Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng hiệu quả phương pháp đồng đẳng hoá phát triển năng lực tư duy Hoá học và giải bài tập chủ đề: este – lipit
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Áp dụng hiệu quả phương pháp đồng đẳng hoá phát triển năng lực tư duy Hoá học và giải bài tập chủ đề: este – lipit" được hoàn thành với mục tiêu nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính chất, điều chế, ứng dụng của các chất... thì bài tập hoá học giúp cho học sinh củng cố kiến thức hoá học vững vàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng hiệu quả phương pháp đồng đẳng hoá phát triển năng lực tư duy Hoá học và giải bài tập chủ đề: este – lipit
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến Áp dụng hiệu quả phương pháp “đồng đẳng hoá” phát triển năng lực tư duy Hoá học và giải bài tập chủ đề: este – lipit. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 15/10/2020 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có) - Không có. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Trong thực tế, sách giáo khoa cũng như sách tham khảo đưa ra các bài tập, nhưng không đi sâu vào cách phân loại, phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập, không định hướng được ứng dụng các phương pháp giải toán hoá học. Khi tiến hành giải quyết các bài toán về Hoá học, học sinh thường lựa chọn các cách giải đơn giản như viết các phương trình phản ứng, thiết lập các dữ kiện liên quan đến các chất trong bài toán mà ít tìm mối liên hệ giữa các chất, thành phần nguyên tố của các chất, hoặc mối liên hệ giữa tính chất của các chất. Với các cách giải toán thông thường chỉ có thể áp dụng với các bài toán Hoá học mà đề bài cho số lượng chất ít (một đến 2 chất) và các dữ kiện của bài toán thường có liên quan đến các chất đề bài cho hoặc sản phẩm của các phản ứng. Có một số học sinh có tìm hiểu áp dụng nhiều phương pháp giải bài tập, trong đó có phương pháp quy đổi theo “đồng đẳng hoá” để giải quyết các bài tập, tuy nhiên, việc áp dụng của các em thường máy móc, không linh hoạt, có bài các em giải quyết được, có bài các em gặp nhiều vướng mắc. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến - Thời lượng chương trình: Chủ đề: Este – lipit: 3 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập.
- - Với thời lượng chương trình giảng dạy như trên, rất khó khăn để dạy và học để cho học sinh có thể giải quyết được các bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, đặc biết là các bài tập có sử dụng nhiều chất trong cùng dãy đồng đẳng, không vận dụng được các phương pháp giải nhanh để áp dụng vào giải bài tập, thường giải theo cách cách truyền thống như viết phương trình hoá học của phản ứng, tính toán theo phương trình dẫn đến mất nhiều thời gian cho giải bài tâp. - Với các cách giải bài tập Hoá học thông thường chỉ có thể áp dụng để giải quyết các bài tập ở mức độ thông hiểu hoặc vận dụng. Do vậy với kiến thức về lý thuyết, áp dụng các cách giải toán thông thường thì học sinh khó có thể đạt được điểm cao trong các kì kiểm tra và các kì thi quan trọng. - Trong những năm gần đây trong các đề kiểm tra, đề thi THPT Quốc gia, đề thi Tốt nghiệp THPT, phần bài tập phân loại học sinh khá, giỏi tập trung nhiều ở chương Este – chất béo. Nhiều học sinh khi gặp dạng toán này thường lúng túng, không biết hướng giải quyết bài toán nhanh gọn, sa đà vào việc viết phương trình hoá học của các phản ứng, dẫn đến mất nhiều thời gian, kết quả học tập không cao. - Chính vì vậy, học sinh rất cần thiết được tiếp xúc, được vận dụng các phương pháp giải nhanh để áp dụng giải quyết các bài tập ở mức độ vận dụng cao trong đề kiểm tra và đề thi. - Giáo viên biết cách xây dựng và sử dụng bài tập, định hướng cho học sinh áp dụng các phương pháp giải nhanh, thông minh sẽ giúp cho học sinh giải quyết nhanh gọn yêu cầu của đề thi, qua đó phát huy được năng lực tư duy và hứng thú học tập cho học sinh. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến - Đối với Hoá học Hữu cơ, ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính chất, điều chế, ứng dụng của các chất... thì bài tập hoá học giúp cho học sinh củng cố kiến thức hoá học vững vàng. Bài tập hoá học được xếp trong hệ thuống phương pháp giảng dạy, phương pháp này được coi là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Thông qua việc giải bài tập, học sinh rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức lý thuyết vào
- thực tiễn, giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn đồng thời nâng cao năng lực học tập, tăng trí thông minh, sáng tạo và tăng tính hứng thú học tập cho học sinh. - Một bộ phận học sinh cảm thấy phần kiến thức phần este – lipit có công thức cấu tạo phức tạp, có tư tưởng “bỏ qua” những phần này, cho rằng nó chiếm một lượng nhỏ trong các đề thi THPT quốc gia. - Khi gặp các bài toán hỗn hợp nhiều chất, phức tạp các em tỏ ra lúng túng, không biết cách giải và đặc biệt các bài toán thiếu dữ kiện, đòi hỏi biện luận toán học thì các em không biết cách giải quyết. Do đó các em thấy bài tập phần này rất khó, nên có tâm lý chán nản. - Sáng kiến giúp cho giáo viên, cũng như học sinh có tư duy linh hoạt trong việc lựa chọn, tìm kiếm và xây dựng các bài tập để phát triển năng lực tư duy Hoá học cho học sinh, tư duy về dãy đồng đẳng của các chất. Sáng kiến còn giúp cho người dạy và người học thấy yêu thích môn hóa học hơn, qua đó chất lượng dạy và học môn hóa học cũng được nâng lên. - Sáng kiến giúp cho giáo viên, học sinh có thêm hệ thống bài tập ở các chủ đề este – lipit, học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức đồng đẳng, đồng phân và có thêm hệ thống các phương pháp giải toán. Học sinh nắm vững phương pháp và áp dụng tốt sẽ giải quyết được những câu vận dụng và vận dụng cao trong các đề thi, đề kiểm tra. - Việc học sinh áp dụng tốt các kỹ năng, phương pháp giải bài tập ngoài việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh còn giúp học sinh có thể có được những kết quả cao trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Giải pháp 7.1.1. Tên giải pháp Áp dụng hiệu quả phương pháp “đồng đẳng hoá” phát triển năng lực tư duy Hoá học và giải bài tập chủ đề: este – lipit.
- 7.1.2. Nội dung: 7.1.2.1. Áp dụng quy đổi theo phương pháp đồng đẳng hoá trong việc phát triển tư duy và giải bài tập hoá học. a) Khái niệm: Trong hoá học hữu cơ, dãy đồng đẳng là một dãy các hợp chất với cùng một công thức tổng quát, với các tính chất hoá học tương tự do sự hiện diện của cùng một loại nhóm chức và thể hiện các tính chất vật lý biến đổi dần dần do kết quả của việc tăng kích thướng và khối lượng phân tử. Các hợp chất trong cùng một dãy đồng đẳng hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH2–. Thí dụ 1: Các este metyl axetat và etyl axetat trong cùng dãy đồng đẳng, do vậy chúng có tính chất hoá học tương tự nhau - Phản ứng thuỷ phân + Thuỷ phân trong môi trường axit CH3COOCH3 + H2O CH3COOH + CH3OH CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH + Thuỷ phân trong môi trường kiểm CH3COOCH3 + NaOH CH3COONa + CH3OH CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH + Phản ứng đốt cháy: C3H6O2 + O2 3CO2 + 3H2O C4H8O2 + O2 4 CO2 + 4H2O Thí dụ 2: Một số dãy đồng đẳng trong chương trình hoá học phổ thông: - Dãy đồng đẳng hiđrocacbon no, mạch hở: CnH2n+2 CH4 C2H6 C3H8... - Dãy đồng đẳng anken: CnH2n C2H4 C3H6 C4H8... - Dãy đồng đẳng ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+2O
- CH4O C2H6O C3H8O... - Dãy đồng đẳng axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 HCOOH CH3COOH C2H5COOH... - Dãy đồng đẳng axit cacboxylic không no (có 1 liên kết đôi C=C): CnH2n-2O2 CH2=CH-COOH (C3H4O2) C4H6O2 C5H8O2... - Dãy đồng đẳng este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 HCOOCH3 CH3COOCH3 C2H5COOCH3... - Dãy đồng đẳng α-amino axit no, phân tử có chứa 1 nhóm –NH 2 và –COOH: CnH2n+1O2N H2N-CH2COOH H2N-CH(CH3)-COOH... b) Quy đổi theo phương pháp đồng đẳng hoá cho các dãy đồng đẳng cụ thể: - Đối với các dãy đồng đẳng cụ thể, ta quy đổi về chất đầu dãy và nhóm –CH2– - Hỗn hợp ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+2O. hay - Ancol không no, đơn chức, có một liên kết đôi trong phân tử, mạch hở: CnH2nO. hay - Ancol no, hai chức, mạch hở: CnH2n+2O2. hay - Dãy đồng đẳng glyxerol: CnH2n+2O3. hay - Dãy đồng đẳng axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2. hay - Axit cacboxylic không no, đơn chức, có một liên kết đôi trong phân tử, mạch hở: CnH2n-2º. hay - Axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở: CnH2nO2 (n ≥ 1). hay - Este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n ≥ 2). hay hoặc theo cách khác: - Chất béo tạo từ axit béo no: CnH2n-4O6.
- hay - Chất béo không no: hay Số mol H2 chính là độ không no của chất béo. - Amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N hoặc - Amino axit no, mạch hở, phân tử có 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH: CnH2n+1O2N. hay - Peptit tạo bởi các amino axit no, mạch hở, phân tử có chứa 1 nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH: hay - Trong đó: + a là số mol gốc amino axit, + c là số mol của peptit. + là loại peptit (đipeptit, tripeptit...) c) Các bước áp dụng giải bài tập este – chất béo bằng phương pháp “đồng đẳng hoá” Bước 1: Nhận biết các bài toán có thể áp dụng phương pháp đồng đẳng hoá: - Đề bài nêu rõ đồng đẳng của các chất: este, axit, ancol, amino axit, peptit. - Đề bài phức tạp, cho hỗn hợp nhiều chất khác nhau, nhiều phản ứng khác nhau, nhiều giai đoạn. - Có các phản ứng đặc trưng của từng dãy đồng đẳng các chất. - Các bài toán liên quan đến phản ứng đốt cháy... Bước 2: Quy đổi chất theo phương pháp đồng đẳng hoá: - Tác các chất, hỗn hợp các chất cùng dãy đồng đẳng về chất đầu dãy (hoặc liên quan) và nhóm –CH2– Bước 3: Dựa vào các dữ kiện liên quan của đề bài như các phản ứng hoá học, phản ứng đốt cháy... để lập các phương trình, hệ phương trình toán học có liên quan; giải các phương trình, hệ phương trình.
- Bước 4: Dựa vào kết quả toán học, ghép nhóm –CH2– vào các chất quy đổi từ ban đầu cho phù hợp với các số liệu, tìm câu trả lời cho câu hỏi của đề bài. Lưu ý: - Nhóm –CH2- là thành phần khối lượng, nguyên tố cho nên nó có mặt ở các phương trình toán học có liên quan đến khối lượng, thành phần nguyên tố. - Nhóm –CH2 – không phải là một chất, do vậy nó không xuất hiện ở các phương trình có liên quan đến số mol chất. - Kết hợp với các phương pháp thường sử dụng trong việc giải các bài toán hoá học như: phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, quy đổi khác... d) Một số bài tập minh hoạ giải bằng phương pháp quy đổi theo đồng đẳng hoá chủ đề este - lipit * Bài tập este Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam este X thu được 8,96 lít CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C2H4O2. B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C4H6O2. Hướng dẫn giải: Cách 1: Giải theo phương pháp thông thường Ta có: ; Nhận xét: Ta có nên este X là este no, đơn chức, mạch hở. Đặt công thức phân tử của este X là CnH2nO2 CnH2nO2 + O2 nCO2 + nH2O = => n = 4. Vậy công thức phân tử của este X là C4H8O2. Cách 2: Sử dụng phương pháp đồng đẳng hoá Ta có: ; Nhận xét: Do số mol CO2 = số mol H2O nên este X là este no, đơn chức, mạch hở. X là đồng đẳng của HCOOCH3. Quy đổi X 0,4 mol CO2 Ta có hệ: => => (2 nhóm metylen –CH2–) => Vậy công thức phân tử của X là C4H8O2.
- Nhận xét: Với bài toán đơn giản này, ta nhận thấy cách giải thứ nhất (phương pháp thông thường) nhanh hơn. Tuy nhiên phương pháp này sẽ rất hữu hiệu khi giải quyết các bài toán phức tạp. Bài tập 2: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 20,3 gam X thu được 19,04 lít CO 2 (ở đktc) và 18,9 gam H2O. Mặt khác, thực hiện phản ứng este hoá 20,3 gam X với hiệu suất 70% thu được m gam este. Giá trị của m là A. 10,71. B. 15,30. C. 20,4. C. 8,80. Hướng dẫn giải: Theo bài ra ta có: ; +) => ancol no, đơn chức, mạch hở. - Quy đổi hỗn hợp thành: X Kết hợp các dữ kiện bài ra ta có hệ: Giải hệ ta được: Dễ dàng gép nhóm –CH2– vào các dãy đồng đẳng của axit và ancol: +) Axit là: CH3CH2COOH +) Ancol là: C2H5OH Phản ứng: C2H5COOH + C2H5OH C2H5COOC2H5 + H2O 0,15 0,2 meste = 0,15x102x70%=10,71 (gam) * Các bài toán về este: Bài 3: Hỗn hợp E gồm este X (no, đơn chức, mạch hở); este Y (đơn chức, mạch hở, có 2 liên kết π, tạo bởi ancol no). Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol E thu được 15,68 lít CO2 (ở đktc) và 10,8 gam H2O. Phát biểu nào sau đây sai? A. X là metyl fomat.
- B. E có phản ứng tráng gương. C. Y có 2 CTCT thoả mãn. D. Tổng số nguyên tử X và Y bằng 20. Hướng dẫn giải: - Este X no, đơn chức, mạch hở quy đổi về HCOOCH3 và –CH2 – - Este Y có 2 liên kết π, tạo bởi ancol no CH2=CH-COOCH3 Quy đổi hỗn hợp E: Ta có hệ: Phát biểu sai là C. Bài 4: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no, có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy m gam E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol H2O. Mặt khác, cho 46,4 gam E phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 55,2 gam muối khan và chất Z có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với A. 46,5%. B. 48,0%. C. 43,5%. D. 41,5%. Hướng dẫn giải: Ta có: MZ = 16.2 = 32 Z là CH3OH. - Este X: R-COOCH3 - Este Y: HOOC-CH=CH-COOH Quy đổi hỗn hợp m gam E: Ta có hệ phương trình: 46,6 gam E 55,2 gam muối Giải hệ ta được: Từ kết quả trên thu được, ta dễ dàng xác định được hỗn hợp E gồm:
- % Y = 46,5%. Bài 5: Đốt cháy 0,16 mol hỗn hợp E chứa 2 este đều no, mạch hở và không phân nhánh, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 26,56 gam. Mặt khác đun nóng 0,16 mol E với 450 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol kế tiếp và phần rắn có khối lượng m gam. Dẫn tòan bộ F qua bình đựng Na dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H 2 (đktc). Giá trị gần nhất của m là. A. 24,5 gam B. 23,0 gam C. 24,0 gam D. 23,5 gam Hướng dẫn giải: Ta có: Quy đổi 0,16 mol E: Dễ dàng xác định được hỗn hợp E có thành phần chất là Bài 6: X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; Z là axit hai chức, mạch hở. Đốt cháy 13,44 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,29 mol O2, thu được 4,68 gam nước. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 13,44 gam E cần dùng 0,05 mol H2 (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp F. Lấy toàn bộ F tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn T. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp T là A. 18,86% B. 17,25% C. 16,42% D. 15,84% Hướng dẫn giải: Quy đổi Giải hệ ta được: Dễ dàng xác định được các chất: * Các bài toán về chất béo
- Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,10. B. 0,12. C. 0,04. D. 0,06. Hướng dẫn giải: - Quy đổi hỗn hợp X: X Dựa vào các dữ kiện đề bài, ta có hệ: Giải hệ ta được: Giá trị z chính là số mol H2 (không no) còn thiếu để tạo hợp chất no. Vậy số mol brom có thể tham gia phản ứng cộng với triglixerit là 0,12 mol. e) Mở rộng cho các loại hợp chất khác Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,78 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong H2O là không đáng kể. Giá trị m là A. 35,84. B. 37,60. C. 31,44. D. 34,08. Hướng dẫn giải Quy đổi hỗn hợp Từ phản ứng cháy ta được x = 0,42 mol. . Câu 9: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 380 ml dung dịch KOH 0,5M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong bình giảm 43,74 gam. Giá trị của a là A. 7,57. B. 8,85. C. 7,75. D. 5,48. Hướng dẫn giải Quy đổi hỗn hợp X thành
- f) Bài tập tự luyện Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn 9,7 gam hỗn hợp hai este đơn chức X, Y cần 150 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là A. HCOOCH3, HCOOC2H5. B. C2H5COOCH3, C2H5COOC2H5. C. CH3COOCH3, CH3COOC2H5 D. C2H3COOCH3, C2H3COOC2H5. Câu 2: Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO 2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Giá trị của m là: A. 24,24. B. 25,14. C. 21,10. D. 22,44. Câu 3: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và có M X < MY; Z là một ancol có cùng số nguyên tử C với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít O 2 (ở đktc), thu được CO2 và 9,36 gam H2O. Mặt khác, 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với NaOH dư là A. 4,04. B. 4,40. C. 3,16. D. 4,68. Câu 4: Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho 48,28 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q, thu được 13,44 lít khí CO2 và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong Y là A. 9,38%. B. 8,93%. C. 6,52%. D. 7,55%. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 3,8 gam hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau), thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) và 3,6 gam H2O. Thực hiện phản ứng este
- hoá 3,8 gam hỗn hợp trên có xúc tác H 2SO4 đặc với hiệu suất 60% thu được m gam este. Giá trị của m là A. 1,53. B. 2,55. C. 1,80. D. 1,02. Câu 6: Đun nóng 26,5 gam hỗn hợp X chứa một axit không no (có 1 liên kết đôi C=C trong phân tử) đơn chức, mạch hở và một ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được m gam hỗn hợp Y hồm este, axit và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y cần dùng 36,96 lít khí CO2 (ở đktc), thu được 55,0 gam CO2. Mặt khác, cho m gam Y tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, rồi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 16,1. B. 18,2. C. 20,3. C. 18,5. Câu 7: Axit hữu cơ đơn chức X mạch hở, phân tử có một liên kết đôi C=C và có đồng phân hình học. Hai ancol Y, Z đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp (M Y < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần dùng 0,6 mol O 2, thu được 0,46 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là A. 32,08%. B. 7,77%. C. 32,43%. D. 48,65%. Câu 8: X là este no, đơn chức; Y là axit cacboxylic đơn chức, không no, chứa một liên kết đối C=C; Z là este hai chức tạo bởi axit và ancol no T (X, Y, Z đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol Y bằng số mol Z) cần dùng 7,504 gam O2 (ở đktc), thu được tổng khối lượng CO 2 và H2O là 19,74 gam. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với 22,4 gam Br 2 trong dung dịch. Biết E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Khối lượng của X trong E là A. 8,6. B. 6,6. C. 9,6. D. 7,6. Câu 9: Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng 1,37 mol O 2, thu được 1,19 mol CO2. Nếu thủy phân 0,3 mol X trên trong dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Tỉ khối của Y so với He bằng 73/6. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là. A. 10,87% B. 20,65% C. 18,12% D. 12,39%
- Câu 10: Cho m gam hỗn hợp E gồm este hai chức Y mạch hở và este đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp Z chứa hai muối và một ancol T duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 1,08 mol O 2, thu được 14,84 gam Na2CO3; tổng số mol CO2 và H2O bằng 1,36 mol. Cho ancol T tác dụng với Na (dư), thoát ra 1,792 lít khí (đktc). Biết để đốt cháy hết m gam E cần vừa đủ 1,4 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y có giá trị gần nhất với A. 66% B. 65% C. 71% D. 62% Câu 11: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO , Mặt khác đun nóng a gam X với 100 2 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hoà lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là A. 5,36. B. 5,92. C. 6,53. D. 7,09. Câu 12: Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 9,16 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí thoát ra và khối lượng bình tăng 5,12 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,12 mol O 2, thu được Na2CO3 và 6,2 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong X là A. 19,21%. B. 13,10%. C. 38,43%. D. 80,79%. Câu 13: Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,76 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí H 2 thoát ra và khối lượng bình
- tang 4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,09 mol O 2, thu được Na2CO3 và 4,96 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần tram khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X là A. 15,46%. B. 19,07%. C. 77,32%. D. 61,86%. Câu 14: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được H2O và 1,71 mol CO2. Biết m gam X tác dụng với tối đa 0,06 mol H2 (xúc tác Ni, đun nóng). Giá trị của V là A. 55,440. B. 54,096. C. 54,768. D. 53,424. Câu 15: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO 2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mo NaOH trong dung dịch thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natripanmitat, natri stearat. Giá trị của a là A. 25,86. B. 26,40. C. 27,70. D. 27,30. Câu 16: X, Y, Z là 3 este mạch hở (trong đó X, Y đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 28,92 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,15 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2; 10,53 gam H2O và 20,67 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng lớn nhất trong E là A. 35,92. B. 36,56. C. 53,96. D. 90,87. Câu 17: Hỗn hợp Z gồm 3 este đều no, mạch hở (không chứa chức khác và M X < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1 ancol T và hỗn hợp F chứa 2 muối A, B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (M A < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12 gam và đồng thời thu được 4,48 lít H2 (ở đktc). Đốt cháy toàn bộ F thu được Na 2CO3, H2O và 7,84 lít CO2 (ở đktc). Số nguyên tử hiđro có trong Z là A. 6. B. 8. C. 10. D. 12. Câu 18: Cho X, Y là hai chất thuộc cùng dãy đồng đẳng của axit acrylic và M X < MY, Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X, T là este hai chức tạo bởi X, Y
- và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,16 lít O2 (ở đktc) thu được CO2 và 9,36 gam H2O. Mặt khác, 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư là A. 5,44. B. 5,04. C. 5,80. D. 4,68. ĐÁP ÁN 1.A 2.B 3.A 4.D 5.A. 6.C 7.B 8.B 9.D 10D 11.D 12.C 13.D 14.B 15.C 16.D 17.C 18.D 7.1.3. Kiểm chứng kết quả thực hiện giải pháp 7.1.3.1. Mục đích việc kiểm chứng các giải pháp của sáng kiến Nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của sáng kiến. 7.1.3.2. Tổ chức và nội dung việc kiểm chứng các giải pháp của SK a) Tổ chức: - Thời gian kiểm chứng: 25/9/2020 đến 15/10/2020. - Địa điểm: Trường THPT Lạng Giang số 1, Lạng Giang, Bắc Giang. + Lớp thực nghiệm: Lớp 12A4 gồm 45 học sinh + Lớp đối chứng: Lớp 12A2 gồm 46 học sinh. Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có kết quả học lực của năm học 2019 – 2020 và kết quả kiểm tra đầu năm là tương đương nhau. b) Nội dung - Thực hiện giảng dạy: Nhóm đối chứng dạy bình thường như trước thực nghiệm. Đối với nhóm thực nghiệm, GV chuẩn bị và thực hiện giảng dạy theo nội dung của sáng kiến. - Thực hiện kiểm tra đánh giá + Thực hiện kiểm tra đánh giá bài kiểm tra trong thời gian 30 phút, thực hiện kiểm tra trên lớp với hai nhóm. + Đề kiểm tra: ĐỀ KIỂM TRA ĐỐI CHỨNG Câu 1: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O 2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt
- khác, X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối và hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là: A. C3H6O2 và C4H8O2. B. C2H4O2 và C3H6O2. C. C4H8O2 và C5H10O2. D. C3H4O2 và C4H6O2. Câu 2: Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO 2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Giá trị của m là: A. 24,24. B. 25,14. C. 21,10. D. 22,44. Câu 3: Oxi hoá 1,02 g chất Y thu được 2,2 g CO 2 và 0,9 g nước. Tỉ khối hơi của Y so với không khí bằng 3,52. Cho 5,1 g Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 4,8 g muối và một ancol. Y có CTCT là: A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5. C. C3H7COOC2H5. D. C2H5COOC2H5. Câu 4: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO 2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mo NaOH trong dung dịch thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natripanmitat, natri stearat. Giá trị của a là A. 25,86. B. 26,40. C. 27,70. D. 27,30. Câu 4: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi H2O. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thu được 55,2 gam muối khan và phần hơi có chứa chất hữu cơ Z. Biết tỉ khối của Z so với He là 8. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với: A. 48,0 % B. 46,5% C. 43,5% D. 41,5% Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là A. 60,36. B. 57,12. C. 53,15. D. 54,84. Câu 6: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO 2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mo NaOH trong dung dịch thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natripanmitat, natri stearat. Giá trị của a là A. 25,86. B. 26,40. C. 27,70. D. 27,30.
- Câu 7: Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no, với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết pi). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng muối của hai axit no là a gam. Giá trị của a là A. 20,60. B. 12,36. C. 10,68. D. 13,20. Câu 8: Đốt cháy 0,16 mol hỗn hợp E chứa 2 este đều no, mạch hở và không phân nhánh, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 26,56 gam. Mặt khác đun nóng 0,16 mol E với 450 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol kế tiếp và phần rắn có khối lượng m gam. Dẫn tòan bộ F qua bình đựng Na dư thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 24,52. B. 23,12. C. 24,33. D. 23,52. Câu 9: Hỗn hợp X chứa một axit đơn chức và một este hai chức (đều no, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 18,76 gam X bằng lượng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có tổng số mol CO2 và H2O là 1,04 mol. Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi có trong X là 58,00%. Phần trăm khối lượng của axit trong X có giá trị gần nhất với giá tri A. 25. B. 28. C. 45. D. 50. + Chấm bài kiểm tra. + Thống kê và sắp xếp kết quả theo thứ tự từ điểm thấp đến điểm cao theo thang điểm 10, cụ thể quy ước kết quả theo 4 nhóm như sau: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Điểm 10; 9 8; 7 6; 5
- * Nhận xét: – Từ kết quả thực nghiệm sư phạm và qua thực tế giảng dạy có thể rút ra một số nhận xét sau đây: + Với lớp thực nghiệm cho kết quả học sinh nhóm có kết quả khá giỏi chiếm số lượng nhiều hơn so với lớp đối chứng, còn học sinh nhóm có kết trung bình và yếu kém thì ít hơn. Điều này bước đầu cho thấy hiệu quả của sáng kiến. + Từ kết quả trên có thể nhận định rằng, việc áp dụng sáng kiến vào giảng dạy cho học sinh đã tạo được hiệu quả cao, phù hợp với đối tượng học sinh, phát triển được khả năng tư duy Hoá học và giải bài tập cho học sinh. + Như vậy phương án thực nghiệm đã nâng cao được năng lực tư duy của học sinh, học sinh bước đầu đã làm việc độc lập, biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức vào giải quyết các bài toán mới lạ. + Qua các giờ dạy chuyên đề này thấy học sinh rất hứng thú với môn hóa học đặc biệt là bài tập hóa học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 42 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Tiếng Anh
36 p | 27 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B
32 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 32 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường vào dạy học Sinh học 11 cơ bản bài 20 - Cân bằng nội môi
21 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 75 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh thông qua cuộc thi Tuyên truyền viên xuất sắc với chủ đề Phòng chống bắt nạt trên không gian mạng - Anti - Cyberbullying
41 p | 10 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 23 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề tích hợp chương Cacbohdrat theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến - Hóa học 12 cơ bản
16 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS khối 12 tại trường THPT Quỳ Hợp 2
52 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn