Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS khối 12 tại trường THPT Quỳ Hợp 2
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Áp dụng một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS khối 12 tại trường THPT Quỳ Hợp 2" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định khả năng áp dụng một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm của HS đối với bản thân, gia đình và xã hội ở cấp THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS khối 12 tại trường THPT Quỳ Hợp 2
- MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 1 2.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 1 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Đóng góp dự kiến của đề tài................................................................................. 2 5.1. Ý nghĩa về mặt lí luận ........................................................................................ 2 5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: ................................................................................... 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 3 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ........................................................ 3 1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 3 1.1. Tiết sinh hoạt lớp ................................................................................................ 3 1.2. Trách nhiệm của HS lớp 12 trong giai đoạn hiện nay ....................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 5 2.1. Điều tra, khảo sát ................................................................................................ 5 2.2. Một số thực trạng ............................................................................................... 6 2.3. Nhận xét chung về thực trạng .......................................................................... 10 Chương 2: Một số biện pháp đổi mới tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS khối 12 .................................................. 11 1. Đổi mới về nội dung tiết sinh hoạt lớp................................................................ 11 1.1. Kể chuyện trong “Quà tặng cuộc sống”, kể chuyện các tình huống thực tiễn để giáo dục HS ............................................................................................................. 11 1.2. HS trải nghiệm theo các chủ đề: Làm thiệp, đóng kịch, văn nghệ .................. 13 2. Đổi mới về hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp.................................................. 16 2.1. Tổ chức các trò chơi giáo dục để HS tham gia và rút ra bài học ..................... 17 2.2. HS tự tổ chức, điều khiển giờ sinh hoạt lớp..................................................... 22
- 3. Biện pháp phối hợp: Mời phụ huynh, cựu HS tham gia tiết sinh hoạt lớp ......... 23 4. Thiết kế và tổ chức một tiết sinh hoạt lớp áp dụng đổi mới nhiều tổ chức hoạt động nhằm giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS.............................................. 24 5. Hiệu quả của đổi mới tổ chức tiết sinh hoạt lớp đối với giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS .......................................................................................................... 28 Chương 3. Khảo sát và thực nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................................................................................................................... 29 1. Khảo sát và thực nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất............. 29 1.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 29 1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................. 29 1.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 29 1.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .......... 30 2. Thực nghiệm sư phạm ......................................................................................... 31 2.1. Mục tiêu thực nghiệm ...................................................................................... 31 2.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 31 2.3. Tổ chức tiến hành thực nghiệm ........................................................................ 32 2.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 32 2.5. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm ......................................................... 36 C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 38 1. Một số kết quả đạt được và hướng phát triển...................................................... 38 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 38 2.1. Đối với giáo viên .............................................................................................. 38 2.2. Đối với Nhà trường .......................................................................................... 38 2.3. Đối với Sở GD & ĐT ....................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 40 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 41 1. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... 41 2. PHỤ LỤC CÁC PHIẾU KHẢO SÁT SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN ........ 45 3. PHỤ LỤC PHIẾU THĂM DÒ TÍNH CẤP THIẾT, KHẢ THI ......................... 48
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ GDĐT Giáo dục đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản GVCN Giáo viên chủ nhiệm TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng SHL Sinh hoạt lớp
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Tiết sinh hoạt lớp được quy định là tiết học bắt buộc không thể thiếu của mỗi cấp học, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục HS. Nếu tiết học này được tổ chức hiệu quả sẽ tác động tích cực đến mọi giờ học trong tuần và qua đó cũng góp phần giáo dục phẩm chất, phát triển được nhiều năng lực cho HS như yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Để đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay thì trách nhiệm là một trong 5 phẩm chất được Bộ GD&ĐT định hướng cho các trường THPT. Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ và bổn phận với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội. Khi nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, HS sẽ dần rèn luyện bản thân để ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, tăng cường giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS được xem là cơ sở quan trọng để tạo ra những công dân có ích sau này Thực tế trong nhiều năm qua, các nhà trường nặng về trang bị kiến thức cùng với mặt trái của cơ chế thị trường nên việc giáo dục nhiều phẩm chất bị xem nhẹ. Hậu quả là dẫn tới những lệch lạc trong suy nghĩ, sai lầm trong hành động của nhiều thế hệ HS. Tình trạng tự tử, bạo lực học đường, nghiện game, vô cảm với tình cảnh khó khăn của người khác đang diễn ra ngày một nhiều. Trong bối cảnh đó, người thầy nhất là người GVCN lớp cần phải thấy được trọng trách của mình và có những đổi mới để giáo dục HS hiệu quả hơn bởi họ là những người gần gũi với HS nhiều nhất. Thời gian để GVCN tâm sự với HS có thể mọi lúc, mọi nơi nhưng để sát sao nhất với cả tập thể lớp là trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Hiện nay tiết học này cũng được GV đổi mới cách tổ chức hoạt động nhưng chưa nhiều. Phần lớn các tiết sinh hoạt lớp đang là những giờ căng thẳng, nhàm chán, phân rõ “công” và “tội”, GV không chú ý đầy đủ mục tiêu giờ dạy, HS không cùng nhau tổ chức và tham gia vào giờ sinh hoạt lớp. Những tiết sinh hoạt khô cứng lặp đi lặp lại hàng tuần không những làm mất đi ý nghĩa của giờ học mà còn có một số tác dụng ngược trong giáo dục trẻ Xuất phát từ những lý do trên và nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp, giúp giáo dục HS một cách toàn diện, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Áp dụng một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS khối 12 tại trường THPT Quỳ Hợp 2” Đây là đề tài mới, chưa được công bố ở bất kì cuộc thi, luận án, luận văn nào. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xác định khả năng áp dụng một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm của HS đối với bản thân, gia đình và xã hội ở cấp THPT 1
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Kiểm tra đánh giá thực trạng của các tiết sinh hoạt lớp, thực trạng ý thức trách nhiệm của HS - Các phương pháp đổi mới tổ chức trong tiết sinh hoạt lớp - Thiết kế một tiết sinh hoạt lớp có sử dụng đổi mới tổ chức hoạt động - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá khả năng ứng dụng thực tế và hiệu quả của hình thức đã đưa ra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm của HS với bản thân, gia đình, xã hội 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu tại trường THPT Quỳ Hợp 2. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp quan sát khoa học; phương pháp khảo sát điều tra; phương pháp thực nghiệm; phương pháp toán học thống kê; phương pháp so sánh, đối chiếu… 5. Đóng góp dự kiến của đề tài 5.1. Ý nghĩa về mặt lí luận - Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp - Đề tài hướng dẫn cụ thể các hoạt động đổi mới về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động tiết sinh hoạt lớp nhằm nâng cao việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho HS THPT 5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: - Đề tài lựa chọn được một số biện pháp đổi mới tổ chức hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp và áp dụng các biện pháp một cách hiệu quả để giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về lí luận giáo dục, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học và kĩ năng vận dụng lí luận vào công tác chủ nhiệm của bản thân. - Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các GV làm công tác chủ nhiệm. - Đề tài có thể được các trường THPT khác trên địa bàn tỉnh nghiên cứu và vận 2
- dụng phù hợp trong giáo dục các đối tượng tương ứng. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1. Cơ sở lí luận 1.1. Tiết sinh hoạt lớp 1.1.1. Tầm quan trọng của tiết sinh hoạt lớp Tiết sinh hoạt lớp không chỉ là một phần của chương trình học mà còn là một công cụ quan trọng để giáo dục toàn diện, giúp HS phát triển một cách cân đối giữa kiến thức, kỹ năng sống và nhận thức xã hội, chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống sau này.Vai trò của tiết sinh hoạt lớp thể hiện ở một số khía cạnh cụ thể sau: Thứ nhất là tăng cường giao tiếp và kĩ năng xã hội: Tiết sinh hoạt lớp tạo điều kiện cho HS tham gia vào các hoạt động nhóm, thảo luận và trình bày, qua đó giúp HS phát triển kỹ năng giao tiếp và xã hội, làm việc nhóm hiệu quả hơn. Thứ hai là giáo dục đạo đức và nhân cách: Qua các hoạt động và nội dung trong tiết sinh hoạt, GV có cơ hội giáo dục HS về các giá trị đạo đức, cách ứng xử trong xã hội, từ đó hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Thứ ba là hỗ trợ tư vấn và giải quyết vấn đề cá nhân: Tiết sinh hoạt lớp cũng là thời gian để GV và HS thảo luận về các vấn đề cá nhân, tâm lý, giúp HS giải quyết các khó khăn trong học tập và cuộc sống. Thư tư là xây dựng tinh thần đoàn kết: Các hoạt động tập thể trong tiết sinh hoạt lớp giúp tăng cường tinh thần đoàn kết, tạo nên một môi trường học tập thân thiện, nơi mỗi HS đều cảm thấy được chấp nhận, được yêu thương, được xem đó là mái nhà thứ hai của mình Thứ năm là hướng dẫn học tập và phát triển cá nhân: Tiết sinh hoạt cũng là dịp để GV cung cấp thông tin về các kỹ thuật học tập hiệu quả, hướng dẫn HS lập kế hoạch cho tương lai, bao gồm việc lựa chọn nghề nghiệp và phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Thứ sáu là nâng cao nhận thức và kiến thức về các vấn đề xã hội: Qua các chủ đề thảo luận trong tiết sinh hoạt, HS có cơ hội hiểu biết sâu hơn về các vấn đề xã hội, từ đó phát triển tư duy phản biện và trách nhiệm với cộng đồng. Như vậy, tiết sinh hoạt lớp không chỉ giúp HS phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống mà còn góp phần quan trọng trong việc hình thành và nâng cao ý thức tự giác và trách nhiệm ở các em. 1.1.2. Vai trò của GVCN lớp 12 trong tiết sinh hoạt lớp Vai trò của GVCN trong tiết sinh hoạt lớp vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong năm học cuối cấp, khi HS đang chuẩn bị cho những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp tương lai của mình. 3
- GVCN hỗ trợ HS trong việc định hướng tương lai, lựa chọn nghề nghiệp, và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Họ cung cấp thông tin, tư vấn và khuyến khích HS xác định mục tiêu cá nhân. Đồng thời, thông qua các bài học, thảo luận trong tiết sinh hoạt lớp, GVCN giáo dục cho HS về trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, nuôi dưỡng cho các em về sự tôn trọng và tinh thần đoàn kết. Hơn ai hết, GVCN là người khích lệ và truyền cảm hứng cho HS thông qua việc nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, phát triển nhân cách và theo đuổi đam mê, mục tiêu của bản thân GVCN cũng là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động lớp học, từ việc lập kế hoạch cho tiết sinh hoạt, đến việc tổ chức các sự kiện, dự án, và các chuyến đi dã ngoại một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, GVCN đóng vai trò là cầu nối giữa HS và các GV bộ môn, phụ huynh, đoàn trường và ban giám hiệu nhà trường. Họ chia sẻ thông tin quan trọng, phản hồi và giúp đỡ giải quyết các vấn đề liên quan đến học trò lớp mình. 1.2. Trách nhiệm của HS lớp 12 trong giai đoạn hiện nay 1.2.1. Khái niệm trách nhiệm Theo Từ điển tiếng Việt: “Trách nhiệm là phần việc được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả” Như vậy, trách nhiệm là một khái niệm đề cập đến việc một cá nhân hoặc tổ chức phải chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của mình, bao gồm cả việc chấp nhận hậu quả và cam kết thực hiện nghĩa vụ hoặc bổn phận đã được giao. Trách nhiệm mang ý nghĩa rộng lớn, từ trách nhiệm cá nhân trong cuộc sống hàng ngày đến trách nhiệm xã hội trong cộng đồng và môi trường làm việc. 1.2.2. Như thế nào là sống có trách nhiệm Sống có trách nhiệm là cá nhân nhận thức và thực thi các nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường. Đây là cách sống thể hiện sự chín chắn, ý thức và tự giác trong mọi hành động và quyết định. Sống có trách nhiệm bao gồm: Biết tự chịu trách nhiệm với bản thân, tự giác học hỏi, phát triển cá nhân, duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần và tự quản lý tài chính cá nhân một cách hợp lý. Biết chăm sóc giúp đỡ gia đình, bạn bè và những người cần sự hỗ trợ. Biết đóng góp cho cộng đồng và xã hội như tham gia vào các hoạt động cộng đồng, làm việc thiện nguyện. Biết tuân thủ luật pháp và các nội quy, quy định của trường, lớp, không có hành vi gây bất lợi cho người khác. Có ý thức bảo vệ môi trường như tiết kiệm điện, sử dụng sản phẩm tái chế, không vứt rác bừa bãi. Đặc biệt, sống có trách nhiệm là biết nhận thức và chấp nhận hậu quả cho hành động của mình. Sống có trách nhiệm không chỉ là cách thể hiện sự tôn trọng đối với bản thân và người khác mà còn là cách góp phần xây dựng một xã hội bền vững, công bằng và văn minh. 4
- 1.2.3. Đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 12 đối với những vấn đề thực tiễn HS lớp 12, đứng ở ngưỡng cửa quan trọng giữa tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành, thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và quá trình học tập. Đặc điểm tâm sinh lý của các em đối với những vấn đề này bao gồm: Áp lực học tập và quyết định tương lai, biến đổi cảm xúc và tâm trạng, phát triển khả năng tư duy phản biện, tăng cường ý thức về trách nhiệm xã hội, các mối quan hệ tình bạn, tình yêu, thể hiện sự tự lập cao trong mọi quyết định Để hỗ trợ HS lớp 12 trước những thách thức này, cần có sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, và nhất là GVCN bao gồm việc cung cấp thông tin, hướng dẫn nghề nghiệp, tư vấn tâm lý, và tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động xã hội và cộng đồng. 1.2.4. Vì sao phải giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS lớp 12 Giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS lớp 12 là hết sức quan trọng không chỉ giúp các em đối mặt với thách thức trong học tập mà còn chuẩn bị cho cuộc sống sau này: HS sẽ hình thành và phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian, công việc và mục tiêu các nhân. HS cũng nhận thức được hậu quả trong hành động của mình và khuyến khích các em tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề một cách chủ động. Giáo dục trách nhiệm còn giúp HS nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng và xã hội, từ đó thúc đẩy hành động tích cực và có ý thức về quyền lợi cũng như nghĩa vụ công dân. Đồng thời, học được cách tôn trọng và đáp lại sự tôn trọng từ người khác, từ đó xây dựng mối quan hệ lành mạnh với gia đình, bạn bè và GV. Hơn nữa, các em phát triển sự tự tin vào khả năng của bản thân và khuyến khích sự độc lập trong suy nghĩ và hành động. Trong bối cảnh áp lực học tập và quyết định về tương lai, trách nhiệm giúp HS phát triển khả năng ứng phó với áp lực một cách lành mạnh, không trốn tránh hoặc sử dụng các phương tiện tiêu cực. Như vậy, giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS lớp 12 không chỉ chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho cuộc sống và sự nghiệp sau này mà còn hình thành nên những công dân có đạo đức, tự tin, độc lập và có trách nhiệm với xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Điều tra, khảo sát 2.1.1. Mục đích khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát với 3 mục đích sau: - Tìm hiểu về thực trạng biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của HS lớp 12 hiện nay - Tìm hiểu những biện pháp giáo dục tác động đến nhận thức HS về phẩm chất trách nhiệm - Tìm hiểu cách thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp ở trường THPT hiện nay 5
- 2.1.2. Đối tượng khảo sát: - Giáo viên: GV làm công tác chủ nhiệm ở các trường THPT Nghệ An (gồm 36 GV trên địa bàn huyện Quỳ Hợp) - HS: 205 HS lớp 12 trên địa bàn Nghệ An 2.1.3. Thời gian khảo sát: Năm học 2022 – 2023 và học kì 1 năm học 2023 – 2024 2.1.4. Phương pháp điều tra: Gửi phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp GV và HS 2.1.5. Kết quả điều tra cụ thể: Chúng tôi tiến hành phân tích kết quả khảo sát cụ thể (Xem phụ lục ), để rút ra những kết luận về thực trạng như ở phần 2.2. Đây chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi viết sáng kiến này 2.2. Một số thực trạng 2.2.1. Thực trạng biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của HS lớp 12 hiện nay Để nắm rõ về thực trạng biểu hiện trách nhiệm của HS lớp 12 hiện nay, chúng tôi đã lập bộ câu hỏi (Phụ lục 2.1) và tiến hành khảo sát 205 em HS lớp 12, trường THPT Quỳ Hợp 2. Kết quả thu được như sau: 6
- Về nhận thức và biểu hiện cá nhân, đa số các em đều thấy rằng mình là người có trách nhiệm (92,7%). Tuy nhiên mức độ trách nhiệm của bản thân trong học tập không cao, có 14,6% HS có ý thức cao trong học tập, không chỉ đáp ứng mọi yêu cầu về bài tập và tham gia lớp học mà còn chủ động mở rộng kiến thức qua việc tự học, nghiên cứu sâu hơn về các chủ đề. Tích cực tìm kiếm và tham gia các cuộc thi, dự án học tập, và chia sẻ kiến thức với bạn bè (mức 5); có 20,5% HS dành nhiều thời gian cho việc học bài ở nhà, ôn tập và tham gia các lớp học thêm để cải thiện kiến thức nhưng đôi khi trì hoãn công việc, hay mất tập trung khi sử dụng thiết bị điện tử (mức 4); có 25,4% HS hoàn thành hầu hết bài tập về nhà và tham gia vào lớp học nhưng vẫn thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và không thường xuyên tìm kiếm cơ hội để cải thiện kiến thức (mức 3); con số 24,4% là kết quả khảo sát của nhóm HS có thực hiện bài tập về nhà nhưng không đầy đủ và không chất lượng, tham gia lớp học nhưng thiếu tập trung, dễ bị phân tâm (mức 2). Điều đáng báo động là 15,1% HS thường xuyên bỏ lỡ bài vở, không làm bài tập về nhà hoặc làm rất sơ sài, không tham gia tích cực vào các hoạt động lớp học, thậm chí trốn học (mức 1). 7
- Đối với trường hợp gặp phải khó khăn trong học tập và cuộc sống, 31,2% HS cho rằng mình có thể cố gắng tự vượt qua bằng cách điều chỉnh tâm lý và kế hoạch của bản thân; 39,5% HS thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ GV, nhóm bạn bè hoặc mạng Internet; có tới 29,3% HS lựa chọn không đối mặt với khó khăn bằng sự chán nản, buông xuôi. Trong quan hệ với gia đình và bạn bè, đa số HS đều tham gia giúp đỡ bố mẹ trong công việc ở nhà và đều đưa ra những ví dụ cụ thể về việc mình có giúp đỡ khi bạn bè gặp biến cố, khó khăn. Tuy nhiên, trong ứng xử với môi trường và cộng đồng thì ý thức bảo vệ môi trường của HS chưa cao, chưa chủ động tham gia vào các hoạt động tình nguyện (40 đến 50%). Ở thời đại 4.0, hầu hết HS đều ý thức được những nguy cơ của việc lạm dụng công nghệ nhưng các em vẫn sử dụng thiết bị điện tử nhiều, trung bình từ 1 đến 5 giờ/ngày. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới việc học và các mối quan hệ xã hội Đối với kĩ năng tự chủ và độc lập, đa số HS 12 đều trả lời là mình tự lập kế hoạch học tập và tự quản lý thời gian học. Điều đó chứng tỏ các em ý thức được năm cuối cấp là một năm quan trọng, đòi hỏi sự tập trung và nỗ lực cao độ để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp và các kỳ thi đại học. 2.2.2. Thực trạng những biện pháp giáo dục tác động đến nhận thức HS về phẩm chất trách nhiệm Thông qua Phiếu khảo sát đối với 36 GV làm công tác chủ nhiệm trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (phụ lục 2.2). Chúng tôi nhận thấy: GV đánh giá cao tầm quan trọng của việc giáo dục phẩm chất trách nhiệm, xem đó là một phần không thể tách rời trong việc phát triển toàn diện của HS (83,3%). Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, có tới 25% GV đánh giá tiết sinh hoạt lớp có vai trò rất quan trọng, 52,8% đánh giá quan trọng trong giáo dục phẩm chất trách 8
- nhiệm cho HS. So với các biện pháp giáo dục khác như: Tổ chức hoạt động ngoại khóa, thực hiện dự án cộng đồng, đánh giá và phản hồi hành vi HS thì các thầy cô cũng nhận thấy tiết sinh hoạt lớp đạt hiệu quả hơn cả (52,6%) hoặc đạt hiệu quả tương đương(25%) trong việc thay đổi nhận thức của HS về trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Tuy nhiên, các thầy cô gặp khá nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phẩm chất trách nhiệm trong tiết sinh hoạt lớp. Có tới 68,8% GV chỉ ra rằng họ khó khăn trong việc tìm ra sự đa dạng trong nội dung sinh hoạt, 57,1% là con số GV gặp phải những khó khăn trong việc tổ chức những hình thức hoạt động sinh động trong tiết học này. Đa số GV bày tỏ nguyên nhân dẫn đến những khó khăn này là: Bản thân GV thiếu đầu tư thời gian và công sức cho tiết sinh hoạt lớp, chưa thật sự học hỏi và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, lúng túng trong việc lựa chọn chủ đề, nội dung và hình thức hoạt động phù hợp. Như vậy, trong nhiều biện pháp giáo dục ở trường học thì việc đa dạng hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp là yếu tố có tác động cao đến việc thay đổi nhận thức của HS về trách nhiệm. Để tiết học này đạt hiệu quả như mong muốn thì cần phải có sự đồng lòng và hỗ trợ từ tất cả các bên liên quan và nhất là sự cố gắng, tận tâm, tận tụy của từng GVCN. 9
- 2.2.3. Thực trạng tổ chức tiết sinh hoạt lớp ở trường THPT hiện nay Để nắm được thực trạng tổ chức tiết SHL ở trường THPT hiện nay, tôi đã tiến hành khảo sát bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp một số GVCN tại nơi công tác (Xem Bộ câu hỏi phỏng vấn ở phần phụ lục), kết quả khảo sát cho thấy: Tiết SHL ở trường THPT diễn ra vào thứ 7, tiết học này không có yêu cầu cụ thể về nội dung từng tuần, đi đôi với tâm lý mỏi mệt muốn xả hơi cuối tuần nên dễ bị thực hiện qua loa, đại khái, vì vậy thường đánh mất mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của tiết học. Nội dung của các tiết SHL thường xoay quanh việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và thông tin liên quan đến trường lớp. Tuy nhiên, việc thiếu đa dạng trong chủ đề và cách tiếp cận có thể khiến HS cảm thấy nhàm chán và không hứng thú. Về phương pháp tổ chức: thường được tổ chức theo hình thức GVCN truyền đạt, HS nghe và ghi chép. Cách tiếp cận này có thể không khuyến khích sự tương tác, thảo luận và phản biện từ phía HS, khiến cho tiết học kém sinh động và thiếu sự tham gia tích cực. Mức độ tham gia của HS trong các tiết SHL không đồng đều, với một số em tham gia tích cực nhưng cũng có không ít em chỉ tham gia một cách thụ động. Điều này phản ánh sự thiếu quan tâm hoặc nhận thức về tầm quan trọng của SHL đối với việc phát triển bản thân và kỹ năng sống. Để cải thiện, nhà trường và GV cần chú trọng đổi mới phương pháp, nội dung, và tăng cường sự tương tác, tham gia của HS trong các tiết sinh hoạt. 2.3. Nhận xét chung về thực trạng HS lớp 12, đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học, thường chịu nhiều áp lực về học tập và quyết định tương lai. Trong bối cảnh này, phẩm chất trách nhiệm được biểu hiện qua việc tự giác học tập, chuẩn bị cho các kỳ thi, và quản lý thời gian hiệu quả. Tuy nhiên, sự biểu hiện này không đồng đều, với một số HS thể hiện rất cao cả trong học tập và hoạt động ngoại khóa, trong khi một số khác có thể gặp khó khăn trong việc quản lý áp lực và chưa thực sự chủ động trong học tập và cuộc sống. Để thay đổi nhận thức của HS về phẩm chất trách nhiệm, GV sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó tiết sinh hoạt lớp có tác động lớn nhất. Tiết sinh hoạt lớp, thường được tổ chức hàng tuần, là cơ hội để GV và HS chia sẻ, thảo luận về các vấn đề liên quan đến lớp học, trường học, và phát triển cá nhân. Tuy nhiên, hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp có thể biến đổi lớn giữa các lớp học khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu rõ ràng, sự chuẩn bị của GV, và mức độ tham gia của HS. Trong một số trường hợp, tiết sinh hoạt lớp chưa được tận dụng hiệu quả để thúc đẩy sự gắn kết, chia sẻ, và giáo dục HS. 10
- Chương 2: Một số biện pháp đổi mới tổ chức tiết sinh hoạt lớp nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS khối 12 1. Đổi mới về nội dung tiết sinh hoạt lớp Tiết sinh hoạt lớp là một hoạt động quan trọng trong trường học, góp phần giáo dục HS về đạo đức, lối sống và rèn luyện phẩm chất trách nhiệm. Tuy nhiên, nội dung truyền thống của tiết học này thường gây nhàm chán cho HS, khiến các em không hứng thú học tập. Việc đổi mới nội dung trong tiết sinh hoạt lớp là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục và thu hút HS tham gia tích cực hơn. Để làm được điều này, GV cần có sự sáng tạo và linh hoạt trong cách tiếp cận, xây dựng các nội dung sinh hoạt phù hợp với đối tượng HS, với hoàn cảnh cụ thể của lớp học và mục tiêu giáo dục. Đối với vấn đề giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS, chúng tôi áp dụng những biện pháp đổi mới nội dung sau: 1.1. Kể chuyện trong “Quà tặng cuộc sống”, kể chuyện các tình huống thực tiễn để giáo dục HS Khi HS phạm lỗi, chúng ta thường mắng trước lớp, gọi điện cho phụ huynh, phạt lao động. những cách này thường ít có tác dụng với HS ở tuổi vị thành niên, thậm chí còn đưa đến kết quả ngược lại. Vậy thay vào đó, GV sẽ dùng tình yêu thương để giáo dục HS bằng cách ẩn dụ qua các câu chuyện và tự HS sẽ phát hiện vấn đề để thay đổi. Tình huống 1: Trong lớp có HS Bắc thường xuyên bị ghi vào sổ đầu bài với lý do không soạn bài, không làm bài tập về nhà, quay cóp trong giờ kiểm tra, bạn Đức thì trốn học, tụ tập chơi game, đánh bài ăn tiền. GV nhận thấy đây là những biểu hiện của sự buông thả với bản thân, hờ hững không quan tâm tới việc làm của mình và thiếu trách nhiệm với tập thể lớp. Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, GV chiếu hình ảnh 1 ngôi nhà xiêu vẹo và đặt ra câu hỏi: Hình ảnh làm các em liên tưởng đến câu chuyện nào? Sau khi HS trả lời với nhiều ý kiến khác nhau, GV kể cho các em nghe về câu chuyện Bác thợ mộc già và ngôi nhà cuối cùng (https://eva.vn/eva-tam/bai-hoc-ve-nguoi-tho-moc-gia-va- ngoi-nha-cau-tha-thai-do-se-quyet-dinh-cuoc-doi-c66a421062.html) GV nhấn mạnh cho HS rằng cuộc đời là một bản vẽ do chính chúng ta thiết kế nên. Cuộc sống hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những chọn lựa của chúng ta trong quá khứ và ngôi nhà vững chắc trong tương lai được hình thành từ những viên gạch chúng ta đặt từ hôm nay. Đơn giản trong mỗi tiết học, chúng ta nghe giảng, ghi bài, làm bài tập thì ít nhất giờ kiểm tra chúng ta vẫn có thể tự làm bài mà không phải dùng ánh mắt cầu xin để chép bài của bạn. Sau đó GV cho HS xem video ngắn: Trận chiến 10 năm trước - Cuộc đời 10 năm sau và để HS tự cảm nhận và thay đổi (https://www.facebook.com/watch/?v=413600351178225) 11
- Kết thúc học kì 1, HS Bắc từ một HS trung bình của năm học trước nay đã đạt HS khá, HS Đức dưới sự hỗ trợ của GV và giám sát của gia đình đã đi học đều đặn hơn, tham gia nhiệt tình vào hoạt động của lớp, em còn gặp riêng Thầy chia sẻ rằng: “Em rất thích nghe thầy kể chuyện, thầy cứ kể nhẹ nhàng nhưng bao giờ phần kết thúc thầy cũng có cách làm cho chúng em liên tưởng đến bản thân mình”. Tình huống 2: Trong lớp, GV thường sử dụng mô hình “Đôi bạn cùng tiến”, “ Nhóm bạn cùng tiến” để các bạn học tốt sẽ kèm các bạn học yếu tiến bộ hơn. Bạn Huyền là một HS học tốt nhiều môn nhưng các bạn trong lớp thường tâm sự với GV là bạn ấy không nhiệt tình khi được giao nhiệm vụ kềm cặp các bạn, thường xuyên vắng trong các buổi sinh hoạt nhóm với nhiều lý do khác nhau. GV nhận định rằng tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập chung mà còn gây hậu quả tiêu cực cho mối quan hệ bạn bè trong lớp. Tìm hiểu trên các trang báo, GV thấy được câu chuyện “Hành trình 10 năm cõng bạn đi học” của Minh Hiếu -Tất Minh (THPT Triệu Sơn 5 -Thanh Hóa). GV quyết định tập hợp các thông tin và trong tiết sinh hoạt cuối tuần kể cho các em nghe về kì tích của đôi bạn cùng đạt trên 28 điểm trong kì thi THPT Quốc gia. Để đạt được kết quả ấy là nỗ lực lớn của bạn Minh khi bị tật nguyền nhưng vẫn chăm chỉ học tập, hơn hết là nỗ lực của bạn Hiếu khi đằng đẵng 10 năm trời không kể nắng mưa cõng bạn trên đôi vai của mình. Câu chuyện là minh chứng sống về tình bạn, về trách nhiệm và lòng nhân ái sâu sắc. Chúng ta không nên bỏ qua cơ hội giúp đỡ người khác, đặc biệt là bạn bè, bởi vì sự hỗ trợ và quan tâm của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của họ. GV dừng câu chuyện ở đó và không gọi tên bạn Huyền trong tiết sinh hoạt nhưng bạn ấy lại chủ động ở lại gặp riêng và xin lỗi GV vì đã chểnh mảng trong nhiệm vụ được giao. Trong những tuần kế tiếp, GV quan sát thấy bạn Huyền không chỉ tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nhóm mà còn chủ động chỉ bài cho các bạn trong những giờ ra chơi và sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Quan hệ giữa Huyền với các bạn cũng hòa đồng và cởi mở hơn. Như vậy với câu chuyện cõng bạn đến trường, HS đã nhận ra rằng, bằng cách giúp đỡ và quan tâm lẫn nhau, chúng ta không chỉ làm cho cuộc sống của bản thân mình trở nên có ý nghĩa hơn mà còn góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp và đầy tình thương. Ảnh: Huyền hướng dẫn bạn làm bài tập 12
- Một số đường link của quà tặng cuộc sống dùng để kể cho HS hoặc cho HS xem: https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv3/qua-tang-cuoc-song-0.htm https://www.youtube.com/playlist?list=PLrkUAhsn6r8G_vUW6e- j8UO350bDIRqO- Như vậy, các câu chuyện được kể trong tiết sinh hoạt lớp thường chứa đựng những bài học đạo đức, giá trị sống một cách sinh động, gần gũi, giúp HS dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ. Thông qua đó, HS có thể liên hệ bản thân với các nhân vật, từ đó hình thành nhận thức và ý thức về phẩm chất trách nhiệm. Khi lắng nghe GV kể, HS có thể tưởng tượng ra các tình huống, nhân vật trong câu chuyện, từ đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo và tưởng tượng, biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ và thay đổi mình. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng tạo cơ hội cho HS giao lưu, chia sẻ với nhau, từ đó gắn kết tình cảm thầy trò và bạn bè. 1.2. HS trải nghiệm theo các chủ đề: Làm thiệp, đóng kịch, văn nghệ Tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề là biện pháp lâu dài, thường xuyên, thấm dần và đem lại hiệu quả cao cho HS. Những trình tự máy móc, khô cứng của việc đánh giá tuần trước và kế hoạch tuần tới được tiến hành đơn giản trong khoảng 10 phút. Thời gian còn lại là tổ chức cho HS được trải nghiệm theo các chủ đề. Áp dụng hình thức này, giờ sinh hoạt lớp đã trở nên hứng thú, hấp dẫn, thiết thực trong việc giáo dục toàn diện: HS có thể nắm bắt và thảo luận sâu hơn về một nội dung, thúc đẩy sự tương tác của trò, giúp xây dựng và củng cố các giá trị đạo đức quan trọng như tôn trọng, trách nhiệm và lòng nhân ái cho các em. Trong khuôn khổ sáng kiến này, chúng tôi đưa ra cách tổ chức theo 3 chủ đề sau: Chủ đề 1: Giáo dục trách nhiệm với gia đình: Làm thiệp tặng mẹ dịp 20/10 Các con càng lớn, càng ngại thể hiện tình cảm với bố mẹ của mình, những lời nói yêu thương dần ít đi. Thêm vào đó, HS cuối cấp với nhiều áp lực, nhiều mối quan hệ nên thường dễ quên đi niềm hạnh phúc khi đang được sống trong vòng tay bố mẹ. Nắm bắt được tâm lý đó, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, trong tiết sinh hoạt trước ngày này 1 tuần, tôi đã tổ chức cho các em vẽ thiệp tặng mẹ. Các em sẽ dồn tất cả tình yêu, sự quan tâm và biết ơn đối với mẹ của mình qua tấm thiệp ấy. Để tạo yếu tố bất ngờ, sau khi các em vẽ xong, tôi thu tất cả thiệp của các bạn và cho các em bốc thăm ngẫu nhiên để nhận thiệp về. Như vậy HS sẽ có trong tay tấm thiệp mà bạn vẽ, nhiều cảm xúc vỡ òa khi các em nhận ra sự khéo léo hay vụng về của bạn mình. Lúc này, tôi mở bài hát “Nhật kí của mẹ” và cho HS ghi những suy nghĩ, những lời chúc đến mẹ lên những tấm thiệp. Một nhiệm vụ không thể thiếu là trong tuần lễ hướng đến ngày 20/10, các em sẽ tặng thiệp này cho mẹ và ghi lại khoảnh khắc ấy gửi vào nhóm lớp. Để các em trải nghiệm làm thiệp tặng mẹ là tạo cơ hội cho các em thể hiện sự quan tâm, tri ân tới mẹ, nghĩ đến tình yêu và sự hi sinh của mẹ. Quá trình tạo ra món quà đặc biệt như vậy cũng tạo ra mối liên kết đặc biệt giữa người tặng và người nhận, thể hiện sự quan trọng và ý nghĩa của mối quan hệ gia đình. Các em càng trân trọng 13
- sự chăm sóc của bố mẹ và thấy được trách nhiệm của mình để đền đáp lại những công lao to lớn ấy. Ảnh: HS làm thiệp tặng mẹ Ảnh: HS về nhà tặng thiệp cho Mẹ Chủ đề 2: Giáo dục trách nhiệm với tập thể lớp: Đóng Táo quân báo cáo hoạt động của lớp dịp sơ kết kì 1 Để đánh giá tất cả các mặt của lớp, các kết quả đạt được dưới góc nhìn hài hước, tôi cho HS lớp mình trải nghiệm bằng dự án đóng kịch Táo quân. Mỗi nhóm sẽ phụ trách một mảng riêng, chuẩn bị kịch bản đưa GV duyệt trước và trong tiết sinh hoạt sơ kết học kì 1 (Dịp này diễn ra gần Tết ông Công, Ông Táo), tôi cho các em đóng vai Táo quân để báo cáo trước lớp với nhiều cách sáng tạo khác nhau. Bằng cách này, tiết sinh hoạt không còn khô cứng, nhàm chán với những con số. Ngược lại, các em được thể hiện mình, được nhìn lại mình trong một học kì và được cười nghiêng ngả với những phần báo cáo hết sức thú vị của nhau. Kịch bản: Mở đầu vở kịch, 5 Táo lên chào khán giả. Sau đó, Táo giáo dục tóm tắt một số điểm mạnh và điểm cần cải thiện về mặt học tập của lớp. Bất ngờ, Táo này mời những HS đóng vai GV từng môn học lên sân khấu để nhận xét về kết quả kiểm tra đánh giá của lớp ở cụ thể từng môn, khán giả cả lớp đặt câu hỏi cho các “GV” này và cùng thảo luận các vấn đề liên quan. Táo giáo dục kết thúc phần trình diễn của mình bằng màn trao giải cho các HS xuất sắc trong học kì 1. Tiếp đến, Táo văn nghệ mời lên sân khấu những HS đóng vai nghệ sĩ biểu diễn một số tiết mục như hát, nhảy. Sau mỗi tiết mục, Táo này đều tặng quà cho các diễn viên và khen ngợi họ vì những nỗ lực trong suốt cả học kì để đem lời ca tiếng hát và thành tích văn hóa, thể thao về cho lớp. Táo lao động với trang phục gọn gàng và tự tin, lên bảng trình chiếu những khoảnh khắc các bạn trong lớp tham gia trực tuần, cuốc cỏ trồng cây, tưới nước cho hoa. Những bức ảnh chụp trộm nhưng lại vô tình ghi lại được nét đẹp tự nhiên khi 14
- làm việc của HS. Cả lớp học ồ lên với những tấm hình lần đầu tiên được công bố của mình . Táo nề nếp bước lên đọc 1 bài báo cáo dài nhưng sau mỗi câu lại dùng những biểu cảm đáng yêu đối lập với vẻ nghiêm nghị hàng ngày, đưa cả lớp đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cũng qua đó, cả lớp được Táo khen tinh thần học tập tích cực, tham gia các hoạt động nhiệt tình. Tuy nhiên vẫn có một số bạn mà Táo nêu tên khi thường đi học muộn hay đi xe quên mang mũ bảo hiểm thì cần tự khắc phục ở học kì 2. Táo tài chính đưa những câu ca dao, tục ngữ vào bài báo cáo của mình như: “Tiền nào của đó, biết dùng biết bảo”; “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”; “Tiền tài nay đổi mai dời/ Nghĩa nhân gìn giữ trọn đời với nhau” làm cho công tác sơ kết tài chính thêm sinh động. Cả lớp nắm rõ được các khoản thu chi và thảo luận để cùng tiếp tục giữ vững tinh thần tiết kiệm và minh bạch trong tất cả các hoạt động tài chính của lớp. Thông qua hoạt động đóng kịch táo quân này, HS được thực hành kĩ năng giao tiếp, diễn xuất, phát triển tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó HS thấy được trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao, đối với nhóm trong quá trình chuẩn bị cho dự án. Đây cũng là cơ hội để các bạn nhìn nhận những đóng góp của mình cho tập thể lớp, những thiếu sót cần cải thiện để bản thân và lớp tốt hơn. Ảnh: Không khí vui vẻ của lớp khi nghe các Táo báo cáo Chủ đề 3: Giáo dục trách nhiệm với truyền thống của đất nước: Văn nghệ chào mừng 26/3 Ngày kỉ niệm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là dịp để tôn vinh tinh thần đoàn kết, sự hi sinh của các thế hệ thanh niên trước đó. Đồng thời cũng là dịp khích lệ đoàn viên phấn đấu, làm việc, học tập hết mình vì sự phát triển của đất nước và cộng đồng. Với ý nghĩa đó, để giáo dục đoàn viên thanh niên lớp mình có trách nhiệm với truyền thống của Đoàn, nối tiếp Đoàn thực hiện trách nhiệm với xã 15
- hội, tôi tổ chức cuộc thi văn nghệ trong tiết sinh hoạt cuối tuần để các em được tìm hiểu sâu hơn về ngày lễ này và các em cũng được bộc lộ năng khiếu của bản thân. Trong không gian nhỏ của lớp học, các em chọn cho mình màu áo xanh tình nguyện của thanh niên và chọn những tiết mục phù hợp như: hát tốp ca bài “Thanh niên làm theo lời Bác”, hát song ca bài “Nối vòng tay lớn”, đọc thơ bài “Học và làm theo lời Bác dặn”, nhảy đơn vũ điệu “Lên đàng”, kể chuyện về anh hùng Lý Tự Trọng. Tiết sinh hoạt được kết thúc bằng tiết mục tập thể hát bài “Khát vọng tuổi trẻ”. Như vậy, việc tổ chức văn nghệ chào mừng ngày 26/3 đã tạo cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy và giáo dục về phẩm chất trách nhiệm thông qua sức mạnh của nghệ thuật và tương tác cộng đồng. Ảnh: Văn nghệ 26/3 Từ đó, chúng ta thấy, hoạt động tự trải nghiệm giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế, tự mình thực hiện các công việc, từ đó rèn luyện kỹ năng sống và phẩm chất trách nhiệm cho các em. HS có thể tự rút ra bài học cho bản thân và ghi nhớ sâu sắc hơn những điều mình nên làm để người thân vui vẻ và xã hội tốt đẹp hơn. Tóm lại, có thể khẳng định rằng, việc đổi mới nội dung trong tiết sinh hoạt lớp là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục và thu hút HS tham gia tích cực hơn. Nội dung mới mẻ, sinh động và gần gũi với thực tế sẽ giúp HS tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả, đồng thời rèn luyện các kỹ năng mềm và phẩm chất trách nhiệm cần thiết cho cuộc sống. 2. Đổi mới về hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp Đổi mới hình thức tổ chức trong tiết sinh hoạt lớp là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục hiện nay. Việc đổi mới cần được thực hiện một cách khoa học, bài bản để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong phạm vi sáng kiến này, 16
- nhằm góp phần giáo dục phẩm chất trách nhiệm cho HS, chúng tôi xin nêu ra một số biện pháp mà chúng tôi đã áp dụng hiệu quả như sau: 2.1. Tổ chức các trò chơi giáo dục để HS tham gia và rút ra bài học Tổ chức trò chơi trong tiết sinh hoạt lớp có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường học tập tích cực và gắn kết lớp học. So với cách tổ chức sinh hoạt theo lối truyền thống thì ưu điểm của việc sử dụng trò chơi là: Kích thích sự tò mò và sáng tạo của HS, thu hút sự tham gia của đông đảo của các em, tạo điều kiện để các em tương tác với nhau nhiều hơn, giúp các em giải tỏa căng thẳng và tạo ra nhiều kỉ niệm cho học trò. Hơn hết trò chơi chính là món quà đặc biệt trong giáo dục, nó không chỉ mang lại niềm vui và thú vị cho HS mà thông qua đó còn giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm và giáo dục phẩm chất cá nhân cho các em. Những điều GV muốn truyền đạt cứ đến với trò một cách tự nhiên trong những lần chơi như thế. Một số lưu ý cho GV khi tổ chức các trò chơi này là: Chọn những trò chơi phù hợp với mục tiêu mình muốn giáo dục và phù hợp với độ tuổi HS. Đảm bảo sự đa dạng để đáp ứng nhu cầu và sở thích của HS (trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ). Khuyến khích sự tham gia của cả lớp để không có em nào bị bỏ lại phía sau. Tạo điều kiện an toàn và có sự giám sát của GV. Sau mỗi trò chơi có phản hồi, đánh giá và có phần thưởng cho người thắng cuộc để kích thích HS tham gia trong những lần kế tiếp. 2.1.1. Trò chơi để HS phát triển trách nhiệm với bản thân Hiện nay, một số HS đã thể hiện sự chủ động cao trong việc đặt ra mục tiêu cá nhân và theo đuổi chúng một cách nghiêm túc, từ học tập đến phát triển các kỹ năng sống. Các em biết cách quản lý thời gian, tự học, và tự giác tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể hiện sự tự lập và trách nhiệm với bản thân. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ HS gặp khó khăn trong việc tự quản lý và thiếu ý thức trách nhiệm với bản thân. Các em thường phụ thuộc vào sự giám sát và hỗ trợ từ phía GV và phụ huynh, đồng thời gặp khó khăn trong việc tự đặt ra mục tiêu và kế hoạch học tập. Vì vậy ngay từ tiết sinh hoạt lớp đầu tiên của năm học, tôi đã cho các em xác định “Mục tiêu cá nhân và cam kết”. Mục tiêu: Giúp HS xác định và cam kết với mục tiêu cá nhân của mình, qua đó nhận thức và phát triển trách nhiệm với bản thân. Trước hết, tôi cho các em chơi trò chơi ném bóng giấy vào rổ. Chuẩn bị: GV chuẩn bị giỏ đựng bóng để trên bục giảng. HS tận dụng giấy loại, vò thành những viên bóng giấy. Cách chơi: Toàn bộ HS ngồi tại vị trí ban đầu của mình, khi GV ra hiệu lệnh thì HS đồng loạt ném giấy vào giỏ. GV ra 5 lần hiệu lệnh để HS ném bóng giấy. Sau đó GV sẽ hỏi HS về cảm nhận của các em qua 5 lần ném bóng giấy. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 260 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường vào dạy học Sinh học 11 cơ bản bài 20 - Cân bằng nội môi
21 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề vectơ ở lớp 10 THPT
41 p | 44 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 THPT
55 p | 48 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua một vài hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo cảm hứng học kĩ năng nói – viết Tiếng Anh của học sinh (an application of ability development orientation through some extra curricular activities to promote student’s learning of speaking and writing skill )
22 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 Trung Học Phổ Thông
55 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy giúp học sinh nhớ kiến thức ngữ pháp để làm tốt bài tập
24 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn