intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh. Qua đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 -------------------- SÁNG KIẾN Đề tài: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NITROGEN – SULFUR HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH LĨNH VỰC: HÓA HỌC Ngƣời thực hiện: TRẦN THỊ THU HÀ : PHẠM THỊ HƢƠNG : LÔ THỊ THỦY Tổ : Tự Nhiên. Nhóm: Hóa Học Địa chỉ gmail : hahdc2@gmail.com Số điện thoại : 0972833334 – 0979255589- 0976251351 Diễn Châu, tháng 04 năm 2024
  2. MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài................................................................ 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................... 4 1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................................... 4 1.1.1. Năng lực tự học ............................................................................................... 4 1.1.2. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học ở trường trung học phổ thông ....................................................................................... 7 1.1.3. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông .......................................................................................................................... 8 1.1.4. Phương pháp dạy học theo góc ....................................................................... 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 11 1.2.1. Về giáo viên .................................................................................................. 11 1.2.2. Về học sinh .................................................................................................... 13 1.3. Hình thành giả thuyết khoa học và đề xuất biện pháp ..................................... 15 CHƢƠNG II: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NITROGEN - SULFUR HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH ............................................................................................................. 16 2.1. Phân tích cấu trúc chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 ............................... 16 2.2. Xây dựng quy trình dạy học áp dụng phương pháp dạy học theo góc ............ 16 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình ..................................................................... 16 2.2.2. Đề xuất quy trình dạy học theo góc .............................................................. 16 2.3. Thiết kế một số kế hoạch dạy học áp dụng phương pháp dạy học theo góc ... 20 2.3.1. Kế hoạch dạy học 1: Bài Ammonia- Muối ammonium (tiết 1) ................... 20 2.3.2. Kế hoạch dạy học 2 : Bài Sulfur- Sulfur dioxide (Phụ lục 2) ....................... 29
  3. 2.4. Xây dụng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh ............................... 29 2.4.1. Đánh giá qua quan sát ................................................................................... 29 2.4.2. Tự đánh giá.................................................................................................... 30 2.4.3. Đánh giá đồng đẳng ...................................................................................... 31 2.4.4. Đánh giá qua bài kiểm tra ............................................................................. 33 2.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã được xây dựng và áp dụng trong đề tài ................................................................................................. 33 3.5.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 33 3.5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ............................................................... 33 3.5.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 34 3.5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất34 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 36 3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 36 3.2. Đối tượng và kế hoạch thực nghiệm sư phạm ................................................. 36 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ................................................................... 36 3.2.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm .................................................................... 36 3.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 36 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm.......................................................................... 37 3.4.1. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm ....................................................... 37 3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ....................................................... 42 PHẦN III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT ..................................................................... 43 1. Kết luận ............................................................................................................... 43 2. Đề xuất ................................................................................................................ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 45 PHỤ LỤC
  4. BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đầy đủ tiếng việt 1 GDPT Giáo dục phổ thông 2 DH Dạy học 3 TH Tự học 4 NLTH Năng lực tự học 5 NL Năng lực 6 GV Giáo viên 7 HS Học sinh 8 GD Giáo dục 9 ĐT Đào tạo 10 THPT Trung học phổ thông 11 ĐC Đối chứng 12 TN Thực nghiệm 13 PP Phương pháp 14 PPDH Phương pháp dạy học 15 PTHH Phương trình Hóa học 16 CNTT Công nghệ thông tin 17 NXB Nhà xuất bản 18 DHTG Dạy học theo góc 19 QTDH Quá trình dạy học 20 PPDHTG Phương pháp dạy học theo góc 21 PHT Phiếu học tập
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ số hành vi và tiêu chí chất lượng của NLTH ..................................... 5 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát giáo viên ...................................................................... 11 Bảng 1.3. Các nhóm năng lực tự học mà các thầy cô quan tâm phát triển cho học sinh thông qua dạy học bộ môn Hóa học THPT hiện nay ...................................... 12 Bảng 1.4. Kết quả thống kê phiếu khảo sát học sinh .............................................. 14 Bảng 2.1: Bảng kiểm quan sát đánh giá NLTH của GV với HS ............................ 30 Bảng 2.2: Phiếu khảo sát HS về mức độ đạt được của năng lực tự học ................. 31 Bảng 2.3: Phiếu đánh giá chéo giữa các thành viên trong nhóm học tập ............... 32 Bảng 2.4: Tiêu chí đánh giá và biểu điểm............................................................... 32 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá. Nhóm đánh giá: ......... ............................................... 33 Bảng 3.1. Danh sách lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ........................................ 36 Bảng 3.2. Phân phối tần suất số học sinh đạt điểm Xi ............................................ 37 Bảng 3.3. Phần trăm số HS đạt điểm Xi ................................................................. 38 Bảng 3.4. Tổng hợp phân loại kết quả học tập của học sinh .................................. 39 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực tự học của HS ở lớp TN do giáo viên đánh giá ........................................................................................................... 40 Bảng 3.6. Số lượng và phần trăm mỗi tiêu chí do giáo viên đánh giá NLTH của HS41 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả học sinh tự đánh giá về năng lực tự học .................... 41
  6. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đường lũy tích kết quả bài kiểm tra HS trường THPT Diễn Châu 2 . 38 Biểu đồ 3.2. Đường lũy tích kết quả bài kiểm tra HS trường THPT Diễn Châu 4 . 38 Biểu đồ 3.3. Phân loại kết quả học tập của HS trường THPT Diễn Châu 2 ........... 39 Biểu đồ 3.4. Phân loại kết quả học tập của HS trường THPT Diễn Châu 4 ........... 39 Biểu đồ 3.5. Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực tự học của HS ở lớp TN do giáo viên đánh giá ở lớp trước TN và Sau TN ................................................................ 40
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Kỹ năng tự học và giá trị biểu hiện của việc tự học là những thước đo của tâm lý sáng tạo và sản phẩm sáng tạo. Sẽ không có sáng tạo nếu không có tự học tích cực; sẽ không thể tự học hiệu quả nếu không mài sắc trí sáng tạo. Tự học để khám phá nhận thức và khai phá sáng tạo. Sáng tạo để khẳng định sự tìm tòi siêu thoát trong tự học. Chính vì vậy việc tự học rất quan trọng trong việc phát triển tư duy hiểu biết sáng tạo cho học sinh. Làm thế nào để phát triển năng lực người học? Đặc biệt, làm thế nào để phát triển năng lực tự học cho HS – giúp HS biết cách “thẩm thấu” nội dung kiến thức để chuyển thành những kĩ năng hành động, tạo nên giá trị cuộc sống? Đây là vấn đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay mà chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 hướng tới. Nhìn chung tư tưởng chủ đạo của đổi mới phương pháp là tập trung vào các hoạt động của trò; trò tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá; tăng cường giao lưu trao đổi giữa trò và trò. Tuy nhiên trên thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm. Giáo viên chưa chủ động trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là yếu tố quan trọng để bồi dưỡng và phát triển phẩm chất, năng lực cốt lõi cho học sinh. Trong đó, việc tổ chức dạy học theo góc là một phương pháp tổ chức dạy học đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các năng lực cốt lõi nói chung, đặc biệt là sự phát triển năng lực tự học cho học sinh. Vì vậy, với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực tự học cho HS, giúp đỡ HS rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo, kiên trì … mà đích cuối cùng là các em đạt đến hạnh phúc. Đồng thời, để tạo cho mình có được tâm thế tốt, hành trang tốt, vững …sẵn sàng và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018; góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Xuất phát từ tinh thần đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh” góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học hiện nay nói riêng và các bộ môn khác nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh. Qua đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 1
  8. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Nghiên cứu về nội dung kiến thức, đối tượng học sinh và điều kiện dạy học. - Xây dựng các kế hoạch dạy học. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá khả năng ứng dụng thực tế và hiệu quả của phương pháp đã đưa ra. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài: lý luận phương pháp dạy học theo góc; lý luận về năng lực và sự hình thành, phát triển năng lực của học sinh THPT; những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, chương trình sách giáo khoa Hóa học 11, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình GDPT 2018 của Bộ GD- ĐT và các tài liệu có liên quan. - Tổng hợp, phân tích những nguồn tài liệu thu thập được. 5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra sư phạm - Điều tra thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học tại một số trường THPT hiện nay với việc phát triển NLTH của HS. - Thăm dò ý kiến HS về sự hứng thú, phát triển NL sau khi học xong các tiết học vận dụng phương pháp mà đề tài đưa ra. + Phương pháp đàm thoại Thảo luận trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp, GV giàu kinh nghiệm dạy môn Hóa học về nội dung kiến thức, PPDH, hình thức tổ chức DH trong quá trình DH. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Thiết kế và thực nghiệm kế hoạch dạy học áp dụng phương pháp dạy học theo góc nhằm phát triển NLTH của HS. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với lý luận để rút ra những kết luận khái quát, khoa học, mang tính phổ biến. - Đánh giá sự phát triển NLTH của HS sau khi thực nghiệm. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài  Tính mới của đề tài - Góp phần làm rõ cơ sở lí luận về vấn đề hình thành và phát triển năng lực của học sinh THPT, làm rõ vai trò, đặc điểm của phương pháp dạy học theo góc. 2
  9. - Thiết kế được kế hoạch bài dạy và đưa ra quy trình áp dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh. - Đề tài đã xây dựng được câu hỏi, bài tập và phiếu học tập đánh giá năng lực tự học của học sinh.  Tính khoa học - Đề tài đã phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể, xác thực. - Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng các phương pháp khoa học, số liệu thống kê khách quan, chính xác, trung thực. - Nội dung đề tài được trình bày, lý giải theo từng phần, chương, mục rõ ràng, mạch lạc. Các luận điểm, luận cứ nêu ra đều có cơ sở. - Góp phần hệ thống hóa lý luận về phương pháp dạy học theo góc để phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Hóa học. - Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá năng lực tự học của học sinh cấp THPT. - Những đóng góp của đề tài về lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục và trong việc vận dụng vào thực tiễn với mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. - Đề tài không chỉ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em phát triển năng lực tự học, thông qua đó giúp các em vững vàng trong học tập và trong cuộc sống sau này. Đó cũng là những kĩ năng cần thiết để người học trở thành người làm việc có hiệu quả trong tương lai.  Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn Đề tài có giá trị thực tiễn cao, dễ dàng áp dụng vào quá trình dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học nói riêng và các môn học nói chung. 3
  10. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Năng lực tự học 1.1.1.1. Khái niệm Năng lực tự học là tự mình tìm tòi, nhận thức, vận dụng kiến thức vào tình huống mới với chất lượng cao. Theo tác giả Phan Thị Thanh Hội và Kiều Thị Thu Giang (2016): NLTH là khả năng người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện kế hoạch học tập đến việc tự đánh giá và điều chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng, năng lực. Chúng tôi cho rằng: “Năng lực tự học là năng lực mà ở đó người học có khả năng độc lập, tự giác để xác định mục tiêu học tập, xây dựng được kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập đó, đồng thời có khả năng tự đánh giá, nhận xét và điều kế hoạch học tập của bản thân nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức và không ngừng nâng cao chất lượng học tập”. 1.1.1.2. Vai trò năng lực tự học trong quá trình dạy học Trong quá trình dạy học, hoạt động tự học luôn giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của người học. Tự học là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập: Tự học có ý nghĩa to lớn đối với người học để hoàn thành nhiệm vụ học tập của người học. Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Trong hoạt động học tập bồi dưỡng NLTH cho HS được xem là một trong những đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo cho người học có động lực học tập mạnh mẽ, phát huy khả năng tự học, tự chủ, sáng tạo để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức nhân loại. Tự học giúp người học nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và nghề nghiệp trong tương lai. Tự học thường xuyên còn tạo cho người học có nếp sống, cách làm việc khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, hứng thú học tập và lòng say mê nghiên cứu khoa học, tạo nên động lực nội sinh của quá trình học tập. NLTH chính là nhân tố nội lực, nhân tố quyết định chất lượng đào tạo. 1.1.1.3. Thành phần cấu trúc năng lực tự học Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì trong NLTH của học sinh THPT gồm có các thành phần sau: Xác định nhiệm vụ học tập; Đánh giá và điều 4
  11. chỉnh được kế hoạch học tập; Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tật. Trên cơ sở nghiên cứu việc phân loại các thành tố NLTH và mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học hiện nay là dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, NLTH, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu và rèn luyện cho HS nhóm năng lực sau: + Năng lực xác định mục tiêu học: tức là xác định được sau khi học xong bản thân cần đạt được những gì? (kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ…). Trả lời cho câu hỏi: “Học cái gì? Học để làm gì?”. + Năng lực lập kế hoạch tự học: từ mục tiêu học tập phải lên kế hoạch để đạt được nội dung cần học trong chủ đề, cách thức tài liệu cần thiết trong chủ đề (sách, báo, trang web, câu truyện, thước phim…), dự kiến các hành động, nhiệm vụ để đạt được mục đích học tập chủ đề, dự kiến sản phẩm có được sau khi học chủ đề. Trả lời cho câu hỏi: “cần phải làm gì để đạt được mục tiêu”. + Năng lực thực hiện kế hoạch: thể hiện qua cách thức tìm kiếm, thu thập thông tin; cách thức xử lý thông tin; cách thức vận dụng thông tin, tri thức để tạo ra những sản phẩm theo kế hoạch đã lập (bài báo cáo, bài thuyết trình, sơ đồ, bảng biểu, đoạn video). Trả lời cho câu hỏi “Cần làm như thế nào?” + Năng lực tự thể hiện bản thân: thể hiện qua việc bản thân người học trình bày báo cáo trước nhóm hoặc trước lớp. + Năng lực tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tự học của bản thân; sau khi thực hiện các kĩ năng trên cần kiểm tra, đánh giá xem trong quá trình tự học bản thân người học đã đạt được những gì điều chỉnh những sai sót, hạn chế và vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập. Bảng 1.1. Chỉ số hành vi và tiêu chí chất lượng của NLTH Chỉ số Thành hành vi Mức độ đánh giá các tiêu chí tố (tiêu chí) 1. Xác 1.1. Xác - M1: Tự xác định được một vài KT, KN cần học. định định kiến - M2: Tự xác định được hầu hết những KT, KN cần học. mục thức, kỹ - M3: Tự xác định được chính xác những KT, KN cần đích năng cần học. học tập học 5
  12. 1.2. Xác định kiến - M1: Tự xác định được một vài KT, KN đã biết, đã có. thức, kỹ - M2: Tự xác định được nhiều KT, KN đã có, đã biết. năng liên - M3: Tự xác định được toàn bộ KT, KN liên quan đã có, quan đã đã biết. có, đã biết 2.1. Xác - M1: Chỉ ra một vài phong cách học tập của bản thân. định - M2: Chỉ ra một số thao tác học tập phù hợp với phong phong cách của bản thân. cách - M3: Chỉ ra các thao tác học tập phù hợp với phong cách bản thân bản thân. - M1: Chỉ ra tên các PP học tập. 2. Lập 2.2. Lựa - M2: Chỉ ra cách thức thực hiện các PP học tập. kế chọn PP - M3: Chỉ ra những PP học tập tích cực, tối ưu, phù hợp hoạch học tập với nội dunghọc tập. tự học - M1: Xây dựng được thời gian biểu tự học sơ sài, ấn định 2.3. Lập thời gian chưa hợp lí. thời gian - M2: Xây dựng được thời gian biểu học tập chi tiết, ấn biểu tự định thời gian chưa hợp lí. học - M3: Xây dựng được thời gian biểu học tập chi tiết, khoa học, ấn định thể thời gian cụ thể, hợp lí. - M1: Liệt kê và tóm tắt được thông tin được các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học - M2: + Liệt kê được tên tài liệu hay có nguồn thông tin hữu ích, có giá trị và hệ thống được thông tin trong tài liệu ngắn gọn và xúc tích. + Biết cách vận dụng, sử dụng được các thông tin trong tài 3.1. Làm liệu để giải quyết vấn đề nhưng chưa thật chính xác. 3. Tiến việc với - M3: + Tìm kiếm, liệt kê, lựa chọn được nguồn tài liệu hành kế tài liệu tham khảo hay, có nguồn thông tin có giá trị đáng tin cậy, hoạch hữu ích. tự học + Hệ thống được thông tin trong tài liệu dưới dạng sơ đồ tư duy, phân tích, đánh giá được các nguồn thông tin. + Vận dụng được các thông tin để giải quyết các vấn đề một cách chính xác, khoa học. 3.2. Làm - M1: Đợi GV hướng dẫn. việc với - M2: Tự tìm được người hỗ trợ trong quá trình học tập. người hỗ - M3: Tự tìm được người hỗ trợ học tập phù hợp với nội 6
  13. trợ dung tự học của bản thân. - M1: Dưới sự chỉ dẫn của GV, biết cách sử dụng các 3.3. Rèn phương tiện, thiết bị hỗ trợ TH. luyện trên - M2: Tự biết sử dụng được một vài phương tiện, thiết bị đối tượng hỗ trợ TH. vật - M3: Tự biết sử dụng các phương tiện, thiết bị học tập hỗ chất trợ TH. - M1: Tự làm các bài kiểm tra do GV giao và tự đối chiếu 4.1. Đánh kết quả. giá được - M2: Tự làm được các bài kiểm tra đánh giá và so sánh kết quả với đáp án, mục tiêu học tập. 4. Đánh của bản - M3: Tự xác định được trình độ NL của bản thân, lựa giá điều thân chọn được công cụ đánh giá, tự đánh giá phù hợp với mục chỉnh tiêu học tập… hoạt - M1: Tự rút ra được những ưu và nhược điểm trong quá động 4.2. Đánh trình TH. học giá, điều - M2: Tự rút ra được những ưu và nhược điểm trong quá chỉnh trình TH và đề xuất được cách điều chỉnh. được kế - M3: Tự rút ra được những ưu và nhược điểm trong quá hoạch học trình TH và có hành động điều chỉnh kế hoạch học tập phù tập hợp. Mức độ rèn luyện NLTH dựa trên mức độ chủ động, tự lực của HS, độ khó và mức độ hoàn thiện của hành vi. Bảng 1.1 minh họa những tiêu chí chất lượng được thiết lập để đánh giá các mức độ đạt được về chỉ số hành vi của một thành tố trong NLTH. 1.1.2. Sự cần thiết của việc phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học ở trường trung học phổ thông Đứng trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường dù chất lượng tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của HS cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng NLTH cho HS khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là một công việc rất quan trọng. Chỉ có TH, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều nhiều cách thức, nhiều con đường khác nhau thì mỗi HS mới có thể bù đắp được những khiếm khuyết về tri thức, về đời sống xã hội. Từ đó có được sự tự tin, có bản lĩnh trong công việc và cuộc sống. Khi thực hiện TH, mỗi HS hoàn toàn có khả năng, cơ hội tự nghiền ngẫm những vấn đề nảy sinh trong học tập theo một cách riêng của mình với những yêu cầu và điều kiện phù hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân HS nắm được vấn đề một cách chắc chắn, sâu sắc; chủ động bồi dưỡng PP học tập và kỹ năng vận dụng tri thức mà còn là cơ hội tốt để các em rèn 7
  14. luyện ý chí và NL hoạt động độc lập, sáng tạo. Đó là những NL, phẩm chất mà chỉ có chính bản thân người học tự lực, kiên trì, bền bỉ rèn luyện mới đạt được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay. Thực tế cũng đã chứng minh, mỗi thành công của HS trên con đường học tập là kết quả sự của kết hợp các PP học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; sự nổ lực hết mình của bản thân mỗi em. 1.1.3. Một số biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông Để dạy cho HS biết cách TH, hình thành và phát triển NLTH, GV cần phải yêu cầu HS tự học tập, tự nghiên cứu để lĩnh hội tri thức, khuyến khích HS mạnh dạn nói lên các suy nghỉ, chính kiến, đề xuất của bản thân, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Trong quá trình DH GV cần sử dụng kết hợp với các PPDH tích cực như: DH nêu các tình huống có vấn đề, DH dự án, mô hình lớp học đảo ngược,… nhằm kích thích sự tò mò, tạo động cơ, hứng thú học tập, rèn luyện thói quen, kỹ năng TH cho HS, giúp các em tự tìm kiếm, khám phá tri thức mới đúng đắn và hiệu quả cao hơn. Một số biện pháp bồi dưỡng NLTH sau: - Thiết lập và duy trì động cơ, hứng thú học tập cho HS. - Xây dựng học liệu, phương tiện, thiết bị hỗ trợ TH để HS có thể linh động về thời gian và địa điểm TH, phù hợp với điều kiện và sở thích của bản thân. - Xây dựng các nội dung học tập trực quan, sinh động, hấp dẫn, kích thích sự tò mò của HS nhưng phải phù hợp với NL nhận thức của các em. - Tạo điều kiện, cơ hội để HS tự đánh giá được kết quả học tập của bản thân sau mỗi lần TH. - Nội dung kiến thức học tập trên lớp học không được trùng lặp nội dung HS đã TH ở nhà mà là sự tiếp nối, phát triển, đào sâu, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của HS và định hướng TH tiếp theo. 1.1.4. Phương pháp dạy học theo góc 1.1.4.1. Khái niệm về dạy học theo góc (DHTG) Thuật ngữ tiếng Anh “Working in corners” hoặc “Working with areas” có thể hiểu là “làm việc theo góc”, “làm việc theo khu vực” hoặc “học theo góc”, trong đó nhấn mạnh vai trò của HS trong dạy học. “Dạy và học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học, nhằm đạt được mục tiêu học sâu một nội dung hay một bài học”. Quá trình học tập được chia thành các khu vực (các góc) với các nhiệm vụ và tư liệu học tập dành riêng cho mỗi góc. Nhóm tại mỗi góc được hình thành tự do theo nguyện vọng của HS chứ không do GV áp đặt. Có 3 kiểu góc học tập: 8
  15. * Góc theo phong cách học tập (PCHT) Tại các góc sẽ có tư liệu và bảng hướng dẫn nhiệm vụ giúp HS nghiên cứu một nộidung bài học theo các PCHT khác nhau: quan sát, trải nghiệm, phân tích, áp dụng. Mỗi góc đều thể hiện sự đa dạng về PCHT. Do đó, HS có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và PCHT khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình. Điều này cho phép GV giải quyết vấn đề đa dạng trong nhóm. * Góc theo hình thức hoạt động khác nhau Tại các góc, HS được nghiên cứu cùng một nội dung học tập theo các hình thức khác nhau: góc mĩ thuật, góc trải nghiệm, góc thảo luận, góc đọc. * Góc hỗn hợp Tuỳ nội dung cụ thể mà GV thiết kế góc hỗn hợp khi áp dụng PPDHTG cho các môn học khác nhau, ví dụ như: góc mĩ thuật, góc sáng tác, góc quan sát, góc toán học…. 1.1.4.2. Bản chất của dạy học theo góc Theo tài liệu tham khảo số, DHTG có các bản chất sau: + DHTG tạo ra một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể. Khi tổ chức DHTG, QTDH được chia thành các khu vực cụ thể (các góc học tập) cùng với sự phân chia nhiệm vụ học tập, thời gian, tư liệu và phương tiện học tập riêng biệt cho từng khu vực (góc). Tính rõ ràng trong cấu trúc tổ chức học tập như thế giúp HS có thể độc lập và dễ dàng lựa chọn cách thức học tập riêng thích hợp cho mình (tự lựa chọn hoặc có sự hướng dẫn của GV) để thực hiện mục tiêu học tập chung. + DHTG có tính khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy và kích thích HS tích cực hoạt động, thông qua hoạt động mà học tập. Nội dung học tập được thiết kế trong các nhiệm vụ có thể là những tình huống có vấn đề, những mâu thuẩn nhận thức, những thử thách với kiến thức hoàn toàn mới. Vì thế, để giải quyết chúng, bản thân mỗi HS phải tích cực hoạt động, tự lực hoặc giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới. Thông qua các hoạt động, HS không chỉ có được tri thức mới mà còn khám phá được bản thân có thể làm được gì, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ bằng chính năng lực thật sự của bản thân. + Hoạt động học tập trong DHTG có tính đa dạng cao về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. Ở mỗi góc học tập, các nhiệm vụ được thiết kế với sự đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức tổ chức hoạt động. Do đó, những HS có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và PCHT khác nhau đều có thể tìm được hình thức học tập 9
  16. phù hợp, có thể tự thích ứng và có cơ hội thể hiện thế mạnh của mình. Đây chính là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng đa dạng trong nhóm học tập. + DHTG tổ chức nhiệm vụ học tập với mục đích để HS được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động. Việc chính bản thân HS được trải nghiệm và khám phá nội dung bài học sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội học tập mới mẻ, tạo cơ hội để người học phát triển “câu chuyện” về mình theo những cách khác nhau. 1.1.4.3. Yêu cầu GV và HS trong DHTG để phát triển NLTH * Đối với GV - Hướng dẫn HS cách chuẩn bị bài ở nhà: GV cần hướng dẫn HS cách đọc trước tài liệu, cách hệ thống và ghi nhớ bài học, cách chuẩn bị dụng cụ… Yêu cầu HS tự nghiên cứu PHT và SGK, xác định được đâu là nhiệm vụ của cá nhân phải thực hiện và tự thực hiện nhiệm vụ đó. Ví dụ, khi tiến hành thí nghiệm, đo đạc và phân tích số liệu đo được, vẽ hình... là nhiệm vụ của cá nhân. Yêu cầu HS sử dụng phiếu hỗ trợ phù hợp, các phương tiện học tập tại góc, giúp đỡ HS khi HS gặp những khó khăn mà không tự giải quyết được. - Hướng dẫn HS cách thu nhận kiến thức, có thể là: Hướng dẫn HS cách thu thập thông tin từ SGK và phiếu học tập, chỉ ra những dấu hiệu cho thấy nội dung chính của bài học, cách làm thí nghiệm, cách vẽ hình... - Hướng dẫn HS cách lựa chọn sách tham khảo và cách đọc sách tham khảo: GV cần chỉ ra các tài liệu bắt buộc phải nghiên cứu cho môn học và các tài liệu hỗ trợ một cách cụ thể để HS dễ dàng tiếp cận khi tìm tài liệu cho môn học. - Hướng dẫn cách nghe giảng và ghi chép bài trên lớp: GV hướng dẫn HS cách lắng nghe tích cực và phản hồi tích cực đối với GV và với HS khác. - Hướng dẫn HS cách xử lý tri thức thành kiến thức của riêng mình. Cụ thể GV hướng dẫn HS sử dụng các mức độ định hướng khác nhau để các em có thể tự lực giải quyết các vấn đề. GV có thể hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức đã học. Yêu cầu HS tự tổng kết được nội dung kiến thức và tự trình bày kết quả học tập tại góc, lắng nghe và phản biện kết quả học tập của nhóm khác... - Kiểm tra, giám sát và định hướng các hoạt động học tập của HS: Khi HS tự học cá nhân hay hoạt động nhóm thì cần có sự giám sát, hỗ trợ của GV, điều này là tiền đề và động lực để HS tự học. - Hướng dẫn HS tự kiểm tra, tự ĐG kết quả và quá trình học tập của mình sau bài học bằng “Phiếu tự ĐG”. * Đối với HS 10
  17. - Tự nghiên cứu được nội dung các phiếu tại góc học tập (PHT, phiếu hỗ trợ). Tự nghiên cứu các nội dung của SGK mà PHT yêu cầu. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ mà PHT yêu cầu HS thực hiện một cách độc lập. Ví dụ: Tại góc thực nghiệm thì HS tự lắp ráp được thí nghiệm, tự quan sát, tự đo đạc, tự sử dụng các dụng cụ đo... Góc phân tích thì tự nghiên cứu SGK, tự sử dụng tài liệu.... - Tự tìm kiếm các phương án để giải quyết các nhiệm vụ ở góc mà phong cách học không phải là sở trường của bản thân và tin tưởng bản thân sẽ giải quyết được. - Tự giải các bài tập có liên quan đến kiến thức của bài học. 1.2. Cơ sở thực tiễn Để xác định cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài về việc sử dụng các PPDHTG nhằm phát triển NLTH cho HS trong dạy học bộ môn Hóa học nói chung và trong dạy học chương Nitrogen – Sulfur Hóa học 11 nói riêng, chúng tôi đã tiến hành sử dụng phiếu điều tra, thăm dò ý kiến 25 GV trực tiếp giảng dạy môn Hóa học THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu và 175 HS lớp 11 thuộc các trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu trong năm học 2023- 2024. Các vấn đề khảo sát tôi quan tâm đến thực trạng sau: 1.2.1. Về giáo viên Để tìm hiểu về sự quan tâm của GV với DHTG chúng tôi triển khai điều tra bằng bảng hỏi và thu được kết quả ở bảng 1.2 và biểu đồ 1,2 Bảng 1.2. Kết quả khảo sát giáo viên Câu hỏi Các phƣơng án Kết quả trả lời Số lượng Tỷ lệ % Thầy (cô) quan tâm đến phương pháp DHTG như thế nào? 1. Mức độ quan tâm của thầy (cô) Rất quan tâm 6 24.00 đối với phương pháp dạy học theo Quan tâm 9 36.00 góc? Không quan tâm 10 40.00 2. Thầy (cô) quan tâm như thế Rất quan tâm 6 24.00 nào đến việc thiết kế kế hoạch bài Quan tâm 8 32.00 dạy Hóa học áp dụng phương pháp dạy học theo góc? Không quan tâm 11 44.00 Theo thầy (cô) Việc tổ chức DHTG để phát triển NLTH cho HS trong dạy học Hóa học hiện nay có vai trò như thế nào? 11
  18. 1. Theo thầy (cô) việc phát triển Rất cần thiết 7 28.00 năng lực tự học cho học sinh Cần thiết 9 36.00 trong dạy học Hóa học có cần thiết không? Không cần thiết 9 36.00 2. Theo thầy (cô) tổ chức dạy học Rất cần thiết 6 24.00 theo góc trong dạy học Hóa học Cần thiết 7 28.00 có vai trò như thế nào trong việc phát triền NLTH cho học sinh Không cần thiết 12 48.00 Biểu đồ 2 60 50 40 30 20 10 0 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Qua bảng số liệu 1.2 và biểu đồ 1, 2 cho thấy, trong quá trình dạy học số GV không quan tâm đến việc thiết kế kế hoạch bài dạy Hóa học áp dụng phương pháp dạy học theo góc chiếm tới 44,00%. Đa số các GV thấy được việc phát triển NL cho HS trong dạy học Hóa học nhưng có tới 48,00% lại cho rằng việc tổ chức DHTG trong quá trình dạy học bộ môn Hóa học không cần thiết trong việc phát triển NLTH cho HS. Để tìm hiểu thực trạng sự quan tâm của GV về DH phát triển năng lực và việc vận dụng PPDHTG để phát triển NLTH cho HS ở trường THPT, chúng tôi đưa ra những nội dung triển khai thông qua bảng hỏi 1.2, kết quả chúng tôi thu được số liệu ở bảng 1.3 và biểu đồ 3. Bảng 1.3. Các nhóm năng lực tự học mà các thầy cô quan tâm phát triển cho học sinh thông qua dạy học bộ môn Hóa học THPT hiện nay TT Các năng lực tự học Mức độ rèn luyện Thƣờng Không Không tiến xuyên thƣờng xuyên hành 1 Xác định kiến thức, kỹ năng 10 15 0 cần học 2 Xác định kiến thức, kỹ năng 9 16 0 12
  19. liên quan đã có, đã biết 3 Xác định phong cách bản thân 8 17 0 4 Lựa chọn phương pháp học tập 11 14 0 5 Lập thời gian biểu tự học 8 16 1 6 Làm việc với tài liệu 9 15 1 7 Làm việc với người hỗ trợ 8 15 2 8 Rèn luyện trên đối tượng vật 6 17 2 chất 9 Đánh giá được kết quả của bản 6 17 2 thân 10 Đánh giá điều chỉnh được kế 8 16 1 hoạch học tập Qua bảng số liệu 1.3 và biểu đồ 3 cho thấy, trong quá trình dạy học số GV không thường xuyên quan tâm phát triển NLTH cho học sinh thông qua dạy học bộ môn Hóa học chiếm trên 50%. 1.2.2. Về học sinh Để tìm hiểu về thái độ của HS đối với môn Hóa học và quá trình học tập môn Hóa học của HS ở trường THPT hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng cách phát phiếu hỏi, kết quả thống kê được thể hiện trong bảng 1.4. 13
  20. Bảng 1.4. Kết quả thống kê phiếu khảo sát học sinh Câu hỏi Câu trả lời Kết quả Số lượng Tỷ lệ % 1. Em có yêu thích môn Hóa Rất yêu thích 45 25,72 học không? Yêu thích 65 37,14 Không yêu thích 65 37,14 2. Trong quá trình DH bộ Thường xuyên 40 22,86 môn Hóa học, Thầy (cô) đã Thỉnh thoảng 70 40,00 bao giờ tổ chức phương pháp dạy học theo góc chưa? Chưa bao giờ 65 37,14 3. Mức độ hứng thú của em Rất hứng thú 78 44,57 như thế nào khi được thầy Hứng thú 77 44,00 (cô) sử dụng phương pháp dạy học theo góc? Không hứng thú 20 11,25 Biểu đồ 4 Biểu đồ 5 Biểu đồ 6 Thường xuyên Rất hứng thú Rất yêu thích Thỉnh thoảng Hứng thú Yêu thích Không yêu thích Chưa bao giờ Không hứng thú Qua bảng 1.4 và biểu đồ 4,5,6 cho ta thấy, số HS rất yêu thích Hóa học chỉ chiếm 25,72% tuy nhiên nếu các GV biết phân loại HS để tổ chức DHTG thì sẽ phát huy được năng lực của HS. Đa số HS đều nhận thấy rằng nếu được học tập theo góc của riêng mình thì giúp cho việc học bộ môn Hóa học trở nên rất hứng thú và hứng thú (78,75%), qua đó sẽ phát huy được NLTH của các em. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0