Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản
lượt xem 3
download
Nghiên cứu đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” nhằm từng bước thay đổi phương pháp dạy học để phát triển các năng lực của học sinh đáp ứng các yêu cầu của đời sông thực tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” T U Ngày nay, tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng do đó việc phát huy năng lực ngƣời học có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con ngƣời có khả năng học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Phƣơng pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng dụng sẽ tạo ra sản phẩm giáo dục là những con ngƣời mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động. Vì vậy, dạy học phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội là đòi hỏi cấp bách. Khái niệm năng lực ngƣời học cũng ngày càng đƣợc mở rộng. Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trƣờng học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. Đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh có thể tiến hành trên cơ sở đổi mới các phƣơng pháp dạy học truyền thống, đồng thời kết hợp các pháp dạy học hiện đại, áp dụng nhiều kĩ thuật tổ chức hoạt động học tích cực vào dạy học nhƣ kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, bàn tay nặn bột,... sẽ làm học sinh phát triển tốt các năng lực của bản thân, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Trong những năm gần đây, khái niệm dạy học phát triển năng lực đƣợc đề cập đến rất nhiều trong nền giáo dục của các quốc gia. Có nhiều nƣớc phát triển đã đi tiên phong trong quá trình áp dụng dạy học phát triển năng lực vào hệ thống giáo dục của họ. Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết này vào thực tiễn dạy học ở nƣớc ta nói chung và ở đơn vị công tác của tác giả còn nhiều hạn chế. Chƣơng trình Địa lí 12 - Ban cơ bản giúp học sinh có đƣợc những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất phục vụ chƣơng trình thi THPT Quốc gia. Do vậy, trong quá trình học đòi hỏi học sinh không chỉ phát triển năng lực chuyên môn mà còn phát triển các năng lực và phẩm chất khác. Chủ đề thiên nhiên phân hóa đa dạng là nội dung quan trọng trong chƣơng trình Địa lí 12, bên cạnh việc yêu cầu học sinh nắm chắc kiến thức, chủ đề này cũng đòi hỏi học sinh phải rèn luyện các kĩ năng nhƣ tính toán, phân tích bảng số liệu, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam,.... Qua học tập, tìm hiểu chủ đề giúp học sinh tôn trọng các quy luật tự nhiên, có ý thức bảo vệ tự nhiên, thêm yêu quê hƣơng đất nƣớc. 1
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm từng bƣớc thay đổi phƣơng pháp dạy học để phát triển các năng lực của học sinh đáp ứng các yêu cầu của đời sông thực tế. II. TÊN SÁN K ẾN: ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN – ĐỊA LÍ 12 – BAN CƠ BẢN. TÁC Ả SÁN K ẾN - Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Nguyệt - Địa chỉ: Trƣờng THPT Phạm Công Bình - Số điện thoại: 0977.155.262 - Email: bichnguyetpcb@gmail.com IV C Ủ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁN K ẾN: Nguyễn Thị Bích Nguyệt V. ĨN VỰC ÁP DỤN SÁN K ẾN 1 ĩnh vực áp dụng sáng kiến: Địa lí 12 2 Vấn đề sáng kiến giải quyết: Đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản VI. T AN ÁP DỤN SÁN K ẾN: Học kì I - Năm học 2019 - 2020 VII. MÔ TẢ BẢN C ẤT SÁN K ẾN 2
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” P ẦN MỞ ĐẦU 1 Mục đ ch - Xác định đƣợc các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó xác định hƣớng dạy học thích hợp. - Tìm ra các phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Địa lí tại trƣờng THPT A. - Kiểm chứng các phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Địa lí tại trƣờng THPT A. - Giúp học sinh có cách thức tiếp thu khối lƣợng tri thức khổng lồ và gia tăng nhanh của nhân loại đồng thời phát triển các năng lực thiết yếu của học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Giúp phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. - Giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học đƣợc vào giải quyết các tình huống của đời sống thực tế. 2 Nhi m vụ nghi n c u - Xác định các phƣơng pháp tối ƣu trong dạy học phát triển năng lực ngƣời học. - Xác định đƣợc các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh trong thời đại mới từ đó xác định hƣớng dạy học thích hợp. - Tìm hiểu phƣơng pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo hƣớng phát triển năng lực ngƣời học. - Soạn giáo án theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Địa lí tại trƣờng THPT A. - Áp dụng giáo án thực nghiệm vào giảng dạy thực tế và đánh giá kết quả thu đƣợc. 3 Đối t ng nghi n c u v khách th nghi n c u 3.1 Đ i tư ng nghiên c u Học sinh khối 12 trƣờng THPT A - Lớp thực nghiệm: 12A1 - Lớp đối chứng: 12A4 3.2 hách thể nghiên c u Đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản 3
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 4 Ph m vi nghi n c u - Áp dụng cho việc giảng dạy trong chƣơng trình Địa lí 12 - Ban cơ bản. - Nghiên cứu trong học sinh khối 12 trƣờng THPT A. 5. Ph ng pháp nghi n c u 5.1. Phương pháp thu th p t i li u Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu các tài liệu lí luận và các tài liệu khác liên quan nhƣ: đổi mới phƣơng pháp dạy học là gì? Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực khác gì với dạy học truyền thống? Phƣơng pháp dạy học và kĩ thuật dạy học nào giúp phát triển năng lực ngƣời học?... Ngoài ra, có các tài liệu tham khảo khác phục vụ cho thiết kế tiến trình dạy học. 5.2 hương pháp thực nghi m sư phạm - Tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A1 trƣờng THPT A. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm đƣợc vận dụng hiệu quả nhằm đánh giá tính khả thi của sáng kiến kinh nghiệm tại lớp thực nghiệm 12A4 trƣờng THPT A 5.3 hương pháp i u tra h i học - Đối tƣợng điều tra là học sinh khối 12 trƣờng THPT A. - Điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu nhận xét, phiếu hoạt động nhóm, bài kiểm tra sau các hoạt động học của học sinh. Phân tích kết quả để thấy đƣợc tính khả thi của đề tài và sự ủng hộ của học sinh đối với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản. 4
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” P ẦN N DUN C Ư N : C SỞ U N ĐỔI M P Ư N P ÁP DẠY HỌC NHẰM CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN NĂN ỰC HỌC SINH 1 Tổng quan về d y học phát tri n năng lực học sinh 1.1.Các khái ni m cơ bản 1.1.1. Năng lực Năng lực là một phạm trù từng đƣợc bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố nhƣ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Nhƣ vậy, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ ngƣời ta cũng nói về một lĩnh vực cụ thể nào đó nhƣ năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực dạy học của hoạt động giảng dạy… Năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trƣờng học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. 1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong những tình huống khác khau trên cơ sở hiểu biết, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng nhƣ sự sẵn sàng hành động. Năng lực ngƣời học cần đạt là cơ sở để xác định các mục tiêu, nội dung, hoạt động, phƣơng pháp dạy học mà ngƣời dạy cần phải căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục (lấy ngƣời học làm trung tâm). Trong quá trình dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực cần năm rõ: Năng lực là sự kết hợp tri thức, kĩ năng và thái độ. Mục tiêu bài học đƣợc cụ thể 5
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” hóa thông qua các năng lực đƣợc hình thành. Nội dung kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lực trong mỗi một môn học. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của ngƣời học, trong đó, ngƣời học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dƣới sự tổ chức, hƣớng dẫn của ngƣời dạy. Quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học trên nguyên lý: học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 1.2. Năng lực v phẩm chất học sinh cần ạt ư c theo chương trình giáo dục tổng thể Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông cần rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực sau: - 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - 10 năng lực cốt lõi gồm: + Những năng lực chung, đƣợc tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Những năng lực chuyên môn, đƣợc hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chƣơng trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dƣỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh. Sơ đồ 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh cần đạt được 6
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 1.3 Đặc iểm dạy học theo ịnh hướng phát triển năng lực học sinh Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo đƣợc “năng lực” của học sinh hơn là thời gian học tập và cấp lớp. Học sinh thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều đó có nghĩa là chúng phải chứng minh mức độ làm chủ/nắm vững kiến thức và kỹ năng (đƣợc gọi là năng lực) trong một môn học cụ thể, cho dù mất bao lâu. Mặc dù các mô hình học truyền thống vẫn có thể đo lƣờng đƣợc năng lực, nhƣng chúng phải dựa vào thời gian, các môn học đƣợc sắp xếp theo cấp lớp vào từng kì học, năm học. Vì vậy, trong khi hầu hết các trƣờng học truyền thống đều cố định thời gian học tập (theo năm học) thì dạy học phát triển năng lực lại cho phép chúng ta giữ nguyên việc học và để thời gian thay đổi học. Dạy học dựa trên phát triển năng lực tốt hơn cho phép mọi học sinh học tập, nghiên cứu theo tốc độ của riêng của chúng. Mỗi học sinh là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân. Dạy học phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra đƣợc những cách tiếp cận phù hợp với mỗi học sinh. Không giống nhƣ phƣơng pháp “một cỡ vừa cho tất cả” một chiếc áo tất cả đều mặc vừa, nó cho phép học sinh đƣợc áp dụng những gì đã học, thông qua sự gắn kết giữa bài học và cuộc sống. Điều này cũng giúp học sinh thích ứng với những thay đổi của cuộc sống trong tƣơng lai. Đối với một số học sinh, dạy học phát triển năng lực cho phép đẩy nhanh tốc độ hoàn thành chƣơng trình học, tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập. 2 Tổng quan về đổi mới ph ng pháp d y học nhằm chú trọng phát tri n năng lực học sinh 2 1 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh Phƣơng pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cƣờng việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hƣớng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. 7
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Những định hƣớng chung, tổng quát về đổi mới phƣơng pháp dạy học các môn học thuộc chƣơng trình giáo dục định hƣớng phát triển năng lực là: - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của ngƣời học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tƣ duy. - Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phƣơng pháp chung và phƣơng pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phƣơng pháp nào cũng phải đảm bảo đƣợc nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hƣớng dẫn của giáo viên”. - Việc sử dụng phƣơng pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tƣợng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp nhƣ học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phƣơng pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho ngƣời học. - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tƣợng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học của giáo viên đƣợc thể hiện qua bốn đặc trƣng cơ bản sau: 2.1.1. Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp học sinh tự khám phá những điều chƣa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đƣợc sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên là ngƣời tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập nhƣ nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,... 2.1.2. Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp Các tri thức phƣơng pháp thƣờng là những quy tắc, quy trình, phƣơng thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phƣơng pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: các bƣớc cân bằng phƣơng trình phản ứng hóa học, phƣơng pháp giải bài tập toán học,...). Cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tƣơng tự, quy lạ về quen… để dần hình 8
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ. 2.1.3. Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trƣờng giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. 2.1.4. Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức nhƣ theo lời giải/đáp án mẫu, theo hƣớng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm đƣợc nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. 2.2 Một số bi n pháp đổi mới ph ng pháp d y học nhằm phát tri n năng lực ng ời học 2.2.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống Các phƣơng pháp dạy học truyền thống nhƣ thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là những phƣơng pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phƣơng pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phƣơng pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhƣợc điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phƣơng pháp dạy học này ngƣời giáo viên trƣớc hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng nhƣ tiến hành bài lên lớp, chẳng hạn nhƣ kỹ thuật mở bài, kỹ thuật trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phƣơng pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phƣơng pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phƣơng pháp dạy học mới, đặc biệt là những phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Chẳng hạn có thể tăng cƣờng tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. 2.2.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học Không có một phƣơng pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phƣơng pháp và hình thức dạy học có những ƣu, nhựơc điểm 9
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phƣơng pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phƣơng hƣớng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lƣợng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phƣơng pháp thuyết trình cần đƣợc khắc phục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở trƣờng trung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hƣớng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những phƣơng pháp chuyên biệt nhƣ phƣơng pháp đóng vai, nghiên cứu trƣờng hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phƣơng pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phƣơng pháp dạy học tích cực khác. 2.2.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tƣ duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học sinh đƣợc đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phƣơng pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đƣờng cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. Cấu trúc quá trình giải quyết vấn đề 10
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” 1 N N B ẾT VẤN Đ - Ph n t ch t nh huống - Nh n biết vấn đề - Tr nh b y vấn đề 2 T M CÁC P Ư N ÁN Ả QUYẾT - So sánh với các nhi m vụ đ giải quyết - T m các cách giải quy ết mới - thống h a s p ếp các ph ng án giải quyết 3 QUYẾT Đ N P Ư N ÁN - Ph n t ch ph ng án - Đánh giá các ph ng án - Quyết đinh Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đƣờng quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trƣờng với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trƣờng phổ thông. Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thƣờng chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chƣa đƣợc chuẩn 11
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống. 2.2.4. Vận dụng dạy học theo tình huống Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học đƣợc tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập đƣợc tổ chức trong một môi trƣờng học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tƣơng tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trƣờng, các môn học đƣợc phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp là một phƣơng pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Tuy nhiên, nếu các tình huống đƣợc đƣa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chƣa phải tình huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chƣa có hoạt động thực tiễn thực sự, chƣa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. 2.2.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động Dạy học định hƣớng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hƣớng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội. Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy học định hƣớng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và 12
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” quan điểm dạy học hiện đại nhƣ lý thuyết kiến tạo, dạy học định hƣớng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hƣớng hành động. 2.2.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học Phƣơng tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, nhằm tăng cƣờng tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phƣơng tiện dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phƣơng tiện dạy học và phƣơng pháp dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phƣơng tiện dạy học mới cho các trƣờng phổ thông từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng. Tuy nhiên các phƣơng tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần đƣợc phát huy. Đa phƣơng tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phƣơng tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phƣơng tiện và công nghệ thông tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phƣơng tiện nhƣ một phƣơng tiện trình diễn, cần tăng cƣờng sử dụng các phần mềm dạy học cũng nhƣ các phƣơng pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning). Phƣơng tiện dạy học mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phƣơng pháp dạy học mới. Webquest là một ví dụ về phƣơng pháp dạy học mới với phƣơng tiện mới là dạy học sử dụng mạng điện tử, trong đó học sinh khám phá tri thức trên mạng một cách có định hƣớng. *) Dạy học khám phá trên mạng ( eb uest) Khái niệm WebQuest là một phƣơng pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm môt nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề đƣợc truy cập từ những trang liên kết (Internetlinks) do giáo viên chọn lọc từ trƣớc. Việc học tập theo định hƣớng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập đƣợc học sinh trình bày và đánh giá. WebQuest là một phƣơng pháp dạy học mới, đƣợc xây dựng trên cơ sở phƣơng tiện dạy học mới là công nghệ thông tin và Internet. WebQuest là một dạng đặc biệt của việc dạy học sử dụng truy cập mạng Internet. 13
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” uy trình thiết kế eb uest Chọn ch đề Xác đ nh mục đ ch T m nguồn t i li u Đánh giá thiết kế Xác đ nh nhi m vụ Thiết kế tiến tr nh Tr nh b y trang Web Thực hi n WebQuest Đánh giá s a ch a 2.2.7 Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy kích thích hoạt động và chức năng của bộ não. a. Bản đồ t duy (Mindmap) là gì: Bản đồ tƣ duy còn gọi là Sơ đồ tư duy, Lược đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tƣởng. Bản đồ tƣ duy là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não Bản đồ tƣ duy có 4 đặc điểm chính: Đối tƣợng quan tâm đƣợc kết tinh thành một hình ảnh trung tâm Từ hình ảnh trung tâm, những chủ để chính của đối phƣơng toả rộng thành các nhánh Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo, hay từ khoá trên một dòng 14
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” liên kết. những vấn đề phụ cũng đƣợc biểu thị bởi các nhánh gắn kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn. Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề đƣợc chỉ ra dƣới dạng một hình trong đó các đối tƣợng thì liên hệ với nhau bằng các đƣờng nối. Với cách thức đó, các dữ liệu đƣợc ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tƣợng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tƣợng, sự quan hệ hỗ tƣơng giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. Các lo i s đồ: - S đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng. - S đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ của chúng trong quá trình vận động. *S đồ đ a đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các sự vật-hiện tƣợng địa lí trên lƣợc đồ, bản đồ. *S đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vật-hiện tƣợng địa lí. b Ưu đi m So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phƣơng pháp giản đồ ý có những điểm vƣợt trội nhƣ sau: - Ý chính sẽ ở trung tâm và đƣợc xác định rõ ràng. - Quan hệ hỗ tƣơng giữa mỗi ý đƣợc chỉ ra tƣờng tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. - Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ đƣợc tiếp nhận lập tức bằng thị giác. - Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. - Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ. - Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. - Các ý mới có thể đƣợc đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh 15
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” hoạt cho việc ghi nhớ. - Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. c Cấu trúc chung Một bản đồ tƣ duy của một bài viết có cấu trúc chung nhƣ sau: Phƣơng pháp này giúp ngƣời học thiết kế đƣợc một dàn ý chi tiết cho bài viết, xây dựng những luận điểm nhờ đó thấy rõ mối quan hệ giữa chúng. Cũng bởi đặc tính hấp dẫn, bắt mắt và dễ hiểu, ngƣời học sẽ thấy hƣng phấn hơn khi nhìn vào mind maps - tác phẩm của riêng họ. Điều này cũng thôi thúc ngƣời học phải làm cách nào cho tác phẩm đó trông không chỉ đẹp mà còn phải lôgic cũng giống nhƣ lập một dàn ý mạch lạc, chặt chẽ. Trƣớc khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị sẵn các các mẫu có sơ đồ tƣ duy. Tuy nhiên sơ đồ này chỉ bao gồm chủ đề chính và một, hai gợi ý. Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo nhóm, và điền thêm các ý khác. Hoặc, giáo viên có thể vẽ khung ra bảng. Nhƣng hay hơn hết là giáo viên phát cho các nhóm các khổ giấy trắng, đƣa ra chủ đề cho các em, và yêu cầu các nhóm tự vẽ bản đồ tƣ duy của chính mình. Trong tiết học viết, việc ứng dụng sơ đồ tƣ duy có thể theo các bƣớc sau: Bƣớc 1 - Chọn chủ đề: Chủ đề bài viết thƣờng có trong sách. Tuy nhiên, từ phần, nếu có thể giáo viên giúp học sinh thu hẹp đề tài. Bƣớc 2- Ghi chép: Sau khi đã có một chủ đề, giáo viên yêu cầu học sinh tự suy ngẫm và nghĩ ra các ý tƣởng về nội dung chủ đề. Học sinh sẽ ghi chép lại các từ/ ý cần thiết và bắt đầu lập ra bản đồ tƣ duy. Giáo viên cho học sinh một mẫu sẵn ở lớp trƣớc, học sinh chép lại mẫu và về nhà làm theo, đồng thời hoàn thiện 16
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Bƣớc 3- Nhận xét: Giáo viên tập hợp các sơ đồ tƣ duy lên bảng, càng nhiều càng tốt. Sau đó, giáo viên bổ sung các ý kiến, chữa lỗi và loại bỏ những luận điểm thừa. Bƣớc 4- Triển khai sơ đồ tƣ duy và viết: Giáo viên yêu cầu học sinh viết dựa theo sơ đồ của nhóm d. Yêu cầu c a vi c xây dựng bản đồ t duy: - Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do ngƣời xây dựng sắp đặt. - Tính sƣ phạm, tƣ tƣởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng. - Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức. e Ph ng th c tiến hành *) Cá nhân: - Viết hay vẽ đề tài của đối tƣợng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lƣợng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính. - Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đƣờng (hay một đƣờng có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tƣợng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đƣờng phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ. - Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. - Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý. - Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt đƣợc giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc). u ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên: - Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý. - Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn. - Tƣ tƣởng nên đƣợc để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tƣởng nhanh hơn là khi viết ra. *) Nhóm nghiên c u Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 giản đồ ý bởi các bƣớc sau: - Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết đƣợc về đối tƣợng. 17
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” - Kết hợp với các cá nhân để thành lập một giản đồ ý chung về các yếu tố đã biết. - Quyết định xem nên nghiên cứu và học tập những gì dựa vào cái giản đồ này của nhóm. - Mỗi ngƣời tự nghiên cứu thêm về đề tài, tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào cùng 1 lãnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi ngƣời 1 lãnh vực để đẩy nhanh hơn quá trình làm việc. Mỗi ngƣời tự hoàn tất trở lại giản đồ ý của mình. - Kết hợp lần nữa để tạo thành giản đồ ý của cả nhóm. f. Cách s dụng s đồ - Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tƣ duy để ôn tập nội dung bài học và kiểm tra kiến thức của học sinh. - Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng nhƣ các thao tác, phƣơng pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích - phƣơng tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh. -Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ. 2.2.8. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phƣơng pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phƣơng pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay ngƣời ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của ngƣời học nhƣ “động não”, “tia chớp”, 3 lần 3, KWL, kĩ thuật thu nhận thông tin phản hồi... t s k thu t dạy học tích cực hi n nay *) Kĩ thuật K L ( K: Know - Những điều đã biết; W: Want to know - Những điều muốn biết; L: Learned - Những điều đã học đƣợc) Khái niệm Kĩ thuật KWL là bảng liên hệ các kiến thức liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học đƣợc sau bài học. Cách tiến hành Sau khi giới thiệu bài học, giáo viên phát phiếu KWL cho học sinh: 18
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Tên bài học:........................................................................................................... Tên học sinh .......................................................................Lớp .......................... K W L Những điều đã biết Những điều muốn biết Những iều đã học đƣợc ......................................... ......................................... ...................................... ......................................... ........................................ ...................................... ........................................... ......................................... ...................................... ........................................ ........................................ ....................................... .......................... .............. .......................................... ....................................... *) Kĩ thuật 5 1 Khái niệm Kĩ thuật 5W1H thƣờng dùng cho các trƣờng hợp khi cần thêm ý tƣởng mới hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tƣởng để phát triển. Cách thực hiện Để tóm tắt một vấn đề , ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi nhƣ: WHAT: Cái gì? WHERE: đâu? WHEN: Khi nào? WHY: Tại sao? HOW: Nhƣ thế nào? WHO: Ai? *) Kĩ thuật “khăn trải bàn”: Khái niệm Kĩ thuật khăn trải bàn là 1 KTDH thể hiện quan điểm/chiến lƣợc học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Mục đích - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của hs - Tăng cƣờng tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS - Phát triển mô hình có sự tƣơng tác giữa HS với HS 19
- “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản” Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”: - Hoạt động theo nhóm (4 ngƣời / nhóm) (có thể nhiều ngƣời hơn) - Mỗi ngƣời ngồi vào vị trí nhƣ hình vẽ minh họa - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...) - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) *) Kĩ thuật 3 lần 3 Khái niệm Kĩ thuật 3 lần 3 là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh. Cách thực hiện học sinh đƣợc yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó. Mỗi học sinh cần viết ra 3 điều tốt, 3 điều chƣa tốt và 3 đề nghị cải tiến. Sau khi thua thập ý kiến, giáo viên xử lí, tổ chức thảo luận về các ý kiến phản hồi. *) Kĩ thuật thu nhận, thông tin phản hồi Khái niệm: Kĩ thuật này hỗ trợ giáo viên và học sinh thực hiện khâu đánh giá quá trình trong suốt quá trình dạy học. Nó giúp giáo viên có thể hỗ trợ học sinh khi cần thiết, giúp học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tiến độ hoạt động của nhóm để điều chỉnh hoạt động kịp thời hợp lí. uy t c trong việc đưa thông tin phản hồi 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 364 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Soạn dạy bài Clo hóa học 10 ban cơ bản theo hướng phát triển năng lực học sinh
23 p | 56 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn