Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp đọc- hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10- Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực
lượt xem 4
download
Những tác phẩm văn học dân gian Việt Nam thuộc nhiều thể loại được đưa vào giảng dạy. Vì thế, vận dụng thi pháp văn học dân gian vào phân tích tác phẩm nhằm hiểu đúng văn bản văn học dân gian là một việc làm cần thiết. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp đọc- hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10- Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực
- MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu………………………………………………………................. 1 2. Tên sáng kiến………………………………………………………………… 3 3. Tác giả sáng kiến……………………………………....................................... 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến……………………………………………….... 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến………………………………………………..... 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng…………………………………….................. 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến……………………………………………….. 3 7.1. Thực trạng…………………………………………………….............. 3 7.2. Nội dung của sáng kiến………………………………………….......... 4 7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến…………………………………... 29 8. Những thông tin cần được bảo mật………………………………................ 29 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến…………………………….... 29 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến………………………..... 30 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 30 sáng kiến theo ý kiến của tác giả………………………………..................... 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 32 sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân………………………………….. 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến………............ 32
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh HĐ Hoạt động PP Phương pháp KT Kỹ thuật NL Năng lực
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Văn học được coi là trò diễn bằng ngôn từ. Ngôn từ trong văn học được coi là một thứ ngôn từ đặc biệt, được chưng cất từ hiện thực ngôn ngữ của toàn dân. Đúng như Mai- a- cốp- xki từng viết: Hãy luyện đến hàng ngàn quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi. Nhờ sự nung chảy, cô đúc, gọt giũa hiện thực mà ngôn ngữ văn học có được tính hình tượng. Sau đặc tính hình tượng- đặc điểm có tính tiền tiêu ấy, ngôn ngữ văn học còn có tính chính xác và tính hệ thống (kiểu nghệ thuật), tính biểu cảm sinh động, tính hàm súc đa nghĩa, tính cá thể hóa cao… Tuy nhiên, bằng ngôn ngữ, mỗi thể loại lại xây dựng hình tượng theo đặc trưng riêng- thường là hình tượng cảm xúc trong thơ ca và hình tượng nhân vật trong văn xuôi. Như vậy, ngôn ngữ trong văn học vừa được sử dụng như những tín hiệu thẩm mĩ, vừa là cái biểu đạt cho các tín hiệu thẩm mĩ. Đến lượt mình, tác phẩm văn học cũng chính là một tín hiệu thẩm mĩ. Điều đó khiến chúng ta cần có một cách nhìn mới về tác phẩm văn học, với tư cách là một hệ thống tín hiệu. Một tác phẩm văn chương đích thực không phải chỉ đem tới thông tin mà phải là một hệ thống tín hiệu, kích thích để bùng nổ thông tin. Ở đây cái lạ, cái thật, cái ảo, cái thực trong thế giới hình tượng nghệ thuật gợi mở ra bao nhiêu điều thú vị trong trường liên tưởng của người đọc. Tác phẩm chân chính đều là gan ruột của người nghệ sĩ. Việc ra đời một tác phẩm có lẽ mới chỉ là sự khởi đầu của mọi sự khởi đầu trong nghệ thuật. Bởi khi ra đời rồi mỗi một sáng tác còn có một sức sống độc lập tương đối (nằm ngoài ý muốn chủ quan của người nghệ sĩ). Về cấu trúc, tác phẩm văn học thường có nhiều tầng: tầng ngữ nghĩa, tầng hình dung tưởng tượng, tầng ý. Thực tế, không ít người dạy văn quá coi trọng ý của tác phẩm đến mức dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không cần kể mà chỉ nêu ý chính. Như vậy, môn Ngữ văn trong nhà trường được coi là môn học nhiều hơn là học một môn nghệ thuật đặc biệt. Quá trình dạy học văn dễ đi tới những thao tác máy móc, khuôn mẫu: Kiểm tra bài cũ; Giáo viên giảng, trò nghe, ghi chép; Củng cố, dặn dò. Hiệu quả một giờ học cuối cùng là có ý, đủ ý là được, một giờ dạy được công thức hóa để tiện cho kiểm tra, thi và chấm điểm. Khoa học hiện đại cho rằng: Đáp số của một bài toán là quan trọng. Nhưng quan trọng hơn cả đáp số là những con đường đi tới đáp số. Để đi đến một sự kích thích có hiệu quả, để người học có khát vọng đi tìm những con đường đi tới 1
- đáp số, người dạy phải đặt được học sinh vào trong sự tương tác của những quy luật xã hội và tự nhiên mà nó ra đời và đang tồn tại. Giáo dục nhà trường, đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo ngữ văn qua nhiều thế hệ đào tạo đang tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nhà trường, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Vấn đề tự thân vận động của mỗi học sinh trên cơ sở chủ đạo của thầy phải có sự chủ động của trò. Vì vậy, việc thay đổi và phát triển các phương pháp trong dạy học một ngành nghệ thuật ngôn từ như văn học là nhu cầu cấp thiết và thường xuyên được đặt ra. Hiện nay, Thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu văn học rất được chú ý và vận dụng ở nước ta. Tuy nhiên, việc vận dụng thi pháp học trong giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường phổ thông lại ít được chú ý tới, nhiều khi bị bỏ qua. Thi pháp văn học dân gian đã từng được nghiên cứu từ khá lâu và cũng đã được các nhà nghiên cứu văn học dân gian đánh giá cao, định hướng cho người dạy và học bộ phận văn học truyền miệng này dựa trên cơ sở đặc trưng thi pháp riêng của nó. Nhưng tình trạng dạy và học văn học dân gian trong nhà trường phổ thông cũng ít được chú trọng. Thực tế này dẫn đến một thực tế khác là hiểu sai hoặc hiểu không hết giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học dân gian đó. Khi bàn về thi pháp văn học dân gian, tác giả Chu Xuân Diên đã khẳng định: Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp nghệ thuật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người. Do tác phẩm văn học dân gian luôn tồn tại với hình thức thể loại. Mỗi thể loại văn học dân gian có cách phản ánh thực tại và thái độ đối với thực tế riêng. Thể loại do đó trở thành đơn vị cơ sở của văn học dân gian và là điểm xuất phát tất yếu của việc nghiên cứu văn học dân gian. Bởi vậy, khi vận dụng thi pháp văn học dân gian vào nghiên cứu văn bản tác phẩm cần bám chắc vào đặc trưng thi pháp của từng thể loại. Bởi vì ta chỉ có thể “giải mã” các tác phẩm văn học dân gian khi đặt nó trên cái nền chung của thi pháp thể loại. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 (Tập 1), những tác phẩm văn học dân gian Việt Nam thuộc nhiều thể loại được đưa vào giảng dạy. Vì thế, vận dụng thi pháp văn học dân gian vào phân tích tác phẩm nhằm hiểu đúng văn bản văn học dân gian là một việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó, tôi đã chọn đề tài (Chuyên đề): Đổi mới phương pháp đọc- hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10- Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực. 2. Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp đọc- hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10- Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực. 2
- 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Xa - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Giang - Số điện thoại: 0977672332, E_mail: huongxa115@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hương Xa 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt là ở phần văn học dân gian lớp 10. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/ 10/ 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Thực trạng * Sách giáo khoa và chương trình ngữ văn THPT hiện hành Hiện nay, trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 có văn bản: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (6 bài) và văn bản ca dao hài hước (4 bài). Các văn bản này đang được dạy độc lập. Thời lượng dạy học đọc hiểu các văn bản như sau: - 2 tiết (Tiết 25, 26) cho bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Bài 1, 4, 6). - 2 tiết (Tiết 28, 29) cho bài ca dao hài hước (Chỉ dạy bài 1, 2); Đọc thêm: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu). * Tình hình dạy học ca dao trong nhà trường hiện nay - Phía người dạy + Bệnh công thức như: chủ đề, chia đoạn, phân tích ý 1, ý 2… tổng kết. + Khi phân tích quá thiên về nội dung, hoặc quá thiên về ngôn ngữ mà ít chú ý tới khoái cảm nghệ thuật. + Không chú ý tới tình huống cảm thụ nghệ thuật. + Người dạy nói nhiều, giảng nhiều, đưa câu hỏi tháo gỡ phát hiện nhiều hơn câu hỏi cảm thụ, chưa chú ý đến phát triển năng lực đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại cho HS. - Phía người học + Chưa biết cách để phân tích, cảm nhận. + Sa đà vào học thuộc lòng, học vẹt, học theo những gì được hướng dẫn. + Thiếu sự sáng tạo, ít liên tưởng, tưởng tượng và rất kém khả năng liên hệ thực tế, bản thân nên khi thoát li những bài học trong sách giáo khoa thì khó có thể phân tích và hiểu thấu đáo bài ca dao khác. - Ngữ liệu để kiểm tra đánh giá sau các bài học này vẫn là những văn bản học sinh đã được học chính trong sách giáo khoa… Điều này khiến cho việc dạy học của giáo viên khá vất vả và việc học của học sinh bị gián đoạn, đặc biệt sau khi học xong nhiều học sinh vẫn chưa hình thành được kĩ năng đọc hiểu văn bản ca dao. * Khắc phục Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đề xuất nhóm các văn bản ca dao thành một chuyên đề dạy học, góp phần hình thành kĩ năng đọc hiểu ca dao nói 3
- riêng và năng lực đọc nói chung cho HS tôi đã tiến hành nghiên cứu, áp dụng đề tài (Chuyên đề): Đổi mới phương pháp đọc- hiểu ca dao Việt Nam (Chương trình Ngữ văn lớp 10- Tập 1) theo đặc trưng thể loại và định hướng phát triển năng lực (Gọi tắt là Chuyên đề đọc- hiểu ca dao Việt Nam). 7.2. Nội dung của sáng kiến - Thời lượng dạy học là: 4 tiết (căn cứ vào PPCT hiện hành) - Đối tượng: HS lớp 10 - Hình thức dạy học: Trên lớp - Thời gian thực hiện: Học kì I - Nội dung GV sẽ tổ chức, hướng dẫn cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập sau thông qua những HĐ trong giờ dạy kết hợp các PP và KT dạy học thích hợp. + Huy động những kiến thức, kĩ năng về đọc hiểu ca dao nói chung (đã học ở THCS) và tham khảo tài liệu để tìm hiểu về khái niệm, đặc trưng, thi pháp thể loại ca dao. + Hướng dẫn HS đọc hiểu, tự học và kiểm tra, đánh giá theo bảng sau: Hoạt động Thời lượng Bài/ trang - Tìm hiểu chung về ca dao. 3 tiết Tiết 1 - Ca dao than thân: bài 1/83 Đọc hiểu chính trên - Ca dao yêu thương, tình nghĩa: bài 6/83 lớp Tiết 2 - Ca dao yêu thương, tình nghĩa: bài 4/83 Tiết 3 - Ca dao hài hước: bài 1/90; bài 2/91 Hướng dẫn HS 30 phút hướng dẫn HS tự học bài 5/83 và tự học và kiểm tra, bài 4/91 đánh giá 1 tiết trên lớp 15 phút kiểm tra (Câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài 2, 3/83 và bài 4/91) 7.2.1. Mục tiêu 7.2.1.1. Về kiến thức, kĩ năng Trong cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn lớp 10 (NXB. Giáo dục, 2010) quy định các chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các bài học về chủ đề Ca dao Việt Nam (trang 18, 38 và 40) như sau: Yêu Mức độ cần đạt Ghi chú cầu Về 1- Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung - Hiểu nội dung kiến và nghệ thuật của một số bài ca dao trữ tình và ca dao phản ánh, tình thức châm biếm, hài hước: đời sống tình cảm đa dạng, cảm, cảm xúc, ý phong phú của nhân dân lao động; cách thể hiện vừa nghĩa. hài hước, châm biếm vừa tinh tế, sâu sắc. - Phát hiện được 2- Hiểu tính chất trữ tình và khả năng biểu đạt của các chi tiết nghệ thể thơ lục bát trong ca dao. thuật tiêu biểu Cụ thể của các bài ca 4
- a. Những bài ca dao than thân, yêu thương, tình dao được học. nghĩa - Cảm nhận được nỗi niềm xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ. - Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao động. b. Những bài ca dao hài hước - Cảm nhận được tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam ngày xưa được thể hiện bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh. - Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước. Về Biết cách tìm kĩ hiểu một ca dao năng khác theo đặc trưng thể loại qua Biết cách đọc hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại. các phương diện: đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ… 7.2.1.2. Về năng lực, phẩm chất a. Năng lực * Năng lực chung (trong đọc hiểu văn bản) - NL giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra). - NL tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin. - NL hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó, sưu tầm tài liệu…) - NL sáng tạo. - NL tự quản bản thân. * Năng lực chuyên biệt - NL giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với GV, bạn bè. - NL thẩm mĩ (NL cảm thụ văn học). - NL tiếp nhận và tạo lập văn bản. b. Phẩm chất - Bồi dưỡng lòng cảm thông, chia sẻ với những thân phận bất hạnh trong cuộc sống. 5
- - Biết trân trọng tình nghĩa con người, sống thủy chung, tình nghĩa. - Biết lạc quan, yêu cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp để phấn đấu tu dưỡng học tập tốt hơn. 7.2.2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức của HS ở chuyên đề đọc- hiểu ca dao Việt Nam Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tìm hiểu chung Hiểu được giá trị Vận dụng được đặc về ca dao: định nội dung, nghệ điểm của ca dao nghĩa, phân loại, thuật của từng bài (gieo vần, ngắt đặc trưng. ca dao. nhịp, hình ảnh, biện pháp tu từ…) để tiếp cận các bài ca dao khác. Nhận ra đề tài, Hiểu được cội Vận dụng hiểu biết Từ đề tài, cảm cảm hứng. nguồn nảy sinh về đề tài, cảm hứng… tự xác cảm hứng. hứng, vào phân định được con tích lí giải nội dung đường phân tích và nghệ thuật. một văn bản mới cùng thể loại và đề tài. Nhận diện chủ thể Cảm nhận, hiểu Biết đánh giá tâm - So sánh cái tôi trữ tình, đối được tâm trạng, trạng, tình cảm của trữ tình của các tượng trữ tình, thế tình cảm của nhân nhân vật trữ tình. nhà thơ trong các giới hình tượng vật trữ tình trong bài ca dao có (thiên nhiên, cảnh bài ca dao. chung chủ đề. vật, con người…) - Biết bình luận, trong bài ca dao. đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về các tác phẩm thơ đã được học. - Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh. Giải thích được Biết cách tự nhận 6
- tâm trạng của diện, phân tích và nhân vật trữ tình đánh giá thế giới trong bài ca dao. hình tượng của nhân vật trữ tình trong những bài ca dao khác cùng đề tài, thể loại. Phát hiện các chi Lí giải ý nghĩa, Đánh giá giá trị - Khái quát giá tiết, biện pháp tác dụng của các nghệ thuật của tác trị, đóng góp của nghệ thuật đặc biện pháp nghệ phẩm. văn học dân gian sắc (từ ngữ, biện thuật. đối với văn học pháp tu từ, câu viết. văn, hình ảnh, - Tự phát hiện và nhạc điệu, bút đánh giá giá trị pháp…). nghệ thuật của các tác phẩm tương tự không có trong chương trình. Đọc diễn cảm. - Diễn xướng ca dao. - Viết bài bình. - Sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề. 7.2.3. Biên soạn câu hỏi/ bài tập/ nhiệm vụ học tập nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất của HS Các câu hỏi/ bài tập/ nhiệm vụ sẽ được GV sử dụng trong quá trình dạy học hoặc kiểm tra, đánh giá NL và phẩm chất của người học khi kết thúc chuyên đề. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tên bài Ca dao - Nêu định - Phân tích ý - Tìm các bài - Phân biệt sắc than nghĩa về ca nghĩa của hình ca dao khác bắt thái ý nghĩa của thân, dao. ảnh so sánh đầu bằng mô các bài ca dao yêu - Ca dao được trong bài ca típ Thân em mở đầu bằng 7
- thương phân làm mấy dao số 1. Từ như… Thân em như… tình loại? đó, em hiểu gì - Cảm nhận về nghĩa - Những đặc về hình tượng thân phận trưng thi pháp người phụ nữ chung của của ca dao. trong bài cao người phụ nữ dao? trong chùm ca dao Thân em. - Xác định chủ thể trữ tình trong từng bài ca dao. - Xác định các biện pháp tu từ trong từng bài ca dao. - Tâm trạng - Tìm một số - Vận dụng để người phụ nữ bài ca dao nói lý giải ý nghĩa về nỗi nhớ trong bài ca người yêu. hai câu thơ của dao số 4 được Nguyễn Khoa gửi gắm qua Điềm: Đất Nước những thủ pháp là nơi em đánh nghệ thuật rơi chiếc khăn nào? trong nỗi nhớ Thủ pháp đó thầm (trích tạo được hiệu trường ca Mặt quả nghệ thuật đường khát như thế nào? vọng). - Sự chuyển đổi thể thơ cho thấy tâm trạng gì của người phụ nữ trong bài ca dao số 4? - Trong bài ca - Tìm một số dao số 6, vì sao bài ca dao khác khi nói đến tình có hình ảnh nghĩa con muối- gừng. người, bài ca - Tìm một số dao lại dùng bài ca dao nói hình ảnh muối- về nỗi nhớ 8
- gừng? Phân người yêu. tích ý nghĩa - Tìm một số biểu tượng và bài ca dao khác giá trị biểu cảm có hình ảnh của hình ảnh muối- gừng. này trong bài cao dao. Ca dao - Xác định - Trong bài ca - Chỉ ra nét - Qua hai bài ca hài hước chủ thể trữ dao số 1: kết riêng trong dao, em hiểu gì tình trong cấu của bài ca nghệ thuật trào về tâm hồn từng bài ca dao có gì đặc lộng của người người lao động? dao. biệt? bình dân? - Xác định các - Cách nói của biện pháp tu chàng trai và từ trong từng cô gái có gì đặc bài ca dao. biệt? - Từ đó, hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo? - Trong bài ca - Tìm các bài dao số 2: tiếng ca dao hài cười ở bài ca hước phê phán dao này có gì các thói hư tật khác với tiếng xấu khác của cười ở bài ca con người. dao số 1? - Trong bài ca dao số 2 tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? 7.2.4. Tổ chức dạy học chuyên đề Một số lưu ý khi dạy học chuyên đề Trước hết, để tổ chức các HĐ học tập của HS khi dạy học chuyên đề Đọc hiểu ca dao Việt Nam, GV cần lưu ý một số vấn đề sau đây: * Dạy học đọc hiểu chuyên đề ca dao Việt Nam phải bám sát mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh. 9
- * Dạy học đọc hiểu chuyên đề ca dao Việt Nam phải bám sát vào đặc trưng thể loại. - Về nội dung: Ca dao là tiếng nói tình cảm của người bình dân. Tiếng nói tình cảm trong ca dao là tiếng nói chung, giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng cũng rất đằm thắm, tinh tế, sâu sắc. - Về hình thức + Thể thơ: Phần lớn ca dao sử dụng thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hỗn hợp. + Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ… + Các hình ảnh biểu tượng: giếng nước, sân đình, cây đa, con đò… Được xây dựng theo nguyên tắc lặp lại, có sự chuyển đổi về sắc thái ý nghĩa rất tinh tế, linh hoạt, phong phú đến mức quen gặp đều là một ẩn dụ trữ tình mà mỗi góc độ biểu hiện lại lấp lánh một vẻ đẹp khác nhau trong cảm quan thẩm mĩ dân gian. + Ngôn ngữ ca dao: mộc mạc, giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày; giàu hình ảnh, có tính ẩn dụ cao; giàu tính tạo hình (vì nó khai thác tính biểu cảm của thanh điệu, vần điệu, nhạc điệu, thể điệu và tính tượng hình của ngôn ngữ dân tộc); ngôn ngữ dân gian hóa nhiều danh từ và nguyên tắc lặp lại mô thức câu. + Kết cấu: phổ quát nhất là dạng đối đáp. + Không gian, thời gian nghệ thuật: có tính chất biểu trưng, có khả năng biểu hiện những tình cảm phổ biến. - Phương thức diễn xướng của ca dao là hát dân ca. Ca dao là lời của các bài hát dân ca, nó gần gũi trong đời sống hằng ngày, hấp dẫn, sinh động và lôi cuốn. * Dạy học đọc hiểu chuyên đề ca dao Việt Nam phải chú ý đến mức độ đọc hiểu giữa các bài trong cụm bài để phát triển NL đọc hiểu. - Đối với chùm bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa thì có thể chia thành các nhóm bài sau: + Nội dung than thân: Bài 1, 2 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. + Nội dung yêu thương tình nghĩa Bài 3, 4, 5 thể hiện nỗi nhớ và niềm ước ao mãnh liệt trong tình yêu đôi lứa. Bài 6 là câu hát về tình nghĩa thủy chung của con người (nhất là trong tình yêu, tình nghĩa vợ chồng). - Đối với chùm bài ca dao hài hước thì có thể xếp thành 2 nhóm: + Nhóm tiếng cười tự trào: Bài số 1. + Nhóm tiếng cười châm biếm, phê phán xã hội: Các bài 2, 3, 4. - Mức độ đọc hiểu giữa các bài trong cụm bài + Chúng tôi chọn bài 1 (ca dao than thân), bài 4, 6 (ca dao yêu thương tình nghĩa) và bài 1, 2 (ca dao hài hước) trong chương trình và SGK để tổ chức hoạt động cho học sinh đọc hiểu dưới sự hướng dẫn của GV (gọi là bài đọc hiểu chính), mục đích nhằm hình thành tri thức và kĩ năng đọc hiểu ca dao theo đặc 10
- trưng thể loại, ở những bài đọc chính này GV sẽ giúp HS hiểu được những yếu tố nội dung và nghệ thuật của các văn bản ca dao. + Chúng tôi chọn bài 4 (ca dao hài hước), bài 5 (ca dao yêu thương tình nghĩa) để định hướng, hướng dẫn HS cách đọc (dựa trên những tri thức về thể loại học sinh đã được biết ở bài đọc chính) để học sinh tự đọc nhằm thực hành, rèn luyện, củng cố và phát triển kĩ năng đọc hiểu ca dao. + Những bài còn lại và lấy thêm những bài ngoài SGK để làm ngữ liệu cho phần kiểm tra đánh giá (theo định hướng phát triển năng lực người học) sau khi học xong chuyên đề Đọc hiểu ca dao Việt Nam. * Dạy học đọc hiểu chuyên đề ca dao Việt Nam phải chú ý đến mối quan hệ với dạy học phần tiếng Việt và làm văn. * Dạy học đọc hiểu chuyên đề ca dao Việt Nam phải kết hợp giữa dạy học với kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh. 7.2.4.1. Chuẩn bị của GV và HS a. Học sinh - Đọc và soạn bài ở nhà theo Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa trang 84- 85; 91- 92. - Tra cứu và tham khảo những thông tin có liên quan đến bài học (về văn bản). b. Giáo viên - Đọc SGK, tài liệu tham khảo về các bài ca dao. - Chuẩn bị phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, phiếu học tập có liên quan đến bài dạy… 7.2.4.2. Phương pháp, kỹ thuật dạy học a. Phương pháp - PP thảo luận nhóm - PP dạy học nêu vấn đề - PP phát vấn, đàm thoại - PP thuyết trình… b. Kỹ thuật dạy học - KT đặt câu hỏi - KT chia nhóm - KT đọc sáng tạo - KT trình bày một phút… 7.2.4.3. Thiết kế tiến trình dạy học CHUYÊN ĐỀ: ĐỌC- HIỂU CA DAO VIỆT NAM Tiết 1 HĐ của HS & GV Sản phẩm/ Nội dung kiến thức cần đạt 11
- A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục đích: Tạo cho HS tâm thế hứng khởi khi tiếp nhận bài học, bước đầu hình dung ra bối cảnh của nhân dân lao động xưa khi họ sáng tác, trình diễn ca dao, dân ca. - PP, KT: Thi hỏi đáp nhanh. - Cách thức * Bước1 (B1): GV tổ chức cuộc thi hỏi đáp nhanh bằng cách chia HS làm 4 đội, nêu thể lệ cuộc thi: Nếu đội nào trả lời nhanh và chính xác nhiều câu hỏi nhất thì đội đó sẽ thắng cuộc. * Bước 2 (B2): HS theo dõi video dân ca quan họ Bắc Ninh (bài Ba quan- Mời trầu) và hò giã gạo (dân ca miền Trung- Huế) và quan sát bức tranh trong SGK Ngữ văn 10, Tập 1. * Bước 3 (B3): HS trả lời câu 1. Hát quan họ Bắc Ninh, hò lao động miền hỏi. Trung. 1. Video và bức tranh đó gợi cho em nghĩ đến sinh hoạt văn hóa nào trên các vùng miền của 2. Cây đa, bến nước. nước ta? 2. Sinh hoạt văn hóa trên 3. Đối đáp. diễn ra ở đâu? 3. Các nhân vật giao tiếp với 4. Vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động: nhau bằng hình thức nào? Giàu tình cảm, đằm thắm, lạc quan, yêu lao 4. Qua lời hát, em nhận ra động… những vẻ đẹp gì trong tâm hồn người lao động? * Bước 4 (B4): GV chốt lại kiến thức sau mỗi câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - Mục đích + Giúp HS nắm được khái niệm, phân loại và các đặc trưng của ca dao. + Hướng dẫn HS đọc hiểu các bài ca dao 1, 4, 6 trang 83 (Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa) và bài 1, 2 trang 91 (Ca dao hài hước). + Hình thành năng lực đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ, thu thập thông tin 12
- cho HS. - PP, KT: phiếu học tập, mảnh ghép, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút. - Cách thức Tìm hiểu chung về ca dao I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ CA DAO sử dụng phiếu học tập 1. Khái niệm, phân loại * B1: GV phát trước phiếu học (Xem yêu cầu và hướng dẫn cụ thể ở phiếu tập số 1 cho HS. học tập số 1) * B2: HS hoàn thiện phiếu ở nhà. * B3: Lên lớp, GV gọi 1 HS trình bày phiếu đã hoàn thiện, HS khác nhận xét, bổ sung. * B4: GV đánh giá, chốt kiến thức. Tìm hiểu đặc trưng của ca 2. Đặc trưng dao sử dụng KT mảnh ghép, a. Về nội dung: Ca dao là tiếng nói tình cảm hoạt động nhóm của người bình dân. Tiếng nói tình cảm * B1: GV chia lớp thành 3 nhóm trong ca dao là tiếng nói chung, giản dị, và giao nhiệm vụ cho từng mộc mạc, chân thành nhưng cũng rất đằm nhóm. thắm, tinh tế, sâu sắc. * B2: Các nhóm trao đổi, thảo b. Về hình thức nghệ thuật luận theo nhiệm vụ cụ thể: - Thể thơ: lục bát, song thất lục bát, hỗn - Nhóm 1: Ca dao là tiếng nói hợp. tình cảm của ai? Tiếng nói ấy - Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ… thể hiện như thế nào? - Các hình ảnh biểu tượng: giếng nước, - Nhóm 2: Nêu hiểu biết về hình sân đình, cây đa, con đò… thức nghệ thuật của ca dao. - Ngôn ngữ ca dao: mộc mạc, giản dị, trong - Nhóm 3: Phương thức diễn sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày; xướng của ca dao gắn với hình giàu hình ảnh, có tính ẩn dụ cao; giàu tính thức sinh hoạt nào của nhân tạo hình. dân? - Kết cấu: phổ quát nhất là dạng đối đáp. * B3: Mỗi thành viên của nhóm - Không gian, thời gian nghệ thuật: có tập hợp lại thành các nhóm mới, tính chất biểu trưng, có khả năng biểu hiện mỗi nhóm mới có đủ các những tình cảm phổ biến. chuyên gia về 3 vấn đề đã được - Nhân vật trữ tình (Chủ thể trữ tình- tác thảo luận. Mỗi chuyên gia về giả): thường xưng anh, em, ta, mình… bộc từng vấn đề có trách nhiệm trao lộ tình cảm. đổi lại với cả nhóm về vấn đề c. Phương thức diễn xướng của ca dao là hát đã tìm hiểu sâu ở nhóm cũ. dân ca. Ca dao là lời của các bài hát dân ca, * B4: GV đánh giá, chốt kiến nó gần gũi trong đời sống hằng ngày, hấp 13
- thức. dẫn, sinh động và lôi cuốn. - GV yêu cầu HS làm việc cá 3. Văn bản nhân để trả lời các câu hỏi khái - Bài 1/83: Lời than thân của người phụ nữ quát về các văn bản trong xã hội xưa. - HS trả lời câu hỏi: Nêu chủ đề - Bài 4/83: Nỗi nhớ người yêu của cô gái. của các bài ca dao 1, 4, 6 trang - Bài 6/83: Tình nghĩa vợ chồng son sắt, 83; 1, 2 trang 90- 91. thủy chung, bền chặt của người lao động - GV nhận xét, chốt kiến thức xưa. - Bài 1/90: Tiếng cười giải trí, tự trào về cảnh nghèo của người lao động xưa. - Bài 2/91: Tiếng cười châm biếm, phê phán gã đàn ông yếu đuối, vô tích sự. Đọc hiểu bài ca dao số 1 sử II. ĐỌC HIỂU dụng kỹ thuật đặt câu hỏi và A. CA DAO THAN THÂN, YÊU trình bày 1 phút. THƯƠNG TÌNH NGHĨA (Bài 1, 4, 6) * B1: GV yêu cầu HS đọc diễn cảm bài ca dao số 1 và đọc thêm một số bài có mô típ Thân em. 1. Bài 1/ tr.83: Lời than thân của người Sau đó, HS trả lời câu hỏi (ở phụ nữ trong xã hội cũ. dưới). * B2: HS làm việc cá nhân. * B3: HS đọc và trả lời các câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Lời của Nhân vật giao tiếp ở - Lời của người con gái (nhân vật trữ tình), đây là ai? ra đời trong hoàn trong hoàn cảnh người con gái tới tuổi lấy cảnh giao tiếp nào? chồng lo lắng cho số phận của mình - Bài ca dao có mô típ chung - Mô típ: thân em-> Lời than thân của nào? Lời than thân của cô gái những người phụ nữ xưa. hay còn là lời của những ai? - Nghệ thuật: So sánh (thân em-(như)- tấm - Chỉ ra và nêu tác dụng của các lụa đào); Hình ảnh ẩn dụ (tấm lụa đào đẹp, biện pháp nghệ thuật trong bài giá trị, đáng trân trọng- vẻ đẹp hình thể của ca dao. người phụ nữ); Từ láy phất phơ (giữa chợ): không nơi bấu víu, bị phụ thuộc hoàn toàn vào người mua; Câu hỏi tu từ (biết vào tay ai.) là câu hỏi về số phận chông chênh, phụ thuộc của mình. - Qua đó, em hình dung thân -> Thân phận của người con gái xưa có khác phận người phụ nữ trong bài ca chi một món hàng để mua bán, không thể dao hiện lên như thế nào? làm chủ được tương lai và hạnh phúc của 14
- - Ghi lại ngắn gọn bằng các từ, mình. cụm từ khóa nêu ý nghĩa bài ca - Ý nghĩa bài ca dao dao trên. + Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp hình thức, nhân phẩm của người phụ nữ. + Bày tỏ niềm cảm thông với thân phận * B4: GV đánh giá, chốt kiến bị phụ thuộc; lên án chế độ trọng nam khinh thức. nữ; tập tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. + Thể hiện khao khát đòi quyền bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân lao động xưa. Tìm hiểu bài ca dao số 6 sử 2. Bài 6/ tr.83: Tình nghĩa vợ chồng son dụng PP thảo luận nhóm (cặp sắt, thủy chung, bền chặt của người lao đôi). động xưa. * B1: GV yêu cầu HS tự ghép đôi với bạn ngồi cạnh và thảo luận các câu hỏi (ở dưới). * B2: HS suy nghĩ và thảo luận. * B3: HS báo cáo kết quả thảo luận. - Tại sao tác giả dân gian lại - Muối- gừng là gia vị, vị thuốc cũng là chọn cặp hình ảnh muối mặn- hương vị trong cuộc sống, là những hình gừng cay để biểu đạt nghĩa ảnh quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày nặng tình dày của đôi ta? của người Việt Nam; biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người- hương vị tình người, đặc biệt là tình cảm vợ chồng. - Các con số ba năm, chín - Ba năm- chín tháng- ba vạn sáu ngàn tháng, ba vạn sáu ngàn ngày ngày: chỉ thời gian của một năm, thử thách gợi ra điều gì? với tình cảm vợ chồng; gợi ra sự bền chặt, gắn bó, sâu sắc trong tình nghĩa đôi ta. - Dòng thơ bát được kéo dài - Câu thơ bát kéo dài thành 13 tiếng khẳng thành bao nhiêu tiếng? Nêu tác định rõ hơn, mạnh mẽ hơn sự gắn kết bền dụng. chặt trong tình nghĩa vợ chồng. - Nhận xét về ngôn ngữ của bài - Ngôn ngữ: bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng ca dao. nói hàng ngày của người bình dân. - Qua bài ca dao này, tác giả - Tác giả dân gian gửi thông điệp: Tình gắn dân gian gửi đến chúng ta thông liền với nghĩa, quý trọng tình nghĩa, sống điệp gì? thủy chung, son sắt, mặn nồng… - Ghi lại một số câu ca dao thể - Một số câu ca dao: hiện tình nghĩa của đôi ta trong + Tay bưng chén muối đĩa gừng/ Gừng kho tàng ca dao Việt Nam. cay, muối mặn, xin đừng quên nhau. 15
- + Rủ nhau xuống bể mò cua/ Đem về nấu quả mơ chua trên rừng/ Ai ơi chua ngọt * B4: GV đánh giá, chốt kiến đã từng/ Non xanh nước bạc xin đừng quên thức. nhau. + Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Tiết 2 HĐ của HS & GV Sản phẩm/ Nội dung kiến thức cần đạt Đọc hiểu bài ca dao số 4 3. Bài 4/ tr. 83: Nỗi nhớ người yêu của cô thông qua HĐ nhóm và phiếu gái. học tập. - GV yêu cầu 1 HS đọc diễn cảm bài ca dao số 4, đặt câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, chốt kiến thức. + Nhân vật trữ tình trong bài ca - Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô gái, dao là ai? Nhân vật đó bộc lộ xưng em, bộc lộ tình cảm với người yêu. tình cảm với ai? + Hai trạng thái tâm lí của cô - Hai trạng thái tâm lí của cô gái là nỗi nhớ gái trong bài ca dao là gì? Nó và nỗi lo phiền được diễn tả qua ba hình ảnh được diễn tả qua những hình biểu tượng: khăn, đèn, mắt. ảnh biểu tượng nào? - GV tổ chức HĐ nhóm. * B1: GV chia 4 nhóm HS theo sở thích về màu sắc (Nhóm 1: (Xem yêu cầu và hướng dẫn ở phiếu học tập Xanh, nhóm 2: đỏ, nhóm 3: số 2) tím, nhóm 4: vàng), phát phiếu học tập số 2. * B2: HS suy nghĩ, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2. * B3: Đại diện 4 nhóm HS báo cáo kết quả. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. * B4: GV đánh giá, chốt kiến thức. - GV nêu câu hỏi, cá nhân HS trả lời: Bài ca dao cho em cảm nhận tâm hồn người lao động 16
- xưa như thế nào? - Ý nghĩa bài ca dao + Bài ca dao bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người con gái muốn được yêu thương và được hạnh phúc với một tình cảm chân thành, đằm thắm trong tình yêu, trong nỗi nhớ thương người yêu và những băn khoăn, lo lắng cho tình yêu. + Thể hiện khao khát về tình yêu tự do và hạnh phúc lứa đôi của nhân dân lao động xưa. - GV yêu cầu HS đọc thêm một số câu ca dao, câu thơ nói về nỗi nhớ trong tình yêu. - HS đọc, GV bổ sung. Hướng dẫn HS thảo luận để 4. Tiểu kết tiểu kết về 3 bài ca dao (sử a. Nghệ thuật dụng KT đặt câu hỏi.) - Sử dụng mô típ mở đầu: Thân em. * B1: GV yêu cầu HS suy nghĩ, - Các hình ảnh trả lời câu hỏi. + Thành biểu tượng trong ca dao: tấm * B2: HS suy nghĩ khăn, ngọn đèn, mắt, muối mặn- gừng * B3: HS trả lời câu hỏi. cay. Qua 3 bài ca dao trên, em cần + Thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ: khắc sâu những kiến thức cơ Tấm lụa đào. bản nào về nghệ thuật và nội - Thể lục bát, lục bát biến thể, thể bốn chữ. dung? - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. - Nhân vật trữ tình. b. Nội dung * B4: GV nhận xét, chốt kiến Chùm ca dao than thân, yêu thương tình thức. nghĩa thể hiện nỗi niềm chua xót đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân trong xã hội cũ. * Ghi nhớ (trang 85) Tiết 3 HĐ của HS & GV Sản phẩm/ Nội dung kiến thức cần đạt Hướng dẫn đọc hiểu bài ca B. CA DAO HÀI HƯỚC dao số 1 thông qua HĐ nhóm (Bài 1, 2) (cặp đôi) và KT đặt câu hỏi. 1. Bài 1/ tr. 90: Tiếng cười giải trí, tự trào 17
- về cảnh nghèo của người lao động xưa - GV nêu câu hỏi: Xác định thể a. Thể thơ: lục bát thơ, hình thức kết cấu, nhân vật b. Hình thức kết cấu: đối đáp nam- nữ. trữ tình trong bài ca dao là ai? c. Nhân vật trữ tình - HS suy nghĩ, trả lời, GV chốt Chàng trai nghèo và cô gái nghèo: cùng đối ý. đáp về việc chuẩn bị một ngày vui hạnh GV tổ chức thảo luận nhóm phúc lứa đôi- ngày cưới. * B1: GV chia 2 nhóm HS, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. * B2: HS suy nghĩ, thảo luận (Câu hỏi cụ thể cho nhóm ở dưới). * B3: Nhóm trưởng từng nhóm báo cáo sản phẩm. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. * B4: GV nhận xét, chốt kiến thức. Nhóm 1: Phân tích lời dẫn cưới * Lời dẫn cưới của chàng trai (đoạn 1) của chàng trai (Đoạn 1) + Trong thực tế, hiện nay người - Chàng trai ngỏ lời với cô gái về những lễ ta thường dẫn cưới bằng những vật anh dự định dẫn cưới đến nhà gái. lễ vật gì? Nhận xét về những lễ - Ý định của chàng trai toan dẫn: voi- trâu- vật dẫn cưới mà em biết? bò những con vật to lớn, quí báu-> Muốn tổ + Chàng trai trong bài ca dao chức một đám cưới to tát, linh đình. định dùng những lễ vật gì để - Chàng lại lo sợ dẫn cưới đến nhà gái? Ý định + Sợ luật: quốc cấm. đó có thực hiện được không? Vì + Sợ tình trạng sức khỏe của nhà gái có: sao? máu hàn; ăn bò bị: co gân. -> Chấp hành luật pháp, biết quan tâm, lo lắng cho nhà gái. - Cuối cùng chàng quyết định dâng một con + Cuối cùng, chàng quyết định vật bốn chân: con chuột béo- chi tiết hài dẫn con vật gì đến nhà gái? hước này tạo sự bất ngờ, thú vị, hóm hỉnh Quyết định định đó tạo ra điều trong cảnh nghèo- tiếng cười hài hước gì? -> Lời nói, tấm lòng của chàng: đôn hậu, giản dị, mộc mạc. - Những đặc sắc nghệ thuật trong lời chàng + Nghệ thuật đặc sắc nào được trai thể hiện trong lời chàng trai? + Cách nói khoa trương + Lối nói giảm dần về giá trị và kích thước của những con vật voi- trâu- bò- 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 364 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Vũ Duy Thanh
51 p | 44 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
16 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT
81 p | 64 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông Bình Minh
31 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khúc xạ ánh sáng trong môi trường có chiết suất thay đổi
44 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT
42 p | 33 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ChươngIX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khoá
29 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn