Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn Karate-Do tại trường THPT Lê Lợi đạt thành tích cao qua các giải thi đấu cấp tỉnh và cấp Quốc gia
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn Karate-Do tại trường THPT Lê Lợi đạt thành tích cao qua các giải thi đấu cấp tỉnh và cấp Quốc gia" nhằm đề xuất giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn Karate-Do tại trường THPT Lê Lợi đạt thành tích cao khi tham gia các giải thi đấu cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Lựa chọn và tổ chức hoạt động đào tạo và huấn luyện bộ môn Karate-Do theo các phương pháp, hình thức dạy tích cực nhằm định hướng phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn Karate-Do tại trường THPT Lê Lợi đạt thành tích cao qua các giải thi đấu cấp tỉnh và cấp Quốc gia
- TÊN ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN BỘ MÔN KARATE-DO TẠI TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐẠT THÀNH TÍCH CAO QUA CÁC GIẢI THI ĐẤU CẤP TỈNH VÀ CẤP QUỐC GIA LĨNH VỰC: GDTC
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI -------- TÊN ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HUẤN LUYỆN BỘ MÔN KARATE-DO TẠI TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐẠT THÀNH TÍCH CAO QUA CÁC GIẢI THI ĐẤU CẤP TỈNH VÀ CẤP QUỐC GIA Lĩnh vực: GDTC Người thực hiện: Lê Văn Hải Tổ bộ môn: KHTN Năm thực hiện: 2018-2022 Số điện thoại: 0975997900
- MỤC LỤC Phần, Nội dung Trang mục PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 1. Cơ sở lý luận 3 1.1. Lợi ích của việc huấn luyện tuyệt chiêu trong Karate-Do 7 1.2. Những nguyên tắc cơ bản của Karate-Do 10 2. Cơ sở thực tiễn 12 Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn II. Karate-Do để tham gia các giải cấp tỉnh, cấp quốc gia tại 13 trường THPT Lê Lợi 1. Thực trạng huấn luyện bộ môn Karate-Do hiện nay tại 13 các trường học Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn 2. 15 Karate-Do 2.1 Tổ chức huấn luyện bộ môn Karate-Do tại trường THPT 16 Lê Lợi 2.2 Hình thành đội tuyển tham gia các giải thi đấu 21 Hướng dẫn võ sinh phương pháp sử dụng các nguồn tài 2.3 22 liệu phục vụ luyện tập, thi đấu Sử dụng phương pháp huấn luyện phát huy tính tích cực, 2.4 22 rèn luyện bản lĩnh cho các võ sinh trong các giải đấu Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài tại trường III 23 THPT Lê Lợi
- Kết quả thành tích võ sinh tham gia các giải cấp tỉnh và 1. 23 cấp Quốc gia 2. Kết quả thi Huyền Đai, tham gia thi thăng đẳng quốc gia 31 PHẦN III. KẾT LUẬN 34 1. Ý nghĩa của đề tài 34 2. Kết quả áp dụng sáng kiến 34 3. Phạm vi, nội dung ứng dụng 34 4. Kiến nghị, đề xuất 35 Tài liệu tham khảo 36
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Đọc là THPT Trung học phổ thông HLV Huấn luyện viên VĐV Vận động viên CLB Câu lạc bộ TDTD Thể dục thể thao GDTC Giáo dục thể chất KH Kế hoạch GD-ĐT Giáo dục đào tạo HCV Huy chương vàng HCB Huy chương bạc HCĐ Huy chương đồng BGH Ban giám hiệu HKPĐ Hội khỏe phù đổng UBND Ủy ban nhân dân
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nước ta đang triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Karate-Do là một môn võ có tính khoa học cao, góp phần hoàn thiện về mặt thể chất và tinh thần của người học do vậy việc tổ chức cho học sinh tham gia tập luyện thường xuyên và có hệ thống bộ môn Karate-Do tại trường học phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Là một người con sinh ra ở mảnh đất xứ Nghệ có tinh thần thượng võ, đam mê từ lúc nhỏ nên tôi đã tham gia tập luyện bộ môn Karate-Do ở huyện Tân Kỳ, trải qua 20 năm tập luyện bộ môn Karate-Do và từng tham gia giải tỉnh Nghệ An mở rộng đạt huy chương Bạc, Đồng. Qua nhiều năm làm huấn luyện viên tại câu lạc bộ Karate-Do trường THPT Lê Lợi, tôi đã tham gia huấn luyện, đào tạo được nhiều thế hệ võ sinh đạt thành tích cao tại các giải cấp tỉnh và quốc gia với nhiều huy chương các loại Vàng - Bạc - Đồng. Để có được giải pháp tổ chức tập luyện bộ môn Karate-Do có chất lượng và đạt được nhiều thành tích cao khi tham gia thi đấu các giải cấp tỉnh và cấp quốc gia cũng là một bài toán khó chưa có lời giải với nhiều huấn luyện viên tại các câu lạc bộ Karate-Do trong các trường THPT trên địa bàn Nghệ An hiện nay. Để nâng cao giải pháp huấn luyện bộ môn Karate-Do đạt được các thành tích cao khi tham gia các giải đáu thì vấn đề định hướng công tác huấn luyện nhằm phát triển năng lực võ sinh đặc biệt quan trọng, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của võ sinh. Từ đó hình thành và phát triển năng lực tự tập luyện, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất như sự linh hoạt, tính độc lập và sáng tạo trong tư duy của võ sinh. Trong công tác huấn luyện võ thuật đòi hỏi người thầy phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức tập luyện, lựa chọn được phương pháp sư phạm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, hiểu được những sở thích riêng biệt và cá tính các em võ sinh. Từ đó có giáo án luyện tập phù hợp theo định hướng phát triển năng lực võ sinh, giúp các em học tập rèn luyện và hoàn thiện nhân cách thông qua quá trình luyện tập và tham gia thi đấu. Qua đó giúp các em thêm yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Luôn chăm học, cần cù, trung thực và sống có trách nhiệm với cộng đồng. 1
- Thực hiện công văn số 1738/SGD&ĐT-GDTrH Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học năm học 2021-2022 trong đó có đó có nội dung tổ chức các hoạt động thể thao, đa dạng hóa các hình thức vận động, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tham gia rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất. Đẩy mạnh việc thành lập và duy trì nề nếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trong các cơ sở giáo dục như: Karate-Do, Vovinam, võ cổ truyền... hình thành giải truyền thống của học sinh hàng năm. Tăng cường tổ chức các giải thi đấu HKPĐ cấp trường, cụm trường, thành lập đội tuyển thể thao chuẩn bị tham gia thi đấu HKPĐ các cấp (dự kiến tổ chức từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2022). Nhằm đóng góp một số kinh nghiệm của bản thân đã thu được qua nhiều năm làm công tác huấn luyện bộ môn Karate-Do tại trường THPT Lê Lợi, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn Karate-Do tại trường THPT Lê Lợi đạt thành tích cao qua các giải thi đấu cấp tỉnh và cấp Quốc gia”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các võ sinh đang luyện tập tại CLB Karate-Do trường THPT Lê Lợi. Quá trình đào tạo và huấn luyện thể thao ở trường phổ thông. Phạm vi nghiên cứu: Các phương pháp và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn Karate-Do. Tiến hành thực nghiệm sư phạm công tác huấn luyện tại CLB Karate-Do trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2018 đến năm 2022. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục thể chất và phương pháp huấn luyện bộ môn Karate-Do trong trường phổ thông. Đề xuất giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn Karate-Do tại trường THPT Lê Lợi đạt thành tích cao khi tham gia các giải thi đấu cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Lựa chọn và tổ chức hoạt động đào tạo và huấn luyện bộ môn Karate-Do theo các phương pháp, hình thức dạy tích cực nhằm định hướng phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh. 4. Đóng góp của đề tài Đề tài đã khẳng định tính khả thi trong quá trình huấn luyện bộ môn Karate- Do tại câu lạc bộ Karate-Do trường THPT Lê Lợi qua quá trình tham nhiều giải thi đấu thành tích cao cấp tỉnh và cấp quốc gia. Trong suốt nhiều năm liên tục tham gia các giải đấu các em võ sinh là học sinh của trường đã dành được rất nhiều huy chương Vàng, Bạc, Đồng cấp tỉnh và cấp quốc gia, góp phần vào thành tích chung của nhà trường. 2
- Đề tài này có thể dùng làm tư liệu giảng dạy hoặc tham khảo dành cho các giáo viên có đam mê bộ môn Karate-Do, các huấn luyện viên, các giáo viên giảng dạy năng khiếu thể chất về công tác huấn luyện võ sinh tham gia luyện tập và thi đấu các giải thể thao cấp tỉnh như đại hội thể dục thể thao tỉnh, các giải thi đấu lớn của các liên đoàn, hiệp hội Karate Nghệ An tổ chức. Các giải thi đấu toàn quốc hàng năm do tổng cục thể dục thể thao tổ chức. Thông qua các giải đấu đó nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh góp phần thực hiện thành công mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài 1. Cơ sở lí luận Về nguồn gốc lịch sử, võ thuật Phương Đông được hình thành cách đây hàng ngàn năm khi Bồ Đề Đạt Ma (Boldhiclhama) trụ trì tại chùa Thiếu Lâm (Shorinji) ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã truyền dạy cho các môn đồ một môn võ thuật để rèn luyện sức khỏe và tu dưỡng tinh thần. Ông đòi hỏi các môn đệ phải tuân thủ theo mọi kỷ luật nghiêm khắc và rèn luyện cơ bản trong phần tu dưỡng đạo đức của các môn sinh. Sau đó môn võ này đã được truyền bá rộng khắp với tên gọi Thiếu Lâm (Shorin). Theo nghiên cứu gần đây, người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư theo con đường thương mại tới đảo Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha. Họ bắt đầu truyền bá các môn võ thuật Trung Quốc tại đây. Về sau người dân địa phương kết hợp những kỹ thuật, đòn thế tinh hoa của các môn võ Trung Hoa cùng các điệu múa dân gian của vùng quần đảo Okinawa tạo nên phương thức chiến đấu nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Dĩ nhiên xuất xứ chính xác của môn võ Karate-Do vẫn còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về môn võ Karate-Do. Karate-Do là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở, ngoài ra còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những kỹ thuật đánh vào chỗ hiểm của đối phương. Nhằm để tăng thêm sức mạnh cho các động tác tấn đỡ thì Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay còn gọi là kỹ thuật Kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh tạo ra sức mạnh rất lớn. Môn võ thuật Karate trước đây chỉ giới hạn ở đảo Okinawa được gọi là Totei, Tangsho hay Đường thủ để ám chỉ các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa. Vào thời kỳ Nhật Hoàng Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền bá vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Tàu", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa "Không", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo...), Karate được gắn thêm chữ "Đạo", phát âm trong tiếng Nhật là "Do" (viết là 道). Vì thế có tên Karate-Do (空手道) cho đến ngày hôm nay. 4
- Ngày nay bộ môn Karate-Do được phát triển mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiều nhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, Wado Ryu, Goju Ryu, Kyokushinkai… với hơn 100 triệu người luyện tập thường xuyên trên khắp 5 châu. Sau khi được đổi tên thành Karate-Do (Không thủ đạo), nó chính thức trở thành môn võ quốc gia của Nhật Bản, tổ sư của môn võ Karate hiện đại là thầy Gichin Funakoshi. Môn Karate-do sau đó được phát triển thành nhiều hệ phái, ước tính hiện nay trên thế giới đã có tới hơn 100 hệ phái khác nhau. Năm 1960 Liên hiệp Karate-do Thế giới (World Union of Karate-do Organization - Wuko) chính thức được thành lập tổ chức Giải Vô địch Karate-do thế giới lần thứ nhất đã được tổ chức tại Nhật Bản năm 1970, lần thứ hai tại Pháp năm 1972 và lần thứ ba tại Los Angeles - Mỹ năm 1975. Đến năm 1994 tổ chức đổi tên thành Liên đoàn Karate-do thế giới (World Karate-do Federation-WKF) với hơn 100 nước thành viên. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên viên chính thức, với nhiệm vụ chỉ đạo và định hướng cho hoạt động của các Liên đoàn Karate-Do các Châu lục, khu vực, Quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển của môn Karate-Do và đẩy nhanh tiến trình thực hiện các công việc. Karate-Do trở thành môn thể thao thi đấu chính thức tại Olympic 2020. Trong số các hệ phái của Karate-Do thì Shotokan là một hệ phái của Karate-Do được phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay, đây là một trong những hệ phái được sử dụng rộng rãi nhất trong các cuộc thi đấu thể thao trên thế giới theo nguyên tắc khoa học, đơn giản và dễ tập với ba nội dung cơ bản: Kihon (kỹ thuật cơ bản), Kata (quyền pháp) và Kumite (đối kháng). Ở Việt Nam, môn Karate-do được phát triển rất mạnh mẽ do tính khoa học và hiệu quả tập luyện của nó. Sau năm 1945 hệ phái Goju do võ sư người Nhật Bản tên là Suzuki ChoJi (lấy tên Việt Nam là Phan Văn Phúc) truyền bá tại Huế. Năm 1950 hệ phái Kyokyushin do võ sư Hồ Cẩm Ngạc giảng dạy tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Từ đó môn võ Karate-Do được dần dần du nhập ra miền Bắc. Sau năm 1975 môn võ Karate- Do mới thực sự được truyền bá và phát triển rộng khắp ở các tỉnh thành, huyện, xã và đưa vào các trường học. Đến thập niên 1980 một số Câu lạc bộ tập luyện môn võ Karate-Do được chính thức thành lập tại các địa phương. Năm 1984 một số giải thi đấu Karate-Do trong nước đã được tổ chức. Đến năm 1987 hội thảo Karate-Do tại Huế đã thống nhất việc sử dụng Luật thi đấu Karate-Do. Tháng 7 năm 1988 Karate-Do Hà Nội chính thức được võ sư Yaramora (Nhật Bản - Huyền Đai Đệ Lục Đẳng) huấn luyện chuẩn hóa kĩ thuật theo hệ phái Shotokan. Năm 1991 giải vô địch Karate-Do toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức. Năm 1995 môn Karate-Do được tổng cục thể dục 5
- thể thao (nay là Ủy ban Thể dục Thể thao Quốc gia) chính thức công nhận và phong đẳng cấp cho các vận động viên đạt thành tích cao các giải đấu. Môn võ Karate-Do là một trong những môn thể thao có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, đồng thời là môn thể thao mũi nhọn trong chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của ngành TDTT và là một trong những môn học chính thức của sinh viên các trường Cao đẳng và Đại học TDTT từ năm 1989. Trong những năm gần đây, bộ môn Karate-Do Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng và được khẳng định bằng các tấm huy chương mà các võ sĩ Karate-Do Việt Nam đã mang về từ các cuộc tranh tài Quốc tế cũng như khu vực. Hiện nay bộ môn Karate-Do đã có mặt ở 63 tỉnh thành trong cả nước. Tại đất võ Nghệ An, ngày 25/06/1988 HLV Nguyễn Văn Tuấn đã mở lớp khai giảng đầu tiên, đánh dấu quá trình phát triển của bộ môn Karate-Do tại tỉnh nhà. Đến ngày 01/01/1990 Karate đã được nghành thể thao Nghệ An chính thức đưa vào chương trình tập luyện và thi đấu, kể từ đó ngày 01/01 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Karate-Do xứ Nghệ. Từ đó các CLB được mở rộng khắp các huyện, xã trong toàn tỉnh với hàng vạn người tập luyện thường xuyên. CLB Karate-Do trường THPT Lê Lợi được thành lập vào ngày 21/04/1994. Sau thời gian thành công những năm ban đầu, trải qua một quá trình thăng trầm và có thời gian dài phải tạm dừng hoạt động. Sau một thời gian chuẩn bị về mọi mặt, đến ngày 15/10/2013 CLB tái hoạt động trở lại theo quyết định số 20/LĐVTNA. Kể từ ngày tái lập CLB đã hoạt động một cách mạnh mẽ và rộng khắp, đào tạo được hàng nghìn võ sinh là học sinh trường THPT Lê Lợi và học sinh các trường tiểu học, THCS ở các xã địa bàn lân cận, góp phần vào sự nghiệp giáo dục thể chất và đạo đức cho học sinh trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Lễ khai giảng lớp Karate-Do khóa 1 tại trường THPT Lê Lợi tháng 12/2013 6
- 1.1. Lợi ích của việc huấn luyện tuyệt chiêu trong bộ môn Karate-Do Phương pháp tập luyện các tuyệt chiêu trong võ thuật là luôn luôn nghĩ đến đòn thế trong từng ngày, từng tháng, từng năm. Luôn luôn nghĩ đến đòn thế trong từng hành động, từng cử chỉ và từng ngữ cảnh. Luôn luôn cố gắng thực hành đòn thế ngay khi có thể. Luôn tìm tòi cải thiện để đòn thế nhanh hơn, mạnh hơn. Qua đó cảm nhận và ghi lại những thay đổi của bản thân sau khi luyện tập . Về lựa chọn đòn thế thì trong Karate có rất nhiều đòn thế để luyện tuyệt chiêu. Sở thích, điểm mạnh của cơ thể, cùng với quá trình tìm tòi sẽ quyết định tuyệt chiêu nào là phù hợp với người tập. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì đòn chân (Geri), đòn đầu (Atama) thường ít được chọn vì tính phổ dụng của nó. Bên cạnh đó các đòn tay nắm (Teken, Ura Teken,…) cũng ít được chọn do tính đột biến (mức độ “quái” của đòn thế) và mức độ sát thương không cao. Như vậy đa số các tuyệt chiêu thường rơi vào những đòn tay mở (Nukite, Ipponken, Hiraken, Kumade, Shuto,…) và một số đòn cùi chỏ (Hiji). Những đòn thế này ngoài tính sát thương cao, còn là những đòn phổ dụng, dễ hòa nhập với các hoạt động thường ngày. Karate có nhiều thế tấn, chúng được dùng để biểu diễn nghệ thuật và thể thao. Những người chủ trương tự vệ cũng như những vận động viên thể thao phải tận dụng chúng để tìm dịp tốt nhất để tung ra các cú đá hoặc đánh thích hợp. Trong Karate các thế đứng tấn đều tùy thuộc vào động tác của tay và chân, chính thế đứng của cơ thể sẽ quyết định được sức mạnh của một cú đấm hoặc đỡ. Nếu thế đứng vững và thăng bằng thì động tác tay sẽ rất mạnh và hiệu quả. Một số tư thế đứng tấn cho phép người tập có thể dễ dàng tiến tới phía trước để tấn công hoặc lùi về sau để tránh né. Một số thế khác giúp người tập có thể tung ra các đòn nhanh và mạnh. Các thế đứng không chỉ sử dụng để giao đấu mà chúng còn giúp ổn định thể lực khi chúng ta bị mệt và căng thẳng. Môn võ Karate sử dụng rất nhiều thế đứng tấn, mỗi thế đều có một mục đích khác nhau. Cũng có một số thế đứng tấn rất đơn giản như thế đứng bình thường, trong khi những thế khác đòi hỏi sự phối hợp của cơ thể để giữ thăng bằng và tăng thêm lực cho động tác. Khi bắt đầu huấn luyện những thế tấn bình thường, hãy bắt đầu với những thế tấn đơn giản nhất. Có thể chia những thế tấn làm 2 loại là thế đứng dùng để đi Kata (Quyền pháp) và loại bình thường dùng để chào và khởi động. Vào lúc bắt đâu buổi tập, các môn sinh sẽ đứng hai chân chụm lại để chứng tỏ họ đang chú ý và sẵn sàng luyện tập. Ở đây có 2 tấn: Heisoku-Dachi. Một là hai chân 7
- đứng song song, tấn này được gọi là Heisoku-Dachi. Kiểu đứng hai gót chân chụm vào nhau, mũi chân hướng ra ngoài gọi là Musubi-Dachi. v Các thế tấn bình thường bao gồm các thế đứng hai chân rộng bằng vai: Heiko- Dachi. Nếu hai chân song song thì gọi Heiko-Dachi. Hachinoji-Dachi: Nếu hai mũi chân quay ra ngoài thì gọi là thế Hachinoji-Dachi. Trong thế đứng chữ T (Teiji- Dachi) mũi chân sau sẽ hướng ra ngoài, còn mũi chân trước thì thẳng hàng với đầu. Teiji-Dachi. Nếu vẽ thêm một đường dọc theo bàn chân sau, ta sẽ được một chữ L vì vậy đây gọi là thế L hoặc Renoji-Dachi. Tất cả các tấn nêu trên đều thuộc loại bình thường. Tuy chúng không áp dụng các động tác Karate đặc biệt nhưng chúng là thế khởi đầu cho những thế võ liên hoàn của Karate. Ngoài ra trong quá trình huấn luyện phải chú ý rèn luyện cho võ sinh các tấn căn bản khác như Zenkutsu Dachi; Kokutsu Dachi; Kiba Dachi… Cách di chuyển trên các tấn trong Karate một cách chuẩn xác nhất, tránh tập qua loa dẫn đến khó sửa sau này. 8
- Trải qua quá trình huấn luyện các tuyệt chiêu thì người huấn luyện viên có thể giúp võ sinh có được những khả năng sau: - Chiến thắng bản thân mình. Trong tất cả các chiến thắng thì chiến thắng bản thân mình được cho là vinh quang nhất, nhưng cũng là chiến thắng nhọc nhằn nhất. Luyện thành công một tuyệt chiêu cũng có nghĩa là võ sinh đã biết cách vượt qua và chiến thắng bản thân mình. - Học cách đào sâu nghiên cứu. Khi chuyên sâu vào một vấn đề, võ sinh sẽ cảm nhận được vấn đề đó ở nhiều góc độ khác nhau. Võ sinh sẽ phải hiểu rõ vấn đề ở mức tổng thể cũng như mức chi tiết và cũng sẽ phải đầu tư nghiên cứu nhằm tìm kiếm một lộ trình tối ưu để đi đến đích. - Tạo “thói quen” thành công. Một khi võ sinh đã luyện được tuyệt chiêu này thì sẽ rất tự tin để luyện một tuyệt chiêu khác. Và dần dần thói quen thành công sẽ xuất hiện trong võ sinh, cả trong võ thuật lẫn trong cuộc sống đời thường. - Cảm nhận được sự “viên mãn” trong cuộc sống. Khi võ sinh đã là một trong số rất ít những người đang đứng trên “đỉnh” dù chỉ là trong một khía cạnh nhỏ. Khi đó võ sinh sẽ có cơ hội “nhìn xuống” để cảm nhận những gì mình đã trải qua. Cuộc sống có nhiều gian nan vất vả nhưng cũng có nhiều niềm hạnh phúc. Và một trong những niềm hạnh phúc đó đến từ việc võ sinh cảm nhận được đã thành công trên con đường đã chọn. Vậy khi nào thì huấn luyện viên nên luyện tuyệt chiêu cho võ sinh? Đó chính là sau khi võ sinh trở thành huyền đai, các em đã bước vào một nấc thang mới về võ học. Tuy nhiên đây cũng chính là thời điểm võ sinh cảm thấy phân vân nhất về bước đường tiếp theo của mình. Có quá nhiều bài quyền cũng như những đòn thế khiến võ sinh không biết mình thực sự đang muốn gì. Trở thành một chuyên gia về quyền thuật? Hay trở thành một tay đấm bất khả chiến bại? Trong quá trình tìm tòi và suy nghĩ đó, cùng với thời gian, võ sinh sẽ dần chọn được cho mình một hướng đi tích cực. Và đến một lúc nào đó thì ý nghĩ luyện tuyệt chiêu sẽ dần xuất hiện trong đầu võ sinh. Sẽ có những vấp váp và khó khăn trong những ngày đầu khổ luyện. Nhưng với một ý chí phi thường và một niềm tin mãnh liệt được quan tâm động viên thường xuyên bởi HLV thì võ sinh sẽ thành công. Như thế trong thực tế, thời điểm để võ sinh quyết định luyện tuyệt chiêu sẽ không bao giờ xác định trước được. HLV chỉ nên chắc chắn được một điều là nếu hình thành niềm đam mê tập luyện, ham tìm tòi học hỏi của võ sinh thì sẽ thúc đẩy các em quyết định luyện tuyệt chiêu. 9
- Bất cứ ngành học thuật nào đạt tới mức nghệ thuật và dẫn dắt đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, thanh cao, hướng thiện, đều xứng đáng tôn vinh là “Đạo”. Karate-Do giúp võ sinh hình thành tư duy trí tuệ, khả năng phân biệt đúng sai, phân biệt tốt xấu thiện ác, bồi dưỡng đức tính cần cù của con người. 1.2. Những nguyên tắc cơ bản của Karate-Do 1.2.1. Tính khoa học và thực tiễn Karate-Do là một bộ môn có chương trình huấn luyện kỹ thuật rất phong phú và đa dạng, mỗi bộ phân của cơ thể như bàn tay, cánh tay, cùi chỏ, đầu gối và chân đều là một vũ khí sắc bén. Mỗi kỹ thuật Karate đều mang tính khoa học trong tấn công cũng như phòng thủ. Tùy theo khoảng cách, hình dạng, vị trí của đối thủ, các đòn thế Karate sẽ được sử dụng tương ứng với hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất dù ở góc độ khó nhất. Hiệu năng đòn thế của cánh tay (từ cùi chỏ đến 5 đầu ngón tay) và chân (từ đầu gối đến 5 đầu ngón chân) được võ sinh Karate phát huy tối đa khi xuống tấn đỡ đòn và phản công. Cho dù sử dụng đòn thế nào đi chăng nữa thì mỗi võ sinh Karate muốn đạt được căn bản về chuyên môn phải đạt được trình độ kỹ thuật Karate nhất định. Kỹ thuật Karate là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tấn pháp, thân pháp, nhãn pháp, thủ pháp, cước pháp, đồng thời vận dụng các nguyên lý vật lý, toán học một cách khoa học, với sự hiểu biết về sinh lý học (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh, các tố chất), y học và một tâm lý vững vàng. 1.2.2. Nguyên lí vật lí - Tận dụng sức mạnh tối đa: Muốn tăng sức mạnh tối đa của đòn thế phải dựa trên các yếu tố sau: + Sức mạnh tỷ lệ thuận với độ co giãn của bắp thịt. + Độ công phá của một sức mạnh tỷ lệ nghịch với thời gian tác dụng. + Trong các kỹ thuật dùng cách lật tay (đỡ và chặt) dùng cách xoay hay xoắn (trong các cú đấm), xoay vặn hông (trong các cú đá) để tạo gia tốc lớn ban đầu. - Tập trung sức mạnh: Các kỹ thuật Karate tập trung sức mạnh để tăng hiệu năng kỹ thuật cần phải đúng lúc và đúng chỗ. + Dùng mặt phẳng tiết diện nhỏ khi tiếp xúc thì cú đánh có tác dụng càng mạnh, uy lực càng lớn. + Vận dụng nhiều bắp thịt thì sức mạnh càng lớn. 10
- + Muốn tập trung tối đa sức mạnh trong cơ thể phải tập trung vận dụng các bó cơ đồng chiều đỡ, sử dụng hiệu nghiệm quy tắc hợp lực của các bó cơ khác nhau cùng tác dụng đồng thời. + Vận dụng sức mạnh tối đa theo trình tự vận chuyển cơ bắp như phần cơ ở bụng, hông rồi đến phần cơ ở tay và chân. + Dùng phản lực để ổn định, hỗ trợ và tăng sức mạnh đòn thế khi phát ra. + Điều hòa hơi thở đúng lúc sẽ tăng sức mạnh của đòn thế và tránh gây nguy hiểm cho bản thân. Đối với bộ môn Karate, nhiều người quan niệm đó là môn võ chuyên dùng tay không, với khái niệm này người ta chưa hiểu rõ nghĩa chữ Karate và tất cả các kỹ thuật của bộ môn. + Trên cơ thể của con người được chia thành ba (03) vùng rõ nét: vùng cao - Jodan, vùng giữa - Chudan và vùng thấp - Gedan. Các kỹ thuật Karate đều áp dụng cho cả ba vùng đó, trong đó có đòn chân. Riêng đòn chân Karate cũng phong phú và đa dạng không kém gì đòn tay kể cả trong tư thế nằm. Tùy theo phong cách và vị trí dạng hình của đối thủ mà võ sinh Karate sẽ vận dụng đòn thế kỹ thuật tay hay chân để thích ứng đem lại hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất. 1.2.3. Nguyên lí tâm lí Sức mạnh kỹ thuật không phải là yếu tố quyết định mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý. Nếu một võ sinh Karate đạt được những yếu tố này thì sẽ đem lại thành công trong thi đấu cũng như trong đời sống, bao gồm: - Luôn bình tĩnh trong mọi tình huống ( tâm bình). - Luôn có tư duy khoa học và lựa chọn sáng suốt trước mọi vấn đề (trí sáng). - Sự hợp nhất giữa tâm trí và lý trí. Trong mỗi con người ngoài sức mạnh thể chất còn có sức mạnh bên trong về tinh thần. Nếu ta vận dụng được hài hòa cả hai yếu tố khi tập luyện, chắc chắn ta sẽ thành công trên nhiều lĩnh vực của võ thuật và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Trong cả quá trình huấn luyện, qua từng buổi tập luyện cụ thể mà người HLV có thể giúp võ sinh phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Karate-Do như: - Năng lực chung: Năng lực tự học, tự luyện tập, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. 11
- - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tiếp nhận thông tin, năng lực tự luyện tập, bản lĩnh khi tham gia thi đấu nhằm hoàn thiện bản thân mình. - Ngoài ra còn góp phần bồi dưỡng cho võ sinh những phẩm chất cần thiết như: Yêu gia đình, quê hương, đất nước, nhân ái, khoan dung. Trung thực, tự trọng chí công vô tư. Tự lập, tự chủ, tự tin và có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên. Tôn trọng chấp hành nề nếp và kỷ luật của nhà trường, pháp luật nhà nước. 2. Cơ sở thực tiễn Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản về công tác giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao trường học theo quy định tại các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sau: Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1076/QĐ- TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. Căn cứ công văn số 735/SGD&ĐT- GDTrH ngày 02/5/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc phối hợp mở các lớp đào tạo bộ môn Karate-Do trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Căn cứ công văn số 05 CV/ĐN ngày 25/3/2016 của Hiệp hội Karate-Do Nghệ An về việc mở các lớp đào tạo bộ môn Karate-Do trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch 398/KH-BGDĐT ngày 09/5/2019 về việc thực hiện kết luận của Bộ trưởng tại hội nghị “Nâng cao chất lượng GDTC và thể thao trường học trong ngành Giáo dục”. Căn cứ công văn số: 3833/BGDĐT-GDTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện Nhiệm vụ Giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học, năm học 2019 – 2020; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 30/8/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo năm học 2019-2020; Công văn số 1602/SGD&ĐT- GDTrH ngày 30/8/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2019- 2020; Công văn số 1625/SGD&ĐT- GDTrH ngày 04/9/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục thể chất, hoạt động thể thao năm học 2019- 2020. Công văn số 1738/SGD&ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học năm học 2021-2022. Từ các chỉ đạo trên tôi đã chủ động tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao và chuẩn bị lực lượng học sinh tham gia các giải thể thao các cấp. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức, lối sống, phối hợp giữa nhà trường với các hoạt động văn hoá, xã hội, thể thao của địa phương. Kết hợp với đoàn thể xã hội nhằm tạo sân chơi bổ ích cho học sinh. 12
- Các môn võ thuật như: Vovinam-Việt Võ Đạo, Võ Cổ Truyền Việt Nam, Taekwondo, Judo -Nhu đạo, Muay Thái, Boxing, Wushu, Vịnh Xuân Quyền, Võ Thiếu Lâm… và môn Karate-Do có một vai trò rất quan trọng trong chương trình đào tạo trường học và cuộc sống hàng ngày nhằm phát triển tư duy, hình thành nhân cách con người sống mạnh mẽ, nhân ái, hướng thiện. Vì thế để nâng cao công tác huấn luyện bộ môn Karate-Do, tham gia các giải đạt hiệu quả là một quá trình sư phạm mang tích khoa học cao. Do vậy người HLV phải thực sự có năng lực hiểu biết sâu rộng về vốn kiến thức chuyên môn võ học. Từ việc luyện tập, huấn luyện chính khóa đến công tác tham gia thi đấu đạt chất lượng cao không phải là một kết quả ngẫu nhiên, hay là một sự may mắn mà là kết quả của một quá trình chiến lược lâu dài và bền vững của huấn luyện viên và võ sinh, vận động viên trong câu lạc bộ. Việc hướng dẫn võ sinh luôn nâng cao ý thức tự học, tự luyện tập ở nhà cũng phải được chú trọng thường xuyên. Ngoài ra còn cần sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, nhà trường và chính quyền địa phương các cấp. Trên cơ sở lý luận trên, người HLV được bố trí giảng dạy ở câu lạc bộ và bồi dưỡng đội tuyển cần phải tâm huyết, nỗ lực bản thân và thật sự có chuyên môn chân lý kiến thức võ học, kỹ năng, năng lực hướng đến, phương pháp huấn luyện tốt, có năng lực sư phạm. Có kinh nghiệm huấn luyện võ sinh tham gia các giải từ cấp huyện, cấp tỉnh đến cấp quốc gia. Biết tích lũy về các phương pháp áp dụng trong thực tiễn huấn luyện và thi đấu. Luôn cập nhật thường xuyên với các quy định của luật thi đấu bộ môn Karate thế giới. II. Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn Karate-Do để tham gia các giải cấp tỉnh, cấp quốc gia tại trường THPT Lê Lợi 1. Thực trạng huấn luyện bộ môn Karate-Do hiện nay tại các trường học Trong các môn học năng khiếu thể dục thể thao thì bộ môn Karate-Do được xem là đào tạo con người phát triển thể chất và tinh thần và đạo đức. Những nguyên tắc cơ bản của Karate-Do chính là tính khoa học và thực tiễn. Karate-Do là một bộ môn có chương trình HLV kỹ thuật rất phong phú và đa dạng, mỗi một phần của bàn tay, cánh tay, cùi chỏ, đầu gối và chân đều là một vũ khí sắc bén. Mỗi một kỹ thuật Karate đều mang tính khoa học trong tấn công cũng như phòng thủ. Tùy theo khoảng cách, hình dạng, vị trí của đối thủ, các đòn thế Karate sẽ được sử dụng tương ứng với hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất dù ở góc độ khó nhất. Hiệu năng đòn thế của cánh tay (từ cùi chỏ đến 5 đầu ngón tay) và chân (từ đầu gối đến 5 đầu ngón chân) được võ sinh Karate phát huy tối đa khi tấn đỡ đòn và phản công. Cho dù sử dụng đòn thế nào đi chăng nữa thì mỗi võ sinh Karate muốn đạt được căn bản về chuyên môn phải đạt được trình độ kỹ thuật Karate. Kỹ thuật Karate là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tấn pháp, thân pháp, nhãn pháp, thủ pháp, cước pháp, đồng thời vận dụng các nguyên lý vật lý, động lực một cách khoa 13
- học, với sự hiểu biết về sinh lý học (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh, các tố chất), y học và một tâm lý vững vàng. Quan sát hoạt động tập luyện, thi đấu của võ sinh, vận động viên trong các giờ tập, chúng tôi nhận thấy võ sinh vẫn chưa được hoạt động nhiều, chưa có cơ hội bộc lộ quan điểm, ý kiến, cảm xúc của mình. Mức độ và khả năng tham gia vào các hoạt động của huấn luyện viên còn hạn chế. Võ sinh chưa thực sự được quan tâm bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện sức khỏe và kỹ năng sống. Qua công tác chấm thi lên đai ở các câu lạc bộ, khảo sát, thì võ sinh hoạt động học còn thụ động, chưa tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo trong luyện tập. Số võ sinh đam mê luyện tập bộ môn Karate-Do chưa thật nhiều. Đa số võ sinh biết lí thuyết nhưng vận dụng kiến thức vào luyện tập, thi đấu, đặc biệt là vận dụng giải quyết các tình huống thực tiễn đa dạng, phức hợp trong luyện tập và kỹ năng cuộc sống còn hạn chế. Khi vận dụng phương pháp huấn luyện, thi đấu theo định hướng phát triển năng lực vào các đối tượng võ sinh thì sẽ phát huy tính hiệu quả của phương pháp luyện tập và hình thức tổ chức thi đấu mang tính khả thi cao. Các em chưa thật sự chuyên tâm cho việc luyện tập, thi đấu với nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Ví dụ, một số có ý định muốn bỏ học, nghiện mạng xã hội, nghiện điện tử, sa đọa vào một số trò chơi không lành mạnh. Vẫn còn hiện tượng võ sinh bị hổng kiến thức kỹ thuật căn bản, kỹ năng thực hành còn yếu mắc nhiều lỗi kỹ thuật. Đặc biệt chưa có kỹ năng tự học, luyện tập ở nhà, tham gia thi đấu. Sống còn nhiều phụ thuộc vào số phận, phó mặc cho huấn luyện viên, phụ huynh, xã hội. Đối với võ sinh ở các câu lạc bộ trong huyện cũng mắc một số thực trạng như trên. Điều đó còn phụ thuộc vào HLV, phụ huynh các em và xã hội tác động vào các em với những định hướng tốt thì các em sẽ không bị lệch chuẩn mực đạo đức của xã hội, không sao nhãng luyện tập, thi đấu để rèn luyện bản thân. Một thực tế cho thấy võ sinh ở câu lạc bộ sau khi được tham gia luyện tập vẫn còn non nớt về mặt nhận thức do có sự phân biệt các môn thể thao khác nhau và gia đình kinh tế còn nhiều khó khăn. Một bộ phận phụ huynh còn phó mặc việc học của con em cho các câu lạc bộ. Tuy nhiên võ sinh sau khi yêu thích, tham gia luyện tập đầy đủ có một số ưu điểm như biết nghe lời thầy huấn luyện viên, ngoan ngoãn, lễ phép, chịu khó luyện tập khi được huấn luyện viên giao nội dung luyện tập, thi đấu. Trong nhiều năm tham gia huấn luyện và thi đấu tại các huyện ở một số câu lạc bộ Karate-Do tôi nhận thấy vẫn còn tồn tại một số điểm sau: Nhiều HLV nói chung, tổ chức huấn luyện còn nặng về lý thuyết, chưa chú trọng dạy kĩ năng thực hành thi đấu giải, chưa dạy cho võ sinh, vận động viên cách thức hiểu luật thi đấu, giải quyết các kỹ thuật căn bản, quyền cước. HLV dạy còn thiên về kiến thức hàn lâm, chưa bám đúng chuẩn kiến thức cơ bản, kĩ năng thi đấu 14
- dẫn đến các giờ lên lớp nặng nề, gây khó khăn khiên cho cho võ sinh thấy mệt mỏi, chán nản dẫn đến hiệu quả thấp. Một số HLV còn thụ động sao chép phương pháp cũ kỹ trên mạng, thiếu sự đầu tư trong luyện tập dẫn tới võ sinh không biết sai, không biết lỗi để sửa kỹ thuật căn bản. Tình trạng một bộ phận HLV không đủ năng lực để nhận nhiệm vụ huấn luyện, thi đấu và một bộ phận huấn luyện viên thấp không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Đây là thực trạng đáng báo động tại các câu lạc bộ Võ thuật Karate-Do. Thực tế chất lượng quản lý công tác huấn luyện, thi đấu trong những năm gần đây đã cho thấy rằng các câu lạc bộ đã có nhiều đầu tư về chất lượng luyện tập, thi đấu. Tuy nhiên kết quả chưa đạt như mong muốn. Vấn đề những biện pháp quản lý công tác huấn luyện, thi đấu võ thuật hàng năm thì CLB luôn quan tâm các công văn, chỉ đạo của Sở văn hóa thể thao, Sở Giáo dục - Đào tạo Nghệ An. Trong các chuyên đề tập huấn, tham gia thi đấu của ngành đề ra chúng tôi luôn quan tâm tham gia đầy đủ để tiếp thu một cách chân thành. Nắm bắt sự định hướng, những điểm mới của bộ môn Karate-Do mà các HLV, trọng tài của Sở Văn hóa thể thao, ngành Giáo dục tổ chức thực hiện. Chúng tôi luôn thực hiện theo sự chỉ đạo của các ngành cũng như bộ môn Karate-Do luật thế giới đề ra. Thực hiện đúng định chuyên môn huấn luyện, thi đấu. Chúng tôi luôn không ngừng học hỏi đồng nghiệp các huấn luyện viên trong quá trình giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu và tích lũy chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đạo đức người thầy trực tiếp dạy võ đạo. Khi vận dụng phương pháp huấn luyện, thi đấu theo định hướng phát triển năng lực vào các đối tượng võ sinh thì sẽ phát huy tính hiệu quả của phương pháp luyện tập và hình thức tổ chức thi đấu mang tính khả thi cao. 2. Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện bộ môn Karate-Do Luyện tập Karate-Do dựa vào nguyên lý vật lý tận dụng sức mạnh tối đa: Muốn tăng sức mạnh tối đa của đòn thế phải dựa trên các yếu tố sau: + Sức mạnh tỷ lệ thuận với độ co giãn của bắp thịt. + Độ công phá của một sức mạnh tỷ lệ nghịch với thời gian tác dụng. + Trong các kỹ thuật dùng cách lật tay (đỡ và chặt) dùng cách xoay hay xoắn (trong các cú đấm), xoay vặn hông (trong các cú đá) để tạo gia tốc lớn ban đầu - Tập trung sức mạnh: Các kỹ thuật Karate tập trung sức mạnh để tăng hiệu năng kỹ thuật cần phải đúng lúc và đúng chỗ. Dùng mặt phẳng tiết diện nhỏ khi tiếp xúc thì cú đánh có tác dụng càng mạnh, uy lực càng lớn. Vận dụng nhiều bắp thịt thì sức mạnh càng lớn. Muốn tập trung tối đa sức mạnh trong cơ thể phải tập 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 171 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 226 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng sơ đồ phân bố thời gian giúp học sinh giải nhanh bài tập trắc nghiệm liên quan đến thời điểm và khoảng thời gian trong mạch dao động
24 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 15 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh làm nhanh các bài toán trắc nghiệm: Xác định khoảng thời gian đặc biệt trong dao động có tính chất điều hòa
43 p | 62 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 15 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn