Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần vào việc nâng cao, mở rộng kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng học tập, mà còn có tác dụng kích thích, tạo sự hứng thú trong học tập, tạo sự tự tin, mạnh dạn, làm cho việc học tập nhà trường gắn với thực tế cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của người học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS PHƯƠNG ĐÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN THÔNG QUA BÀI HỌC “AN TOÀN ĐIỆN” Môn: Công nghệ 8 Cấp học: Trung học cơ sở Tên Tác giả: Nguyễn Hữu Hào Đơn vị công tác: Trường THCS Phương Đình Xã Phương Đình - huyện Đan Phượng Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC: 2019 - 2020
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Phương pháp học tập trải nghiệm là cách thức thể hiện thông qua thực tế, lấy HS làm trung tâm, góp phần hoàn thiện bản thân để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Đây là phương pháp rất phù hợp với nội dung chương trình môn Địa lí – vốn luôn gần gũi với cuộc sống. Do đó, nếu kết hợp với học tập trải nghiệm trong môn Địa lí, HS có thể phát triển những hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với những lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho HS. Một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo Dự thảo chương trình mới sau năm 2015 là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí. Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là hình thức học tập gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngoài xã hội, “phá vỡ” không gian lớp học, đồng thời có sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội vào quá trình giáo dục. Đây là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành năng lực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, phát triển năng lực người học. Xuất phát từ những lí do trên đồng thời ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc nỗ lực tìm hiểu, học tập những định hướng mới trong giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy trong nhà trường, tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu: -Góp phần vào việc nâng cao, mở rộng kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng học tập, mà còn có tác dụng kích thích, tạo sự hứng thú trong học tập, tạo sự tự tin, mạnh dạn, làm cho việc học tập nhà trường gắn với thực tế cuộc sống. 1/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của người học sinh. - Nâng cao, mở rộng kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng học tập, mà còn có tác dụng kích thích, tạo sự hứng thú trong học tập, tạo sự tự tin, mạnh dạn, làm cho việc học tập nhà trường gắn với thực tế cuộc sống. 2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu đi sâu nghiên cứu các hình thức và biện pháp tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Giới hạn nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu về nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Địa lí lớp 6 ở trườngTHCS. 2/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” B. NỘI DUNG 1.Thực trạng của vấn đề 1.1 Thuận lợi - Dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo được ngành giáo dục quan tâm chỉ đạo thực hiện từ khâu dạy học đến khâu kiểm tra đánh giá. - Các diễn đàn giáo dục chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm về dạy học trải nghiệm sáng tạo. - Học sinh rất hứng thú khi được học tập theo hướng trải nghiệm sáng tạo 1.2 Khó khăn - Quỹ thời gian dạy – học phải đảm bảo thời lượng, kiến thức, kĩ năng theo quy định. - Chính quyền địa phương, cha mẹ HS nhận thức chưa đầy đủ về chủ trương đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo của Đảng. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động còn thiếu và chưa đồng bộ, nguồn kinh phí hạn hẹp nên gặp nhiều khó khăn trong tổ chức học tập trải nhiệm sáng tạo, trong tiếp cận cái mới. - Đa số HS chưa quen với việc nghiên cứu theo hình thức mới như: dự án, viết báo cáo khảo sát điều tra... Một số học sinh còn bỡ ngỡ, bị xao nhãng, không tập trung khi tham gia các hoạt động thực tiễn. 1.3 Kết quả của HS khi chưa đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức dạy trải nghiệm sáng tạo : Về kiến thức: HS chủ yếu tiếp thu kiến thức theo hình thức đọc chép và ghi nhớ kiến thức bằng việc học thuộc lòng thụ động. Chính vì vậy, HS cảm thấy nhàm chán khi học tập Địa lí. Về kĩ năng: Hầu hết các em còn chưa hiểu rõ về các kĩ năng Địa lí như: quan sát, mô tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng Địa lí, lập những sơ đồ đơn giản, việc thưc hiện còn lúng túng và không đúng cách. Từ thực tế đó, lượng kiến thức các em nhận được rất ít, các kĩ năng chỉ ở mức độ biết. Các kĩ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, tự nhận thức, làm chủ bản thân, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày 1 phút…còn rất nhiều hạn chế. Về thái độ tình cảm: Đa phần học sinh cho rằng đây là môn học thuộc lòng nên các em cảm thấy nhàm chán trong các giờ học. Chính vì vậy, các giờ học chưa đạt được hiệu quả cao. Từ thực trạng đó thì việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí là vô cùng cần thiết để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và việc đào tạo nhân lực trong giai đoạn mới, trong xu thế hội nhập quốc tế. Việc tiếp tục thực hiện đổi mới một cách mạnh mẽ, có hiệu quả các phương pháp dạy học Địa lí là 3/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải được quan tâm và tìm cách giải quyết. 2. Các biện pháp để giải quyết vấn đề 2.1. Xác định nội dung tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo Không phải nội dung nào trong chương trình Địa lí lớp 6 – THCS cũng thích hợp với việc tổ chức học tập trải nghiệm. Nội dung kiến thức phù hợp với học tập trải nghiệm thường là những nội dung gắn với thực tiễn của HS, dễ dàng cho GV xây dựng những tình huống thực tiễn hoặc những tình huống mô phỏng gần giống với thực tiễn cho phép HS trải nghiệm trong các tình huống đó để tự rút ra kiến thức mới. Một số nội dung có thể tổ chức bằng phương pháp học tập trải nghiệm sáng tạo ở chương trình Địa lí 6 như sau: Bài Nội dung tổ chức học tập Tình huống GV xây dựng để tổ chức cho trải nghiệm sáng tạo HS trải ghiệm sáng tạo 1 1. Vị trí của Trái Đất trong - Tổ chức trò chơi "Tôi là ai" để HS xác hệ Mặ Trời; định được vị trí các hành tinh trong hệ Mặt Trời. 2. Hình dạng và kích - HS lắp mô hình hệ mặt trời thước của Trái Đất. 3 2. Đo tính khoảng cách Cho HS sử dụng bản đồ du lịch tỉnh/ thành thực địa dựa vào tỉ lệ phố để xác định khoảng cách trong một tình thước hoặc tỉ lệ số trên bản huống cụ thể. đồ. 4 1. Phương hướng trên bản Cho HS sử dụng bản đồ du lịch tỉnh/ thành đồ. phố để xác định hướng đi trong một tình huống cụ thể 8 2. Hiện tượng các mùa; GV sử dụng các phương tiện học tập trực 9 quan, yêu cầu HS: - Em hãy lí giải về cách mặc trang phục của mình trong một năm hoặc lí giải về cây rau bắp cải, su hào... ở địa phương chỉ có thể trồng được vào mùa đông. 4/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” - Lí giải sự khác biệt về thời gian đi học giữa các mùa cho gia đình? 10 1. Cấu tạo bên trong của - HS làm mô hình cấu tạo của Trái Đất. Trái Đất - GV tổ chức trò chơi "Cặp đôi hiểu nhau" để HS tổng hợp được đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất. 12 1. Tác động của nội lực và - Tham quan thực tế các dạng địa hình được ngoại lực; hình từ kết quả của quá trình nội lực và ngoại lực ở địa phương. 2. Động đất, núi lửa - Thực nghiệm thí nghiệm phun trào núi lửa 13 1. Núi và độ cao của núi; - Tham quan thực tế các dạng địa hình 2. Núi già, núi trẻ; 3. Địa hình caxto và các hang động. 14 1. Bình nguyên; - Tổ chức tham quan thực tế dạng địa hình 2. Cao nguyên; 3. Đồi 17 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí - GV sử dụng các phương tiện học tập trực (khí quyển) quan giúp HS quan sát về cấu tạo của lớp vỏ khí. 23 1. Sông và lượng nước của - Đưa ra các tình huống liên quan tới hiện sông; tượng mực nước sông Hồng thay đổi giữa các mùa trong năm. 2. Hồ - GV sử dụng các phương tiện học tập trực quan giúp HS quan sát về các hiện tượng. 24 2. Sự vận động của nước - GV sử dụng các phương tiện học tập trực biển và đại dương. quan giúp HS quan sát về các hiện tượng (sóng, thủy triều). - HS đóng vai là các hiện tượng tự nhiên: sóng, thủy triều và dòng biển để giới thiệu 5/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” về hoạt động của các đối tượng địa lí. 26 3. Các nhân tố hình thành Đưa ra tình huống về tác động của con đất. người tới quá trình hình thành đất. Trong vai trò là người nông dân địa phương em đã có những tác động như thế nào tới tài nguyên đất. 27 1. Lớp vỏ sinh vật; - Tham quan lớp phủ thực vật trong khuân 2. Các nhân tố tự nhiên viên nhà trường và tại địa phương. ảnh hưởng tới sự phân bố - Tìm hiểu cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở nơi thực, động vật; có điều kiện tự nhiên khác nhau. So sánh về việc trồng cây rau muống ở hai môi trường khác nhau: trên cạn và dưới nước. 3 Ảnh hưởng của con - GV đưa ra vấn đề mà cộng đồng đang người đối với sự phân bố quan tâm cần được giải quyết hiện nay thực, động vật trên Trái Đất. 2.2. Chuẩn bị tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm: - GV tìm hiểu thực trạng xem HS đã được tiếp cận với phương pháp học tập trải nghiệm chưa, HS có hứng thú với phương pháp này không và cách thức tổ chức như thế nào? - Đối với hoạt động trải nghiệm ở môi trường ngoài lớp học, GV cần tìm hiểu kĩ về địa điểm dự kiến tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm. - Các công việc cần chuẩn bị trước khi tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo: định hướng nội dung học tập trải nghiệm sáng tạo, GV cần cung cấp cho HS những thông tin về địa điểm, tài liệu tham khảo, phương tiện, thiết bị, thành phần tham gia... 2.3. Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của hoạt động trải nghiệm 6/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” Xác định mục tiêu bài học giúp GV đảm bảo hướng đi đúng cho HS tập trung vào những kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết. Bên cạnh việc xác định mục tiêu thông thường, GV cần xác định được trong bài học GV sẽ định hướng cho HS phát triển năng lực gì để trong quá trình hoạt động GV có thể đưa HS đi đúng hướng. 2.4. Xác định phương pháp dạy học trải nghiệm thích hợp Việc thực hiện học tập trải nghiệm sáng tạo thường áp dụng các phương pháp sau: + Phương pháp dạy học dự án: có thể tổ chức khá đa dạng trong hoặc ngoài giờ học, giúp GV và HS có thể học tập một cách linh động, hiệu quả tùy thuộc vào bối cảnh địa phương hay bài học. + Phương pháp tình huống: GV đưa ra những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học hình thành tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập. Tình huống là những sự kiện, câu chuyện trên báo chí, tivi, thực tế địa phương. + Phương pháp học tập phục vụ cộng đồng: Học tập phục vụ cộng đồng giúp người học làm phong phú kiến thức của mình từ lý thuyết đến thực tế và ngược lại. Ví dụ: Bài 27. “Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất” GV đưa ra vấn đề mà cộng đồng đang quan tâm giải quyết hiện nay, đó là môi trường rừng bị phá hủy dẫn đến các động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Em hãy cùng các cơ quan nhà nước và cộng đồng dân cư đưa ra giải pháp ngăn chặn nạn phá rừng hiên nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. + Phương pháp tham quan thực địa: Phương pháp tham quan thực địa là phương pháp chính để thực hiện công tác thu thập, bổ sung tài liệu. Phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc kiểm chứng thực tế, đối chiếu lí thuyết với thực tiễn, điều chỉnh kiến thức để có những đánh giá khách quan trên cơ sở lí thuyết đã có. + Phương pháp điều tra, khảo sát địa phương: GV là người hướng dẫn các em nghiên cứu trên một lãnh thổ cụ thể - địa phương nơi các em đang sinh sống 7/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” và học tập giúp cho HS hiểu được các thành phần và các mối quan hệ của các thành phần trong các thể tổng hợp tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội. Ví dụ: Bài 26. “Đất. Các nhân tố hình thành đất” HS khảo sát một khu vực cụ thể tại địa phương để hiểu thấy rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố kinh tế - xã hội tác động tới quá trình hình thành đất. + Phương pháp đóng vai: GV tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Ví dụ: Bài 24. “Biển và đại dương” HS đóng vai là các hiện tượng tự nhiên (sóng, thủy triều, dòng biển) để nói về sự hoạt động của các hiên tượng đó. + Phương pháp dạy học sử dụng các phương tiện trực quan: phương tiện học tập trực quan giúp mô hình hóa các sự vật, hiện tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội mà ngay cả trong thực tiễn HS cũng không thể quan sát được, hoặc những đối tượng do khoảng cách nên không thể quan sát được. Đồng thời, các phương tiện học tập trực quan giúp GV “đem thực tiễn vào trong lớp học”. Ví dụ: Bài 7. “Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả”. GV cho HS quan sát hình ảnh, video về vũ trụ, hệ mặt trời, Trái Đất trong hệ mặt trời; hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất để giúp HS hiểu rõ hơn về các đối tượng, hiện tượng địa lí. + Phương pháp trò chơi: Trò chơi là một loại hoạt động giải trí, thư giãn đồng thời là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Việc lựa chọn trò chơi phù hợp sẽ có tác dụng rất tích cực tới con người nói chung và đặc biệt đối với thanh niên học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có Địa Lí. Cụm từ “học mà chơi, chơi mà học” không còn xa lạ với nhiều người. Nhiều khi được coi như là khẩu hiệu trong học tập, là phương pháp học tập hiệu quả + Tổ chức các cuộc thi: Nếu như việc tổ chức trò chơi gây hứng thú, sự tự tin, nhanh nhẹn thì việc tạo ra các sân chơi, những cuộc thi cũng là hình thức hấp dẫn không kém thậm trí có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả học tập cao hơn trong 8/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” việc giáo dục cá nhân hay nhóm hoặc tập thể thông qua việc tìm ra người thắng cuộc trong mỗi cuộc thi. + Tổ chức các câu lạc bộ : Đây là hình thức hoạt động ngoại khóa của một nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu…dưới định hướng của nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với các thầy cô giáo và những người trưởng thành khác. Hoạt động câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh chia sẻ những kiến thức hiểu biết của mình: trình bày, giao tiếp, lắng nghe và biểu đạt ý kiến, giải quyết vấn đề… Tuy nhiên, khi vận dụng các phương pháp, tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà GV có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp. Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có. 2.5. Các bước thực hiện giờ dạy theo hình thức trải nghiệm sáng tạo Để tiết học trải nghiệm sáng tạo phát huy hiệu quả tối đa, quan trọng nhất là các khâu chuẩn bị, lên ý tưởng. Bước lên lớp chính là buổi nghiệm thu, báo cáo kết quả. Bước 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy học. Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động theo nhóm) Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng cách thức thực hiện và trao đổi với giáo viên. Bước 4: Giáo viên sửa chữa, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và bổ sung ý tưởng. Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyện tập chuẩn bị. Giáo viên quan sát, góp ý và chỉnh sửa tiếp để hoàn chỉnh sau đó là tổ chức dạy học trên lớp. 3. Ví dụ minh họa một số giải pháp: Ví dụ 1: Bài 1. Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất *Bước 1: GV tổ chức trò chơi: “Tôi là ai” nhằm giúp HS tự xác định được vị trí của mình trong hệ Mặt Trời. GV chọn 9 em học sinh lên bảng, lần lượt đại diện 9/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” cho Mặt Trời và 8 hành tinh (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh). GV ghi tên Mặt Trời và lần lượt 8 hành tinh vào từng mảnh giấy và phát cho các học sinh dưới lớp. Trong 15 giây, các học sinh xác định vị trí mình thuộc nhóm nào và đứng vào vị trí đó để xác định được vị trí của mình trong hệ Mặt Trời. * Bước 2: Chia lớp thành các nhóm : CHINH PHỤC THỬ THÁCH ( lắp, ghép mô hình Hệ mặt trời từ chất liệu bằng xốp, tô màu, thời gian 10 p) GV : Mở nhạc không lời bài “ Đường đến đỉnh vinh quang”- Trần Lập. 10/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” * Bước 3: Team quán quân sẽ được phỏng vấn trả lời câu hỏi : Vì sao Trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống? * Bước 4: Gv thưởng các nhóm ( nhóm quán quân ( đẹp, đúng nhất); nhóm nhanh nhất; nhóm đoàn kết nhất;.... ) Ví Dụ 2: Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt trái đất”, phần 2. Núi lửa và động đất CHUYÊN MỤC: EM YÊU KHOA HỌC * GV chia lớp thành các nhóm nhỏ ( 4-6 nhóm) * GV chiếu lên màn hình các bước thực hiện * GV hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm phun trào núi lửa. * GV cùng học sinh đánh giá sản phẩm cuả các nhóm. 11/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” 4. Kết quả - Trong học tập: + Các kiến thức mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể, vì thế tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. + Học sinh được phát huy kiến thức ở nhiều môn học, tạo động lực cho học sinh học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em. + Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo… tạo điều kiện cho các em phát huy được năng khiếu và sở trường cá nhân. + Dạy học trải nghiệm sáng tạo là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. - Trong đời sống: + Dạy học tích hợp liên môn rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Các em mạnh dạn, tự tin hơn, xử lí tình huống trong thực tiễn linh hoạt và hiệu quả. + Học sinh có những trải nghiệm trực tiếp ngoài thực tiễn cuộc sống. Học sinh hòa nhập với thực tiễn cuộc sống, trở thành những công dân năng động, tích cực. - Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí 6 là một hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho học sinh có những trải nghiệm khám phá mới mẻ, qua đó góp phần hình thành năng lực, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, phát triển năng lực người học. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí 7 còn giúp học sinh nắm được kiến thức của bài ngay tại trên lớp thông qua cách truyền đạt kiến thức một cách mới mẻ, sáng tạo,.. Tôi đã cho các lớp HS tôi giảng dạy làm một bài kiểm tra về khả năng tiếp thu kiến thức sau những tiết học được hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì kết quả rất đáng mừng. Đa phần các em đều nắm được nội dung của bài thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của chính các em trên lớp. Kết quả như sau: *Lớp đối chứng ( năm học 2018-2019) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp Sĩ số SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 6A 40 10 25 15 37,5 14 35 1 2,5 0 0 6B 41 9 22 16 39 14 34,1 2 4,9 0 0 12/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” * Lớp thực nghiệm( năm học 2019-2020) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp Sĩ số SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 6A 43 20 46,5 13 30,2 10 23,3 0 0 0 0 6B 44 23 52,3 12 27,3 9 20,4 0 0 0 0 Như vậy: Kết quả đã cho thấy được sự tiến bộ của học sinh khi được học tập thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Và để có được kết quả trên, cô trò chúng tôi đã có cả một quá trình làm quen, phổ biến, hướng dẫn, phân chia nội dung, yêu cầu, tập luyện trong nhiều bài học trước đó. Do vây, tôi rất mong, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí 6 được các quý đồng nghiệp quan tâm sâu sắc hơn, để đem lại những kết quả tốt nhất cho HS trong việc học Địa lý ở trường THCS. 13/14
- “Tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo trong môn Địa lí lớp 6 ở trường THCS” C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: - Trải nghiệm sáng tạo giúp HS rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, trải nghiệm thực tế để giải thích các sự vật, hiện tượng Địa lí cũng như các vấn đề kinh tế và giải quyết một số vấn đề của thực tế cuộc sống và hoạt động sản xuất gần gũi với HS. - SKKN xác định được một số nội dung trong chương trình môn Địa lí lớp 6 có thể áp dụng học tập trải nghiệm, đề xuất một số phương pháp dạy học phù hợp với học tập trải nghiệm. Xây dưng một giáo án minh họa có áp dụng hình thức học tập trải nghiệm và một số ví dụ minh họa để phần nào chứng minh được việc áp dụng lý thuyết vào thực tế giảng dạy tại đơn vị. - Đề tài đã tiến hành thực nghiệm trong năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020, theo đúng các quy trình. Sau khi tổ chức những khảo sát thực tế đã bước đầu thấy được sự thay đổi tích cực về kiến thức, kĩ năng, năng lực – phẩm chất của HS. Qua đó, thấy được tính ứng dụng và khả thi của đề tài. SKKN có thể áp dụng được ở các trường THCS. 2. Kiến nghị: Trong điều kiện đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhằm tăng cường việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học Địa lí nói chung và Địa lí lớp 6 – THCS nói riêng, đặc biệt ở vùng nông thôn, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: - Ngành giáo dục cấp trên cần tổ chức nhiều các chương trình bồi dưỡng, tập huấn để GV hiểu rõ hơn về cách tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng. - Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí, nâng cao hơn nữa về cơ sở vật chất kĩ thuật, các thiết bị dạy học phục vụ cho việc học tập trải nghịêm sáng tạo nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Trên đây là những ý kiến chủ quan của tôi từ thực tiễn giảng dạy, SKKN còn nhiều thiếu sót, nhiều điểm chưa hợp lý. Rất mong được đồng nghiệp đóng góp ý kiến, cùng xây dựng cách thức tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo hoàn thiện hơn, phù hợp thực tế địa phương hơn nữa. Mục đích là nhằm nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn Địa lí 6 trong nhà trường THCS với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và của đất nước. 14/14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường PTDTBT THCS Trà Don
18 p | 130 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 37 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 31 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đổi mới nội dung và hình thức giờ sinh hoạt lớp bậc THCS
34 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức trò chơi dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh môn lịch sử 8
28 p | 61 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức các hoạt động thi đua và trò chơi trong môn Âm nhạc
16 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giáo viên Ngữ văn đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THCS Lương Thế Vinh
25 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Biện pháp tổ chức một số hoạt động thư viện ở trường THCS Lý Tự Trọng TP Tam Kỳ
46 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kỹ năng giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS
14 p | 48 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức lớp học trong giảng dạy Ngoại ngữ ở trường THCS
19 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức lớp học và phát huy hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa
16 p | 13 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác, vận dụng kiến thức hóa học gắn với các hiện tượng thực tế
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Thuỷ An
30 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn