Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới cấu trúc nội dung, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển- chương trình địa lí 10 - Ban
lượt xem 3
download
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là thay đổi một phần cấu trúc cùng với cách sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh khi dạy học chương III: “Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển” trong chương trình địa lí lớp 10 - Ban cơ bản. Qua đó, nâng cao hiệu quả bài học và bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới cấu trúc nội dung, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển- chương trình địa lí 10 - Ban
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “ĐỔI MỚI CẤU TRÚC NỘI DUNG, ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẨT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ PHẦN KHÍ QUYỂN –CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10 BAN CƠ BẢN” Tác giả sáng kiến: Vũ Thị Tươi Mã sáng kiến: 05.58 Vĩnh Yên, năm 2019 1
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “ĐỔI MỚI CẤU TRÚC NỘI DUNG, ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẨT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ PHẦN KHÍ QUYỂN –CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 10 BAN CƠ BẢN” Tác giả sáng kiến: Vũ Thị Tươi Mã sáng kiến: 05.58 2
- Vĩnh Yên, năm 2019 MỤC LỤC 3
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Địa lí là một môn học giúp học sinh hiểu nhiều các kĩ năng thực tế, nhưng nhiều em còn coi là một phụ và thực sự chưa húng thú với môn học, để tạo được hứng thú yêu môn học thì phải có các bài giảng hay và kích thích hứng thú học tập cho các em. Trong chương trình Địa lí lớp 10, kiến thức về địa lí đại cương, nội dung các bài học hay nhưng khá khó và trừu tượng, đặc biệt trong phần Địa lí tự nhiên. Để học sinh hiểu được bản chất của vấn đề, giáo viên phải có những thay đổi trong các phương pháp mới giúp học sinh tiếp cận một cách tự chủ nhất về kiến thức, kĩ năng của bài học. Khí quyển là một phần trong các quyển học sinh được tiếp cận ở nội dung Địa lí tự nhiên, là một hệ thống các bài khác nhau giúp học sinh hiểu rõ được vai trò của khí quyển, các hiện tượng về khí hậu diễn ra trên Trái Đất, tuy nhiên trong nội dung chương trình có một vài chỗ kiến thức sắp xếp chưa thực sự hợp lí. Trong những năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT A, tôi thấy rằng để học sinh thích học môn Địa lí 10 thì phải làm cho học sinh yêu môn học. Xuất phát từ cơ sở trên, tôi mạnh dạn xây dựng sáng kiến: Đổi mới cấu trúc nội dung, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển chương trình địa lí 10 Ban cơ bản. 4
- 2. Tên sáng kiến Đổi mới cấu trúc nội dung, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển chương trình địa lí 10 Ban cơ bản. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn địa lí : chương trình địa lí lớp 10 – ban Cơ bản. Vấn đề sáng kiến giải quyết: Thay đổi một phần cấu trúc cùng với cách sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh khi dạy học chương III: “Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển” trong chương trình địa lí lớp 10 Ban cơ bản. Qua đó, nâng cao hiệu quả bài học và bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho học sinh. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày áp dụng lần đầu: Từ tuần 6 đến tuần 9 năm học 20182019 (Từ ngày 1/10/2018 đến ngày 25/10/2018) 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Về nội dung của sáng kiến: 5.1.1. Xác định mục tiêu bài học để lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp. Thông qua việc cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ đã được giao chuẩn bị ở nhà và tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh. Bài học nhằm hướng đến các mục tiêu sau: * Về kiến thức: Học sinh hiểu và phân tích, giải thích được các kiến thức trong bài học địa lí: Trình bày được khái niệm và vai trò của khí quyển. Nguyên nhân và sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất, từ đó hiểu đươc sự hình thành của các khối khí và frong trên Trái Đất. Trình bày được khái niệm, sự phân bố và những nguyên nhân làm thay đổi khí áp. Trình bày đặc điểm của một số loại gió thường xuyên trên Trái Đất. 5
- Học sinh hiểu được, để có mưa trên Trái Đất phải có điều kiện là ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Hiều và trình bày được các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa trên Trái Đất. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. Hệ thống lại các yếu tố: nhiệt, gió và mưa là những nhân tố tạo ra khí hậu. Trình bày được các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. * Về kĩ năng: Hình thành và rèn luyện một số kĩ năng tổng hợp cho học sinh: Rèn luyện kĩ năng phân tích, giải thích: Phân tích được vai trò của khí quyển, giải thích được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất, tại sao nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở vùng chí tuyến chứ không phải ở vùng xích đạo. Giải thích được tại sao tính chất các loại gió lại có sự khác nhau, giải thích được tại sao sự phân bố mưa lại có sự thay đổi theo vĩ độ và theo lục địa, đại dương. Rèn luyện kĩ năng so sánh: So sánh được sự giống và khác nhau giữa gió Mậu Dịch và gió Tây ôn đới, so sánh được sự hấp thu nhiệt giữa lục địa và đại dương. So sánh lượng mưa theo vĩ độ giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá nguồn gốc, hiện tượng và hệ quả địa lí: Tại sao lại hình thành các loại gió thường xuyên trên Trái Đất, tại sao hình thành hoang mạc Xahara lớn nhất trên thế giới. Rèn luyện kĩ năng liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Rèn luyện kĩ năng hóa thân thành các nhân vật để thể hiện lại nội dung các hiện tượng địa lí tự nhiên. Qua đó, học sinh có những hiểu biết nhất định về những hiện tượng thực tế ngoài cuộc sống hàng ngày diễn ra. Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình: Sử dụng tranh ảnh địa lí về các hiện tượng tự nhiên. * Định hướng các năng lực được hình thành: Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực đánh giá, phản biện, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Năng lực chuyên biệt: 6
- + Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh địa về các hiện tượng của khí hậu trên Trái Đất. + Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các hiện tượng địa lí tự nhiên. + Năng lực trình bày suy nghĩ cá nhân, khả năng đánh giá của cá nhân về những hiện tượng địa lí xảy ra trong tự nhiên. + Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề trong học tập địa lí (tra cứu và xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống). 5.1.2 Đổi mới trong cấu trúc bài học trong nội dung chương III: “Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển” trong chương trình địa lí lớp 10 Ban cơ bản. Trong nội dung “Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất”, để tăng thêm tính logic của nội dung các kiến thức sẽ đổi vị trí một số phần như sau: + Khí quyển: trình bày khái niệm và vai trò. + Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. + Các khối khí và frông. Chuyển dạy nội dung phần các khối khí và frông xuống cuối cùng, vì nguồn gốc tạo ra các khối khí và frông là do sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương. Trong nội dung “Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa”, bổ sung thêm phần học “ Ngưng đọc hơi nước trong khí quyển” mặc dù nằm trong chương trình giảm tải nhưng đây là nguồn gốc và các hiện tượng thường gặp trong tự nhiên, học sinh nên có được sự tiếp cận và hiểu rõ về các hiện tượng này. Trong nội dung “Bài 14: Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu”. Giáo viên chuyển thành tiết học có nội dung mới như sau: “Các yếu tố tạo nên các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất” với cụ thể nội dung bài học: + Nhiệt độ. 7
- + Gió. + Mưa + Các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. 5.1.3. Xác định các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả bài học khi học chương III: “Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển” trong chương trình địa lí lớp 10 Ban cơ bản. Căn cứ vào mục tiêu bài học, lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực tương ứng là: phương pháp dạy học dự án, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi; kĩ thuật 5W1H, kĩ thuật hỏi bằng phiếu, kĩ thuật 3 lần 3, kĩ thuật khăn trải bàn. 5.1.4. Biện pháp sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III: “Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển” trong chương trình địa lí lớp 10 Ban cơ bản. 5.1.4.1. Một số phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những môi trường dạy học được tổ chức nhằm lĩnh hội tri thức, kĩ năng, thái độ, phát triển năng lực và phẩm chất. a. Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án) * Bản chất Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, k ết h ợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. * Quy trình thực hiện Bước 1: Lập kế hoạch. + Lựa chọn chủ đề. 8
- + Xây dựng tiểu chủ đề. + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện dự án + Thu thập thông tin. + Thực hiện điều tra. + Thảo luận với các thành viên khác. + Tham vấn giáo viên hướng dẫn. Bước 3: Tổng hợp kết quả + Tổng hợp các kết quả + Xây dựng sản phẩm + Trình bày kết quả + Phản ánh lại quá trình học tập * Vận dụng vào bài học: Vận dụng vào bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất phương pháp dạy học dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định chủ đề dự án vào bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất Địa lí lớp 10, chương trình cơ bản. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: Phác thảo đề cương + Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. + Những nội dung cần tìm hiểu: Nội dung 1: Tìm hiểu về khí quyển(khái niệm, nguồn gốc hình thành, vai trò, thực trạng, giải pháp bảo vệ bầu khí quyển). Nội dung 2: Bức xạ và nhiệt độ không khí, sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ 9
- Nội dung 3: Sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa, đại dương và theo địa hình Nội dung 4: Đặc điểm các khối khí và frông. Thời gian và địa điểm : + Thời gian triển khai: dự kiến 1 tuần + Địa điểm: học sinh nghiên cứu trước tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà, thực hiện trao đổi nhóm và thống nhất sản phẩm ở trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. Chia nhóm hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để thể hiện được các nội dung kiến thức. Nội dung 1: Tìm hiểu về khí quyển(khái niệm, nguồn gốc hình thành, vai trò, thực trạng, giải pháp bảo vệ bầu khí quyển). Nội dung 2: Bức xạ và nhiệt độ không khí, sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ Nội dung 3: Sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa, đại dương và theo địa hình Nội dung 4: Đặc điểm các khối khí và frông. Bước 3: Thực hiện dự án (thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp): Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học, các thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật: Phiếu điều tra, Internet, tư liệu, máy ảnh,...). Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày PowerPoint, sơ đồ tư duy, tranh ảnh, bảng biểu…Các nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm trình bày thuyết trình sản phẩm của nhóm. 10
- Bước 4: Giờ học trên lớp: học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. Vận dụng vào bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa phương pháp dạy học dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định chủ đề dự án: bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa Địa lí lớp 10, chương trình cơ bản. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: Phác thảo đề cương + Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. + Những nội dung cần tìm hiểu: Nội dung 1: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa Nội dung 3: Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. Thời gian và địa điểm : + Thời gian triển khai: dự kiến 1 tuần + Địa điểm: học sinh nghiên cứu trước tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà, thực hiện trao đổi nhóm và thống nhất sản phẩm ở trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. Chia nhóm hoạt động: Chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để thể hiện được các nội dung liên quan đến lượng mưa trên Trái Đất. Nội dung 1: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển 11
- Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa Nội dung 3: Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. Bước 3: Thực hiện dự án (thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp): Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học, các thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật: Phiếu điều tra, Internet, tư liệu, máy ảnh,...). Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày PowerPoint, sơ đồ tư duy, tranh ảnh, bảng biểu…Các nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm trình bày thuyết trình sản phẩm của nhóm. Bước 4: Giờ học trên lớp: học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. Vận dụng vào bài 14: Các yếu tố tạo nên các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất phương pháp dạy học dự án được tiến hành như sau: Bước 1: Xác định chủ đề dự án bài 14: Các yếu tố tạo nên các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất Địa lí lớp 10, chương trình cơ bản. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: Phác thảo đề cương + Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. + Những nội dung cần tìm hiểu: Nội dung 1: Nhiệt độ Nội dung 2: Gió Nội dung 3: Mưa 12
- Nội dung 4: Các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Thời gian và địa điểm : + Thời gian triển khai: dự kiến 1 tuần + Địa điểm: học sinh nghiên cứu trước tài liệu và chuẩn bị bài ở nhà, thực hiện trao đổi nhóm và thống nhất sản phẩm ở trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. Chia nhóm hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài thuyết trình để thể hiện lại các nội dung đã học trong bài 11,12,13 với một góc độ thể hiện khác. Nội dung 1: Nhiệt độ Nội dung 2: Gió Nội dung 3: Mưa Nội dung 4: Các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Bước 3: Thực hiện dự án (thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp): Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học, các thành viên trong nhóm tìm hiểu về các nội dung bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật: Phiếu điều tra, Internet, tư liệu, máy ảnh,...). Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả tìm hiểu của các thành viên trong nhóm. Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày PowerPoint, sơ đồ tư duy, tranh ảnh, bảng biểu…Các nhóm lựa chọn 01 thành viên đại diện cho nhóm trình bày thuyết trình sản phẩm của nhóm. Bước 4: Giờ học trên lớp: học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên: Hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. 13
- Tổng kết quá trình thực hiện bài dạy. b. Phương pháp dạy học nhóm. * Bản chất Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học sinh. * Quy trình thực hiện Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giới thiệu chủ đề + Xác định nhiệm vụ các nhóm + Thành lập nhóm Làm việc nhóm + Chuẩn bị chỗ làm việc + Lập kế hoạch làm việc + Thoả thuận quy tắc làm việc + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo kết quả. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả + Đánh giá kết quả. * Vận dụng vào bài học: 14
- Vận dụng vào bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. Phương pháp dạy học theo nhóm được thực hiện trong toàn bài, tương ứng với 4 nội dung là 4 nhóm học tập. Các bước tiến hành như sau: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ đề: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất. + Xác định nhiệm vụ các nhóm: Nội dung 1: Tìm hiểu về khí quyển(khái niệm, nguồn gốc hình thành, vai trò, thực trạng, giải pháp bảo vệ bầu khí quyển). Nội dung 2: Bức xạ và nhiệt độ không khí, sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ Nội dung 3: Sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa, đại dương và theo địa hình Nội dung 4: Đặc điểm các khối khí và frông. + Thành lập nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi tổ là 1 nhóm, mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên. Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tư liệu và viết báo cáo, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vị trí các nhóm: Nội dung 1: Tìm hiểu về khí quyển(khái niệm, nguồn gốc hình thành, vai trò, thực trạng, giải pháp bảo vệ bầu khí quyển). Nội dung 2: Bức xạ và nhiệt độ không khí, sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ 15
- Nội dung 3: Sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa, đại dương và theo địa hình Nội dung 4: Đặc điểm các khối khí và frông. Yêu cầu: Học sinh thảo luận và sử dụng kĩ thuật “Đóng vai” trình bày bài thuyết trình của nhóm. Bước 2: Các nhóm tự chuẩn bị nội dung thuyết trình, phương tiện thuyết trình. Học sinh sử dụng phương pháp “Đóng vai” thuyết trình về nội dung mỗi nhóm đã chuẩn bị một cách sinh động, hấp dẫn, truyền cảm để lại ấn tượng sâu sắc. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận (Theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4. Thời gian cho mỗi nhóm đóng vai thuyết trình là từ 3 5 phút. Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. Vận dụng vào bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính .Phương pháp dạy học theo nhóm được thực hiện trong toàn bài, tương ứng với 4 nội dung là 4 nhóm học tập. Các bước tiến hành như sau: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ đề: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. + Xác định nhiệm vụ các nhóm: Nội dung 1: Khí áp Nội dung 2: Gió Tây ôn đới và gió Mậu Dịch Nội dung 3: Gió mùa Nội dung 4: Gió địa phương + Thành lập nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên. Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tư liệu và viết báo cáo, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm. 16
- Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vị trí các nhóm: Nội dung 1: Khí áp Nội dung 2: Gió Tây ôn đới và gió Mậu Dịch Nội dung 3: Gió mùa Nội dung 4: Gió địa phương Bước 2: Các nhóm tự chuẩn bị nội dung thuyết trình, phương tiện thuyết trình. Đại diện mỗi nhóm 2 học sinh, đóng vai thành 2 MC về chương trình dự báo thời tiết để trình bày nhiệm vụ học tập của nhóm, trình bày lưu loát, diễn cảm, để lại ấn tượng và điểm nhấn sâu sắc. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận ( Theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4. Thời gian cho mỗi nhóm hùng biện thuyết trình là từ 3 5 phút. Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. Vận dụng vào bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển.Mưa .Phương pháp dạy học theo nhóm được thực hiện trong toàn bài, tương ứng với 3 nội dung là 3 nhóm học tập. Các bước tiến hành như sau: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ đề: Mưa + Xác định nhiệm vụ các nhóm: Nội dung 1: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa Nội dung 3: Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. 17
- + Thành lập nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm: mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên. Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tư liệu và viết báo cáo, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, phân vị trí các nhóm: Nội dung 1: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Nội dung 3: Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. Bước 2: Các nhóm tự chuẩn bị nội dung thuyết trình, phương tiện thuyết trình. Đại diện mỗi nhóm 2 học sinh, đóng vai thành 2 MC về chương trình dự báo thời tiết để trình bày nhiệm vụ học tập của nhóm, trình bày lưu loát, diễn cảm, để lại ấn tượng và điểm nhấn sâu sắc. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận ( Theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4. Thời gian cho mỗi nhóm hùng biện thuyết trình là từ 3 5 phút. Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. Vận dụng vào bài 14: Các yếu tố tạo nên các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phương pháp dạy học theo nhóm được thực hiện trong toàn bài, tương ứng với 4 nội dung là 4 nhóm học tập. Các bước tiến hành như sau: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ đề: Các yếu tố tạo nên các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất 18
- + Xác định nhiệm vụ các nhóm: Nhóm 1: Nhiệt độ Nhóm 2: Gió Nhóm 3: Mưa Nhóm 4: Các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất + Thành lập nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi tổ là 1 nhóm, mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí và các thành viên. Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ sở tìm kiếm tài liệu, lựa chọn tư liệu và viết báo cáo, chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động nhóm. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả, đánh giá kết quả. Nội dung này được thực hiện trong giờ học trên lớp: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vị trí các nhóm: Nhóm 1: Nhiệt độ Nhóm 2: Gió Nhóm 3: Mưa Nhóm 4: Các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất Yêu cầu: Học sinh thảo luận và sử dụng kĩ thuật “Đóng vai” trình bày bài thuyết trình của nhóm. Bước 2: Các nhóm tự chuẩn bị nội dung thuyết trình, phương tiện thuyết trình. Học sinh sử dụng phương pháp “Đóng vai” thuyết trình về nội dung mỗi nhóm đã chuẩn bị một cách sinh động, hấp dẫn. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận ( Theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3 đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số 4. Thời gian cho mỗi nhóm đóng vai thuyết trình là từ 3 5 phút. 19
- Bước 3: Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. c. Phương pháp đóng vai * Bản chất Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. * Quy trình thực hiện Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau : Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai. Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. * Vận dụng vào bài học: Vận dụng vào bài 13. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa Phương pháp “Đóng vai” được sử dụng khi các nhóm trình bày sản phẩm hoạt động nhóm dưới hình thức đóng vai nhân vật. Khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng nghe, nhận xét, thảo luận, hoàn thiện nội dung vào phiếu trả lời nhanh. Thời gian cho mỗi nhóm đóng vai thuyết trình là từ 3 5 phút. Sau đó, giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt lại nội dung học sinh cần nắm. Nhóm 1: Đóng vai thành các hiện tượng tự nhiên: Một bạn sẽ đóng vai là “ Sương mù: Vào những ngày mùa đông, tiết trời lạnh giá, mình lại dang đôi tay ra che hết tầm nhìn của những người đi đường, tại sao mình lại xuất hiện ư? 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 362 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 29 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 68 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11)
32 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 34 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
16 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT
81 p | 63 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khúc xạ ánh sáng trong môi trường có chiết suất thay đổi
44 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông Bình Minh
31 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT
42 p | 30 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ChươngIX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khoá
29 p | 29 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn