đất nước trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, chúng ta có thể so sánh cảm hứng của Hoàng Cầm lúc viết “ Bên kia sông Đuống”, của Tố Hữu lúc viết về “ Việt Bắc” cũng bộc lộ lòng căm hờn trước lũ giặc giày xéo đất nước quê hương, cũng nói lên niềm tự hào với quê hương đất nước giàu đẹp, bất khuất nhưng mỗi nhà thơ thiên về một sắc thái cảm hứng, có bút pháp thể hiện khác nhau. 12
  13. b. So sánh đối tượng : tìm cái trái ngược, đối lập (về bản chất) với đối tượng đang phân tích, bàn luận, chỉ ra sự tương phản giữa hai phía để khẳng định cái hay, cái đẹp của đối tượng. Màu trắng của chiếc bánh bao càng ấn tượng khi đặt nó bên cạnh cục than đen! Muốn làm nổi bật dáng vẻ lênh khênh của hiệp sĩ Đôn Kihôtê hãy để chàng ta đi cạnh một Xan Chô thấp lùn! Biện pháp đối lập thường gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu đậm về đối tượng (Chúng ta hiểu vì sao cảm hứng lãng mạn say mê những gì lạ thường đối lập với thực tế hay gắn với tư duy, thủ pháp nghệ thuật này). Để khẳng định lẽ yêu đời, lí tưởng sống ở người thanh niên Tố Hữu kể từ khi được “Mặt trời chân lí trói qua tim” trong bài “Từ ấy”, có thể so sánh với tâm trạng buồn chán, nỗi cô đơn ở nhiều thanh niên kiểu tư sản đương thời biểu hiện trong thơ ca lãng mạn. Để ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh thần tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho kháng chiến, cho Tổ quốc của anh bộ đội trong “Tây tiến”, trong “Đồng chí”, có thể so sánh với người lính phong kiến “Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa” trong bài ca dao lính thú ngày xưa. Cũng có thể so sánh cùng đề tài ấy hình ảnh ấy như được cảm nhận, thể hiện khác nhau như thế nào qua các bài thơ thuộc các khuynh hướng văn học khác nhau, chẳng hạn như “ Tiếng hát sông Hương” của Tố Hữu với lời kĩ nữ của Xuân Diệu, chẳng hạn cảm xúc trước mùa thu của Nguyễn Đình Thi trong bài “ Đất nước” với Xuân Diệu trong bài “Đây mùa thu tới”,hoặc hình tượng vầng trăng tuổi thơ và vầng trăng thời chiến trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy với trăng trong thơ Trần Đăng Khoa, trăng với người lính những năm ở rừng sương muối người chiến sĩ đương chờ giặc tới “Đầu súng trăng treo” , Đất nước trải qua những năm dài máu lửa, trăng với người lính đã vượt lên mọi tàn phá huỷ diệt của bom đạn quân thù. “Và vầng trăng, vầng trăng đất nước Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao” - Có thể so sánh từ với từ trong trục ngang, hoặc trục dọc của ngôn ngữ. VD1: “Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” VD2: “Chúng đem bom ngàn cân Dội lên trang giấy” Thay từ “Khô rạc” bằng từ “Khô héo, khô quắt”, thay từ “dội” bằng từ “Thả, ném” để thấy được cái hay, đặc sắc của từ đó. 4. Cuối cùng một trong những biểu hiện tích cực của đổi mới phương pháp dạy học trong giờ Đọc – hiểu thơ trữ tình là thuyết trình và giảng bình. Chúng ta nhận thấy: hiện nay có nhiều giáo viên Ngữ văn đã vận dụng đổi mới phương pháp “thái quá”, hầu như nhiều người chỉ biết “hỏi và hỏi”, chỉ biết hướng dẫn học sinh chia nhóm, thực hành, thảo luận mà hầu như quên đi việc đưa thêm những lời bình giảng, phân tích đầy chất “văn chương’ vào giờ dạy. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu giáo viên chỉ biết đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời, trao đổi, thảo luận mà không có những lời bình văn mượt mà ngọt ngào của thầy và trò thì giờ Ngữ văn sẽ trở lên khô khan, nhàm chán không khác gì một cuộc phỏng vấn báo chí. Tuy vậy, có người lại cho rằng, giáo viên đặt nhiều 13
  14. câu hỏi là tốt, là đổi mới, còn giáo viên giảng nhiều, bình nhiều thì lại sa vào phương pháp độc diễn như cũ, chưa đổi mới. Vậy, chúng ta phải xác định lại, có phải giáo viên chỉ biết đặt câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận tích cực chủ động là thực sự đổi mới và dạy học có hiệu quả hay không? Theo tôi nghĩ, giáo viên phải biết kế thừa những ưu điểm những mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp với phương pháp đổi mới, tích cực hoá hoạt động của học sinh thì giờ học Ngữ văn mới thành công, cụ thể là ngoài việc đưa hệ thống câu hỏi đa dạng, phong phú, hướng dẫn học sinh hoạt động, chia nhóm thảo luận, trao đổi. Giáo viên nên đưa thêm các lời bình giảng, phân tích những chi tiết hình ảnh nghệ thuật có giá trị, để làm cho giờ học Ngữ văn thực sự lôi cuốn học sinh. Để có những lời bình giảng, phân tích hay, phù hợp có dư âm thì giáo viên phải chuẩn bị kĩ càng, chu đáo và được cụ thể hoá trong giáo án. Như vậy, những lời bình giảng, phân tích của giáo viên trong giờ đọc – hiểu văn bản là rất cần thiết, quan trọng góp phần làm nên dư vị ngọt ngào, khơi gợi cảm xúc của học sinh khi tiếp nhận các giá trị văn chương. Và có một thực tế là những giáo viên có những lời bình hay, độc đáo sẽ được học sinh nhớ mãi, ấn tượng mãi. Khi bình các thủ pháp nghệ thuật cũng phải chú ý lựa chọn. Trong mỗi khổ thơ hoặc ngay trong một dòng thơ, tác giả cũng đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau. Nếu bình tất cả thì không có thời gian, dẫn tới tình trạng san bằng một cách bình quân mọi yếu tố nghệ thuật. Như vậy không thể làm nổi bật cái hay, cái đẹp của các yếu tố nghệ thuật chủ yếu. Khi nhận ra những tín hiệu nghệ thuật quan trọng phải tiến hành giảng dạy cho mạch lạc ý tứ mà câu thơ thể hiện sau đó mới đi bình. Ở đây có rất nhiều cách bộc lộ cách đánh giá trực tiếp của người viết, mượn lời người khác để đánh giá, nhập vào tác giả mà suy luận, nhập vào nhân vật trữ tình mà tưởng tượng, liên hệ với các câu thơ, bài thơ khác để thấy những nét độc đáo riêng ... Tuy nhiên dù cách nào cũng vậy lời bình phải phù hợp với lời giảng trước hoặc sau đó, giảng có sâu sắc thì lời bình mới tâm đắc. Nếu giảng hời hợt, chưa tới, dù có bình tâm huyết đến mấy cũng sẽ thiếu sức thuyết phục, người đọc sẽ không tin vào những lời bình rộng như thế. Thêm nữa, lời bình thể hiện rõ nhất ở giọng điệu, cảm xúc, thái độ, độ tinh nhạy của mĩ cảm. Cho nên nó mang dấu ấn cá nhân người viết rất đậm. Người được xem là có chất văn, hồn văn hay không chủ yếu thể hiện ở những lời bình văn này. VD: Ngữ văn 9 tiết 46 – tuần 10 Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu Cảm nhận của em về ba câu thơ cuối bài. “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”. - Giáo viên giảng bình: Bức tranh tình đồng đội hiện lên với cái mảng màu nền hoang vắng, bảng lảng, hun hút tối: 14
  15. “Đêm nay, rừng hoang sương muối” một câu thơ mà gói gọn đầy đủ thông tin:- Thời gian đêm. - Không gian rừng - Đặc điểm “Hoang”  vắng u ám, mịt mùng bí ẩn và đầy nguy hiểm. - Thời tiết sương muốilạnh buốt, tê tái. Cái mịt mùng của đêm tối càng được tô đậm thêm bởi sự “hoang” rập rình những nguy hiểm từ đại ngàn âm u, bởi sự tĩnh lặng buốt giá bưng bít của sương muối. vậy mà, từ trong màn đêm mịt mùng ấy, một ngọn lửa đã được thắp lên, bùng cháy và toả sáng ngọn lửa của tình đồng chí: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Nếu thay cụm từ “Đứng cạnh bên nhau” bằng một cụm từ khác, ví như : “Hai chúng ta chờ giặc tới” ,hay “Anh và tôi chờ giặc tới”, hẳn, câu thơ cũng chẳng có gì đặc biệt và cũng chẳng có ngọn lửa nào được thắp lên. Thế nhưng tác giả đã dùng “Đứng cạnh bên nhau” chứ không phải là một cụm từ nào khác để tái hiện hình ảnh “Chờ giặc tới” của hai anh vệ quốc quân. Cái ánh sáng toả ra từ ấy, cái hơi ấm cũng toả ra từ ấy – từ cái tư thế “Đứng cạnh” đầy gắn kết, yêu thương, sát cánh chung vai, đồng lòng đồng chí . Đứng cạnh để khẳng định rằng giữa hoàn cảnh khốn khó này, hiểm nguy này, ngoài chiến luỹ không bao giờ cô độc. Và vì thế hai người lính- dẫu trong hoàn cảnh hết sức éo le, khốn đốn hiểm nguy- vẫn giữ vững tư thế hiên ngang, tự tin, chủ động “ chờ giặc tới”. Cái không gian mịt mùng tối tăm kia từ phía kẻ thù bỗng chốc trở thành đồng loã chỉ vì một từ “ chờ”. Tính chất vị trí nguy hiểm, đe doạ không còn, thay vào đó là tính “đặc địa’, “ lợi thế’. Rừng hoang sương muối trở thành chiếc bình phong hữu hiệu để hai người lính ẩn náu mai phục sẵn sàng xông lên tiêu diệt kẻ thù. Câu thơ cuối cùng thực sự đã chắp cánh cho tình đồng chí thăng hoa: “ Đầu súng trăng treo”. Súng tượng trưng cho chiến tranh- trăng tượng trưng cho hoà bình. Hai sự việc ấy nếu có mặt đặt cạnh nhau thì chỉ có thể trong tư thế đối lập. Vậy mà ở đây trăng và súng hoà quện với nhau tạo nên một hình ảnh thơ mộng, lung linh kỳ ảo và lãng mạn siêu thực về người chiến sĩ cách mạng. Cái lạnh lẽo tối tăm của câu thơ thứ nhất đã tan biến, cái tâm lý căng não, giương cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cũng đã tan biến, chỉ còn lại một niềm bay bổng, phiêu du, thăng hoa, bát ngát. Ở đây chỉ duy nhất là sự tự do bay lượn của tâm hồn niềm lạc quan chờ đợi bay bổng. Hai người chiến sĩ trong một khoảnh khắc (có thế rất ngắn ngủi rất thoáng qua) đã cho phép mình được thả lỏng, được bay bổng với giấc mơ hoà bình. Đấy mới là đỉnh cao nhất của tình đồng chí. Bởi vì tình đồng chí đâu chỉ giúp người ta thêm ý chí chiến đấu, Cao cả hơn và nhân văn hơn, tình đồng chí giúp người chiến sĩ quên đi chiến tranh, quên đi gian khổ, để bay bổng với niềm ước mơ và khát khao hoà bình. Có thể nói, cuốn theo hồn thơ Chính Hữu “ Đồng Chí” 15
  16. đối với người đọc còn đó và mãi mãi còn đó như một minh chứng cho một qúa khứ hào hùng gắn liền với một miền đất, một đoàn quân, cho một hồn thơ tráng lệ và lãng mạn đến tận cùng. Ví dụ: Ngữ văn 9 Tiết 56,57 Tuần 12 bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt. Bình giảng nhan đề Bếp lửa. Cái bếp lửa là hình ảnh quen thuộc với bất kỳ con người nào trên trái đất này ngay cả khi các công nghệ khí đốt hiện đại ra đời thì cái bếp lửa bập bùng vẫn luôn truyền vào tim mỗi con người hơi ấm tự nhiên kỳ diệu và hạnh phúc. chiếc bếp lửa với tư cách độc lập cùng ý nghĩa nguyên thuỷ của nó đã là biểu tượng của tình yêu thương. Vậy nên, khi nhà thơ Bằng Việt chọn cái tên Bếp lửa cho thi phẩm của mình người ta đã biết đó là bài thơ về tình yêu hạnh phúc. Và ở đây là tình yêu của hai bà cháu. Tình yêu bà cháu muôn đời vẫn là tình yêu cao cả nhất, độ lượng nhất và tuyệt đối nhất: hy sinh tuyệt đối cho tuyệt đối ( từ người bà) và đón nhận tuyệt đối ( từ người cháu) . Tấm lòng tình yêu mà bà dành cho cháu đều ngả ngón trong cái bếp lửa . Có thể nói, bếp lửa trở thành hình tượng quán xuyến trong bài thơ. Cái bếp lửa – nơi bà nhóm lên, dập đi hàng ngày cũng là nơi bà để lộ tất cả sự quan tâm, săn sóc cháu. Bếp lửa là tình bà nồng ấm , bếp lửa là tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với kỷ niệm quá khứ đời bà.Ngày ngày, bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và mọi người. Bếp lửa hay là chính trái tim của bà! Nhà thơ hoàn toàn có thể đặt tên cho thi phẩm của mình là “bà tôi’. Nhưng hai từ bà tôi không thể hiện được gì cả. Bếp lửa mới chính là một tựa đề đắt giá. Bếp lửa là tình yêu, cất giữ tình yêu và là khởi nguồn của tình yêu. Hơn thế nữa, bếp lửa là nơi ủ giữ ngọn lửa tình yêu và lưu truyền tình yêu từ thế hệ này sang thế hệ khác.Có lẽ thế mà bốn mươi bốn năm qua, “Bếp lửa” vẫn được đọc nhiều, yêu nhiều. Đó là vinh dự của nhà thơ khi thi phẩm của mình thực sự sống trong lòng độc giả. Ví dụ 3: Ngữ văn 9 tiết 111-112 văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải. Viết lời bình cho haikhổ thơ sau: “Ta làm con chim hót .................................. Dù là khi tóc bạc”. Giáo viên bình. Từ niềm say mê giao cảm với thiên nhiên, nhân vật trữ tình vươn tới một khát vọng hoá thân – hoá thân thành một bộ phận của thiên nhiên - cuộc đời, hoá thân để giao cảm viên mãn nhất và tuyệt đối nhất, làm con chim để “hót vang trời”, làm một nhành hoa để tô điểm hương sắc đất trời, làm một nốt trầm êm dịu để hoà vào bản nhạc xuân tưới mát vạn vật, tất cả đều quá nhỏ bé, quá bình dị nhưng lại đầy hữu ích với cuộc đời, khát vọng hoá thân ấy tươi đẹp và đáng trân trọng biết bao. Điệp từ “Ta” được lặp lại ba lần như thể muốn khẳng định thêm điều tâm niệm ấy, ước muốn trong trẻo ấy. Và ở câu thơ cuối, khi nhà thơ không viết là “ta là một nốt trầm” mà 16
  17. “ta nhập vào hoà ca một nốt trầm”, thì lúc này, nhân vậy trữ tình không dừng lại ở khát vọng nữa, mà thực sự đã hoá thân theo khát vọng của mình.Nhà thơ viết những câu thơ này khi đang nằm trên giường bệnh chờ đến giây phút cuối cùng của vòng quay “sinh – lão – bệnh – tử”. Trong cái giây phút ấy, người ta đã không nghĩ đến cái chết mà nghĩ tới sự hoà nhập trọn vẹn vào vạn vật vũ trụ là đã đạt đến cõi Niết Bàn rồi, đã giác ngộ viên mãn rồi. Đến khổ thơ thứ năm, một cảm xúc mùa xuân mới mẻ độc đáo đã hình thành đầy đủ và có tên gọi riêng rất giàu sức gợi cảm “Mùa xuân nho nhỏ”. Vâng! “Mùa xuân nho nhỏ” ấy đã: “Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” Đúng thế, nhân vật trữ tình đã hoá thân thành “Một mùa xuân nho nhỏ”- một mùa xuân với bản năng dâng hiến, bản năng hi sinh, bản năng tô đẹp cuộc đời cho đất nước mãi mãi đẹp tươi. Các từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ”, nghệ thuật đảo ngữ “lặng lẽ dâng” thể hiện tình cảm chân thành khiêm tốn của tác giả. Điệp ngữ “Dù là” làm nổi bật sự tha thiết, vần thơ như một lời thề giữ trọn vẹn lẽ sống từ tuổi hai mươi- sung sức tươi trẻ hay “tóc bạc”- già cỗi, yếu ớt, xế bóng mãn chiều. Con người-mùa xuân ấy vẫn không ngừng dâng hiến, không ngừng trút toàn bộ sức lực, tình yêu, trí tuệ phục vụ cho cuộc đời một cách lặng lẽ đầy say mê, hân hoan tự nguyện. Có thể nói, hai khổ thơ như một bức thông điệp chân thành sâu sắc được cất lên từ tâm linh của người sắp qua đời gửi tới cuộc sống, tới mỗi người. Bức thông điệp ấy đáng được đón nhận, đáng trân trọng và ngợi ca. Chương III. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. I/ Phương pháp nghiên cứu. - Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau: 1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề thơ và phương pháp giảng dạy thơ trữ tình. 2. Phương pháp điều tra quan sát: Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thưc tế dạy học. 3. Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. - Tìm hiểu thực trạng việc dạy học của giáo viên qua các bài thơ trữ tình trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS. 4. Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên trong tổ KHXH về vấn đề dạy Ngữ văn nói chung và dạy thơ trữ tình nói riêng. 5. Phương pháp thực nghiệm: 17
  18. Tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các ý kiến đóng góp về phương pháp giảng dạy thơ trữ tình từ đó điều chỉnh cho hợp lý hơn. II/ Kết quả nghiên cứu. Thực tế qua gần 2 năm nghiên cứu thơ và phương pháp giảng dạy thơ trữ tình tôi dã áp dụng phương pháp giảng dạy thơ trữ tình vào môn Ngữ văn lớp 7 bài 13 tiết 53, 54 “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. 1) Mục đích thực nghiệm: - Ứng dụng phương pháp giảng dạy thơ trữ tình vào bài - Kiểm tra khả năng tiếp thu cảm và hiểu của học sinh - Từ đó kiểm chứng tính khả thi của những giải pháp trên về giảng dạy thơ trữ tình. 2) Nội dung thực nghiệm: - Tiết 53, 54 văn bản “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1- Kiến thức: - Giúp học sinh cảm thụ được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Những tình cảm quê hương đó chính là cơ sở của tình cảm tạo sức mạnh cho người chiến sĩ trên đường chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ - điệp câu để nối mạch cảm xúc, biểu hiện cảm xúc bình dị. 2- Kĩ năng: - Luyện cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm bài thơ. Từng bước khai thác giá trị của tác phẩm, qua đó thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ ở các chi tiết đời thường và giản dị. 3- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu gia đình, tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước. B- CHUẨN BỊ. SGK, SGV, Ngữ văn 7 (tập 1), giáo án. - Vẽ tranh minh hoạ (sgk), ảnh chân dung Xuân Quỳnh, tập thơ “Hoa dọc chiến hào” và “Sân ga chiều em đi”. C- PHƯƠNG PHÁP: Dạy theo phương pháp kết hợp giữa đọc sáng tạo gợi tìm và đặt câu hỏi, giảng bình. D- TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 18
  19. - ổn định. - Kiểm tra bài cũ. - Bài mới. - Giới thiệu bài để tạo sự hứng thú cho HS tôi đưa ảnh chân dung Xuân Quỳnh cho cả lớp xem và giới thiệu: “Thế là đã được gần 20 năm kể từ ngày Xuân Quỳnh rời xa trần thế. Cái ngày 29/8 định mệnh năm 1988 ấy mãi in sâu vào trong trái tim những người yêu thơ chị một nỗi buồn da diết đớn đau. Vâng! Gần 20 năm nhưng hình ảnh người nữ sĩ tài hoa, nhân hậu ấy không ai có thể quên. Nhắc đến chị người ta thường nói đến những bài thơ tình cháy bỏng yêu thương. Nhưng trong tân hồn người phụ nữ đa cảm mãnh liệt ấy có một góc không mạnh mẽ, không sôi nổi mà sâu lắng thiết tha là tình yêu cuộc sống. “Tiếng gà trưa” là một trong những bài ca cuốc sống. Có thể không phải là bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh nhưng “Tiếng gà trưa” hội tụ cái chất Xuân Quỳnh: giản dị và hiền hậu mà hôm nay cô cùng các em tìm hiểu”. I/ Tìm hiểu tác giả tác phẩm: (?) Dựa vào chú thích SGK trình bày 1) Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - những nét cơ bản về tác giả Xuân 1988). Quỳnh. - Quê ở La Khê ven thị xã Hà Đông, - Định hướng cho HS trả lời, GV bổ tỉnh Hà Tây. sung: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về - Là một trong những nhà thơ nữ xuất những tình cảm gần gũi, bình dị trong sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những - Tác phẩm chính: “Hoa dọc chiến dung cảm sâu xa và khát vọng chân hào”; “Hoa cỏ may”; “Sân ga chiều thành của một trái tim phụ nữ đằm em đi”; “Tự hát”… thắm, thiết tha nhân hậu. (?) Bài thơ ra đời vào thời kỳ nào? 2) Tác phẩm: Bài thơ ra đời vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). GV mở rộng Như nhiều tác phẩm đương thời, thơ Xuân Quỳnh cũng hướng vào chủ đề bao trùm của cả nền văn học lúc ấy là lòng yêu nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu. Nhưng trong bài thơ này, cũng như nhiều tác phẩm khác của mình, Xuân quỳnh khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị, những kỉ niệm của chính mình, để từ đó góp vào 19
  20. những tình cảm chung của thời đại. Xuân Quỳnh mất mẹ từ lúc còn chưa biết đội khăn tang, người cha lại thường vắng nhà đi làm xa lên hai chị em xuân Quỳnh sống với bà suốt cuộc đời thơ ấu. Qua những chi tiết sinh hoạt đời thường, bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi lại một cách cảm động những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ và tình cảm hai bà cháu. 3) Đọc - chú thích: - Đọc GV giới thiệu cách đọc: - Nhịp: 3/2; 2/3 nhấn mạnh điệp câu - điệp ngữ, tiếng gà trưa ở đầu các đoạn 2, 3, 4, 7. - Chú ý giọng đọc vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ - trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê. GV cùng HS đọc toàn bài từ 1 đến 2 - Giải thích từ khó theo ba chú thích lần. GV nhận xét cách đọc của HS . trong SGK. - GV bổ sung thêm: + Gà mái mơ: Gà mái lông màu hoa mơ, vàng nhạt xen trắng lốm đốm. II/ Phân tích bài thơ: (?) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 1) Thể thơ: Thơ ngũ ngôn trữ tình, có - GV mở rộng nhân vật trữ tình. một số câu 3 tiếng. - Nhịp chủ yếu 3/ 2 hoặc 2/ 3 hoặc 1/ (?) Nhận xét về nhịp và vần thơ. 2/ 2. - GV tích hợp với bài thơ “Đêm nay - Vần khá phong phú linh hoạt: Vần Bác không ngủ” của Minh Huệ chân, bằng, trắc; vần liền, bằng, cách… 2) Phân tích bài thơ: - Nghe thấy tiếng gà nhảy ổ (?) Theo em cảm hứng của tác giả “Cục…cục tác cục ta”. được khơi gợi từ sự việc gì? - Khi tác giả dừng chân trong một xóm (?) Tác giả nghe thấy âm thanh nhỏ giữa chặng đường hành quân “cục…cục tác cục ta” trong hoàn cảnh nào? GV diễn giải 2 câu đầu là những dòng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2