![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Sáng kiến "Giải pháp nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nhận diện rõ các giải pháp để nâng cao công tác giáo dục ý thức BTCQTN cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5; xác định vai trò của thế hệ trẻ nói chung, HS trường trường THPT Diễn Châu 5 nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị CQTN nơ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 ---------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 Lĩnh vực: Kỹ năng sống Người thực hiện: Ngô Trí Hùng - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0972161215 Email: giotsuongtinh198@gmail.com Thái Thị Nhung - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0975271510 Email: thaithinhungdc5@gmail.com Năm thực hiện: 2023 – 2024 Nghệ An, tháng 4 năm 2024
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 MỤC LỤC Trang
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………… 1 I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….…. 1 II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………... .. 2 2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………...... 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………... . 2 III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………..….. 2 3.1. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………. 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………..…. 3 IV. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………….... . 3 V. Đóng góp và cấu trúc của đề tài…………………………………….….. . 3 5.1. Đóng góp ………………………………………………………….…… 3 5.2. Cấu trúc của đề tài ………………………………………………….….. 3 PHẦN II. NỘI DUNG ………………………………………………..……. 3 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn………………………………..……. 3 1.1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………..……. 3 1.1. 1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu của đề tài ………………………………… 4 1.1.2. Một số khái niệm của đề tài ………………………………………….. 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………… 5 1.2.1. Xuất phát từ thực tế về CQTN hiện nay ………………………….….. 5 1.2.2. Xuất phát từ thực trạng của việc dạy học lồng ghép các KNS trong một số bộ môn về BTCQTN cho HS THPT hiện nay ……………………… 6 Chương II. Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 …………………………………………………………….….. 8 2.1. Đặc điểm tình hình …………………………………………………..…. 8 2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường ……………………………………… 8 2.1.2. Đặc điểm Đoàn viên thanh niên nhà trường ………………………… 9 2.2. Thực trạng công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh tại trường THPT Diễn Châu 5…………………….. 10 2.2.1. Thực trạng ………………………………………………………..….. 10 2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng ……………………………………...… 11 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 …………….. 13 2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch về BTCQTN với tư duy mới, cách làm mới ………………………………………………………………….….. 13 2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ về KNS đủ tiêu chuẩn, thực 16 hiện tốt công tác giáo dục thường xuyên trong việc BTCQTN …………..…
- 2.3.3. Giải pháp 3: Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức giáo dục thường xuyên trong việc BTCQTN ở địa phương ………………………. 18 2.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức các phong trào, hoạt động phù hợp gắn với từng đối tượng thanh niên ……………………………………………………… 25 2.3.5. Giải pháp 5: Nâng cao công tác chăm sóc, bảo vệ; tôn tạo, tu bổ, sửa chữa và xã hội hoá ................................................................................... 32 2.3.6. Giải pháp 6: Phát huy vai trò nhiệm vụ của các cấp, các ngành liên quan đến di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh .............................. 35 2.3.7. Giải pháp 7: Hội nhập, giao lưu, giới thiệu văn hoá, con người Diễn Châu.. 36 2.4. Hiệu quả nghiên cứu ………………………………………………….... 388 2.4.1. Số liệu thực nghiệm và kết quả so sánh ……………………………… 38 38 2.4.2. Phạm vi áp dụng của đề tài …………………………………………... 42 41 2.4.3. Mức độ vận dụng ……………………………………………………... 42 41 2.4.4. Kết quả đạt được ………………………………………………….….. 43 42 2.4.5. Tính mới của đề tài …………………………………………………… 44 42 2.4.6. Tính khoa học ……………………………………………………….... 44 43 2.4.7. Tính hiệu quả ………………………………………………………….. 44 43 2.4.8. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất ……….... 45 43 PHẦN III. KẾT LUẬN …………………………………………………..… 48 47 I. Kết luận ………………………………………….……………………….... 48 47 II. Một số kiến nghị, đề xuất ………………………………………………… 49 48 1. Với các cấp quản lí giáo dục ……………………………………………… 49 48 2. Với giáo viên …………………………………………………………...…. 49 49 3. Đối với cha mẹ học sinh …………………………………………… …… 50 4. Đối với các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội ……… …..…. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………..….. 51 PHỤ LỤC ………………………………………………………………….. 52
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt 1 BTCQTN Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên 2 THCS Trung học cơ sở 3 THPT Trung học phổ thông 4 HĐTN HN Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 5 CQTN Cảnh quan thiên nhiên 6 HĐTN Hoạt động trải nghiệm 7 HS Học sinh 8 KNS Kỹ năng sống 9 GDPT Giáo dục phổ thông 10 BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo 11 GDTH Giáo dục trung học 12 GV Giáo viên 13 KNTT Kết nối tri thức 14 MTTN Môi trường tự nhiên 15 GDĐP Giáo dục địa phương 16 GDKT&PL Giáo dục kinh tế và pháp luật 17 ĐVTN Đoàn viên thanh niên 18 BGH Ban giám hiệu 19 ĐTN Đoàn thanh niên 20 SGK Sách giáo khoa 21 GDĐT Giáo dục đào tạo 22 PPDH Phương pháp dạy học 23 CNTT Công nghệ thông tin 24 NGLL Ngoài giờ lên lớp 25 TNCS Thnah niên cộng sản 26 BTV Ban thường vụ 27 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
- TT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt 28 HĐNK Hoạt động ngoại khóa 29 CLB Câu lạc bộ 30 BCH Ban chấp hành 31 BQL Ban quản lí 32 TNHN Trải nghiệm hướng nghiệp 33 DTLS Di tích lịch sử 34 PTTH Phát thanh truyền hình 35 BVMT Bảo vệ môi trường 36 UBND Uỷ ban nhân dân 37 DLTC Danh lam thắng cảnh 38 HK Học kì 39 GVBM Giáo viên bộ môn 40 GVDG Giáo viên dạy giỏi 41 UBMTTQ Uỷ ban mặt trận Tổ quốc 42 BT Bí thư 43 ĐC Đồng chí
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Cảnh quan thiên nhiên là cảnh quan được tạo thành từ các thành phần tự nhiên gồm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là việc bảo tồn và duy trì hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng quan trọng của cảnh quan thiên nhiên, một khu vực được hình thành do tương tác của các yếu tố tự nhiên theo thời gian. Việt Nam nổi tiếng với rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trong đó xứ Nghệ bấy lâu đã là điểm đến của du khách trong và ngoài nước bởi non xanh, nước biếc nơi đây. Diễn Châu - Mảnh đất địa linh nhân kiệt, nền kinh tế đa dạng, có biển, có rừng, nhiều danh thắng nổi tiếng. Những năm gần đây, nhờ làm tốt thu hút đầu tư, Diễn Châu đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước với biển Hòn Câu, biển Cửa Hiền, khu du lịch Diễn Thành, Đền Cuông, Đập Xuân Dương, quần thể Mộ Dạ, ... Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã phá vỡ, xâm hại các cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa. Giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên (BTCQTN) đã được áp dụng vào chương trình nhà trường cấp THCS và tiếp tục được triển khai ở Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể năm 2018. Trong chương trình này, BTCQTN được xây dựng trong chương trình hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp (HĐTN HN). Học sinh được giới thiệu với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên (CQTN) nơi mình sống, biết bảo vệ vẻ đẹp của CQTN. Tìm hiểu về CQTT yêu cầu HS nhận biết, thực hiện được một số việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi để CQTN xung quanh luôn xanh - sạch - đẹp. Xây dựng những hoạt động trải nghiệm (HĐTN) nhằm giúp học sinh (HS) có được những kĩ năng sống (KNS); hiểu được tầm quan trọng của việc BTCQTN nói chung và đặc biệt là BTCQTN chính nơi mình đang sống nhằm định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS trong chương trình giáo dục tổng thể cũng như được đề cập đến HĐTN HN là điều rất cần thiết. Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và để nâng cao chất lượng Chương trình GDPT theo Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT ngày 24/11/2020; Công văn số 5512/BGDĐT-GDTH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp trung học, Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/07/2021 quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT khi thực hiện chương trình GDPT 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; trong đó khuyế n khích các đơn vi ̣ tăng cường tổ chứ c các hoa ̣t đô ̣ng thực tiễn nhằm rèn luyên KNS có vai trò rất quan trọng đối ̣ 1
- với việc định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực; góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có năng lực thích ứng với cuộc sống. Trong trường THPT hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục KNS cho HS thông qua việc BTCQTN ở địa phương giữ một vị trí hết sức quan trọng; nhằm trang bị cho HS những hiểu biết về nơi mình sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, có trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng và phát huy văn hóa truyền thống quê hương; phát triển năng lực và phẩm chất, ý thức tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương, ... Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư các dân tộc, xây dựng văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và BTCQTN. Tuy nhiên, trên thực tế nhận thức về BTCQTT trong HS hiện nay là chưa cao, HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của CQTN với đời sống con người. Một số giáo viên (GV) trong quá trình giảng dạy ở một số bộ môn liên quan đến nội dung, chủ đề để rèn luyện các kỹ năng cho học sinh còn đơn điệu, chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí có nơi trong một số nội dung, chủ đề, chưa phát huy được phẩm chất, năng lực của người học. Tất cả những điều đó dẫn tới ý thức học sinh về BTCQTT trong thực tiễn. Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình dạy học chúng tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để các em có ý thức trong việc BTCQTT, phải làm sao để các em hiểu được tầm quan trọng của KNS trong giai đoạn hiện nay; từ đó luôn có trách nhiệm, xây dựng CQTN cũng như góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã tìm hiểu, học hỏi, cùng với kinh nghiệm mạnh dạn đưa ra đề tài “Giải pháp nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5”. II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giải pháp nâng cao công tác giáo dục ý thức BTCQTN ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài quan tâm đến các giải pháp nâng cao công tác giáo dục ý thức BTCQTN ở địa phương cho học sinh THPT Diễn Châu 5. III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, sáng kiến nhằm nhận diện rõ các giải pháp để nâng cao công tác giáo dục ý thức BTCQTN cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5. 2
- Trên cơ sở đó, xác định vai trò của thế hệ trẻ nói chung, HS trường trường THPT Diễn Châu 5 nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị CQTN nơi mình sinh sống, bồi đắp tình yêu quê hương, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, chúng tôi tập trung thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất về công tác giáo dục ý thức BTCQTN hiện nay tại trường THPT Diễn Châu 5. - Đề xuất giải pháp nâng cao công tác giáo dục ý thức BTCQTN ở địa phương đối với HS trường THPT Diễn Châu 5 trong thời gian tới. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận về công tác BTCQTN. - Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra bằng bảng hỏi để khảo sát thu thập thông tin và đánh giá. - Phương pháp quan sát: Quan sát HS trong các giờ học trên lớp, trong các HĐTN tham gia cộng đồng để BTCQTN tại địa phương. Ngoài ra, sáng kiến còn sử dụng phối hợp các phương pháp như đối chiếu, so sánh, phân loại, ... để việc nghiên cứu đạt hiệu quả hơn. V. Đóng góp và cấu trúc của đề tài 5.1. Đóng góp - Sáng kiến là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về giải pháp nâng cao công tác giáo dục ý thức BTCQTN ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5. - Kết quả nghiên cứu của sáng kiến có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu dạy học Chủ đề 7 trong bộ môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10 (KNTT) và công tác giáo dục khác liên quan đến BTCQTN và tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ. 5.2. Cấu trúc của đề tài Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính sáng kiến gồm 2 chương. PHẦN II. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu của đề tài Cảnh quan thiên nhiên là cảnh quan được tạo thành từ các thành phần tự nhiên gồm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật. Đây là các thành phần của môi trường tự nhiên, do đó CQTN được coi là một phần của môi trường tự nhiên. So với cách tiếp cận trước đây, mới chỉ quy định bảo vệ riêng lẻ 3
- các thành phần môi trường, BTCQTN là cách tiếp cận mới - bảo vệ một phần của môi trường tự nhiên (MTTN). Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên là việc bảo tồn và duy trì hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng quan trọng của CQTN - một khu vực được hình thành do tương tác của các yếu tố tự nhiên theo thời gian. Đây không chỉ là bảo vệ các thành phần môi trường riêng lẻ mà là kết quả của sự kết hợp, tương tác giữa các thành phần MTTN theo thời gian. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành chính sách quản lý, luật bảo vệ cảnh quan. “Trích yếu phần nội dung ở phụ lục 1” Việt Nam nổi tiếng với rất nhiều CQTN đẹp. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các trường hợp, CQTN đã bị biến đổi theo hướng tiêu cực, rất khó hoặc không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu.Thực trạng này diễn ra ở hầu khắp các địa phương. Diễn Châu nói riêng và Nghệ An nói chung đang trong đà quy hoạch và phát triển, đang ngày ngày làm thay đổi diện mạo của Hoan Diễn anh hùng. Như khu kinh tế Đông Nam đang dần được hoàn thiện, các tuyến giao thông được đẩy mạnh hoàn thành, các dự án được quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, … Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự thay đổi về môi trường sinh thái và cảnh quan, các dự án đã làm biến dạng, xâm hại đến các CQTN, di tích lịch sử - văn hóa; ít quan tâm đến các cảnh quan có tầm quan trọng về môi trường, sinh thái như: Công viên, không gian xanh lớn, vành đai xanh, rừng, sông, suối, dòng chảy quan trọng tại các khu vực đô thị và nông thôn; chưa chú trọng đến tính tổng thể và mối liên hệ chặt chẽ giữa các hợp phần của cảnh quan. Đứng trước những vấn đề trên, những nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức đã kích hoạt về BTCQTN và môi trường nhưng chủ yếu thuộc tầm bao quát, chưa đồng bộ, chưa đi sâu vào đối tượng cụ thể; còn mang tính lý luận nhiều, tính thực tiễn chưa cao. 1.1.2. Một số khái niệm của đề tài 1.1.2.1. Khái niệm cảnh quan thiên nhiên Cảnh quan thiên nhiên là tổng thể những phong cảnh tự nhiên, bao gồm các yếu tố như địa hình, thực vật, động vật, nước, không khí và các yếu tố khác như mây, núi, sông, hồ, biển, rừng, đồng cỏ, sa mạc… Cảnh quan thiên nhiên mang lại cho chúng ta sự thư thái, hài hòa và tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ. 1.1.2.2. Tầm quan trọng của cảnh quan thiên nhiên Cảnh quan thiên nhiên không chỉ là một phần của môi trường sống mà còn có tầm quan trọng văn hóa và du lịch. Nó tạo ra những điểm nhấn đẹp mắt trong cảnh đô thị, mang lại không gian xanh và là nguồn cảm hứng cho nhiều người. 4
- CQTN cũng có tác động tích cực đến tâm lí con người, giúp giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe và tạo nên một môi trường sống tốt hơn. 1.1.2.3.Các yếu tố tạo nên cảnh quan thiên nhiên Địa hình và địa hình tự nhiên Thực vật và động vật Nước và không khí Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cảnh quan “Trích yếu phần nội dung ở phụ lục 2” 1.1.2.4. Vai trò của cảnh quan thiên nhiên Góp phần giữ gìn môi trường sống Tạo điểm nhấn văn hóa và du lịch Tác động đến tâm lí con người “Trích yếu phần nội dung ở phụ lục 3” 1.1.2.5. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên Bảo tồn CQTN là việc bảo tồn và duy trì hình thái, thành phần, cấu trúc, chức năng quan trọng của CQTN. Trong đó, bảo tồn và duy trì hình thái của CQTN là hoạt động “bảo tồn” và “duy trì” phong cảnh, vẻ đẹp, hình dạng đặc thù và sự hài hòa trong không gian của cảnh quan. Bảo tồn và duy trì các thành phần của CQTN là hoạt động bảo tồn và duy trì các yếu tố tự nhiên tạo thành cảnh quan (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, …). Bảo tồn và duy trì cấu trúc của CQTN là hoạt động bảo tồn và duy trì cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc thời gian của cảnh quan. Bảo tồn và duy trì chức năng cảnh quan là bảo tồn và duy trì các chức năng của hệ sinh thái tự nhiên tạo thành cảnh quan. CQTN là một phần quan trọng của môi trường sống và có tầm quan trọng văn hóa, du lịch, cũng như tác động tích cực đến tâm lí con người. Bảo vệ, giữ gìn CQTN cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ MTTN, sức khỏe con người. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Xuất phát từ thực tế về CQTN hiện nay Việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là một trong những hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học, duy trì các dịch vụ hệ sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. CQTN là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố vật lý, sinh vật và con người trong một không gian địa lí nhất định, phản ánh sự tương tác lịch sử và hiện tại giữa các yếu tố này. Việc BTCQTN không chỉ giúp duy trì các giá trị tự nhiên, văn hóa, khoa học và giáo dục của cảnh quan, mà còn góp phần phát triển kinh tế, xã hội và du lịch bền vững. Việc BTCQTN cũng là 5
- một biện pháp hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường khả năng thích ứng của các hệ sinh thái và cộng đồng. Do đó, việc BTCQTN là một vai trò thiết yếu và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước và nhân loại. Hiện nay, BTCQTN là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế giới hiện đại. Vì sự phát triển không ngừng của con người, các hoạt động khai thác tài nguyên và xây dựng đang gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và CQTN. Việc BTCQTN đã trở thành một vấn đề cấp bách, không chỉ để bảo tồn các giá trị văn hóa và thiên nhiên, mà còn để đảm bảo một tương lai bền vững cho chúng ta và những thế hệ kế tiếp. Thực trạng việc BTCQTN hiện nay là một vấn đề đáng được quan tâm và giải quyết gấp. Tài nguyên thiên nhiên của chúng ta đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức, phá rừng trái phép xây dựng thủy điện và ô nhiễm môi trường. Điều này đã ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và tiềm năng kinh tế của đất nước. Các quy định pháp luật về BTCQTN chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và còn nhiều hạn chế. Một số chính sách BTCQTN được đề xuất bao gồm: Bảo tồn cảnh quan của di sản thiên nhiên; đánh giá tác động của dự án đầu tư đến cảnh quan di sản thiên nhiên; quy hoạch BTCQTN quan trọng; công nhận và hộ trợ các biện pháp bảo tồn khu vực hiệu quả khác (OECM) là phương thức bổ sung cho nỗ lực thành lập các khu bảo tồn chính thức. BTCQTN là trách nhiệm không chỉ ở chính quyền mà còn của tất cả chúng ta. Chúng ta cần thấu hiểu và nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc BTCQTN để có thể duy trì sự tồn tại của các loài động vật và thực vật sống trong môi trường này. Chỉ khi mọi người đồng lòng và hành động thật sự, chúng ta mới có thể BTCQTN và đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai. 1.2.2. Xuất phát từ thực trạng của việc dạy học lồng ghép các KNS trong một số bộ môn về BTCQTN cho HS THPT hiện nay Lồng ghép các KNS trong một số bộ môn về BTCQTN vào chương trình học cho học sinh THPT là hết sức cần thiết và là nhiệm vụ của người giáo viên. Trong những năm gần đây, nội dung sách giáo khoa và chương trình dạy học được biên soạn theo hình thức mở và có nhiều phần được giảm tải. Đồng thời có những công văn hướng dẫn về việc tích hợp, lồng ghép kiến thức liên môn cho học sinh vào các môn học nên đã có nhiều nội dung được lựa chọn tích hợp trong đó có vấn đề BTCQTN. Việc tích hợp được áp dụng ở nhiều môn học như: HĐTN HN, Địa lí, GDĐP, GDQP, Ngữ văn, … là một bộ môn khoa học với lượng kiến thức rộng. Vì vậy, trong giảng dạy ở một số bộ môn cần tận dụng mọi cơ hội, điều kiện để học sinh thấy được liên hệ chặt chẽ giữa BTCQTN với các môn học liên quan, với 6
- thực tế đời sống và lao động sản xuất. Thực tiễn giáo dục cho thấy, việc dạy học còn nặng lí thuyết và thiếu sự gắn kết giữa các môn học với nhau cũng như giữa môn học với thực tiễn, trong khi yêu cầu xã hội cũng như nhu cầu thực tế lại đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với nhiều tình huống trong cuộc sống để giải quyết được vấn đề không chỉ dựa vào kiến thức lĩnh vực chuyên môn mà phải có sự kết hợp giữa nhiều bộ môn với nhau. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục một yêu cầu mới là phải thay đổi quan điểm về giáo dục đó là sự đổi mới căn bản và toàn diện cả nội dung và phương pháp là một bước chuyển từ tiếp cận nội dung tri thức một cách đơn lẽ, rời rạc sang tiếp cận năng lực tri thức một cách tổng hợp logic nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động sáng tạo, nhạy bén sử dụng tốt các tình huống mới và giải quyết tốt các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Trước khi thực hiện đề tài này, chúng tôi cũng như nhiều giáo viên giảng dạy khác nhận thấy có những điểm còn hạn chế như: Học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc BTCQTN ở địa phương và các vấn đề cần quan tâm hiện nay về BTCQTN một cách đầy đủ, sâu sắc như: CQTN có tầm quan trọng rất lớn, sự tồn tại và phát triển của xã hội đã chứng minh, CQTN luôn là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia, là một vai trò thiết yếu và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển, không chỉ để bảo tồn các giá trị văn hóa và thiên nhiên, mà còn để đảm bảo một tương lai bền vững. Việc tích hợp dạy học lồng ghép các KNS trong một số bộ môn về BTCQTN cho học sinh THPT hiện nay trong chương trình dạy học ở một số bộ môn là rất cần thiết. Để làm chuyển biến nhận thức của HS về BTCQTN tại địa phương, nhất thiết cần đổi mới, đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Muốn làm được điều này, thiết nghĩ phải là sự vào cuộc của cả hệ thống giáo dục. Chương trình GDPT 2018 đã đánh dấu một sự chuyển đổi căn bản và toàn diện của giáo dục nói chung và HĐTN HN nói riêng, nhằm đưa công tác BTCQTN vào một trong các chủ đề dạy học. Tuy vậy, chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận, khi hệ thống giáo dục đi tiên phong, mà mỗi GV chưa thực sự nỗ lực để thay đổi thì HS vẫn chỉ tiếp cận nó một cách thụ động, hoặc chỉ trên bề mặt lí thuyết. Cần đa dạng hóa các HĐTN thực tiễn tại quê hương các em. Hoan Diễn anh hùng với không ít CQTN và địa chỉ tâm linh cần được bảo tồn, gìn giữ. Tin rằng, với sự đa dạng hình thức trải nghiệm, tuyên truyền; mỗi em HS sẽ là một tuyên truyền viên tích cực đến gia đình - nhà trường - xã hội về BTCQTN và môi trường xung quanh. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, một trong những trụ cột quan trọng để phát triển bền vững về văn hóa lâu nay chưa thực sự được khai thác, đó là thái độ ứng xử với thiên nhiên, môi trường. Trang bị một cách có hệ thống phương pháp ứng xử hài hòa với thiên nhiên cho HS ở các cấp học là một vấn đề cần được quan tâm một cách đầy đủ. Gốc rễ của vấn đề là giáo dục ý thức HS nói chung và HS THPT 7
- nói riêng. Để có thể giáo dục và làm chuyển biến nhận thức của HS về BTCQTN tại địa phương, nhất thiết cần đổi mới, đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Chương II: Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 2.1. Đặc điểm tình hình 2.1.1. Đặc điểm tình hình nhà trường Được thành lập từ tháng 9 năm 1999 trên mảnh đất giàu truyền thống hiếu học Nho lâm - Diễn Thọ anh hùng, trường THPT Diễn Châu 5 đã đi qua một chặng đường đầy khó khăn thử thách nhưng rất đáng trân trọng và tự hào. Từ một ngôi trường Bán Công của huyện Diễn Châu, đến năm 2006 - 2007, trường chính thức trở thành trường công lập với tên gọi: Trường THPT Diễn Châu 5. Ngày đầu thành lập, trường chỉ có 9 lớp học với 15 cán bộ giáo viên, nhân viên. Đến nay, đã có hơn 20 thế hệ học sinh được đào tạo từ mái trường này, đã và đang có mặt trên khắp mọi miền Tổ quốc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Cùng với sự lớn mạnh của nhà trường, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhà trường luôn chú trọng giáo dục học sinh một cách toàn diện, nhằm phát triển năng lực học sinh, giáo dục cả đức - trí - thể - mỹ để giúp học sinh không chỉ có kiến thức nền tảng mà còn phát huy được năng lực cá nhân cũng như hoàn thiện nhân cách. Vào mỗi đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng, trang bị các điều kiện phục vụ cho dạy và học một cách tốt nhất có thể. Bên cạnh hoạt động dạy và học trong kế hoạch, nhà trường đã chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, tư tưởng để nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Phối hợp với các tổ chức, chỉ đạo giáo viên toàn trường nói chung và giáo viên dạy: HĐTN HN, GDĐP, GDKT&PL, Ngữ văn,… nói riêng có các biện pháp giáo dục đạo đức, rèn luyện KNS, định hướng cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, ở nơi cư trú trong việc nâng cao công tác giáo dục ý thức BTCQTN ở địa phương. Nhà trường luôn tạo điều kiện trong việc tổ chức các hoạt động, động viên học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập, hạn chế những biểu hiện vi phạm đạo đức của các em. Trường THPT Diễn Châu 5 có 36 Chi đoàn học sinh với 1490 đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Các Chi đoàn được sự quan tâm chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu (BGH) nhà trường, của Hội cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên (ĐTN) và tập thể giáo viên nhà trường nên phong trào thi đua giữa các Chi đoàn đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào thành tích chung của nhà trường và góp phần xây dựng trường THPT Diễn Châu 5 vững mạnh. Trong những năm qua, nhằm rèn luyện KNS, định hướng cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, ở nơi cư trú nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Bộ GDĐT ban hành chương trình SGK môn HĐTN HN theo kế hoạch chương trình mới. Vào đầu tháng 3 năm học 2023-2024 Sở GDĐT Nghệ An tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên về thực hiện chương trình dạy học HĐTN HN, trong đó có nhấn mạnh đến các chủ đề: BTCQTN; Bảo vệ MTTN; 8
- Tham gia xây dựng cộng đồng; … nhằm đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT vào dạy học, sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học, cập nhật những sửa đổi bổ sung của các nội dung, chủ đề, bài học, … Từ những cơ sở, chủ trương trên, BGH luôn dành sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đối với tổ nhóm chuyên môn và GV trong thực hiện chương trình, thực hiện việc đổi mới PPDH, lồng ghép các nội dung tích hợp liên quan đến bài học, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn cấp Sở (nếu có). Nhà trường đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ bồi dưỡng giờ dạy (ngoài giờ) giúp GV an tâm công tác. 2.1.2. Đặc điểm Đoàn viên thanh niên nhà trường Trường THPT Diễn Châu 5 có 1490 ĐVTN. Phần lớn ĐVTN có đạo đức, có tri thức, có bản lĩnh, xung kích trên mọi lĩnh vực góp phần quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước. Dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, một số vấn đề đặt ra đối với thanh niên trường THPT Diễn Châu 5 hiện nay là: Học tập, hoạt động luôn là những nhu cầu lớn và là mối quan tâm hàng đầu của mỗi thanh niên. Thanh niên ngày nay có điều kiện thuận lợi hơn trong học tập, cũng như trong hoạt động. Tuy nhiên, nhiều em chưa thật sự rèn luyện trong học tập cũng như trau dồi KNS của bản thân, ngại tham gia các HĐTN, chưa nhận thấy vai trò của bản thân đối với sự phát triển của quê hương mình. Năng lực hội nhập, kỹ năng xã hội của thanh niên ngày nay được nâng lên nhưng chưa đủ để đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế. Trong đó, thanh niên nắm bắt về kiến thức lịch sử, văn hoá dân tộc cũng như kỹ năng, khả năng tư duy độc lập chưa cao. Nhiều thanh niên còn thiếu kiến thức về ngoại ngữ, tin học, tác phong công nghiệp yếu, thiếu rèn luyện thể lực, ... Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, bản lĩnh và năng lực bảo tồn văn hoá dân tộc Việt Nam trong hội nhập quốc tế trong đó có BTCQTN. Một bộ phận không nhỏ ĐVTN chưa thấy rõ được tầm quan trọng của các vấn đề xã hội trong đó có việc giáo dục ý thức BTCQTN ở địa phương và môi trường sống xung quanh mình; có thái độ thờ ơ vô trách nhiệm trước CQTN quê hương nơi mình đang sinh sống, học tập và rèn luyện. Học sinh trường THPT Diễn Châu 5 9
- 2.2. Thực trạng công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh tại trường THPT Diễn Châu 5 2.2.1. Thực trạng Trường THPT Diễn Châu 5 nằm phía Nam huyện Diễn Châu. Học sinh của trường chủ yếu là con em thuộc xã Diễn Phú, Diễn Thọ, Diễn Lợi, Diễn Minh, Diễn Trung, Diễn An, Diễn Thịnh, Diễn Lộc, ... Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Diễn Châu, các xã vùng Nam Diễn châu nói riêng đang ngày càng phát triển giàu và mạnh kể cả kinh tế lẫn văn hóa - xã hội. Mặc dù vậy, thực tế cần được nhìn nhận là: Các em học sinh đều sinh ra từ những gia đình thuần nông, bố mẹ các em phần đa là nông dân và công nhân. Đến trường, đa phần các em định hướng là tập trung vào các bộ môn như: Toán, Văn, Anh hay những tổ hợp môn tương ứng với sự lựa chọn của các em. Việc các em tham gia học tập bộ môn “Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp” đại đa phần là ở tâm lý học cho có, học cho xong chuyện và cũng không cần thiết lắm. Các em HS của trường thuộc các xã có HS trực thuộc, nơi đây có các khu bảo tồn, khu sinh thái, các địa chỉ Tâm linh như: Đền Thờ Cao Lỗ, núi Mã Yên Sơn (Diễn Thọ), Khu sinh thái Hồ Xuân Dương (Diễn Phú), Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Cuông (Diễn An), Biển Diễn Thành, Biển Cửa Hiền, Chùa Cổ Am, ... Nhưng các em lại chưa nhận thức được vai trò của mình trong bảo tồn cảnh quan nơi đây. Thậm chí, trên mảnh đất Hoan Diễn này, các em còn chưa biết hết những khu sinh thái, những địa chỉ đỏ, những địa chỉ Tâm linh trong tâm thức của người dân quê hương Diễn Châu của mình. Điều này thật đáng quan ngại. Các em rất ít được tham gia các HĐTN, nhất là các HĐTN ngoài khu vực và khuôn viên nhà trường để trở về các khu BTCQTN. Điều này có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để nâng cao ý thức BTCQTN cho học sinh vùng dân cư có các khu bảo tồn thiên nhiên, học sinh trường THPT Diễn Châu 5 nói chung cần phải xuất phát từ nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, việc giáo dục ý thức BTCQTN là vấn đề được chúng tôi quan tâm đề cao để từ đó nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác BTCQTN cho học sinh. Mặt khác, giáo viên giảng dạy ở một số bộ môn liên quan đến giáo dục KNS nói chung và giáo dục ý thức BTCQTN ở địa phương cho học sinh còn thiếu về công tác tuyên truyền CQTN thông qua ở các tiết học, đặc biệt là Chủ đề 7 - HĐTN HN - 10 (KNTT). Nhiều giáo viên không quan tâm đế n vấn đề thời sự địa phương và CQTN thì sẽ rất dễ bỏ qua nội dung này. Nếu có đề cập thì cũng không đủ dung lượng đáp ứng việc cung cấp tri thức về các vấn đề nơi mình sinh sống, nhất là BTCQTN; MTTN; Xây dựng cộng đồng; … cho học sinh. 10
- Hiện nay trong giảng dạy ở một số bộ môn liên quan, vấn đề liên hệ thực tế còn ít, nhất là ở môn HĐTN HN, do chưa được quan tâm đúng với vai trò và vị thế môn học. Nhiều trường phổ thông còn thiếu trang thiết bị, hình ảnh lồng ghéo trong giảng dạy để vận dụng các tiềm năng mà CQTN mang lại. Các lớp bồi dưỡng tập huấn chuyên môn về HĐTN HN đến giáo viên chưa nhiều, không thường xuyên. Nhiều HS không thích học tập lý luận xáo rỗng, ngồi chép cả trang giấy nhưng lại thiếu đi hình ảnh trực quan sinh động và dễ nhớ. 2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng Thực tế cho thấy đa số học sinh nắm kiến thức về BTCQTN nơi mình đang sinh sống chưa nhiều. Giáo viên giảng dạy ở một số bộ môn liên quan đến giáo dục KNS, nhất là môn HĐTN HN về BTCQTN ở địa phương cho học sinh còn thiếu về công tác tuyên truyền, chưa đầu tư nhiều. Với số lượng bài học về CQTN còn hạn chế trong chương trinh phổ thông và sự phân bổ thời lượng quá khiêm tốn nên ̀ chưa thể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu biết cụ thể về các vấn đề CQTN nói chung và CQTN tại địa phương. Từ thực trạng về công tá c giá o du ̣c ý thức BTCQTN ở địa phương cho học sinh và việc giá o dục BTCQTN trong chuơng trình HĐTN HN củ a trườ ng THPT, nhất thiế t phải có những giải phá p để khắ c phục hạn chế nhằ m nâng cao hơn nữa ý thức BTCQTN ở địa phương cho học sinh. Để có cái nhìn đầy đủ và khách quan về thực trạng của việc giáo dục ý thức BTCQTN ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 hiện nay; chúng tôi đã điều tra, phỏng vấn 17 GV và 215 HS ở 5 lớp 10 tại trường THPT Diễn Châu 5 như sau: Về phía học sinh Thực tế trước khi đưa ra các giải pháp cho cho học sinh mà chúng tôi giảng dạy, chúng tôi đã đặt câu hỏi cho tất cả các lớp: Việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương có quan trọng không? Số liệu khi khảo sát (Bảng 1a) Ý kiến trả lời của HS HS STT Lớp được Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 10A4 43 17 39,5 22 51,2 4 9,3 1 2 10A5 44 18 40,9 20 45,5 6 13,6 11
- 3 10A7 42 22 52,4 17 40,5 3 7,1 10A9 44 18 40,9 21 47,7 5 11,4 4 5 10A10 42 14 33,3 21 50,0 7 16,7 Cuộc thi Rung chuông vàng với Chủ đề: Tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống Trước khi Cuộc thi bắt đầu chúng tôi có đặt câu hỏi cho từng lớp để kiểm tra việc hứng thú của các em về cảnh quan thiên nhiên? thực tế cho thấy rằng: Số liệu khi khảo sát (Bảng 2a) Ý kiến trả lời của HS HS STT Lớp được Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 10A4 43 5 11,6 11 25,6 27 62,8 2 10A5 44 6 13,6 15 34,1 23 52,3 3 10A7 42 4 9,5 12 28,6 26 61,9 10A9 44 8 18,2 16 36,4 20 45,4 4 \\ 5 10A10 42 5 11,9 13 31,0 24 57,1 \\ Em hãy cho biết ý kiến của mình về: Thực trạng sử dụng phương pháp trong dạy học lồng ghép các KNS trong một số bộ môn về BTCQTN cho học sinh Trường THPT Diễn châu 5? Số liệu khi khảo sát (Bảng 3a) Ý kiến trả lời của HS HS STT Lớp được Rất phong phú phong phú Bình thường khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 10A4 43 3 7,0 9 20,9 31 72,1 12
- 2 10A5 44 5 11,4 14 31,8 25 56,8 3 10A7 42 4 9,5 13 31,0 25 59,5 4 10A9 44 6 13,6 15 34,1 23 52,3 5 10A10 42 5 11,9 17 40,5 20 47,6 Về phía giáo viên Thầy (cô) có nhận thức như thế nào về sự cần thiết của giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương qua môn học Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Diễn châu 5 hiện nay? Số liệu khi khảo sát (Bảng 4a) GV được Ý kiến trả lời của GV khảo STT Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Lớp sát dạy tại lớp Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 10A4 5 1 20 2 40 2 40 2 10A5 4 1 25 2 50 1 25 3 10A7 2 0 0 1 50 1 50 4 10A9 4 1 25 2 50 1 25 10A10 0 0 1 50 1 50 5 2 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5 2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch về BTCQTN với tư duy mới, cách làm mới. 2.3.1.1. Xác định mục đích của BTCQTN Cảnh quan thiên nhiên là một phần quan trọng của di sản văn hóa và sinh thái của một quốc gia. Việc BTCQTN không chỉ giúp duy trì sự đa dạng sinh học, giảm thiểu biến đổi khí hậu, mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển du lịch bền vững. Đây là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa trong thời đại hiện nay, khi mà môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt 13
- động của con người. Để BTCQTN cần phải có những hành động cụ thể và thường xuyên, chứ không chỉ là những lời nói suông hay những lần tham gia các chiến dịch một cách tình cờ. Vì BTCQTN giúp cho: Duy trì sự cân bằng sinh thái, bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng như rừng, đồng cỏ, đầm lầy, biển, đại dương, ... Các hệ sinh thái này cung cấp nhiều dịch vụ sinh thái cho con người, như sản xuất oxy, lọc nước, điều hòa khí hậu, ngăn chặn xói mòn đất, phòng chống thiên tai. Bảo tồn sự đa dạng các loài sinh vật, bảo vệ các loài động vật hoang dã và các loài thực vật quý hiếm. Các loài sống này có nhiều giá trị cho con người, như là nguồn thực phẩm, thuốc, nguyên liệu, cảm hứng nghệ thuật, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Bảo vệ các giá trị văn hóa và lịch sử của các địa phương, các dân tộc. Các CQTN có liên quan đến các di sản văn hóa như di tích, công trình kiến trúc, các Lễ hội, các truyền thống và các tín ngưỡng của con người. Việc BTCQTN sẽ giúp gìn giữ và phát huy các giá trị này. Giúp tạo ra các cơ hội kinh tế và xã hội cho người dân địa phương và cộng đồng. Các CQTN là nguồn thu hút du khách và nhà đầu tư, tạo ra thu nhập và việc làm cho người dân địa phương. Cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội. Vì những lí do trên, việc BTCQTN là rất quan trọng để tạo ra môi trường sống tốt đẹp và bền vững cho con người và các loài khác trên hành tinh. Do đó, BTCQTN cần được coi là một trong những hình thức đánh giá phẩm chất, năng lực về KNS của học sinh khi tham gia các HĐTN ở trường cũng như ở địa phương, được tổ chức theo kế hoạch đã được BGH phê duyệt dựa trên chương trình môn học đầu năm. Để HĐTN HN cho học sinh về BTCQTN thực sự là sân chơi bổ ích, hấp dẫn chúng ta cần có tư duy mới, cách làm mới. Phải xuất phát từ việc xác định mục tiêu rõ ràng, hiểu đuợc sự cần thiết của BTCQTN ở địa phương hiện nay. Nếu các điều kiện cho phép, chúng ta có thể nâng HĐTN thành “Ngày hội bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” trong nhà trường hàng năm. Với tư duy đó, việc đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động trong nhà trường sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Theo thông tư số 23/2018/TT-BGDĐT ngày 28/09/2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo nêu rõ. Nâng cao chất lượng các môn học phải gắn liền giữa học tập với hoạt động thực tiễn; tổ chức, quản lý thực hiện nội dung chương trình môn học trong các trường THPT; đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, rèn luyện giữa nhà trường và các địa phương. Phát hiện cá nhân và tập thể có thành tích cao 14
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p |
173 |
34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p |
228 |
31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p |
22 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p |
27 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p |
35 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p |
35 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p |
18 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p |
20 |
7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p |
31 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp vận dụng kiến thức liên môn hướng dẫn học sinh THPT làm và sử dụng enzim bồ hòn góp phần bảo vệ môi trường
23 p |
10 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p |
32 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p |
14 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p |
22 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p |
55 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p |
35 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p |
18 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p |
20 |
4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p |
34 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)