Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập bổ trợ để điều chỉnh những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đệm bóng cho học sinh lớp 11
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Áp dụng một số bài tập bổ trợ để điều chỉnh những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đệm bóng cho học sinh lớp 11" nhằm tìm hiểu những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đệm bóng, nhằm nâng cao kết quả môn Bóng chuyền, thúc đẩy phong trào tập luyện môn Bóng chuyền trong Nhà trường và nhân rộng để phát triển ngoài nhà trường, đồng thời phát hiện bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn Bóng chuyền để tham gia đội tuyển học sinh giỏi các cấp có kết quả cao các giải thể thao học đường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập bổ trợ để điều chỉnh những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đệm bóng cho học sinh lớp 11
- Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong cuộc sống của con người hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của TDTT ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện TDTT được diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống và cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. Tập luyện thể dục thể thao (TDTT) giúp chúng ta có được sức khỏe tốt, hình thành các tố chất cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp cho các em có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động văn hóa xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Ở nước ta, ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong đó người dạy: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ…”. Nhằm mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển toàn diện về mọi mặt kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự phong phú về tinh thần, sự lành mạnh về đạo đức và sự hoàn thiện về thể chất. Đó là nguồn hạnh phúc lớn lao của mỗi con người, đồng thời có ý nghĩa chiến lược của cả một dân tộc. Bác từng nói “Tự tôi ngày nào cũng tập”. Bản thân người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi… Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Vì vậy, muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần làm cho môn học Thể dục trở thành môn yêu thích của học sinh. Đặc biệt hiện nay ở nhiều địa phương phong trào môn bóng chuyền phát triển rộng khắp tại các thôn xóm, làng bản tổ chức luyện tập và thi đấu vào các buổi sáng và buổi chiều. Môn học Giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay, chương trình môn học thể thao tự chọn là một nội dung bắt buộc được học tập xuyên suốt ở các cấp học với số tiết được phân bổ ngày càng nhiều hơn, số tiết nhiều hơn. Chính vì thế, môn thể thao tự chọn là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất. Thể thao tự chọn là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích đam mê luyện tập của học sinh và phát triển năng khiếu của từng cá nhân học sinh. Do đó môn thể thao tự chọn ở khối THPT hiện nay các em có thể tự đăng ký môn học được yêu thích (Gồm môn bóng đá, môn bóng chuyền, môn bóng rổ, môn đá cầu, môn Cầu lông). Qua thực tế của từng trường các em có thể tự đăng ký môn học tự chọn theo sở thích. Thông qua số lương học sinh đăng ký môn học tự chọn 1
- đầu năm học, trong đó môn có số lượng học sinh tham gia học nhiều nhất là môn Bóng chuyền và cũng được nhiều trường học lựa chọn để giảng dạy cho học sinh các khối. Bởi vì môn Bóng chuyền là môn thể thao hấp dẫn và phát triển rộng khắp trên toàn thế giới, cũng như ở Việt Nam. Đây là môn thể thao thi đấu chính thức trong chương trình hội khỏe phù đổng các cấp được rất nhiều khán giả hâm mộ. Trong đó có số học sinh yêu thích nhiều nhất và phù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường. Môn Bóng chuyền là môn thể thao tập thể tăng cường sự đoàn kết, nêu cao tinh thần tập thể và ý thức tổ chức kỷ luật cao, rèn luyện cho người tập có đức tính quý báu như có tính kiên trì, gan dạ, ngoan cường sáng tạo... Thông qua việc tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền giúp cho các em có tầm ảnh hưởng sâu rộng có nhiều mối quan hệ mật thiết hơn. Ngoài ra còn giúp các em cải thiện được các chức năng cần thiết trong cơ thể, phát triển toàn diện về mọi mặt đức - trí - thể - mĩ. Để hình thành kỹ năng động tác chính xác, người giáo viên không phải dùng phương pháp thị phạm động tác mà dùng kết hợp cả lời nói tranh ảnh trò chơi, các bài tập bộ trợ, các bài tập sửa sai kỹ thuật động tác. Từ đó để truyền tải nội dung bài tập giúp các em dễ hiểu sớm hình thành kỹ năng động tác. Quan sát quá trình tập luyện, kiểm tra và thi đấu của học sinh trong nhiều năm học, tôi nhận thấy học sinh vận dụng các kỹ thuật cơ bản của bóng chuyền như phát bóng, chuyền bóng cao tay, chuyền bóng thấp tay (đệm bóng), di chuyển... còn nhiều hạn chế. Trong đó, kỹ thuật đệm bóng là một trong những kỹ thuật mà nhiều học sinh chưa thực hiện tốt. Nhiều tình huống bóng không thể tổ chức tấn công được vì lỗi đỡ bóng bước một. Đa số các em đỡ bóng bước một không tốt dẫn đến không có kết quả cao trong kiểm tra, thi đấu. Kỹ thuật đệm bóng có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong thi đấu và luyện tập. Nhờ vào đặc điểm của kỹ thuật động tác để tạo ra những đường bóng chính xác trong khi phòng thủ và tạo điều kiện để tổ chức tấn công. Tuy nhiên, để sử dụng kỹ thuật này một cách có hiệu quả triệt để trong thi đấu và tập luyện, người học phải trải qua quá trình tập luyện và điều chỉnh các sai lầm, lệch lạc về kỹ thuật. Muốn đạt kết quả tốt người thầy phải tăng cường sử dụng các phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức luyện tập hợp lý ngắn gọn dễ hiểu, sớm hình thành kỹ năng động tác. Cho học sinh luyện tập các bài tập bộ trợ mô phỏng kỹ thuật đề hình thành các kỹ năng động tác. Học từ động tác đơn giản đến đông tác phức tạp, từ đó các em dễ dàng áp dụng bài tập linh hoạt hơn chính xác hơn. Chính vì vậy: Tôi đã khảo sát một số giáo viên dạy TD trong và ngoài huyện cùng một số lớp học về những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đánh bóng chuyền, để nâng cao hiệu quả về kỹ thuật đệm bóng là rất cần thiết và thiết thực để học sinh học tập tiến bộ và yêu thích môn Bóng chuyền nhằm góp phần làm tốt hơn nữa trong công tác giáo dục sức khoẻ cho học sinh. Với những 2
- lý do trên, tôi chọn đề tài: Áp dụng một số bài tập bổ trợ để điều chỉnh những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đệm bóng cho học sinh lớp 11. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1 Mục đích: Tìm hiểu những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đệm bóng, nhằm nâng cao kết quả môn Bóng chuyền, thúc đẩy phong trào tập luyện môn Bóng chuyền trong Nhà trường và nhân rộng để phát triển ngoài nhà trường, đồng thời phát hiện bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn Bóng chuyền để tham gia đội tuyển học sinh giỏi các cấp có kết quả cao các giải thể thao học đường. 2.2 Nhiệm vụ: 2.2.1 Nhiệm vụ 1: Cơ sở lý luận của việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đệm bóng 2.2.2 Nhiệm vụ 2: Áp dụng một số bài tập bổ trợ kỹ thuật để điều chỉnh những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đệm bóng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 11C1, 11B2,11B4 của Trường THPT Đô Lương 2 3.2 Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ năm 2022 đến tháng năm 2023. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các vấn đề trên tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 4.2 Phương pháp quan sát sư phạm. 4.3 Phương pháp phỏng vấn. 4.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài - Về lý luận: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục kỹ thuật đệm bóng cho học sinh khối 11 - Về thực tiễn: Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng nhận thức kỹ thuật đệm bóng của học sinh THPT trên địa bàn 3
- II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn: Bóng chuyền là hoạt động không có chu kỳ, luôn thay đổi theo những tình huống, mặc dù kỹ thuật đơn giản nhưng không thể thực hiện hoàn chỉnh động tác ngay từ lần đầu tập luyện, thường là theo bản năng kinh nghiệm phối hợp vận động. Do đó, trên cơ sở lý luận chung phương pháp tập luyện, rồi chia ra các phương pháp chính trong quá trình giảng dạy động tác. Quá trình tập luyện kỹ thuật được đánh giá là quan trọng nhất, để đạt được hiệu quả cao người tập phải tuân thủ các nguyên tắc tập luyện, trước hết trong quá trình tập luyện phải có tính tự giác tích cực, có lòng ham muốn say mê. Trong quá trình tập luyện phải thường xuyên và có hệ thống theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Khi tập luyện cần tránh chạy theo những động tác mới, đốt cháy giai đoạn kỹ thuật. Việc củng cố nâng cao các bài tập kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng, do đó trong giai đoạn đầu dễ xảy ra những động tác thừa, song sẽ quen dần. Do vậy, trong giai đoạn đầu tiếp thu kỹ thuật giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp tập luyện để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc khi giai đoạn đầu tiếp thu kỹ thuật và nhanh chóng khắc phục những sai lầm thường mắc, đó là công việc quan trọng và có ý nghĩa đối với các em học sinh. Qua thực tế tại trường THPT Đô lương 2. Tôi nhận thấy rằng quá trình tiếp thu của học sinh phụ thuộc vào những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các sai lầm trong kỹ thuật động tác đệm bóng là ở các giai đoạn tập luyện phân tích sai lệch về kỹ thuật động tác hiểu nhiệm vụ động tác chưa đúng, điều đó cho thấy rằng kỹ thuật đệm bóng thấp tay xét về mặt cấu trúc động tác là mối liên hệ có tính quy luật hoàn chỉnh và thống nhất giữa các giai đoạn trong kỹ thuật và khả năng hoàn thiện kỹ thuật nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm vận động của người học, biết cách phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác tay, chân, toàn thân và từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kỹ thuật động tác có hiệu quả cao hơn. Để đạt được kết quả trong tập luyện đòi hỏi giáo viên phải tìm ra được những nguyên nhân sai lầm thường mắc từ đó có những bài tập ứng dụng để khắc phục ngăn ngừa những sai lầm thường mắc để nâng cao hiệu quả trong khi thực hiện kỹ thuật động tác của học sinh. Trên cơ sở đọc và phân tích tổng hợp các tài liệu, trao đổi với các giáo viên bộ môn, huấn luyện viên bóng chuyền, qua quá trình quan sát sư phạm tôi đã có những kết quả về nguyên nhân sai lầm mà người học thường mắc phải trong bộ môn bóng chuyền. 4
- 2. Thực trạng: 2.1. Thuận lợi: - Luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường, sự ủng hộ phong trào TDTT của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, tao điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học bộ môn TD. - Đa số học sinh của trường chăm ngoan, nghiêm túc trong học tập, có ý thức hăng say luyện tập. - Các giáo viên trong tổ có trình độ chuyên môn vững vàng. - Hệ thống sân thể dục khá đầy đủ, thuận lợi cho việc học 2.2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho môn học còn thiếu. - Nhiều lớp học thể dục cùng buổi nên sân tập đông học sinh, hạn chế tập luyện, thời tiết có lúc không thuận lợi. - Do thời gian hạn chế nên giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tập, rồi học sinh tự tập là chính, không có điều kiện sữa sai nhiều, không có thời gian để các em thi đấu, vui chơi. - Thể lực học sinh còn yếu, học sinh ngại vận động và không có thời gian ngoại khóa do áp lực học tập các môn khác. Từ thực trang trên trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng phương pháp áp dụng một bài tập bộ trợ để chỉnh sửa sai lâm thường mắc học sinh khối 11. Qua đó giúp học sinh sớm hoàn thiện hình thành kỹ thuật động tác môn bóng chuyền được tốt hơn. 2.3 Kết quả khảo sát ban đầu Qua theo dõi kết quả kiểm tra một tiết nội dung đệm bóng năm học trước của khối 11, tôi nhận thấy rằng đa số cho kết quả không cao, nhiều em thực hiện được kỹ thuật đệm bóng chưa tốt, thiếu chính xác. Ví dụ như kết quả kiểm tra một tiết của lớp 11C1, 11B2,11B4 năm học 2021 – 2022 như sau: - Kĩ thuật đệm bóng bằng hai tay Lớp 11C1 11B2 11B4 (40 HS) (40 HS) (39 HS) Điểm (Đ) 31 77,5% 32 80% 31 79,5,% Chưa(Đ) 10 22,5% 8 20% 11 20,5% 5
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra kỹ thuật đệm bóng năm học 2021 - 2022 của 119 học sinh lớp 11C1, 11B2, 11B4 tôi đã thống kê được những học sinh thường mắc phải những sai lầm sau: Số Số HS Tỷ lệ Stt Những sai lầm thường mắc lượng mắc (%) HS phải 1 Không có tư thế chuẩn bị 119 25 21,1 2 Di chuyển chưa tốt 119 21 17,6 3 Phán đoán đường bóng không chính xác 119 27 22,7 4 Góc độ ra tay không thích hợp 119 18 15,1 5 Không kết hợp được lực toàn thân 119 14 11,8 6 Thực hiện kỹ thuật động tác bị gò bó 119 30 25,2 7 Hình tay khi đệm bóng lệch 119 17 14,3 8 Điểm tiếp xúc giữa bóng với tay sai 119 31 26,1 9 Động tác đánh bóng co khuỷu tay 119 25 21,0 Bằng kết quả quan sát sư phạm và thông qua kiểm tra đánh giá, tôi nhận thấy các sai lầm 1, 3, 6, 8 và 9 là những sai lầm cơ bản nhất mà học sinh thường mắc phải chiếm tỷ lệ tương đối cao, còn những sai lầm còn lại tỷ lệ mắc phải thấp. Để có cơ sở đánh giá khách quan và chắc chắn về những sai lầm thường mắc, tôi đã phỏng vấn các huấn luyện viên bóng chuyền và các giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục các trường THPT bằng phiếu đánh giá (số phiếu phát ra 10 và số phiếu thu về 10) 2.3.1 Xác định nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc trong khi thực hiện kỹ thuật đệm bóng của học sinh: TỔNG SỐ PHIẾU 10 STT NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC ĐỒNG Ý TỶ LỆ (%) 1 Không có tư thế chuẩn bị 9 90 2 Di chuyển chưa tốt 4 40 3 Phán đoán đường bóng không chính xác 5 50 4 Góc độ ra tay không thích hợp 3 30 5 Không kết hợp được lực toàn thân 5 50 6 Thực hiện kỹ thuật động tác bị gò bó 8 80 7 Hình tay khi đệm bóng lệch 3 30 8 Điểm tiếp xúc giữa bóng với tay sai 6 60 9 Động tác đánh bóng co khuỷu tay 9 90 Với kết quả của phương pháp phỏng vấn chúng ta cũng thấy các sai lầm 1, 3, 6, 8 và 9 chiếm tỷ lệ cao. Ý kiến của các huấn luyện viên và giáo viên thể dục cũng tương đồng với những nhận định của tôi. 6
- Qua kết quả so sánh giữa hai phương pháp trên chúng ta nhận thấy ở các sai lầm 1, 3, 6, 8 và 9 thì học sinh thường mắc phải và chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, tôi đi sâu vào tìm hiểu những sai lầm thường mắc có tỷ lệ cao. 2.3.2 Dựa vào cơ sở lý luận chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của quá trình quan sát cũng như trao đổi ý kiến với giáo viên bộ môn, tôi đã tìm hiểu các nguyên nhân của 5 sai lầm đó là: Stt Sai lầm Nguyên nhân 1 Sai lầm 1: Không có - Chủ quan đốt cháy giai đoạn dẫn đến thực hiện động tư thế chuẩn bị tác không chính xác. - Tâm lý không ổn định do tác động khách quan. 2 Sai lầm 3: Phán đoán - Không xác định được tính năng của đường bóng. đường bóng không - Chưa có khả năng định hình trong không gian. chính xác 3 Sai lầm 6: Thực hiện - Không chú ý đến kỹ thuật động tác do đó khi thực kỹ thuật động tác bị hiện không phù hợp với nguyên lý kỹ thuật. gò bó - Khả năng phối hợp vận động chưa tốt. - Do thể hình hoặc sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu tập luyện. Trạng thái căng thẳng. 4 Sai lầm 8: Điểm tiếp - Chưa định hình, định hướng được điểm rơi của bóng, xúc giữa tay với bóng giai đoạn tiếp xúc sớm hoặc muộn. lệch - Chưa nắm bắt được khái niệm kỹ thuật động tác. 5 Sai lầm 9: Động tác - Chưa hình thành cảm giác cơ bắp, tính nhịp điệu của đánh bóng co khuỷu động tác không có, nắm bắt kỹ thuật không vững. tay - Theo thói quen và luôn bị động khi thực hiện kỹ thuật. 3. Các giải pháp thực hiện: 3.1 Giải pháp 1: 3.1.1 Kỹ thuật đệm bóng thấp tay cơ bản: Để hoàn thiện kỹ thuật kỹ thuật đệm bóng cho học sinh giáo viên cần áp dụng phương pháp hợp lý phù hợp từng đối tượng học sinh làm sao để các em đễ hiểu dễ nắm bắt kỹ thuật động tác - Áp dụng phương pháp lời nói, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập để truyền thụ cho học sinh. - Nêu những nguyên nhân sai lầm thường mắc trong kỹ thuật đệm bóng để học sinh nắm và biết cách khắc phục, sủa sai. - Giáo viên thị phạm và phân tích nguyên nhân dẫn đến sai lầm thường mắc cần chú ý trong luyện tập kết hợp xem tranh ảnh về kỹ thuật động tác đệm bóng, cách khắc phục và sủa sai cho học sinh. Gọi 2- 4 thực hiện làm thử động tác đệm bóng cả lớp và giáo viên nhận xét - Kỹ thuật đệm bóng được áp dụng trong thi đấu phòng thủ và hộ trợ tấn công, khi thực hiện chủ yếu bằng hai tay, điểm tiếp xúc bóng tầm thấp ngang thắt 7
- lưng hoặc thấp hơn trọng tâm cơ thể, vị trí bóng tiếp xúc 1/3 hai cẳng tay, tính từ cổ tay. - Kỹ thuật đệm bóng thấp tay có hai kỹ thuật cơ bản. + Kỹ thuật đệm bóng băng hai tay + Kỹ thuật đệm bóng bằng một tay - Tác dụng đệm bóng * Đỡ được những đường bóng nhanh mạnh và thấp khi đối phương tấn công. * Phạm vi không chế rộng, đỡ được những đường bóng xa thân người 3.1.2 Kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay gồm có 3 bước như sau: Bước 1: Tư thế chuẩn bị - Đứng hai chân bằng vai hoặc hơn vai một chút, hạ thấp trọng tâm ở tư thế trung bình tấn, hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, thân trên hơi ngả về trước mắt quan sát bóng. 8
- Bước 2: Điểm tiếp xúc đệm bóng - Khi xác điểm rơi của bóng ở tầm thích hợp thì dùng hai tay ra đỡ bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề nhau, gập cổ tay xuống dưới để làm căng các nhóm cơ hai tay duỗi thẳng, điểm tiếp xúc bóng ở 1/3 hai cẳng tay, kết hợp đạp duỗi gối, nâng tay mức độ cần thiết. Bước 3: Kết thúc đệm bóng Sau khi bóng rời cẳng tay là lúc kết thúc kỹ thuật đệm bóng, hai tay rời nhau, toàn thân hơi lao về trước và nhanh chóng đưa hai chân về tư thế chuẩn bị (ban đầu) 3.1.3 Một số điểm lưu ý trong khi đệm bóng - Nếu bóng đến nhẹ vừa phải thì đạp chân, nâng tay để đẩy bóng đi. - Nếu bóng đến tốc độ mạnh thì hạn chế nâng cảng tay mà lai ghìm tay để bóng đi theo ý muốn. 9
- - Góc độ đường bóng đi phụ thuộc góc độ tay đệm bóng là góc tạo bởi mặt phẳng đất và cánh tay. - Nếu góc độ đường bóng đến lớn thì góc độ tay đệm bóng nhỏ. - Nếu góc độ đường bóng đến nhỏ thì góc độ tay đệm bóng lớn. 3.2 Giải pháp 2 3.2.1Phương pháp bộ trợ và sửa sai kỹ thuật - Giáo viên cho triển khai luyên tập đồng loạt cả lớp theo hàng ngang, mô phỏng động tác đệm bóng bằng hai tay. Sau đó học sinh thực hiện theo nhóm hàng ngang, giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh. - Tập phối hợp tay chân và lực toàn thân. - Tập mô phỏng động tác không bóng và có bóng - Đứng thành hàng ngang mô phỏng kỹ thuật đệm bóng không bóng - Đứng hai hàng quay vào nhau cách nhau 1m mô phỏng kỹ tiếp xúc bóng - Chia nhóm luyện tập thành 2 nhóm đứng hai hàng ngang cách nhau 4 - 6m thực hiện kỹ thuật đệm bóng qua lai - Khởi động và làm quyen với bóng. - Đệm bóng vào tường theo nhóm - Tập đệm bóng di chuyển theo hàng dọc - Tập đệm bóng qua lưới theo hàng ngang - Tập đệm bóng theo hình tam giác 10
- - Đệm bóng vào tường từng người theo số lần tăng dần - Điều chỉnh điểm rơi của bóng khi đệm bóng theo đúng ý muốn. 3.2.1 Đội hình luyện tập - Sơ đồ luyện tập NT GV (Đội hình tập luyện chung cả lớp không bóng) - Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai cho các em. - Đội hình tập với đệm bóng theo nhóm - Nam khoảng cách 5 – 6m - Nữ khoảng cách 4 – 5m NT NT 2,5 – 3m NT NT 2,5 – 3m - Đội hình tập với bóng theo nhóm 3 người. NT 11
- Hình ảnh minh họa Mô phỏng kỹ đệm bóng 12
- 13
- 3.2.2 Một số sai lầm thường mắc và cách khắc phục Sai lầm 1: Không có tư thế chuẩn bị. - Chủ quan đốt cháy giai đoạn dẫn đến thực hiện động tác không chính xác.Tâm lý không ổn định, do tác động khách quan. Cách khắc phục: Tập mô phỏng tư thế chuẩn bị hai chân đúng rộng bằng vai, hạ thấp trọng tâm, mắt nhìn về phía trước, hai tay thả lỏng tự nhiên. Sai lầm 3: Phán đoán đường bóng không chính xác. - Chưa định hình, định hướng được điểm rơi của bóng, giai đoạn tiếp xúc sớm hoặc muộn. Chưa nắm bắt được khái niệm kỹ thuật động tác. Cách khắc phục:Tập di chuyển ngang, di chuyển về trước, di chuyển ra sau đệm bóng bằng hai tay. Sai lầm 6: Thực hiện kỹ thuật động tác bị gò bó - Không chú ý đến kỹ thuật động tác do đó khi thực hiện không phù hợp với nguyên lý kỹ thuật. - Do thể hình hoặc sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu tập luyện. Do trạng thái căng thẳng. Khả năng phối hợp vận động chưa tốt. Cách khắc phục:Tập phối hợp kỹ thuật đệm bóng tại chỗ và tập di chuyển Sai lầm 8: Điểm tiếp xúc giữa tay với bóng lệch - Chưa định hình, định hướng được điểm rơi của bóng, giai đoạn tiếp xúc sớm hoặc muộn. Chưa nắm bắt được khái niệm kỹ thuật động tác. Cách khắc phục: Tập phản xạ di chuyển đêm bóng theo hiệu lệnh còi sang ngang, về trước ra sau. Sai lầm 9: Động tác đánh bóng co khuỷu tay - Chưa hình thành cảm giác cơ bắp, tính nhịp điệu của động tác không có, nắm bắt kỹ thuật không vững. - Theo thói quen và luôn bị động khi thực hiện kỹ thuật Cách khắc phục:Tập lại hình tay, mô phỏng lại động tác đệm bóng *Giáo viên quan sát và sửa sai cho từng nhóm sau khi thực hiện, những sai lầm thường mắc cách khắc phục sai lầm. 14
- Một số hình ảnh minh họa Sai lầm thường mắc Kỹ thuật đệm bóng 15
- 3.2.3 Cách khắc phục và sửa sai: - Cho học sinh đứng hai chân rộng bằng vai hạ thấp trọng tâm gối khuỷu, hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn về phía trước. - Mô phỏng động tác đệm bóng không bóng và có bóng - Tập di chuyển sang ngang, di chuyển về trước, di chuyển về sau - Tập phối hợp động tác tay và chân khi tiếp xúc bóng - Tập phối hợp hình tay và điểm tiếp xúc bóng - Tập duỗi cảng tay, khuỷu thẳng và hai tay song song với nhau 16
- - Tập đệm bóng qua lưới - Tập tự tung bóng lên cao và đệm bóng - Tập đệm bóng vào tường *GV cho học sinh tập bài tập bộ trợ sửa sai. Hình ảnh minh họa bài tập bộ trợ kỹ thuật sửa sai đệm bóng 17
- 3.2.4. Đội hình đấu tập đệm bóng (Trọng tài số 2) GV (Trọng tài số 1) Giáo viên cho các em thành lập nhiều đội để thi đấu trong thời gian ngắn nhất định và thay nhau vào thi đấu tập. 18
- - Sau khi tập xong giáo viên củng cố gọi một số em của các nhóm lên thực hiện lại kỹ thuật động tác (2 - 4 em) - Cho các em tự nhận xét bạn về mức độ thực hiện kỹ thuật (chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai khoảng bao nhiêu điểm,…), cho các nhóm đánh giá sau đó các nhóm thi đua với nhau. Giáo viên nhắc lại kiến thức, nhận xét đánh giá cá nhân và từng nhóm. Nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. - Đệm bóng sai vì di chuyển chậm, không kịp đến để đệm bóng; thân ngã quá nhiều về trước; hai tay gập ở khớp khuỷu; vị trí tiếp xúc bóng không đúng; bóng đi thấp; bóng không đi theo ý muốn; đệm bóng không có lực. - Cách sửa: Nhắc lại những kỹ thuật cơ bản của động tác đánh bóng như: kỷ thuật phối hợp chân, tay và toàn thân đệm bóng. Tập lại tư thế mô phỏng hình tay, tập tiếp xúc bóng cố định, một người đứng bên cạch giữ bóng, phối hợp giữa tay và đạp chân, thân đẩy bóng đi. Một người tung bóng người kia đệm bóng để sửa kỹ thuật. - Ra bài tập về nhà kỹ thuật đệm bóng để học sinh tự học ở nhà. + Tập mô phỏng động tác dệm bóng + Tập di chuyển đệm bóng + Tập tung bóng và đệm bóng + Tập đệm bóng vào tường + Xem video kỹ thuật đánh bóng chuyền và thi đấu qua đường linhk: - https://www.youtube.com/watch?v=hNiaHi901k4 - https://www.youtube.com/watch?v=b5YBzNhKhII&t=152s - https://www.youtube.com/watch?v=KEKrL5LsLu8 - https://www.youtube.com/watch?v=2bSfmwfpb28 19
- 3.3 Kết quả phương pháp nghiên cứu Qua kết quả trên, chúng ta nhận thấy các bài tập có tỷ lệ cao từ 80% trở lên tôi đưa vào áp dụng giảng dạy trong năm học này nhằm điều chỉnh những sai lầm thường mắc khi học kỹ thuật đệm bóng cho học sinh khối 11. 3.3.1 Kết quả đạt được sau khi thực hiện: Kiểm tra đánh giá 3 lớp 11C1,11B2,11B4 giũa kỳ và cuối kỳ năm học 2022- 2023 như sau: Kiểm tra kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay (giữa kỳ) Lớp 11C1 11B2 11B4 (40 HS) (40 HS) (39 HS) Điểm (Đ) 38 95% 39 97,5% 36 92,3% Chưa(Đ) 2 5% 1 2,5% 3 7,7% - Kiểm tra kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay (cuối kỳ) Lớp 11C1 11B2 11B4 (40 HS) (40 HS) (39 HS) Điểm (Đ) 40 100% 40 100% 38 95% Chưa(Đ) 0 0% 0 0% 1 5% 3.3.2 kết quả phỏng vấn: Để đảm bảo tính chính xác khi đề xuất những bài tập ứng dụng tôi đã phỏng vấn trực tiếp với giáo viên của trường và các huấn luyện viên bóng chuyền để lấy ý kiến đánh giá (số phiếu phát ra 10 và số phiếu thu về 10): Nội dung phỏng vấn a. Các bài tập bổ trợ: Số phiếu đồng ý Tỷ lệ % 1. Các tư thế chuẩn bị. 6 60 2. Thực hiện mô phỏng động tác đệm bóng. 7 70 3. Di chuyển ngang, dọc. 9 90 4. Tập tiếp xúc bóng vào cẳng tay. 5 50 5. Treo bóng cố định thực hiện kỹ thuật động 7 70 tác. b. Các bài tập kỹ thuật đệm bóng: Số phiếu đồng ý Tỷ lệ % 1. Một người tung một người đệm bóng. 9 90 2. Tự tung lên cao đệm bóng(tâng bóng). 5 50 3. Đệm bóng vào ô trên tường. 9 90 4. Đệm bóng qua lưới, đệm bóng song song với 7 70 lưới. 5. Đệm đở phát nhẹ, thay đổi tính năng đường 8 80 bóng. 6. Gõ bóng - đệm bóng phòng thủ cá nhân. 5 50 7. Thi đấu tập toàn đệm bóng 8 80 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 260 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 40 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sử dụng các biến nhớ của máy tính điện tử cầm tay trong chương trình Toán phổ thông
128 p | 148 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
29 p | 26 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập cho học sinh khi áp dụng phương pháp dạy học theo góc bài Axit sunfuric - muối sunfat (Hóa học 10 cơ bản)
26 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển tư duy lập trình và khắc phục sai lầm cho học sinh lớp 11 thông qua sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
24 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 21 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bệnh cao huyết áp và bệnh tiểu đường vào dạy học Sinh học 11 cơ bản bài 20 - Cân bằng nội môi
21 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng quan điểm tích hợp thông qua phương pháp dự án để dạy chủ đề Liên Bang Nga
77 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học chủ đề vectơ ở lớp 10 THPT
41 p | 44 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 THPT
55 p | 48 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua một vài hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tạo cảm hứng học kĩ năng nói – viết Tiếng Anh của học sinh (an application of ability development orientation through some extra curricular activities to promote student’s learning of speaking and writing skill )
22 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số trò chơi vận động nhằm nâng cao sức bền cho học sinh nữ khối 10 Trung Học Phổ Thông
55 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp dạy giúp học sinh nhớ kiến thức ngữ pháp để làm tốt bài tập
24 p | 29 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông
14 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn