intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt giải cấp tỉnh tại trường THPT An Phú

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp, trái buổi và kể cả thời gian trong ở nhà, đặc biệt không nên để gần tới thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt giải cấp tỉnh tại trường THPT An Phú

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT An Phú Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Phú, ngày 04 tháng 03 năm 2020 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I. Sơ lược lý lịch tác giả - Họ và tên: Ngô Thanh Dũng Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 08 - 10 - 1971 - Nơi thường trú: Tổ 22, ấp An Hưng, thị trấn An Phú-An Phú-An Giang. - Đơn vị công tác: THPT An Phú - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 4 (ngành sư phạm hóa học) - Lĩnh vực công tác: Dạy lớp + Bồi dưỡng học sinh giỏi + Chủ nhiệm II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị Trường trung học phổ thông An Phú nằm ở thị trấn An Phú thuộc huyện vùng sâu biên giới, có 8/14 xã, thị trấn tiếp giáp với Campuchia. Trình độ dân trí còn thấp, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, nghề cá và làm thuê. Sự đầu tư cho giáo dục của chính quyền địa phương còn thấp, sự quan tâm của cha, mẹ học sinh đến việc học của con chưa cao, có tư tưởng giao phó việc học hành, giáo dục con em họ cho nhà trường. Trường có 40 lớp với 27 phòng học, 7 phòng (phòng chức năng và phòng học bộ môn) được trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học khá đầy đủ, hiện đại. Khuôn viên trường có khá nhiều cây xanh, bố trí nhiều bàn ghế đá để phục vụ việc tự học tập cho học sinh. Còn đối với đội ngũ giáo viên luôn ý thức được trách nhiệm bản thân, không ngừng học hỏi, tìm tòi, áp dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. * Thuận lợi: - Được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang. trang-1
  2. - Lãnh đạo nhà trường quan tâm sâu sát đến chất lượng giáo dục, chỉ đạo và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình dạy và học. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể từ đầu năm học và định hướng lâu dài cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch măn học, nghị quyết của Đảng bộ và đặc biệt là sự ủng hộ, đồng tình của phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường luôn chú trọng đến việc tự học của học sinh và đặc biệt quan tâm đến phong trào nghiên cứu khoa học, sự tìm tòi, khám phá của học sinh và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp học sinh trong vấn đề nghiên cứu và học tập. - Đội ngũ giáo viên mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học (nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, thiết kế bài giảng, nghiên cứu khoa học, …). - Tập thể giáo viên luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhất là kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập đầy đủ. * Khó khăn: - Học sinh ở địa bàn vùng sâu, biên giới, gặp nhiều khó khăn khi đến trường do nhà xa, địa bàn rộng, kinh tế địa phương thấp, chậm phát triển, người dân đi làm ăn xa nhiều, sự quan tâm của gia đình đối với học sinh có chuyển biến nhưng còn chậm, còn suy nghĩ giao khoán việc học của con em cho nhà trường. - Chất lượng đầu vào thấp (điểm chuẩn tuyển sinh 10 cả hai nguyện vọng đều thấp) so với mặt bằng chung của tỉnh. - Giáo viên vừa dạy bồi dưỡng, vừa dạy lớp, vừa kiêm nhiệm chủ nhiệm, do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế. - Học sinh học chủ yếu chương trình chính khóa, lại phải học thêm (trái buổi) những môn khác nên mất rất nhiều thời gian, vì vậy thời gian tự học của các em ít, đầu tư kiến thức cho việc học bồi dưỡng bị hạn chế, một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều, từ đó kết quả không cao là điều tất yếu. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng phải tự soạn chương trình, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu. trang-2
  3. * Tên sáng kiến: “Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt giải cấp tỉnh tại trường THPT An Phú”. * Lĩnh vực: Chuyên môn. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến 1. Thực trạng ban đầu Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Việc thi học sinh giỏi cấp tỉnh đối với khối 10, 11 ngày càng khó khăn hơn khi tỉ lệ chọn học sinh giỏi hàng năm lấy khoảng từ 30% đến 35% tổng số thí sinh tham dự học sinh giỏi cấp tỉnh. Về kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng dựa trên nhiệm vụ năm học và đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi được xây dựng chi tiết, có sự thống nhất giữa lãnh đạo nhà trường với tổ chuyên môn, đồng thời thông báo cho hội phụ huynh học sinh được biết để phối hợp thực hiện. Nhưng thực tế việc lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi cho môn học là rất khó khăn bởi vì chất lượng đầu vào (tuyển sinh 10) rất thấp, học sinh học lại nhiều môn, thời gian học bồi dưỡng thì ít, đồng thời các em ngộ nhận kết quả học tập ở cấp trung học cơ sở về môn mà mình muốn đang ký học, bên cạnh đó những học sinh dự thi học sinh giỏi cấp trung học cơ sở đạt giải cấp tỉnh, thì các em đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 ở các trường trung học phổ thông chuyên gần trên địa bàn (như trường Trung học phổ thông chuyên Thủ Khoa Nghĩa). Hơn nữa, nhiều em đăng ký học bồi dưỡng môn hóa học mà kiến thức không vững, phải tổ chức khảo sát nhiều lần mới lựa chọn được đội tuyển của bộ môn. Mặt khác thi học sinh giỏi cấp tỉnh là các em phải thi chung với các em học sinh ở các trường chuyên trong tỉnh, để đạt được kết quả (chỉ tiêu đạt chỉ từ 30% đến 35% trong tổng số học sinh dự thi) thì các em phải phấn đấu rất nhiều, tuy nhiên một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng hoặc vì hụt hơi về kiến thức và có suy nghĩ mình ở vùng sâu, nông thôn, thì làm sao thi lại các bạn học sinh ở thành thị, ở các trường chuyên. Chính vì vậy đây là một bài toán khó cho giáo viên khi nhận trách nhiệm dạy bồi trang-3
  4. dưỡng học sinh giỏi bộ môn để tham gia dự thi cấp tỉnh. Để đạt được kết quả tốt, có học sinh đỗ học sinh giỏi cấp tỉnh, thì giáo viên cần phải giải quyết tốt nhiều vấn đề, như: tư vấn về mặt tâm lý, tạo sự tự tin khi tham gia kỳ thi, trang bị kiến thức môn học, ... Đối với giáo viên được phân công giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân phải vừa thực hiện tốt nhiệm vụ trên lớp (vừa dạy lớp, vừa thực hiện công tác chủ nhiệm), vừa tham gia kiêm nhiệm nhiệm vụ khác (như công tác của bí thư Chi bộ). Mặt khác, phòng học còn thiếu, học sinh khối 10 (buổi chiều) và khối 11 (buổi sáng) học hai buổi khác nhau, nên việc dạy bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn, phòng thí nghiệm được trang bị tốt, nhưng những hóa chất cần thiết để dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì lại không có, hoặc có rất ít. Về chế độ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi được trừ định mức như một tiết dạy trên lớp theo qui định của ngành nên giáo viên dạy không có chế độ. Qua nhiều năm được phân công tham gia công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này người giáo viên phải có một niềm đam mê, nhiệt huyết và hy sinh những quyền lợi khác, để đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì mới đạt được kết quả cao. 2. Sự cần thiết áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Muốn có học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm và sự đăng ký của học sinh để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, tính sáng tạo vào đội tuyển. Đồng thời người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, sách tham khảo, trên mạng internet, … từ đó giúp học sinh trong đội tự học, tự bồi dưỡng để có thể nắm được các kiến thức căn bản (thông qua việc đọc sách dưới sự hướng dẫn của giáo viên) và vận dụng các kiến thức căn bản đó để tiếp cận những kiến thức mới, kiến thức khó trong kỳ thi học sinh giỏi, tăng cường thời gian học tập cho các em, tập trung cao vào môn thi học sinh giỏi. Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc sách, giáo viên phải có theo dõi, động viên, khích lệ, kiểm tra thái độ học tập của học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi và tạo tâm lý tự tin cho các em, giúp các em vững tin hơn khi dự thi. trang-4
  5. Việc lập kế hoạch giảng dạy (nội dung, các chuyên đề giảng dạy) cụ thể là việc cần làm đầu tiên trước khi tiến hành giảng dạy để tránh tình trạng thích đâu dạy đó, theo tôi dạy theo chuyên đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy đó là hữu hiệu nhất, dạy chắc kiến thức cơ bản, rồi dạy nâng cao. Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài đơn vị kiến thức, cần phải luyện tập nắm vững từng loại, trước khi làm các bài tập nâng cao, sau đó mới nâng cao dần những bài tổng hợp nhiều đơn vị kiến thức liên quan, học sinh đã nắm vững kiến thức từng chuyên đề sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết vấn đề dễ dàng hơn. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra, biết nắm chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ của học sinh sẽ không ổn định, không vững chắc, thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi dạy các dạng tổng quát. Sau mỗi chuyên đề cần có bài kiểm tra đánh giá theo các mức độ để nắm ngay được tình hình học sinh bị hổng phần nào, những bài mà học sinh làm được thì nên gọi học sinh trực tiếp lên bảng làm (do mỗi lần ghi bảng các em nhớ hơn là ghi ở vở), bài nào là chưa hoàn chỉnh, chưa tốt thì giáo viên sửa chữa và khắc phục ngay. Thiết lập nhóm học sinh giỏi qua zalo (HSG Hóa An Phú 2017-2018; HSG Hóa An Phú 2018-2019; HSG Hóa An Phú 2019-2020), nhằm giải quyết các thắc mắc của học sinh, đồng thời làm và nộp bài qua zalo (đề bài được gởi qua zalo), một học sinh làm, nhiều học sinh được tham khảo, từ đó từng bước hình thành kiến thức ở các chuyên đề cho các em, vừa đảm bảo kiến thức các em được tiếp thu tốt, vừa giúp các em tự tin hơn trong học tập. Việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp, trái buổi và kể cả thời gian trong ở nhà, đặc biệt không nên để gần tới thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tiến trình thực hiện 3.1.1. Chọn đội tuyển học sinh giỏi bộ môn * Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh đăng ký theo mẫu danh sách nhà trường đã gởi từ bắt đầu tuần thực học đầu tiên hàng năm đến khoảng ngày 10 tháng 09. trang-5
  6. - Trong quá trình lựa chọn môn để đăng ký bồi dưỡng, học sinh được giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tư vấn, dựa vào đặc trưng của từng môn học, lòng yêu thích, đam mê, khả năng tư duy, độc lập suy nghỉ, tính tự giác, sự chuyên cần trong học tập, giải quyết các vấn đề. Từ sự tư vấn trên học sinh sẽ đăng ký tham gia vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp trường, bên cạnh đó bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng đưa ra nhiều hướng khác nhau để tiếp cận với học sinh, qua đó có định hướng cho học sinh về môn học mà mình cần lựa chọn đăng ký học. - Học sinh đăng ký theo mẫu danh sách (dự thi văn hóa và máy tính cầm tay): Điểm Điểm Số Môn Xếp loại Xếp loại Họ và tên Lớp TBM TBM TT đăng ký học lực hạnh kiểm đăng ký các môn 1 2 3 4 5 … Giáo viên chủ nhiệm lớp ……… …………………………… * Bước 2: Lãnh đạo nhà trường (phó hiệu trưởng phụ trách) tổng hợp danh sách học sinh đăng ký từ giáo viên chủ nhiệm, sau đó chuyển giao danh sách học sinh đăng ký cho giáo viên được phân công dạy bồi dưỡng nắm, lên kế hoạch dạy bồi dưỡng, thống trang-6
  7. nhất thời gian học, địa điểm học và đăng ký thời khóa biểu giảng dạy với lãnh đạo nhà trường theo mẫu: THỜI KHÓA BIỂU GIẢNG DẠY BDHSG MÔN ……. (Đợt ……….)  Buổi sáng: Điền địa điểm giảng dạy vào ô tương ứng Tiết Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật 1 2 3 4 5  Buổi chiều: Điền địa điểm giảng dạy vào ô tương ứng Tiết Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật 1 2 3 4 5 * Lưu ý: Thời khóa biểu có thể được điều chỉnh theo từng thời điểm khác nhau, nhưng phải báo với lãnh đạo nhà trường thông qua phó Hiệu trưởng phụ trách. * Bước 3: Giáo viên tiến hành dạy bồi dưỡng theo danh sách đăng ký (có khoảng từ 12 đến 16 học sinh đăng ký môn Hóa học), thời gian dạy đợt đầu khoảng 5 tuần (từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 hàng năm), sau đó tiến hành khảo sát để chọn đội tuyển đúng theo số lượng trong kế hoạch của nhà trường đề ra (thường môn hóa học thì số học sinh dự thi được giao khoảng từ 4 đến 6 em, tùy thuộc vào chất lượng học sinh mà giáo viên giảng dạy lựa chọn đội tuyển cho phù hợp). Sau đó học sinh làm bài kiểm tra chất trang-7
  8. lượng, để chọn ra những học sinh đạt yêu cầu đề ra ban đầu, bài kiểm tra chất lượng được thực hiện nhiều lần (ít nhất là hai lần) để chọn đúng đối tượng học sinh. - Qua các bài kiểm tra chất lượng, giáo viên chọn ra các học sinh hội đủ các yếu tố đã nêu và tiến hành thành lập đội tuyển, sau đó báo cáo danh sách đội tuyển chính thức cho lãnh đạo nhà trường (phó Hiệu trưởng phụ trách) để nhà trường nắm. Giáo viên bắt đầu giảng dạy, ôn tập sâu các chuyên đề có khả năng thi trong vòng 1. Những học sinh được trúng tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi, các em quyết tâm, nổ lực phấn đấu học tập để dự thi cấp tỉnh đạt thành tích và có thêm kiến thức để thi Trung học phổ thông Quốc gia đạt kết quả cao (đối với tổ hợp môn xét tuyển của ngành đăng ký). - Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường: TRƯỜNG THPT AN PHÚ ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI TỔ HÓA HỌC CẤP TRƯỜNG LẦN THỨ 1 Thời gian làm bài: 120 phút ********************* Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Al = 27, Cu = 64, Mg = 24, Fe = 56, H = 1, C = 12, S = 32, N = 14, O = 16, Cl = 35,5 Bài 1. (2,0 điểm) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (mỗi mũi tên là một phương trình hóa học, có ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)): Fe → FeCl2 → FeCl3 → CuCl2 → AlCl3 → Al(OH)3 → NaAlO2 → Al(OH)3 → Al2O3. Bài 2. (3,0 điểm) Cho một lượng bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, khuấy kỹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn (X). Chia (X) thành 2 phần không bằng nhau: - Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc); - Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của HNO3). Tính khối lượng sắt đã sử dụng? Bài 3. (2,0 điểm) Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy tạo thành trang-8
  9. 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lit khí H2 (đktc). Xác định công thức oxit kim loại đã dùng. Bài 4. (3,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong 500 ml dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch A và 3,136 lit hỗn hợp gồm hai khí không màu nặng 5,18 gam trong đó có một khí bị hóa nâu trong không khí (các khí đo ở đktc và không còn sản phẩm khử nào khác). a. Viết các phương trình hóa học xảy ra. b. Tính phần trăm theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. c. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan. d. Tính nồng độ mol/lit dung dịch HNO3 đã dùng. --------------------- HẾT --------------------- TRƯỜNG THPT AN PHÚ ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI TỔ HÓA HỌC CẤP TRƯỜNG LẦN THỨ 2 Thời gian làm bài: 150 phút ********************* Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Al = 27, Ca = 40, Fe = 56, Si = 28, H = 1, C = 12, S = 32, N = 14, O = 16 Bài 1. (2,0 điểm) Mô tả hiện tượng và hoàn thành các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau: a. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. b. Cho từ từ dung dịch HI đến dư vào dung dịch FeCl3. c. Cho từ từ dung dịch Fe(NO3)2 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl. d. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X, sau đó nhỏ tiếp vài giọt dung dịch KMnO4 vào dung dịch X. (Cho biết sản phẩm khử (nếu có) của N+5 trong các phản ứng là NO) Bài 2. (2,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối trang-9
  10. của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng muối có trong dung dịch X. Bài 3. (2,0 điểm) Một loại quặng chứa thành phần chính là aluminosilicat có công thức phân tử CaxAlySizOt (x, y, z, t là các số nguyên, đơn giản nhất). Trong aluminosilicat đó Ca chiếm 14,39% và Si chiếm 20,14% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của aluminosilicat. Bài 4. (2,0 điểm) Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với 500 ml dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ mol/lit của HNO3 trong Y. Bài 5. (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lit hỗn hợp X gồm C3H8 và hydrocacbon Y, mạch hở (có chứa liên kết π trong phân tử) thu được 22,0 gam CO2 và 10,8 gam nước. a. Tính thể tích không khí cần dung đủ để đốt cháy hỗn hợp X (các thể tích khí đo ở đktc và oxi chiếm 20% thể tích không khí). b. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên Y. --------------------- HẾT --------------------- Qua hai, ba, … bài kiểm tra chất lượng như vậy, căn cứ vào tổng số điểm của các bài kiểm tra và phương pháp làm bài của các em, giáo viên sẽ đưa ra quyết định chính xác, để chọn học sinh vào đội tuyển và tiếp tục bồi dưỡng giai đoạn tiếp theo để tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 3.1.2. Tiến trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi (giai đoạn tiếp theo) - Thời gian dạy: từ ngày 15 tháng 10 đến đầu tháng 4 (học sinh chuẩn bị dự thi). - Số tiết nhà trường quy định: 72 tiết / đội tuyển / môn. - Số lượng học sinh dự thi môn Hóa học: từ 4 đến 6 học sinh (theo kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường). Sau khi chọn được đội tuyển với số lượng học sinh cụ thể, tiến hành ôn tập chuyên sâu theo các chuyên đề đã được xây dựng như kế hoạch trước đó. Khi dạy học theo chuyên trang-10
  11. đề, bước đầu phải dạy lý thuyết căn bản trước, sau đó từng bước dạy nâng cao, đồng thời dựa trên nền tản kiến thức mà các em đã được học ở cấp trung học cơ sở và lớp 10. Các em học sinh lớp 11 hỗ trợ cho các em lớp 10 thêm về kiến thức mới, ngoài ra học sinh đã dự thi năm trước hỗ trợ học sinh mới tham gia trong đội tuyển, nhằm giúp giáo viên để hướng dẫn các em cập nhật kiến thức nhanh nhất. Bên cạnh đó, giáo viên có trách nhiệm giao nhiệm vụ, phân công hỗ trợ cho các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân. Để giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt. Chính vì lẽ đó giáo viên cần nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao, thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt là phải thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra nhằm tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà tôi thấy đó là hữu hiệu nhất khi áp dụng, cuối mỗi chuyên đề giáo viên cần có kiểm tra, đánh giá các hoạt động, kết quả học tập mà các em đã thực hiện, thông qua khâu đánh giá giáo viên sẽ xem xét các em còn thiếu, yếu nội dung nào để bổ sung cho các em một cách kịp thời. Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách đọc sách, đồng thời giáo viên phải có theo dõi, động viên, khích lệ, tạo tâm lý tự tin cho các em, giúp các em vững tin hơn trong quá trình học tập, việc đọc sách và tự học của các em chiếm thành công rất lớn trong quá trình học bồi dưỡng. 3.1.3. Xây dựng kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi được căn cứ theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, kế hoạch năm học, kế hoạnh chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường, kế hoạch tổ chuyên môn và đồng thời xây dựng kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo số tiết quy định cho mỗi môn dạy bồi dưỡng. Kế hoạch được xây dựng chi tiết, cụ thể từng chuyên đề, số tiết dạy mỗi chuyên đề, nội dung chuyên đề bao gồm lý thuyết và bài tập áp dụng. + Số tiết quy định: 72 tiết/môn. + Số lượng học sinh dự thi môn Hóa học: từ 4 đến 6 học sinh. trang-11
  12. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HOÁ HỌC (VÒNG 1) Năm học 2018 – 2019 TT Nội dung chuyên đề Tiết TS tiết Ghi chú Phần 1. Hóa đại cương-vô cơ (35 tiết) 1 Chuyên đề 1. Cấu tạo nguyên tử 1→3 3 Chuyên đề 2. Cấu hình electron, vị trí, tính chất 2 hóa học cơ bản, giải thích và so sánh sự biến 4→7 4 đổi tính chất của các nguyên tố. Chuyên đề 3. Hoá trị, số oxi hoá, lập phương 3 8 → 11 4 trình phản ứng oxi hoá - khử. 4 Chuyên đề 4. Nhóm halogen và nhóm oxi. 12 → 15 4 Chuyên đề 5. Tốc độ phản ứng, hằng số cân 5 16 → 18 3 bằng, chuyển dịch cân bằng. Chuyên đề 6. Sự điện ly, axit, bazơ, muối, pH 6 19 → 24 6 của dung dịch và hidroxyt lưỡng tính. Chuyên đề 7. Nhóm nitơ và bài toán liên quan 7 đến định luật bảo toàn electron (HNO3), bảo 25 → 34 10 toàn khối lượng, bảo toàn điện tích. Chuyên đề 8. Bài toán liên quan đến phản ứng 8 35 → 37 3 tạo kết tủa MCO3 và bài toán đồ thị. Phần 2. Hóa học hữu cơ (37 tiết) Chuyên đề 9. Phân tích nguyên tố, lập công 9 thức đơn giản nhất, công thức phân tử, viết các 38 → 42 6 đồng phân của các hợp chất hữu cơ. 10 Chuyên đề 10. Hidro cacbon 43 → 50 8 11 Chuyên đề 11. Ancol, anđêhit, axit cacboxilic 51 → 58 8 12 Chuyên đề 12. Giải một số đề tổng hợp 59 → 62 4 trang-12
  13. Phần 3. Thực hành thí nghiệm (dạy song song với lý thuyết) Chuyên đề 13: Điều chế và thử tính chất các 13 63 → 66 4 chất vô cơ và hữu cơ. 14 Chuyên đề 15. Nhận biết chất rắn, chất lỏng 67 → 72 6 Việc dạy học theo chuyên đề sẽ giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hệ thống, chắc, sâu kiến thức, đồng thời những chuyên đề mới (nhất là các chuyên đề về hóa học hữu cơ) cần tăng thêm số tiết, tăng thêm thời gian tự học của học sinh và giáo viên cần hướng dẫn kỹ hơn, ví dụ như: Chuyên đề phân tích nguyên tố, thiết lập công thức phân tử chất hữu cơ, hidrocacbon và hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức. A- Về kiến thức cơ bản I. Đại cương hữu cơ. 1. Thành phần nguyên tố a. Định tính: Xác định sự có mặt của các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ, bằng cách chuyển chúng thành các hợp chất vô cơ đơn giản, rồi nhận biết. Ví dụ: Đốt chất hữu cơ → CO2 + H2O + CO2 làm đục nước vôi trong (CaCO3). + Nước làm CuSO4 khan màu trắng, chuyển thành màu xanh (CuSO4.5H2O) Hoặc đun nóng chất hữu cơ (protein chẳn hạn) với dung dịch NaOH đặc, sản phẩm sinh ra khí mùi khai, làm quỳ ẩm hóa xanh => trong phân tử có nitơ. Dung dịch còn lại cho phản ứng với Pb(NO3)2 hoặc CuSO4 có kết tủa đen (PbS hoặc CuS) => trong phân tử có lưu huỳnh. b. Định lượng: α. Định lượng C và H: Đốt cháy a (gam) HCHC thu được mCO (g) và mH O (g) 2 2 mCO2 m H2O - Tính khối lượng các nguyên tố: mC = 12 nCO = 12 ; mH = 2 n H O = 2 2 44 2 18 mC .100% m .100% - Tính thành phần % khối lượng các nguyên tố: %C = và %H = H a a m N .100% β. Định lượng N: mN = 28 n N => %N = 2 a trang-13
  14. γ. Định lượng O: mO = a – (mC + mH + mN) => %O = 100% - (%C + %H + %N) V(l) * Ghi chú: - Nếu chất khí đo ở đkc (00C và 1atm): n = 22,4 P: áp suất (atm) - Nếu chất khí đo ở điều kiện không chuẩn: V: thể tích (lít) R  0,082 c. Xác định khối lượng mol: mA M - Dựa trên tỷ khối hơi: d A/B =  d A/B = A  MA = MB.dA/B mB MB Nếu B là không khí thì MB = 29  M = 29.d Nếu B là Hidro thì MB = 2  M = 2.d - Dựa trên khối lượng riêng a (g/ml): Gọi V (lít) là thể tích mol của chất khí có khối lượng riêng a (g/ml) trong cùng điều kiện thì M = a.V. - Dựa trên sự bay hơi: Làm hóa hơi m (gam) hợp chất hữu cơ thì thể tích nó chiếm V lít. Từ đó tính khối lượng của một thể tích mol (cùng điều kiện) thì đó chính là M. - Hóa hơi cùng điều kiện (nhiệt độ và áp suất): VA = VB => nA = nB 2. Xác định % khối lượng hoặc khối lượng mỗi nguyên tố trong HCHC: Dựa vào khối lượng hay (%) các nguyên tố. Giả sử hợp chất hữu cơ có công thức đơn giản nhất: CxHyOzNt (x, y, z, t nguyên dương) mC mH mO mN Ta có: x:y:z:t= 12 ∶ 1 ∶ 16 ∶ 14 %C %H %O %N hoặc x:y:z:t= 12 ∶ 1 ∶ 16 ∶ 14 =::: Các giá trị , , ,  là các giá trị đơn giản nhất. 3. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ: Giả sử chất hữu cơ có công thức phân tử CxHyOzNt (x, y, z, t nguyên dương) a. Dựa vào phần trăm khối lượng các nguyên tố (nếu biết M): 12x y 16z 14t M 12x y 16z 14t M = = = = hoặc = = = = mC mH mO mN m %C %H %O %N 100% b. Thông qua CTĐGN (nếu chưa biết M): Từ CTĐGN: CHON) suy ra CTPT: (CHON)n. M M = ( 12    16  14 )n   n=  Công thức phân tử 12    16  14 trang-14
  15. c. Tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy: y z y t C x H y Oz N t  ( x   )   xCO2  H 2O  N 2 4 2 2 2 M 44x 9y 14t m mCO2 m H 2O mN2 M 44x 9y 14t Do đó: = = = => được x, y, t và M ta suy ra z m mCO2 mH2O mN 2 * Đối với cách xác định công thức phân tử thông qua công thức đơn giản nhất: Một số bài toán thường hay cho công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử hoặc dựa vào hợp chất đơn chức hay số lượng nhóm chức để suy ra n => công thức phân tử. II. Hidrocacbon. 1. Công thức tổng quát. - Đặt công thức tổng quát dạng CxHy (x, y là số nguyên dương và y ≤ 2x + 2). - Đặt công thức tổng quát dạng CnH2n+2-2k (tùy theo từng loại hidrocacbon mà có điều kiện n và k khác nhau). Ví dụ: - Hidrocacbon ở thể khí điều kiện thường thì n ≤ 4. - Hidrocacbon là ankin thì k = 2 và n ≥ 2 (phân tử có một nối ba). - Hidrocacbon là ankađien thì k = 2 và n ≥ 3 (phân tử có hai nối đôi). 2. Các dạng phản ứng tổng quát: CnH2n+2-2k a. Phản ứng với H2 dư (H = 100%): CnH2n+2-2k + kH2 Ni  CnH2n+2 o ,t Thường hỗn hợp sau phản ứng có ankan và H2 dư; Nếu phản ứng với H2 (H = 100%) không biết H2 dư hay hydrocacbon dư thì có thể dựa vào M của hỗn hợp sau phản ứng. b. Phản ứng với Br2 dư: CnH2n+2-2k + kBr2   CnH2n+2-2kBr2k. c. Phản ứng với HX : CnH2n+2-2k + kHX   CnH2n+2-kXk. as d. Phản ứng thế Cl2 hay Br2: CnH2n+2-2k + xX2 → CnH2n+2-2k-xXx + xHX. e. Phản ứng với AgNO3 trong NH3 (hidrocacbon có nối ba đầu mạch CH ≡ C-) CnH2n+2-2k + xAgNO3 + xNH3   CnH2n+2-2k-xAgx + xNH4NO3 trang-15
  16. 3. Một số hidrocacbon đã học 3.1. Đối với ankan: - Công thức chung: CnH2n+2 (n ≥ 1), phân tử chỉ chứa liên kết đơn. - Tính chất hóa học: Phản ứng thế, phản ứng crackinh, phản ứng cháy, …  CnH2n+2-xClx + xHCl ĐK: 1  x  2n+2 CnH2n+2 + xCl2 ASKT  CmH2m+2 + CxH2x … CnH2n+2 Crackinh  ĐK: m + x = n; m  1, x  2, n  3 CnH2n+2 + 3n+1 2 O2   nCO2 + (n + 1)H2O. Ta có: n H O > nCO 2 2 15000 C * Phản ứng nhiệt phân: 2CH4 → C2H2 + 3H2. 3.2. Đối với anken: - Công thức chung: CnH2n (n ≥ 2), phân tử có một liên kết đôi. - Tính chất hóa học: + Phản ứng với H2, Br2, HX đều tuân theo tỉ lệ mol 1:1 (nanken = nhidro = nBrom, ...) + Phản ứng trùng hợp tạo nhựa P.E; P.P, ... + Chú ý phản ứng thế với Cl2 ở cacbon  . CH3-CH=CH2 + Cl2 500   ClCH2-CH=CH2 + HCl o C 3.3. Đối với ankin: - Công thức chung: CnH2n-2 (n ≥ 2), phân tử có một liên kết ba. - Tính chất hóa học: + Phản ứng với H2, Br2, HX đều tuân theo tỉ lệ mol 1 : 1 hay 1 : 2 CnH2n-2 + 2H2 Ni  CnH2n+2 o ,t Ví dụ: + Phản ứng đime hóa hay trime hóa C2H2 + Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (chỉ xảy ra đối với ankin có nối ba đầu mạch R-C ≡ CH)  CnH2n-2-xAgx + xNH4NO3 (1  x  2) CnH2n-2 + xAgNO3 + xNH3  3.4. Đối với hidrocacbon thơm: - Benzen và các chất đồng đẳng: CnH2n-6 (n ≥ 6), phân tử có vòng 6 cạnh và có 3 liên kết đôi xen giữa 3 liên kết đơn. - Một vài hidrocacbon thơm thường gặp: benzen (C6H6), styren (C6H5-CH = CH2). trang-16
  17. - Tính chất hóa học: phản ứng thế trên vòng benzen, phản ứng cộng vào vòng. Ví dụ: C6H6 tác dụng với Cl2 tạo ra C6H6Cl6. * Lưu ý: + Cách xác định số liên kết  ngoài vòng benzen. n Br2 Phản ứng với dung dịch Br2     là số liên kết  ngoài vòng benzen. n hydrocacbon + Cách xác định số liên kết  trong phân tử hidrocacbon thơm: nH2 Phản ứng với H2 (Ni,to):    . n hydrocacbon Ví dụ. Hidrocacbon có 5  trong đó có 1 liên kết tạo vòng benzen, 1 liên kết  ngoài vòng, 3 liên kết  trong vòng => k = 5 Công thức tổng quát là CnH2n+2-2k với k = 5  Công thức là CnH2n-8. 4. Một số chú ý trong giải toán hidrocacbon: - Khi đố t cháy hidrocacbon thì cacbon ta ̣o ra CO2 và hidro ta ̣o ra H2O. Tổ ng khố i lươ ̣ng C và H trong CO2 và H2O phải bằ ng khố i lươ ̣ng của hidrocacbon. - Hỗn hợp X gồm hidrocacbon và hidro, nung nóng X (có xúc tác Ni) thu được hỗn hợp Y, đốt cháy Y thu được CO2 và H2O => thì đốt Y chính là đốt X, mX = mY = mC + mH. - Khi đố t cháy ankan thu đươ ̣c n H O > nCO và nankan cháy = n H O - nCO 2 2 2 2 3n+1 CnH2n+2 + 2 O2   nCO2 + (n + 1)H2O - Đố t cháy ankin: n H2O < n CO2 và nankin cháy = n CO2 - n H2O - Đốt cháy anken: n H2O = n CO2 - Đố t cháy hỗn hơ ̣p các hidrocacbon không no đươ ̣c bao nhiêu mol CO2 thì sau đó hidro hóa hoàn toàn rồ i đố t cháy hỗn hơ ̣p các hidrocacbon no đó sẽ thu đươ ̣c bấ y nhiêu mol CO2. Đó là do khi hidro hóa thì số nguyên tử C không thay đổ i và số mol hidrocacbon no thu đươ ̣c luôn bằ ng số mol hidrocacbon không no. - Sau khi hidro hóa hoàn toàn hidrocacbon không no rồ i đố t cháy thì thu đươ ̣c số mol H2O nhiề u hơn so với khi đố t lúc chưa hidro hóa. Số mol H2O trô ̣i hơn bằ ng số mol H2 đã tham gia phản ứng hidro hóa. trang-17
  18. III. Hợp chất hữu cơ có nhóm chức (chủ yếu là ancol, ete, anđêhit) *** Ancol 1. Công thức tổng quát: - Ancol no đơn chức mạch hở: CnH2n + 1OH (hay CnH2n + 2O) với n ≥ 1. - Ancol không no, đơn chức, mạch hở, có một liên kết đôi: CnH2n -1OH (n ≥ 3). - Ancol no, mạch hở: CnH2n+2-x(OH)x hay CnH2n+2Ox (1 ≤ x ≤ n). - Ancol bất kỳ: R(OH)x (với x ≥ 1). * Chú ý: Trong hợp chất ancol nhóm -OH liên kết với cacbon no (không gắn ở C nối đôi hoặc nối ba) và mỗi cacbon chỉ liên kết tối đa với 1 nhóm -OH. 2. Danh pháp: - Danh pháp gốc-chức (tên thông thường): Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic - Tên thay thế (tên IUPAC): Tên hiđrocacbon tương ứng + số chỉ vị trí nhóm -OH + ol. Chú ý: + Mạch chính là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm -OH. + Số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm -OH hơn. - Các hợp chất thường gặp: + CH3OH (ancol metylic hay metanol) + C2H5OH (ancol etylic hay etanol) + C3H5(OH)3 (Glyxerol hay propan-1,2,3-triol)) 3. Tính chất hoá học: 3.1. Phản ứng thế H của nhóm -OH: 2R(OH)x + 2xNa    2R(ONa)x + xH2 Tỷ lệ mol giữa ancol : khí H2 => số nhóm chức -OH. 3.2. Phản ứng với Cu(OH)2: Những ancol có 2 nhóm -OH gắn ở 2 cacbon liền kề, phản ứng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam. Ví dụ: 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2   [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O H + , t0 3.3. Phản ứng este hoá: RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O 3.4. Phản ứng tách nước: CnH2n+1OH  H SO 170 C  CnH2n + H2O 2 o 4 hoặc 2ROH  H SO 140 C 2  R-O-R + H2O. o 4 trang-18
  19. 3.5. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (cháy): 3n Cn H2n+1OH + O2  to  nCO2 + (n+1)H 2O 2 Chú ý: nH2O > nCO2  Ancol no (đơn chức hoặc đa chức), mạch hở, số mol ancol cháy được tính: nancol = nH2O  nCO2 4. Điều chế: - Phương pháp tổng hợp: Cn H2n + H2O  o H SO , t 2  Cn H2n+1OH (qui tắc Maccopnhicop) 4 0 - Thủy phân dẫn xuất halogen: R-X + NaOH  R-OH + NaX t - Phương pháp sinh hoá: (C6 H10O5 )n  +H O 2 xt, t  C6 H12O6  o enzim  C2 H5OH IV- Một số điểm cần lưu ý khi giải toán hữu cơ 1. Các định luật thường được vận dụng trong toán hữu cơ - Định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron. - Định luật bảo toàn nguyên tố: oxi, hidro, cacbon, nitơ, … - Các kỹ thuật tính toán số mol chất hữu cơ đem đốt (đã nêu ở phần lý thuyết). Ví dụ: + Đốt cháy hidrocacbon ta có: nO2 phản ứng = nCO + 1 n 2 H2 O 2 + Tách nước hỗn hợp ancol (hỗn hợp A), sau phản ứng thu được hỗn hợp các chất hữu cơ (hỗn hợp B), đốt cháy hoàn toàn B cần dùng V lit oxi (đktc). Thì lượng oxi đốt cháy B chính là lượng oxi đốt cháy A. 2. Phương pháp giải toán về xác định công thức phân tử chất hữu cơ Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải dạng bài tập này, giáo viên phải đưa ra những bước giải chung, hướng dẫn các em giải một số bài. Sau đó chỉ giải đáp những thắc mắc khi các em gặp khó khăn ở bước giải nào đó. Cuối mỗi chuyên đề, tiết học giáo viên phải dành ra thời gian để hướng dẫn học sinh giải bài tập. Các bước cơ bản để giải bài tập: + Bước 1. Tìm khối lượng hoặc % mỗi nguyên tố (theo các công thức trên). * Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ mà sản phẩm thu được chỉ gồm có CO2 và H2O, thì hợp chất đó có chứa 2 nguyên tố (cacbon, hiđro) hoặc 3 nguyên tố (C, H và O). trang-19
  20. * Nếu đề bài đã cho biết rõ chất hữu cơ đem đốt cháy chỉ chứa 2 nguyên tố hoặc chất hữu cơ đó là một hiđrocacbon thì chỉ cần xác định khối lượng cacbon và hiđro. * Nếu chất hữu cơ đem đốt cháy không nói rõ chứa những nguyên tố nào thì ta phải xác định xem chất đó có chứa thêm nguyên tố oxi hay không: Nếu mO = mA - (mC + mH ) = 0 => A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H Nếu mO = mA – (mC + mH ) > 0 => A chứa nguyên tố C, H và thêm O + Bước 2. Nếu chưa biết khối lượng phân tử chất hữu cơ (M), tìm tỷ lệ số mol nguyên tử mỗi nguyên tố (lập tỷ lệ giữa các nguyên tử). mC m m m Ta có: n C : n H : nO : nN = x : y : z : t = 12 ∶ 1H ∶ 16O ∶ 14N %C hoặc áp dụng: x:y:z:t= 12 ∶ %H 1 ∶ %O 16 ∶ %N 14 => Công thức thực nghiệm (CxHyOz) n = MA hoặc dựa vào nhóm chức suy ra giá trị n * Nếu biết khối lượng phân tử chất hữu cơ (M) 12x y 16z 14t M 12x y 16z 14t M = = = = hoặc = = = = mC mH mO mN m %C %H %O %N 100% + Bước 3. Xác định x, y, z, t và giá trị n => công thức phân tử chất hữu cơ. B. Một số bài tập áp dụng Ví dụ 1. Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam. Hướng dẫn giải Vì A là hợp chất hữu cơ nên A phải chứa nguyên tố cacbon. Chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố, khi đốt A (A phản ứng với khí oxi không khí) thu được 5,4 gam H2O như vậy trong A có nguyên tố hiđro => A chứa cacbon và hidro. - Tìm khối lượng hoặc tính % mỗi nguyên tố: 5,4 ×2 mH = 18 = 0,6 (gam) => mC = 3,0 - 0,6 = 2,4 (gam) => Công thức phân tử A có dạng: (CxHy)n hoặc CxHy. - Xác định công thức phân tử (theo nhiều cách lựa chọn): + Xác định theo công thức thực nghiệm: Lập tỷ lệ số mol nguyên tử của các nguyên tố: x : y = 2,4 12 1 ∶ 0,6 =1:3 trang-20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2