Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening
lượt xem 3
download
Dạy học bằng công nghệ thông tin tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên: Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian hướng dẫn kiểm tra nhiều hơn. Với học sinh, việc sử dụng đồ dùng hiện đại sẽ thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập, giúp các em tự tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo một cách phong phú và đa dạng, tạo nguồn cảm hứng, sự say mê học tập của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiến trình lịch sử dạy học, cách truyền đạt kiến thức đầu tiên và sơ khai nhất là phương pháp truyền khẩu: thầy nói, trò nghe và làm theo. Phương tiện dạy học chính lúc bấy giờ chỉ là lời nói. Theo thời gian, các đồ dùng hỗ trợ dạy học ra đời tiếp theo là: sách, vở, phấn viết và bảng. Các đồ dùng dạy học này được sử dụng trong một thời gian khá dài qua nhiều thế kỷ. Rồi đến sự ra đời của những đồ dung dạy học khác như cassette và máy đèn chiếu trong thế kỷ trước. Sự bùng nổ của kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI dẫn đến sự xuất hiện một phương pháp dạy học hoàn toàn mới, đó là dạy học bằng máy tính (giáo án điện tử GAĐT). Theo một nghĩa tương đối: dạy học bằng máy tính là một hình thức dạy học tiên tiến và do khả năng lưu trữ, tích hợp, thể hiện thông tin nhanh, đa dạng, cho phép đẩy mạnh sự tương tác giữa thầy và trò, dẫn đến sự thay đổi sâu xa về hình thức của dạy và học. Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục Đào tạo đã yêu cầu: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” (Trích Chỉ thị số 29/2001/CTBGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục). Trong “ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015– 2016”, Bộ GD & ĐT Bộ GDĐT xác định 2015 2016 là "năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)", một trong những nhiệm vụ trọng tâm về CNTT trong năm học này là: "Triển khai chương trình công nghệ giáo dục: xây dựng hệ thống các công cụ tạo lập và quản lí bài giảng điện tử, hệ thống E-Learning, qui trình soạn bài giảng, các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm thí nghiệm ảo; ... tổ chức chủ đề "CNTT đổi mới phương pháp dạy và học" trên website, tổ chức giáo viên tham gia diễn đàn giáo dục để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm". 1
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Bộ GDĐT đã đạt mục tiêu đến tháng 122008 kết nối mạng Internet và triển khai mạng giáo dục (www.edu.net.vn) đến tất cả các sở GDĐT và cơ bản phủ Internet đến các trường học cả nước. Đây chính là cho ngành giáo dục (GD) triển khai mạnh hơn những tiện ích của CNTT trong những năm kế tiếp. Ngành GD & ĐT Hà Nội đã đi trước trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, mà một trong những trọng tâm là đẩy mạnh việc dạy và học bằng bài giảng điện tử ở tất cả các bộ môn trong các cấp học từ mầm non tới đại học. 2
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Phần thứ hai GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận : Luật giáo dục 2015 ( điều 5) quy định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định của số 16/2006/ QĐ BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Phải phát huy tính tực cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh ”. Trong Chỉ thị số 29/ 2001/ CT BGD & ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 20012005, Bộ Giáo dục Đào tạo yêu cầu: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học ”. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 về CNTT, Bộ GD & ĐT phát động lấy năm học 20152016 sẽ là năm học "Công nghệ thông tin" và xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm về CNTT trong năm học này là: "Triển khai chương trình công nghệ giáo dục: xây dựng hệ thống các công cụ tạo lập và quản lí bài giảng điện tử, hệ thống E-Learning, qui trình soạn bài giảng, các phần mềm hỗ trợ dạy học, phần mềm thí nghiệm ảo; ...tổ chức chủ đề "CNTT đổi mới phương pháp dạy và học" trên website, tổ chức giáo viên tham gia diễn đàn giáo dục để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm". II. Cơ sở thực tế : 3
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Theo tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn và hành động" (từ ngày 59/10/1998 tại Paris do UNESCO tổ chức) đã dưa ra một hệ thống phân loại các mô hình giáo dục theo hướng phát triển: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động Máy tính cá nhân Kiến thức Nhóm Thích nghi PC + mạng Như vậy, Việt Nam đang dần chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin, mà trong mô hình thông tin chủ yếu là máy tính cá nhân kết hợp với mạng LAN, WAN hoặc INTERNET. Chương trình hoạt động của Asia and the Parcific Programme of Educationnal Innovation for Development (APEID) của UNESCO chuẩn bị cho giai đoạn 2002 – 2007 nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng ICT (Information and Communication Technologies for Educational Innovations) để đối mới giáo dục. Như vậy việc sử dụng ICT hỗ trợ quá trình dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện thực tế của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay, các phương tiện dạy học sau đây đang được sử dụng: Projector giảng bài giảng bài với phần mềm Powerpoint, máy chiếu đa vật thể. Phần mềm hỗ trợ bài giảng, phần mềm dạy học. Công nghệ kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính. Sử dụng mang Internet để thu thập tài liệu và dạy học. Phương tiện truyền thông media; đài, băng đĩa CD,… Dạy học với các phương tiện hiện đại trên có những ưu điểm sau: GV chuẩn bị bài dạy một lần có thể sử dụng được nhiều lần. - Các phương tiện hiện đại tạo ra cơ hội để giáo viên trình bài bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại - HS học không bị thụ động, có nhiều thời gian để thực hành luyện tập. Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông, qua thực tế của những năm học gần đây, đều có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt. Sử dụng CNTT như một thiết bị dạy học sẽ góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học môn học một cách hiệu quả nhất. 4
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening III. Lý do chọn đề tài: Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GDĐT còng nh của Sở GDĐT Hà Nội, nhận thức được việc ứng dụng CNTT, sử dụng CNTT trong đổi mới phương pháp DH là một trong những nhiệm vụ cần thiết và chắc chắn sẽ là yêu cầu bắt buộc trong nhà trường phổ thông một vài năm tới tôi đã mạnh dạn thực hiện ứng dụng CNTT trong sử dụng các phần mềm để thiết kế lại các file âm thanh trong các tiết dạy Listening của năm học 2014 – 2015. Để giảng dạy giờ Listening được thuận lợi, các giáo viên cần sử dụng triệt để CNTT, điều này không phải giáo viên nào cũng thành thạo. Vì tư liệu cho Listening của bộ môn tiếng Anh là những đĩa CD sử dụng trong nhiều năm không tránh khỏi sự xước sát, cũ hỏng. Vì thế, trong quá trình dạy học cho môn môn mình giảng dạy. Nguồn tư liệu mà tôi sử dụng giảng dạy học HS rất phong phú. Đó là những đoạn tapescripts có sẵn trong đĩa CD đã được chỉnh sửa, thiết kế lại cho phù hợp với bài và đặc biệt là luôn cập nhật với bài giảng điện tử dùng trong Powerpoint . Trong giờ Listening, giáo viên thường phải tua lại băng, đĩa nhiều lần, vừa mất thời gian lại gây nhàm chán trong học sinh. Chỉ cần thao tác cắt chỉnh đơn giản, giáo viên sẽ thiết kế được đoạn audio clip theo ý mình rồi ghi ra đĩa CD để dùng với radio cassette không cần thao tác tua bài nhiều lần. Đặc biêt là khi sử dụng bài giảng điện tử dùng Powerpoint để tạo các slide trình chiều phù hợp, đẹp mắt hay các đoạn clip karaoke cho tiết dạy bài hát sẽ gây hứng thú bất ngờ cho HS. Qua thực tế áp dụng tại trường, tôi thấy phần lớn các em đều rất thích thú và học tập sổi nổi, nhất là khi những hình ảnh, video clip được sử dụng trong các giáo án điện tử cập nhật thực tế. Hiệu quả của giờ học nghe tăng lên rõ rệt, sự chú ý của HS vào bài giảng cũng được nâng cao. Ứng dụng CNTT nói chung, trong đó có các phần mềm hỗ trợ dạy học chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường và là hướng đi đúng đắn trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành GD & ĐT hiện nay. IV. Mục tiêu: Thực tế cho thấy tất cả giáo viên, CBCNV đều có thể dùng Tin học trong công tác của mình. Cụ thể: bộ phận văn phòng dùng Tin học trong việc quản lý nhân sự, quản lý tài chính, hồ sơ, sổ sách... Giáo viên dùng Tin học để làm đề kiểm tra, đề thi, lập bảng điểm, và cao hơn nữa là dùng máy vi tính và các phần mềm cần thiết để thiết kế giờ dạy (soạn giáo án điện tử) và thực hiện giờ dạy 5
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening trên lớp với sự hỗ trợ tối đa của các thiết bị hiện đại như projector, overhead,camera, máy tính, máy scan, ti vi, đầu máy, đầu ghi... Tôi khẳng định rằng nếu tiết học nào giáo viên cũng sử dụng những thiết bị hiện đại thì chất lượng học tập của học sinh sẽ có kết quả tốt nhất.Những giờ học trong các phòng Nghe Nhìn với rất nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa đẹp mắt, sinh động đã làm cho học sinh hứng thú, say mê học tập. Cùng một thời lượng như nhau nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng các em thu nhận được lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc và chắc chắn hơn. Thời gian rèn luyện của các em nhiều hơn, các kỹ năng thành thục hơn. Bản thân tôi, với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, đã thực hiện ứng dụng CNTT triệt để trong mọi việc chỉnh sửa thiết kế đĩa CD, xây dựng nhiều giáo án Powerpoint để học sinh trường tôi được lên phòng nghe nhìn ở tất cả các giờ tiếng Anh. Đồng thời, qua đề tài này tôi có thể trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT với các đồng nghiệp khác để việc sử dụng CNTT tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến quá trình cải tiến phương pháp dạy học trong thực tế hiện nay. Các phương pháp thực tế khi thực hiện nghiên cứu: Phỏng vấn học sinh trước và sau tiết dạy. Sử dụng bảng biểu đối chiếu theo dõi việc học của học sinh trên lớp. Thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm. Kiểm tra chất lượng sau giờ học. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để rút kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm đồng nghiệp. 6
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening V. Các cách ứng dụng : 1. Nguồn khai thác file âm thanh trên Intenet: 1.1. Khai thác các file âm thanh tại thư viện trực tuyến Violet: Cách tìm kiếm các file âm thanh trong các bài nghe của bộ môn Tiếng Anh trong Thư viện trực tuyến Violet: Tại địa chỉ: http://tulieu.violet.vn người dùng có thể tìm thấy tất cả những file âm thanh trong các bài nghe của SGK và rất nhiều tư liệu khác có liên quan đến bài giảng . Tại trang “Thư viện tư liệu”, chọn môn Tiếng Anh để tìm kiếm tư liệu cần tìm. Sau khi tìm được tư liệu, nếu chỉ xem thì không cần phải đăng nhập thành viên nhưng nếu muốn tải về (download) hoặc gửi lên (upload) các tư liệu trong thư viện thì cần phải đăng ký thành viên. Sau khi đã đăng kí thành viên có thể download hoặc upload tư liệu dễ dàng (giống như các cách thông dụng). Khi đã download tư liệu về máy tính của mình, sẽ không phải xử lý gì thêm mà có thể sử dụng ngay. Khi tìm tư liệu trong thư viện, nên sử dụng từ khóa để tìm kiếm bởi như vậy sẽ tìm được nhanh hơn, nhiều tư liệu phong phú hơn, thậm chí có cả những tư liệu ở các môn học khác nhưng cùng loại. Ví dụ: Cần tìm bài nghe Unit 12-lớp 7 ta vào trang: http//tulieu.violet.vn Tại dòng tìm kiếm ta đánh Unit 10Liten, cồi click vào ô tìm, sẽ được kết quả như sau: Tại đây, ta dùng chuột để xem các tư liệu theo ý muốn bằng cách nhấp đúp chuột vào tên tài liệu để xem, nghe cụ thể. 7
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Nếu tài liệu dùng được và bạn đã có tài khoản tại trang tư liệu thì tải về bằng cách dùng chuột nhấp vào dòng chữ , nếu chưa có tài khoản tại trang thư viện tư liệu thì nhấp chuột vào dòng Nếu không đăng ký thành viên vẫn có thể được tư liệu tại trang thư viện tư liệu bằng cách nghe tư liệu cần dùng rồi ghi âm lại theo hướng dẫn tạo mục 1.1.2.3.. 1.2. Khai thác các file âm thanh tại Websit: http://baamboo.com Tại website này chóng ta có thể tìm thấy những file nhạc nền, các bài hát và các tư liệu âm nhạc khác có liên quan đến bài giảng . Khi tìm tư liệu ta sử dụng từ khóa để tìm kiếm bởi như vậy sẽ tìm được nhanh hơn, nhiều tư liệu phong phú hơn, thậm chí có nhiều dạng tư liệu khác nhưng cho cùng thể loại. Đây là giao diện của trang web: Tại dòng tìm kiếm ta đánh nội dung rồi ấn Enter hoặc Click vào ô Ví dụ: Cần tìm bài hát hay bản nhạc Auld Lang Syne (Bài Listen Unit 8 – Tiếng Anh 9) ta được kết quả như sau: 8
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Tại đây, ta dùng chuột để xem các tư liệu theo ý muốn bằng cách nhấp đúp chuột vào tên tài liệu để nghe cụ thể. 1.3. Khai thác lời bài hát tại Website: http://www.loidich.com Truy nhập vào địa chỉ trên, sẽ có giao diện như sau: Sau đó, ta đánh tên bài hát cần tìm lời vào ô: Ví dụ: Tìm lời bài hát Auld Lang Syne (Bài Listen Unit 8 – Tiếng Anh 9) ta được kết quả như sau: 9
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Tại đây, ta dùng chuột để xem các tư liệu theo ý muốn bằng cách nhấp đúp chuột vào tên tài liệu để xem cụ thể: Muốn download ta click vào hoặc về máy tính cá nhân. Lời bài hát xuất hiện phía dưới. 10
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Muốn copy lời bài hát ta dùng chuột bôi đen đoạn cần copy, sau đó ấn chuột phải chọn Copy: Rồi ta mở văn bản Word và ấn Ctrl + V để dán đoạn bài hát đó: 11
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 2. Ứng dụng các phần mềm xử lí file âm thanh 2.1. Phần mềm xử lí file âm thanh JetAudio 7.0.0 2.1.1. Giới thiệu chung về JetAudio 7.0.0 : Jet Audio 7.0.0 là một phần mềm tích hợp các chức năng giải trí. Nó không chỉ có khả năng chơi các định dạng âm nhạc khác nhau mà còn có một số chức năng chính như là in file nhạc CD, ghi âm file nhạc, và chuyển đổi giữa các định dạng file nhạc khác nhau. JetAudio là một chương trình xem phim, nghe nhạc khá phổ biến,ngoài ra nó còn có chức năng chuyển đổi các định dạng file multimedia. Bên cạnh những tính năng chuyên biệt trên, bạn còn có thể tạo ra hệ thống phát song riêng bằng việc kết nối với Jet Cast. Phiên bản này không những vượt qua mọi giới hạn của một chương trình nghe nhạc mà còn có thêm những tính năng phụ trội. Jetaudio nâng cao việc chỉnh sửa Tag, skin… Ngoài ra, nếu bạn upgrade lên phiên bản Plus, bạn có chức năng convert sang MP3, Mp3Pro…. Giao diện của JET AUDIO 7.0.0 : Ngoài ra, để biến nó thành chương trình có chức năng xử lý đủ định dạng file nhạc thông dụng nhất, nên tìm và download codec pack trên mạng (hoàn toàn free) 12
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 2.1.2. Cài đặt JetAudio 7.0.0 : Tận dụng chức năng của JetAudio để khỏi phải nhờ đến những chương trình khác. Các bạn nên cài jetAudio phiên bản mới nhất để được hỗ trợ nhiều định Dạng file hơn, có thể tìm mua ở các cửa hàng đĩa CD tin học hoặc download trực tiếp từ trang web http://www.jetaudio.com . Ta cũng có thể Download phần mềm JetAudio tại link sau: http://www.brothersoft.com/jetaudio72152.html bằng cách click vào dòng download sẽ được màn hình sau: Tại đây click vào dòng chữ sau đó chọn địa chỉ lưu file rồi clich OK. Cài đặt vài chạy chương trình : Click đúp tại biểu tượng chương trình Chọn nút tại giao diện sau để cài đặt chương trình: 13
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Click chuột tại trong màn hình như sau: Chọn nút tại các giao diện tiếp theo: 14
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Chọn nút tại giao diện sau để cài đặt: Chọn nút để hoàn thành cài đặt: Khởi động JetAudio từ biểu tượng shortcut trên desktop hoặc : Start Programs JetAudio JetAudio Giao diện chính của chương trình : 15
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening 2.1.3. Ghi âm với Jet Audio Cách 1 : Ghi âm với Jet Audio rất đơn giản, không phức tạp, và dễ thao tác. Mở Jet Audio, tại giao diện chính của JetAudio Chọn nút sẽ được cửa sổ hiện hành Chọn chế độ thu âm, tên file, folder chứa file rồi click vào nút để bắt đầu. Khi kết thúc click chute tại nút để kết thúc, mở lại file vừa thu để kiểm tra. 16
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Cách 2: Sau khi mở ra Jet Audio, click vào Convert – Convert Audio Ta chọn Run Audio Mixing Recorder. Tìm hiểu cửa sổ Mixing recorder (từ trên xuống). Status: Để phân phối âm thanh cho đều giữa Microphone và nhạc nền từ back ground. Recording: Điều khiển, cân bằng âm thanh giữa Microphone và Background…. Còn có các tùy chọn: Chơi nhạc nền khi bắt đầu ghi âm/ Bật Microphone ngay khi bắt đầu ghi âm … Target: Là file muốn tạo khi ghi âm, ta chọn nơi muốn save file, tên muốn đặt. Đồng thời, ta cũng có thể chọn định dạng, bitrate . 17
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Background Music: Nhạc nền giao diện, bảng điều khiển của nó gần giống với bảng Trimmer để chọn nhạc nền, và cắt, ghép tùy ý . Microphone: Nơi cài đặt, thiết lập cho Microphone. Điều chỉnh volume, fade out, fade in….. 2.1.4. Thay đổi định dạng file audio và video với Jet Audio: Bước Có nhiều công cụ chuyển đổi các dạng âm thanh hay video trong khi phần mềm JetAudio đã có sẵn chức năng này. Không chỉ chuyển đổi định dạng đơn thuần mà chương trình còn cho phép chọn lựa chất lượng hay dung lượng file tạo ra. Trước hết 1:Mở Jet Audio Click vào Convert – Convert Audio Bước 3: Lúc này cửa sổ của khung Convert Audio đã được mở ra. Bạn chọn Add Files, tìm đến file bạn cần convert : 18
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Bước 4: Ở phần đặt tên, ta giữ nguyên tên, (Source File name), ngay dưới khung đặt tên, có hai lựa chọn: Có thể save file đã được convert ngay tại folder file gốc, hoặc có thể chọn nơi save dành riêng cho file theo ý (ở đây tôi chọn Desktop cho dễ làm việc) Bước 5: Ô Output Format, chính là định dạng file mà ta muốn convert nó thành. Khi click vào mũi tên đổ xuống, bạn sẽ thấy có rất nhiều lựa chọn về định dạng. Ở đây, tôi chọn định dạng Windows Media Player 9. Khi click vào ô Config, sẽ đến cửa sổ chọn bitrate cho bài hát. (theo yêu cầu bitrate >=64 Kbps và
- Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening Bước 6: Lúc này, chỉ cần ấn nút start, chương trình sẽ bắt đầu quá trình convert file nhạc. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cách convert một file nhạc bất kỳ về định dạng theo yêu cầu từ định dạng và bitrate. Việc chuyển đổi định dạng các file video cũng thực hiện tương tự như Convert Audio.Ở mục Target File bấm vào nút Output Settings để chọn nhiều định dạng file hơn. Trong hộp thoại Output Settings, bấm chọn tùy chọn Use Define để thay đổi định dạng cũng như các thông số của định dạng đó. Cuối cùng, ta bấm Start để việc chuyển đổi định dạng video được bắt đầu. 2.1.5. Chỉnh sửa file âm thanh ( CUT ) với Jet Audio : Một đoạn nhạc trong bài cần CUT ra để trộn, ghép, hay đưa vào slide, vậy phải làm thế nào? Jet Audio sẽ trả lời giúp câu hỏi này. Bước Mở Jet Audio Click vào Convert – Convert Audio 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Tin học lớp 6
21 p | 136 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Thủ thuật dạy thành ngữ tiếng Anh (Idioms) trong ôn thi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Yên Thế
40 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài kinh nghiệm sử dụng phương pháp trò chơi vào tiết luyện tập môn Hóa học ở trường THCS
24 p | 168 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 89 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
20 p | 40 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp thu hút và tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đọc - hiểu văn bản môn Ngữ văn lớp 9
46 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy Post-speaking trong tiết dạy kỹ năng nói môn tiếng Anh THCS
18 p | 58 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 khi học Hình học
19 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học Địa lí 9
24 p | 61 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hằng đẳng thức & hệ thức Vi - ét đảo, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
17 p | 48 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp tổ chức một số hoạt động thư viện ở trường THCS Lý Tự Trọng TP Tam Kỳ
46 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn hình học 8
13 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một vài giải pháp quan trọng nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện mỗi ngày đông hơn
17 p | 44 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn