intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:46

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này cũng giúp HS rèn luyện và nâng cao kĩ năng phân tích, cảm thụ truyện ngắn khi làm văn. Đối với học sinh các lớp học chương trình nâng cao, đề tài này còn định hướng và kích thích hứng thú sáng tác truyện ngắn của các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRIỆU THÁI ---------- BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN  ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC ­  HIỂU TRUYỆN NGẮN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THÚY HẰNG Mã môn: 15.51.01 Lập Thạch, năm 2018 1
  2. MỤC LỤC Mụ Nội dung Trang c I Giới thiệu đề tài 3 II Tên sáng kiến 5 III Tác giả sáng kiến 5 IV Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thúy Hằng 5 V Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 5 VI    Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:           6 20.10.2014 VII Mô tả bản chất của sáng kiến: 6 1 Khái lược về truyện ngắn 6 2 Những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn 6 3 Định   hướng   cách   đọc   ­   hiểu   truyện   ngắn   trong   nhà   trường  13 THPT 4 Thực nghiệm 15 5 Kết quả nghiên cứu 40 6 Kết luận chung 41 VIII Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 42 IX Đánh giá lợi ích thu được  42 X Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử  42 hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 2
  3. BÁO CÁO  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Giới thiệu đề tài   1. Lý do chọn đề tài              ­ Có ý kiến cho rằng:  Truyện ngắn là một thứ  giọt nước mà   không có nó không thể có đại dương. Đây cũng là một thể loại đánh dấu trình  độ  nghệ thuật của một nền văn học. Nhìn từ phương diện hình thức, truyện  ngắn chỉ là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ bên cạnh những trường ca, những bộ  tiểu thuyết đồ sộ. Nhưng ý nghĩa và giá trị của truyện ngắn lại không hề nhỏ  và thua kém những tiểu thuyết hay trường ca. Đây là thể loại văn học có nội  khí "một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy".  Do đó, truyện ngắn là một  trong những thể  loại văn học khó nhất, đòi hỏi một công phu lao động lớn   của nhà văn nhưng cũng là thể loại hấp dẫn và cuốn hút độc giả nhất trên thế  giới.               ­ Trong chương trình Ngữ  văn THPT, truyện ngắn (dân gian,  trung đại và hiện đại) chiếm một  ưu thế  khá nổi trội, khoảng 1/2 số  lượng   văn bản văn học được học và đọc thêm. Thực tế  này khẳng định vị  trí quan  trọng của thể  loại truyện ngắn trong nền văn học cũng như  trong quá trình  giảng dạy và tiếp nhận văn học trong nhà trường phổ  thông. Tuy nhiên, qua   thực tế giảng dạy người viết nhận thấy: khi tiếp cận tác phẩm truyện ngắn,  học sinh mới chỉ tiếp nhận đơn thuần giá trị nội dung và nghệ thuật của từng   tác phẩm đơn lẻ  mà chưa nắm vững được những đặc trưng cơ  bản của thể  loại. Điều này dẫn đến tình trạng lúng túng trong quá trình viết bài văn phân  tích một trong những vấn đề  được đặt ra trong một tác phẩm truyện ngắn.   Đặc biệt, đối với một đoạn truyện ngắn không nằm trong chương trình được  đưa vào các bài đọc ­ hiểu (trong các dạng đề thi THPT Quốc gia) thì học sinh  hầu như không đọc ­ hiểu  được ý nghĩa cũng như những đặc sắc nghệ thuật  3
  4. của văn bản.  ­ Xuất phát từ  cơ  sở  lí luận về  thể  loại văn học truyện ngắn  cũng như  thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy văn bản truyện ngắn trong nhà  trường phổ  thông nói trên, người viết lựa chọn đề  tài:   Đặc trưng truyện   ngắn và định hướng đọc ­ hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường   THPT như một hướng khai thác và nghiên cứu trong quá trình giảng dạy. 2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài   Nghiên cứu và thực hiện đề  tài này trong quá trình giảng dạy  ở  trường trung học phổ thông, người viết sẽ cung cấp cho học sinh một cái nhìn  bao quát và toàn diện về đặc trưng của thể loại truyện ngắn, nắm vững cách   thức đọc ­ hiểu truyện ngắn. Trên cơ  sở  nắm vững lý thuyết chung đó, học  sinh có thể  vận dụng để  tìm hiểu và giải mã sâu sắc những vấn đề  đặt ra  trong một đoạn truyện ngắn, một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm truyện  ngắn cụ thể trong chương trình. Ngoài ra, đề  tài này cũng giúp HS rèn luyện và nâng cao kĩ năng  phân tích, cảm thụ  truyện ngắn khi làm văn. Đối với học sinh các lớp học  chương trình nâng cao, đề tài này còn định hướng và kích thích hứng thú sáng  tác truyện ngắn của các em. 3. Đối tượng ­ Phạm vi nghiên cứu của đề tài ­ Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng truyện ngắn và định hướng  đọc ­ hiểu văn bản truyện ngắn. ­ Phạm vi nghiên cứu: Bám sát vào các tác phẩm truyện ngắn  hiện đại tiêu biểu trong nhà trường phổ  thông (chẳng hạn như  các tác phẩm   của Nam Cao, Nguyễn Tuân, Kim Lân, Tô Hoài, …). 4. Phương pháp tiến hành ­ Nghiên cứu tài liệu ­ Thực nghiệm (giảng dạy), đây là phương pháp chính 4
  5.              Do tính chất đa dạng và phạm vi sâu rộng của kiến thức trong chuyên   đề  mà nó được sử  dụng linh hoạt, uyển chuyển cho nhiều loại đối tượng   học sinh khác nhau từ  học sinh đại trà đến học sinh khá giỏi, với thời gian  học khác nhau. Tùy từng đối tượng HS cụ thể mà giáo viên có phương pháp   giảng dạy phù hợp từ  cơ  bản đến nâng cao kiến thức. Trong quá trình dạy,  giáo viên có thể kết hợp các phương pháp sau:  ­ Phương pháp phân tích, tổng hợp. ­ Phương pháp so sánh, đối chiếu. ­ Phương pháp đọc ­ hiểu văn bản. Nếu  đối tượng là học sinh đại trà, cụ  thể  là học sinh lớp 11 ban A,   chuyên đề có thể được dạy trong 2 đến 3 tiết. Giáo viên sẽ  cung cấp những   kiến thức cơ  bản và ngắn gọn nhất về   đặc trưng của truyện ngắn,  định  hướng cách đọc hiểu và áp dụng vào bài đọc ­ hiểu một truyện ngắn cụ thể.  Với học sinh lớp học nâng cao, cụ  thể  là học sinh lớp 11 ban C, D nội   dung các kiến thức trên được tiến hành giảng dạy trong các tiết chuyên đề.  Thời gian tuỳ thuộc vào sự  phân bố  số tiết học của từng chuyên đề  đã được  quy định cho các lớp, nhưng có thể gói gọn từ 4 đến 6 tiết. Ngoài những kiến   thức cơ  bản đã nêu, trong quá trình dạy đặc trưng thể loại truyện ngắn giáo   viên có thể  định hướng cho học sinh cái nhìn so sánh với đặc trưng của các  thể loại văn học khác. Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh đọc ­ hiểu các văn   bản cụ thể  trong chương trình, giáo viên còn đưa ra các bài tập nâng cao, để  học sinh vận dụng lí thuyết xử  lí các đề  bài liên quan đến thể  loại truyện   ngắn. Nếu học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh thì cần xác   định thời gian là cấp tốc, ngoài việc khái quát những kiến thức cơ  bản, giáo  viên định hướng và kích thích học sinh tự  tìm hiểu phong cách viết truyện   ngắn của một số nhà văn tiêu biểu trong chương trình với cái nhìn đối sánh.   Đồng thời giáo viên cũng nên đưa ra những bài tập chọn lọc vận dụng nhiều   5
  6. kiến thức tổng hợp và các dạng đề thường gặp khi thi HSG. Thời gian học có  thể từ 2 đến 4 tiết. II. Tên sáng kiến:  Đặc trưng truyện ngắn và định hướng đọc ­ hiểu văn bản truyện   ngắn trong nhà trường THPT  III. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Nguyễn Thúy Hằng ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Triệu Thái ­ Số điện thoại: 0987.137.977 ­ E­mail: nguyenthuyhang.gvtrieuthai@vinhphuc.edu.vn IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thúy Hằng V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến  Đề tài này, tôi tâp trung đi sâu vao nghiên c ̣ ̀ ưu  ́ đặc trưng truyện ngắn và  định hướng đọc ­ hiểu văn bản truyện ngắn trong nhà trường THPT; vân dung ̣ ̣   phương pháp này vao day hoc các bài  ̀ ̣ ̣ đọc văn về  thể  loại truyện ngắn trong  chương trình ngữ văn 11. Từ đo,  ́ giúp học sinh tim ra đ ̀ ược phương pháp học  ̉ ̣ ̣ ̣ chu đông sang tao, khoa hoc va đ ́ ̀ ạt hiêu qua cao ̣ ̉ .  VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20.10.2014 VII. Mô tả bản chất của sáng kiến 1. Khái lược về truyện ngắn ­ Khái niệm:  truyện ngắn là tác phẩm tự  sự  cỡ  nhỏ  với một dung   lượng hiện thực, số  lượng nhân vật, sự  kiện, thời gian, không gian…tương  đối hạn chế. ­ Thời gian xuất hiện: Truyện ngắn đích thực (phân biệt truyện ngắn  hiện đại với truyện ngắn thời trung đại, truyện kể dân gian) xuất hiện tương  đối muộn trong lịch sử văn học, khoảng thời cận hiện đại, gắn liền với sự ra   đời và phát triển của báo chí và chủ  yếu phát triển trong 150 năm gần đây.   Đây là thể  loại gần với tiểu thuyết hơn cả  bởi là hình thức tự  sự  tái hiện   cuộc sống đương thời. 6
  7. 2. Những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn 2.1. Truyện ngắn là một giới hạn về thế giới nghệ thuật (“ngắn”). Một trong những đặc trưng nổi bật của truyện ngắn là: Truyện ngắn   phải ngắn. Chính việc truyện ngắn phải ngắn khiến nó tự phân biệt một cách  dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết. Đặc trưng này được  biểu hiện qua một số phương diện cụ thể như sau:  ­  Ngôn ngữ, dung lượng: ngôn ngữ  ít, số  trang ngắn và bị  giới hạn  (thường dưới 10 trang), đặc biệt có những truyện rất ngắn (chỉ một vài câu). ­ Về mặt đề tài, chủ đề: dung lượng hay phạm vi đời sống được phản  ánh là có hạn. Truyện ngắn không đặt ra nhiều vấn đề  đời sống khác nhau   trong tác phẩm mà thường chỉ xoay quanh một vấn đề. Chẳng hạn trong “Đời thừa” ­ Nam Cao: Đề  tài và chủ  đề  dù có sự  xung đột giữa  ước mơ  cao đẹp, lí tưởng nhân đạo và hiện thực xã hội khắc  nghiệt nhưng bi kịch của Hộ là bi kịch cá nhân của người trí thức nghèo trong   xã hội cũ.  ­  Thời gian trong truyện ngắn: truyện ngắn không phản ánh một quá  trình mà chỉ  tập trung phản ánh một thời điểm tiêu biểu, một lát cắt, một   “moment” của đời sống.  Ví dụ: “Chí Phèo” (Nam Cao) tập trung kể lại khoảng thời gian 6 ngày  cuối cùng của cuộc đời Chí Phèo. “Chữ  người tử  tù” (Nguyễn Tuân) xoay  quanh tình huống gặp gỡ  của Huấn Cao và quản ngục  ở  nhà tù trong mấy  ngày cuối đời của Huấn Cao trước khi ra pháp trường để  chịu án tử  hình.   “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) được kể  trong một đêm khi Tnú được  nghỉ phép về thăm làng. Thậm chí tác phẩm “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy   Tốn) chỉ kể lại những sự việc diễn ra trong 1 giờ. ­ Không gian được miêu tả  trong truyện ngắn là không gian hẹp với 1  địa điểm cụ thể. 7
  8.   Ví dụ: Làng Vũ Đại trong "Chí Phèo", làng Xô Man trong "Rừng xà nu",  một phố huyện nghèo trong “Hai đứa trẻ”, một xóm ngụ cư trong "Vợ nhặt",  một nhà lao ở vùng tỉnh Sơn trong “Chữ người tử tù”, thậm chí chỉ  trong căn   nhà của vợ chồng văn sĩ Hộ ở tác phẩm "Đời thừa". ­ Sự  kiện: Truyện ngắn thường ít sự  kiện. Trong tác phẩm thường tập  trung kể về một sự kiện chính nên cốt truyện tương đối đơn giản. Ví dụ: “Chí Phèo” (Nam Cao) xoay quanh sự kiện chính là cuộc gặp gỡ  giữa Chí Phèo và Thị  Nở, Chí Phèo đã thức tỉnh lương tri tiềm  ẩn trong con   quỷ dữ làng Vũ Đại, hắn khát khao lương thiện nhưng không được, cuối cùng   Chí tìm đến cái chết. “Hai đứa trẻ” tập trung khắc họa cảnh vật và một số  hoạt động sinh hoạt của phố  huyện nghèo từ  chiều tà đến đêm tối qua con   mắt của nhân vật Liên. “Chữ người tử tù” với sự kiện chính là xin chữ và cho  chữ  giữa Huấn Cao và Quản ngục. "Vợ  nhặt" xoay quanh tình huống nhặt  được vợ của anh cu Tràng. ­ Nhân vật: số lượng nhân vật thường ít, tính cách không quá phức tạp.  Nếu trong tiểu thuyết, số  lượng nhân vật có thể  lên đến hàng trăm thì nhân  vật trong truyện ngắn rất ít. “Chữ người tử tù”  xoay quanh 3 nhân vật: Huấn  Cao, quản ngục, thơ  lại. “Hai đứa trẻ” tập trung khắc họa Liên và An. “Chí  Phèo”  tập trung khắc họa 3 nhân vật: Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến. "Vợ chồng  A Phủ" tập trung khắc họa nhân vật Mị và A Phủ. 2.2. Truyện ngắn vẫn khắc phục những giới hạn này để  vươn tới sức  khái quát hiện thực, tạo ra sự hấp dẫn riêng Truyện ngắn phải ngắn đòi hỏi phải cô đọng đến mức cao nhất.  Ngắn  ở  truyện ngắn đồng nghĩa với cô đọng, tinh chất ­ nhìn vào đó có thể  thấy   cuộc sống hiện ra với đủ sắc màu của nó. Theo tôi hiểu, toàn bộ truyện ngắn   là một tấm thảm lớn lao về cả thời đại. Với những mảnh tưởng như rất nhỏ  bé, nó góp phần tạo nên cả  tấm chân dung hoàn chỉnh. Sêkhôp ­ bậc thầy  truyện ngắn cũng quan niệm rằng: truyện ngắn là biết nói ngắn những truyện   8
  9. dài, lời chật mà ý rộng. Cụ thể như sau: ­ Đề  tài nhỏ  nhưng chủ  đề  lớn, có ý nghĩa hiện thực, nhân sinh và có   tính triết lí cao. + “Số phận con người” của Sôlôkhốp với chủ đề: con người đứng dậy  sau những mất mát, đớn đau bằng tình thương. + “Chí Phèo” của Nam Cao với chủ  đề: tình người làm hồi sinh tính  người. + Trong “Tư  cách mõ”, Nam Cao muốn nêu lên một triết lí: tính cách   con người nảy sinh do hoàn cảnh chứ không phải bản tính trời cho. Tính cách  ấy có thể  bị  biến đổi theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi là do hoàn cảnh   chi phối. Đặc biệt, chính sự ghen ghét, đố kị của con người có thể đẩy người   khác đến chỗ biến dạng, đánh mất chính bản thân mình. +  Ở  tác phẩm “Một bữa no”, Nam Cao khái quát chủ  đề: Miếng ăn  không phải là nghệ thuật ẩm thực nữa mà là miếng khổ, miếng nhục. Tên tác  phẩm là " Một bữa no" nhưng để nói về cái đói, về số phận rẻ rúng của con  người trước cái đói, miếng ăn. Trước cái đói, miếng ăn, con người trở  nên   thấp hèn với chính mình, với những người xung quanh. + Với "Chữ  người tử  tù", Nguyễn Tuân muốn hướng tới chủ  đề: Sự  chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái xấu, cái ác. ­ Không gian, thời gian dù bị hạn chế nhưng: + Không gian được lựa chọn  ở những thời khắc và những điểm không  gian có ý nghĩa, có khả năng dồn nén sức nặng hiện thực và có khả năng nhận  thức đối với nhân vật.  Ví dụ: Truyện ngắn “Chí Phèo” chỉ chọn sáu ngày cuối cùng của cuộc  đời Chí Phèo khi Chí gặp Thị Nở và thức tỉnh bản tính lương thiện. Đó cũng  là tư tưởng chủ đạo mà Nam Cao gửi gắm trong tác phẩm. Chọn không gian   là một làng Vũ Đại ­ làng hội tụ  tất cả  những áp bức, bất công của bọn  cường hào và nỗi cực khổ  của người nông dân ­ chính là bức tranh thu nhỏ  của xã hội Việt Nam đương thời. 9
  10.    Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” chỉ chọn thời điểm một giờ  trước và khi đê vỡ ­ thời điểm nguy kịch, góp phần vạch trần bản chất bàng  quan, vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ được coi là cha mẹ dân.                      Truyện ng ắn "Ch ữ ng ười t ử tù" chỉ tập trung khắc họa nhân vật  Huấn Cao trong mấy ngày cuối cùng của cuộc đời ­ khoảng thời gian vô cùng   ngặt nghèo và quý báu, trong nhà lao ­ nơi tồn tại cái xấu, cái ác, sự nhơ bẩn.   Từ đó góp phần làm nổi bật khí phách anh hùng, thiên lương trong sáng, chất   nghệ sĩ tài hoa, cao hơn là sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ  bẩn. + Không gian, thời gian còn được mở  rộng bằng sự  hồi tưởng bằng   việc kể lại quá khứ, bằng giấc mơ  và kỉ  niệm. Do đó nhà văn vẫn khái quát  được cả cuộc đời và cả một thế hệ, nhân vật vẫn hiện lên trọn vẹn. Ví dụ: Chí Phèo chỉ xuất hiện trong truyện với khoảng thời gian 6 ngày   nhưng truyện đã tái hiện được cả  cuộc đời của nhân vật từ  khi sinh ra đến   khi chết, nhân vật vẫn hiện lên trọng vẹn, sống động thông qua dòng thời  gian hồi tưởng về quá khứ.  Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", thời gian trần thuật là một đêm  Tnú được nghỉ phép về thăm buôn làng nhưng truyện đã tái hiện được toàn bộ  cuộc đời Tnú từ khi sinh ra đến khi tiếp tục cầm súng tham gia chiến đấu sau  những mất mát lớn lao. Cùng với đó là cuộc đấu tranh và nổi dậy của dân   làng Xô Man từ những ngày đau thương đến chiến thắng thông qua lời kể lại   của cụ Mết ­ già làng. + Thời gian, không gian còn được mở rộng về hướng tương lai, hướng  “mở” khiến câu chuyện được tiếp diễn, dòng đời chảy trôi vô tận. Do đó, câu  chuyện không phải là một khoảnh khắc, không dừng lại  ở  một lát cắt của  cuộc đời mà là một dòng chảy trong đời sống. Ví dụ: “Chí Phèo” với kết thúc mở, gợi suy nghĩ về  một Chí Phèo con   ra đời nối nghiệp bố và cuộc sống khổ cực, bi thảm của người nông dân vẫn  là một vòng luẩn quẩn, bế  tắc. Hiện tượng Chí Phèo dường như  vẫn chưa  10
  11. kết thúc. Trong “Số  phận con người”, Sôlôkhốp không chỉ  tái hiện cuộc  đời nhân vật trong quá khứ, hiện tại mà có cả  niềm tin vào tương lai tươi  sáng (qua dòng trữ tình ngoại đề). ­ Nhân vật trong truyện ngắn tuy ít nhưng: + Nhân vật được miêu tả ở những khía cạnh nổi bật nhất: ngoại hình,  nội tâm, hành động… Ví dụ: nhân vật Chí Phèo được tập trung miêu tả   ở  các phương diện  sau:  Ngoại hình được miêu tả tỉ  mỉ từ đầu tóc, quần áo, tay, ngực, mặt… khi Chí mới đi ở tù về nhằm nhấn mạnh dấu hiệu báo trước về sự khác biệt  đến dị thường của con người này.  Nội tâm: chỉ  được miêu tả  nội tâm  ở  đoạn đời sau khi gặp Thị  Nở.   Lần đầu tiên sau bao năm tha hoá, biến chất thành “quỷ  dữ”, Chí Phèo đã   thoát khỏi cơn say triền miên không ngày tháng để suy nghĩ về cuộc đời mình:  đoạn đời đã qua, những ước mơ trong quá khứ  chưa bao giờ thực hiện được  và tương lai mờ  mịt sắp tới. Từ  đó Nam Cao muốn khẳng định: bản chất   lương thiện luôn tồn tại trong con người ở bất cứ hoàn cảnh nào.  Hành động: Chí Phèo được miêu tả là kẻ lưu manh nên hành động của   Chí phù hợp với tính cách lưu manh: uống rượu, rạch mặt ăn vạ   ở  nhà Bá   Kiến, đòi nợ Đội Tảo, tỏ tình với Thị Nở, giết Bá Kiến… + Nhân vật còn được đặt trong tình huống để bộc lộ nhận thức và hành  động. Tình huống là kết quả của nhiều sự kiện. Nó buộc nhân vật phải hành   động, trong tình huống ấy nhân vật bộc lộ mình rõ nhất. Ví dụ: “Vợ  chồng APhủ” ­ Tô Hoài. Nhân vật Mị  sau bao ngày thờ   ơ,  lạnh lùng, vô cảm trước APhủ  bị  trói đứng. Nhưng một đêm chợt nhìn thấy   dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của APhủ ­ giọt  nước mắt đau khổ  và tuyệt vọng  Mị nhớ tới mình trong quá khứ  (thương  11
  12. mình)  thương APhủ  thấy sự tàn ác của cha con Thống lí  Thấy sự bất  công trong cái chết của APhủ  cuối cùng nỗi thương người chiến thắng nỗi  sợ  hãi nên Mị  đã quyết định cắt dây trói cho APhủ. APhủ  đi rồi, còn lại 1  mình ­ nỗi sợ  hãi bao trùm, niềm khát khao sống bùng dậy mãnh liệt   Mị  chạy theo APhủ. Với "Chí Phèo", nhà văn Nam Cao đã thức tỉnh bản tính lương  thiện, khao khát ở nhân vật Chí Phèo và Chí hi vọng Thị Nở sẽ mở đường cho  hắn nhưng cuối cùng lại bị  từ chối. Con đường hoàn lương đóng sầm trước  mắt, bản tính lương thiện trở về khiến hắn không thể tiếp tục lựa chọn con   đường làm quỷ  dữ. Vì thế, Chí Phèo phải giết kẻ  đã gây ra bi kịch này cho   mình (giết Bá Kiến) và tự sát để bảo toàn nhân cách. ­ Đặc biệt: Sức hấp dẫn, sinh động của truyện ngắn còn được tạo ra   từ những chi tiết đắt. Truyện ngắn rất đề cao chi tiết. Đó là những chi tiết có  sức cô đọng, khái quát, gợi mở, tạo được không khí cho truyện, có những chi   tiết thể hiện con người, tạo vấn đề, thể hiện ý nghĩa, giá trị tư tưởng của tác  phẩm… + Ví dụ  trong “Chí Phèo” cần nói đến các chi tiết: mùi hương cháo  hành, cái lò gạch, cái mặt sẹo của Chí, giọt nước mắt của Chí… + Ví dụ  trong “Rừng xà nu” ­ chi tiết đôi bàn tay của Tnú: hình  ảnh  biểu trưng cho cuộc đời và phẩm chất, tính cách của nhân vật. + Ví dụ: “Vợ chồng APhủ” ­ chi tiết Mị ăn lá ngón tự vẫn, chi tiết dòng  nước mắt của APhủ… ­ Kết cấu của truyện ngắn luôn tạo những bất ngờ và đột biến. Đây là  một yếu tố  được đề  cao trong truyện ngắn. Vì thế  truyện ngắn thường tập   trung tô đậm cái mở đầu và cái kết thúc. Mở đầu thường tạo ấn tượng và sự  hấp dẫn đặc biệt. Kết thúc luôn tạo được những bất ngờ, thú vị, không theo   phán đoán của người đọc (tưởng thế  này mà hoá ra thế  khác) và thường để  lại nhiều dư âm. 12
  13. + Ví dụ mở đầu tác phẩm "Chí Phèo" là sự xuất hiện trực tiếp, đầy ấn   tượng của nhân vật chính ­ Chí Phèo với những bước đi xiêu vẹo và tiếng  chửi đặc biệt của một kẻ nửa say nửa tỉnh. Kết thúc bất ngờ: tưởng Chí Phèo  đến giết bà cô Thị Nở nhưng hóa ra Chí lại xách dao đến nhà Bá Kiến và giết   hắn. + Kết thúc tác phẩm “Lão Hạc” cũng là một kết thúc bất ngờ  để  lại  nhiều dư âm cho người đọc. Ông giáo và cả người đọc tưởng lão xin bả chó  là hành động tha hoá, làm liều khi đói quá, cuối cùng lão lại dùng bả  chó tự  vẫn, từ đó bộc lộ đức hi sinh, phẩm chất trong sạch của lão. ­ Truyện ngắn còn tạo được “màu sắc, hương vị, không khí, nắng mưa,   thời tiết riêng, hơi thở  riêng, một không gian ba chiều, thậm chí bốn chiều”  (Nguyên Ngọc) để đưa người đọc vào ấn tượng và cảm giác sát thực đối với   hoàn cảnh của câu chuyện. Ví dụ: Với tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan”, Thạch Lam đã tạo được   không khí trữ tình nhẹ nhàng, man mác. Truyện “Hai đứa trẻ” vừa mang màu  sắc lãng mạn vừa mang màu sắc hiện thực: lãng mạn ở cảnh chiều tà đẹp mà   buồn, ở hình ảnh đoàn tàu rực rỡ ánh sáng và sôi động âm thanh chạy qua phố  huyện…, hiện thực ở cuộc sống nghèo nàn, tăm tối của người dân, không khí   buồn tẻ và đêm tối dày đặc ở phố huyện. ­  Truyện ngắn cũng mang khả  năng tổng hợp cao: ghép vào đó chất  triết lí của ngụ ngôn, chất trữ tình, chất thơ của thơ ca, chất kịch… + Ví dụ: Truyện ngắn mang tính chất trữ  tình của Thạch Lam, Hồ  Zếch, Thanh Tịnh. + Truyện ngắn mang chất kịch của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công  Hoan. + Truyện ngắn mang chất tiểu thuyết, chất triết lí của Nam Cao. * Tóm lại: Đặc trưng cơ bản của truyện ngắn là phải ngắn, nhưng lại có sức  khái quát, sự  cô đọng, tinh chất. Chính vì thế, sự  thách đố   ở  đây là ai viết  được ngắn gọn nhất! Lep Tonxtoi nói: Tôi không có thời gian để  viết ngắn.  13
  14. Còn A.Tsekhop nói: Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái   gì được thừa, cũng y như  trên boong tàu quân sự,  ở  đó tất cả  đâu vào đấy,   không có gì được thừa, truyện ngắn cũng vậy. Nghệ thuật viết truyện ngắn,  nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào, mà là nghệ thuật vứt bỏ  đi những gì dở  kém như  thế  nào… Tương tự  như  thế, có ý kiến cho rằng:  Trong các thể loại văn chương, truyện ngắn đóng vai trò hổ báo trong đại gia   đình các loài vật.  Ở  loài thú dữ  này, không được có chút mỡ  thừa dính vào   mọi cơ bắp, nếu không chúng không thể săn mồi được. Ngắn gọn là qui luật  của việc cấu tạo truyện ngắn. Nhờ  có khả  năng phản ánh hành động một   cách ngắn gọn, truyện ngắn có khi còn có thể đạt tới trình độ  anh hùng ca và   đó là cả một bí mật của nó (Hoan Bốtsơ). 3. Định hướng cách đọc ­ hiểu truyện ngắn trong nhà trường THPT Như  đã trình bày trong phần  Đặt vấn đề,  truyện ngắn (truyện ngắn  hiện đại) chiếm một tỉ lệ khá lớn trong chương trình Ngữ văn bậc THPT. Do  đó, việc định hướng cho học sinh cách đọc ­ hiểu một tác phẩm thuộc thể  loại truyện ngắn là một việc làm cần thiết trong quá trình giảng dạy. Qua   việc nghiên cứu tìm hiểu đặc trưng và phương pháp dạy học truyện ngắn,  cùng với những kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy, người viết mạnh dạn   chia sẻ một số kinh nghiệm giảng dạy truyện ngắn sau đây: 3.1. Những hoạt động cần thiết trước tiết đọc ­ hiểu tác phẩm truyện   ngắn. Để  phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, giáo  viên nên giao những yêu cầu và bài tập cụ thể cho học sinh chuẩn bị thật kĩ ở  nhà: ­ Yêu cầu học sinh đọc kĩ tác phẩm ở nhà. Trong quá trình đọc văn bản  cần phải biết gạch chân vào những sự  kiện, chi tiết quan trọng để  tìm ra  mạch truyện. Trước ngổn ngang sự  kiện, từ  ngữ, giáo viên định hướng học  sinh nhận diện được những vấn đề sau đây: 14
  15. + Bối cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện,  hoàn cảnh, tình hình, điều kiện gắn liền với các sự việc, sự kiện... + Số lượng nhân vật trong tác phẩm là bao nhiêu, đâu là nhân vật chính,   nhân vật phụ, các nhân vật có quan hệ với nhau như thế nào? + Câu chuyện diễn ra theo tiến trình như thể nào: mở đầu, thắt nút, cao   trào, mở nút... ­ Sau đó, học sinh tự  tóm tắt tác phẩm một cách ngắn gọn để  nắm   vững cốt truyện của truyện ngắn. Đây là một trong những thao tác quan trọng   khi đọc ­ hiểu truyện ngắn. ­ Học sinh tự đọc và trả lời vào vở chuẩn bị các câu hỏi ở phần  Hướng  dẫn đọc bài trong SGK. 3.2. Những hoạt động trong tiết dạy đọc ­ hiểu một tác phẩm truyện   ngắn. ­ Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc ­ hiểu tổng quát. Bước này giúp HS thâu tóm được nội dung khái quát nhất của truyện   ngắn thông qua việc giáo viên tổ  chức cho học sinh hoặc các nhóm học sinh   trình bày tóm tắt cốt truyện, nêu đề tài và chủ đề của truyện. Từ đó, học sinh  có thể hiểu được ý nghĩa chung của tác phẩm và tư tưởng, thái độ chung của  tác giả. Đây là bước cơ  sở  để  học sinh sẽ  dễ  dàng đi đọc ­ hiểu chi tiết tác   phẩm. ­ Bước 2: Hướng dẫn học sinh đọc ­ hiểu chi tiết tác phẩm: Một trong những yếu tố  quan trọng trong truyện ngắn là nhân vật.  Nhân vật là linh hồn của truyện ngắn. Thông qua nhân vật, nhà văn gửi gắm  tư  tưởng, tình cảm của mình về  nhân sinh. Muốn đọc ­ hiểu chi tiết giá trị  của truyện ngắn, GV sẽ hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật, đặc biệt là  nhân vật chính theo các yếu tố: ngoại hình, hành động, ý nghĩ, ngôn từ  của  nhân vật, các chặng đường đời của nhân vật, mối quan hệ  của nhân vật với   hoàn cảnh và các nhân vật khác. Các chi tiết này vừa cho ta biết về nhân vật  15
  16. một cách cụ  thể, sống động, vừa là căn cứ  để  suy nghĩ về  nhân vật, tìm ra  được những tư tưởng và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Quá trình này giáo viên có thể  tổ  chức chia nhóm cho học sinh thảo   luận từng vấn đề, hoặc từng chặng đường đời của nhân vật chính, sau đó   khái quát ý nghĩa của từng vấn đề đó. Kết quả  của quá trình này là học sinh có thể  nắm được toàn bộ  nội   dung chi tiết, cụ thể của tác phẩm truyện ngắn ­ Bước 3: Hướng dẫn đọc ­ hiểu cảm thụ. Trên cơ sở  học sinh đã nắm tương đối vững nội dung chi tiết của văn  bản, giáo viên có thể định hướng học sinh: Phát hiện những chi tiết đặc sắc của văn bản và trình bày cảm nhận   của mình về những chi tiết ấy. Phát hiện và cảm nhận những đặc sắc về mặt nghệ thuật của truyện:   kết cấu, tình huống truyện, ngôn ngữ  (ngôn ngữ  nhân vật, ngôn ngữ  của  người kể chuyện), giọng văn, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật... ­ Bước 4: Củng cố và thực hành. GV yêu cầu HS khái quát những giá trị  nội dung và nghệ  thuật cơ  bản  của truyện ngắn. GV nêu câu hỏi nhằm củng cố  bài học để  học sinh trả  lời hoặc thảo   luận. Có thể kết hợp giao những bài tập viết cho HS về nhà thực hành. 4. Thực nghiệm 4.1.   Hướng   dẫn   HS   đọc   ­   hiểu   truyện   ngắn   "Chữ   người   tử   tù"   ­   Nguyễn Tuân. Hoạt động dạy thực nghiệm bài học  "Chữ  người tử  tù"  được tiến  hành tại các lớp: 11A1, 11A4, 11A5 ­ trường THPT Triệu Thái. Tất nhiên, để  phù hợp với từng đối tượng học sinh của các lớp trên, hoạt động dạy học có  thể linh hoạt thay đổi ở một số đơn vị kiến thức hoặc hoạt động tổ chức giờ  dạy.  16
  17. A. Mục tiêu bài học ­ Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao, qua đó hiểu   được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. ­  Hiểu   và  phân  tích  được  nghệ   thuật  của  thiên  truyện:  Tình  huống  truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu  giá trị tạo hình. B. Phương pháp ­ Kết hợp các thao tác phát vấn, gợi mở, hoạt động nhóm. ­ Tích hợp với kiến thức về thư pháp, về tác giả Cao Bá Quát, lịch sử, với  tranh ảnh có liên quan. C. Tiến trình giảng dạy 1. Chuẩn bị ở nhà Chuẩn bị của GV Chuẩn bị của HS ­ Thiết kế bài giảng ­ Chuẩn bị bài học ­ Đọc tài liệu về nghệ thuật thư pháp, về Cao Bá   ­ Xem lại kiến thức về  Quát. Chuẩn bị  tranh  ảnh về  Nguyễn Tuân, về  Cao Bá Quát. cảnh cho chữ. 2. Tiến trình lên lớp * Ổn định tổ chức (1’) * Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ", những kiếp người nơi phố  huyện được tác giả  Thạch Lam miêu tả  như  thế  nào, bằng những đặc sắc   nghệ thuật gì? Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên từ  chiều đến tối đến đêm ra sao?  Điều đó chứng tỏ Liên là một cô bé như thế nào? * Bài mới HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt I. Tiểu dẫn 17
  18. Bằng hiểu biết của  1. Tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” mình,   em   hãy   giới  ­ In lần đầu năm 1940, gồm 11 truyện ngắn. thiệu   đôi   nét   khái  ­ Nhân vật chính: Là những nho sĩ cuối mùa, tài hoa,  quát   về   tập   truyện  bất đắc chí, coi thường danh lợi, mâu thuẫn với xã hội   ngắn   “Vang   bóng  Tây ­ Tàu nhố  nhăng, cố  giữ  “thiên lương”  và  “sự  một thời”? trong sạch của tâm hồn”,  ­ Nội dung: + Viết về những con người, những thú vui tao nhã của  một thời chưa xa lắm nhưng chỉ còn vang bóng (Thời   nhà Nguyễn suy tàn, Pháp xâm lược) thể  hiện ý thức  giữ  gìn những vẻ  đẹp văn hoá truyền thống của dân  tộc.  + Tỏ  bày thái độ  bất hoà sâu sắc của các nho sĩ cuối   mùa với xã hội đương thời, không chịu vứt bỏ  lương   tâm, chạy theo danh lợi, cố giữ tâm hồn trong sạch.  “Vang bóng một thời” là tác phẩm nổi tiếng nhất,  kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng  tháng Tám, một tác phẩm  gần đạt tới sự  toàn thiện,   Nêu   xuất   xứ   và  toàn mĩ (Vũ Ngọc Phan).  nhan đề  của truyện    2. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” ngắn "Chữ người tử  ­   Được   sáng   tác   trên   cơ   sở   những   câu   chuyện   mà  tù"? Nguyễn   Tuân   nghe   được   từ   người   cha   là   cụ   tú  Nguyễn An Lan về nhà nho tài hoa – anh hùng Cao Bá  Quát. ­ Tác phẩm in trên tạp chí Tao đàn với tên “Dòng chữ   cuối cùng”, khi đưa vào tập  “Vang bóng một thời”  mới đổi tên là “Chữ người tử tù”. + Dòng chữ cuối cùng: chỉ đề cập đến dòng chữ  cuối  18
  19. cùng – tác phẩm nghệ  thuật cuối cùng HC để  lại cho  đời +  Chữ  người tử  tù:   Khái quát được cả  quá trình xin  chữ và cho chữ của Huấn Cao và quản ngục. II. Đọc hiểu văn bản ­ GV đọc mẫu một  Yêu cầu: đoạn, sau đó gọi HS  +  Đọc chậm, trang trọng, cổ  kính, chú ý những câu  đọc tiếp tác phẩm thoại ngắn của các nhân vật. ­   GV   yêu   cầu   HS  + Tóm tắt ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ. tóm tắt tác phẩm. Căn   cứ   vào   diễn  ­ Tình huống truyện độc đáo. biến cốt truyện, tìm  ­ Hình tượng nhân vật Huấn Cao ­ một sáng tạo nghệ  những   tình   huống,  thuật tuyệt vời của Nguyễn Tuân. chi tiết, nhân vật có  ­ Hình tượng nhân vật Quản ngục. vai trò vào việc thể  ­ Cảnh cho chữ  ­ một cảnh tượng xưa nay chưa từng   hiện chủ  đề  của tác  có. phẩm?  1. Tình huống truyện Tình   huống   truyện  * Khái niệm tình huống truyện: Là một sự kiện đặc  là gì?  biệt   của   đời   sống,   trong   đó   nó   chứa   đựng   những  tương quan bất thường giữa con người với con người,   con người với hoàn cảnh...Từ  đó là nổi bật tính cách  của nhân vật cũng như tư tưởng mà nhà văn gửi gắm. Tình   huống   truyện   có   vai   trò   là   nòng   cốt   của   một  truyện ngắn. ­   Có   3   loại   tình   huống   truyện:   tình   huống   truyện  nghiêng về  hành động, tình huống truyện nghiêng về  tâm trạng, tình huống truyện nghiêng về nhận thức. Trong   “Chữ   người  * NT đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo:  tử tù”, Nguyễn Tuân  Cuộc gặp gỡ  đầy éo le, kịch tính giữa Huấn Cao và  19
  20. đã   xây   dựng   một  quản ngục. tình   huống   truyện  ­ Không gian gặp gỡ: nhà tù ­ không gian dành cho  như thế nào? cuộc gặp gỡ bất đắc dĩ. Ý   nghĩa   của   tình  ­  Thời gian gặp gỡ: những ngày cuối cùng của cuộc  huống   truyện   đó   là  đời HC ­­> đầy tính éo le.  gì? ­ Mối quan hệ giữa 2 nhân vật  + Trên bình diện xã hội: tử tù > Nguyễn Tuân đã đặt Quản ngục trước sự lựa chọn  có tính xung đột: Hoặc làm tròn bổn phận của một  viên quan thì phải chà đạp lên tấc lòng tri kỉ, trở thành  kẻ tầm thường; hoặc trọn đạo tri kỉ  thì phải vượt lên  phép nước, bỏ qua chức phận của một viên quan, bất  chấp phép tắc và phải chấp nhận những hậu quả  có  thể liên quan đến tính mạng  * Ý nghĩa của tình huống truyện ­ Làm sáng rõ vẻ  đẹp anh hùng ­ nghệ  sĩ của Huấn   Cao và tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của quản ngục ­ Làm sáng lên chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi cái ĐẸP,   cái THIỆN. Cái đẹp, cái thiện chiến thắng cái xấu, cái  ác ngay trong lòng cái xấu, cái ác.  ­ Biến cuộc kì ngộ  của hai nhân vật thành một cuộc  hạnh ngộ. 2. Hình tượng Huấn Cao Dựa   vào   những  ­ Vẻ  đẹp nhân vật Huấn Cao được thể  hiện trên 3  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2