Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý thời gian trong thời đại 4.0 cho học sinh trường THPT Đô Lương 3
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý thời gian trong thời đại 4.0 cho học sinh trường THPT Đô Lương 3" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng về việc sử dụng thời gian của học sinh. Từ đó, đề ra một số giải pháp tích cực, hữu hiệu giúp các em học sinh sử dụng thời gian phù hợp hơn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập rèn luyện lối sống của các em học sinh trong trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý thời gian trong thời đại 4.0 cho học sinh trường THPT Đô Lương 3
- SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN TRONG THỜI ĐẠI 4.0 CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT ĐÔ LƢƠNG 3” LĨNH VỰC: KỸ NĂNG SỐNG Năm học: 2023 – 2024
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐÔ LƢƠNG 3 SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN TRONG THỜI ĐẠI 4.0 CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT ĐÔ LƢƠNG 3” Lĩnh vực: Kỹ năng sống Nhóm tác giả: 1. Hà Thị Thanh Thanh 2. Thái Thị Hiền 3. Nguyễn Thị Thanh Huyền Số điện thoại: 0943024913 - 0845333233 - 0988262166 Năm học: 2023 - 2024
- MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 1 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 1 3.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 1 3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Giả thuyết khoa học............................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ................................................................ 3 8. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 4 1. Các khái niệm cơ bản đề tài .................................................................................. 4 1.1. Khái niệm về kĩ năng ........................................................................................ 4 1.2. Khái niệm kĩ năng tự quản lý thời gian .............................................................. 4 1.3 Khái niệm học sinh Trung học phổ thông ........................................................... 4 2. Đặc điểm về hoạt động học tập và giao tiếp của học sinh THPT ......................... 5 2.1. Hoạt động học tập .............................................................................................. 5 2.2. Hoạt động giao tiếp ............................................................................................ 5 3. Biểu hiện của kĩ năng tự quản lý thời gian ........................................................... 5 3.1. Kĩ năng tự chủ cảm xúc hành vi ........................................................................ 5 3.2. Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân ........................................................ 6 3.3. Kĩ năng xây dựng kế hoạch đường đời .............................................................. 6 3.4. Kĩ năng tự quản lý thời gian ............................................................................... 6 4. Cách thức phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian ................................................. 6 4.1 Kĩ năng tự chủ cảm xúc hành vi.......................................................................... 6 4.2. Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân ........................................................ 7
- 4.3. Kĩ năng xây dựng kế hoạch đường đời .............................................................. 7 4.4. Kĩ năng tự quản lý thời gian............................................................................... 7 5.Vai trò của giáo viên trong việc phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh THPT ................................................................................................................. 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................... 9 1. Thực trạng kĩ năng quản lý thời gian của học sinh .............................................. 9 2. Thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh trường THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An ............................................................................................................. 9 3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên ................................................................... 11 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ QUẢN LÝ THỜI GIAN TRONG THỜI ĐẠI 4.0 CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT ĐÔ LƢƠNG 3 ................. 12 1.Giải pháp 1. Xác định rõ những kỹ năng sử dụng thời gian không thể thiếu ........ 12 1.1.Kỹ năng đặt mục tiêu .......................................................................................... 12 1.2. Liệt kê, lên danh sách các công việc thường làm, sắp xếp các công việc ưu tiên. ............................................................................................................................ 12 1.3. Tổng kết lại công việc đã hoàn thành................................................................. 13 2.Giải pháp 2. Lựa chọn phương pháp đề ra giúp hạn chế thời gian sử dụng điện thoại. .......................................................................................................................... 13 2.1. Sử dụng những tính năng có sẵn của smartphone. ............................................. 13 2.2. Cài đặt ứng dụng giúp tập trung khi học tập, làm việc. ..................................... 13 2.3.Theo dõi quá trình thực hiện quản lý thời gian của bản thân và tự đánh giá sự tiến bộ qua phần mềm đã cài đặt. .............................................................................. 14 3. Giải pháp 3. Kỹ năng sử dụng thời gian nhiều hơn vào mục tiêu chính ............... 14 3.1. Ngủ ít không mệt ................................................................................................ 14 3.2. Sẽ làm việc vào thời gian nào ............................................................................ 15 3.3. Đánh giá chất lượng sau một tháng thực hiện. ................................................... 15 4. Giải pháp 4. Giải tỏa tâm trạng, áp lực dành thời gian tập trung học tập. ............ 15 4.1. Tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề/chủ điểm .............................................. 15 4.2. Tổ chức các buổi sinh hoạt/tiết sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề .................... 24 5. Giải pháp 5: Tổ chức hoạt động đánh giá để phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian ............................................................................................................................ 27 5.1. Đánh giá, xếp loại trong giờ sinh hoạt lớp ......................................................... 27 5.2. Đánh giá, xếp loại trong các hoạt động khác ..................................................... 28
- 6. Giải pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh, GVCN và các tổ chức đoàn thể để phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh. ................................................ 29 6.1. Kết hợp với phụ huynh học sinh để phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian ..... 29 6.2. Phát huy hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội trong công tác rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng đồng thời là phương tiện để tư vấn cho học sinh ........................................................................................ 31 6.3. Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cho học sinh .................................................................................. 34 CHƢƠNG 4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 35 1.Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ........................ 35 1.1.Mục đích khảo sát ............................................................................................... 35 1.2.Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................... 35 1.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................. 36 1.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .. 36 2. Sự tương quan về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .......................... 40 3. Kết quả thực hiện đề tài......................................................................................... 41 4. Đánh giá hiệu quả, điều chỉnh bổ sung ................................................................. 42 5. Khả năng mở rộng của đề tài ................................................................................ 42 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 43 I. Kết luận .................................................................................................................. 43 1. Tính mới của đề tài ................................................................................................ 43 2. Tính khoa học ........................................................................................................ 43 3. Tính hiệu quả ......................................................................................................... 44 II. Khuyến nghị ......................................................................................................... 44 1. Với các cấp quản lí giáo dục ................................................................................. 44 2. Với giáo viên ......................................................................................................... 44 3. Với học sinh .......................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- BẢNG DANH TỪ VIẾT TẮT ĐVTN Đoàn viên thanh niên THPT Trung học phổ thông SKKN Sáng kiến kinh nghiệm TNXH Tệ nạn xã hội ANTH An ninh trường học ATGT An toàn giao thông ĐTN Đoàn thanh niên BGH Ban giám hiệu GVCN Giáo viên chủ nhiệm GV Giáo viên QLTG Quản lý thời gian PHHS Phụ huynh học sinh CBQL Cán bộ quản lý
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Frank Tyger – Nhà báo Mỹ đã từng nói ―Tương lai của bạn phụ thuộc vào rất nhiều điều, nhưng chủ yếu là vào bạn‖. Câu nói trên đã hướng tới vấn đề làm chủ thời gian của bản thân mỗi người trong cuộc sống. Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ, sự phát triển, thay đổi như vũ bão của nền kinh tế, sự chuyển mình liên tục của đời sống xã hội đã đặt ra nhiều cơ hội lẫn thách thức đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự biết làm chủ thời gian của mình. Trước những khó khăn, thách thức, những tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý, nghiện các loại hình văn hóa ảo có hại như game online…Đại đa số học sinh còn ―ngơ ngác‖ trước những vấn đề bất ngờ xảy ra trong cuộc sống mà mình chưa từng trải qua. Đấy chính là kĩ năng vào đời, kĩ năng tự quản lý thời gian bản thân trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều phải học, đặc biệt là học sinh THPT. Do vậy phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian sẽ giúp các em ứng phó với những thách thức của cuộc đời, giúp các em tự tin để hoàn thiện bản thân mình. Để làm được điều đó, ngoài sự giáo dục của gia đình, xã hội thì người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kỹ năng sống, đặc biệt là kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh. J.A.Coomenxki - một nhà giáo dục học vĩ đại, đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân văn đã gọi giáo viên là “người chuyển giao của ngọn đuốc nền văn minh”. Đó cũng là một cách vinh danh vị thế cao cả của người thầy, người cô trong quá trình thắp lửa, khơi nguồn và định hướng tương lai cho các thế hệ học trò. Chính vì vậy, sử dụng thời gian là một trong những kỹ năng mà con người cần rèn luyện càng sớm càng tốt. Chúng tôi nhận thấy sử dụng thời gian khoa học, hiệu quả là việc vô cùng quan trọng đối với việc học và phát triển bản thân. Chính vì lý do đó đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài: ―Giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý thời gian trong thời đại 4.0 cho học sinh trường THPT Đô Lương 3‖. Chúng tôi hi vọng rằng, qua nghiên cứu này có thể thấy được thực trạng về việc sử dụng thời gian của học sinh và đề ra các giải pháp thích hợp để sử dụng thời gian cho học sinh trường THPT Đô Lương 3 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng về việc sử dụng thời gian của học sinh. Từ đó, đề ra một số giải pháp tích cực, hữu hiệu giúp các em học sinh sử dụng thời gian phù hợp hơn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập rèn luyện lối sống của các em học sinh trong trường. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu và sử dụng số liệu thu được từ việc khảo sát, phân tích thực trạng về hiểu biết kỹ năng sử dụng thời gian của các em học sinh, đặc biệt là học 1
- sinh lớp 12. Từ đó, đề xuất một số giải pháp để giúp các em có kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng thời gian phù hợp cho học tập và cuộc sống 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng thời gian và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế lãng phí thời gian của các em học sinh trường THPT Đô Lương 3. 4. Giả thuyết khoa học Nếu học sinh THPT Đô Lương 3 hiểu và thực hiện các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm thì: - Có thể giúp các em có thêm những kỹ năng và giải pháp trong việc sử dụng thời gian - Hạn chế tối đa tình trạng lãng phí thời gian trong học tập và trong cuộc sống. - Học sinh THPT Đô Lương 3 chúng tôi được tìm hiểu, trải nghiệm; bước đầu hình thành nên những kỹ năng, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông. - Khảo sát và đánh giá thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh trung học phổ thông Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp giúp phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh trung học phổ thông trong thời đại 4.0. - Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp để phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp. Trong đó: + Kĩ năng quản lý thời gian trong đề tài nghiên cứu được giới hạn bao gồm: (1) kĩ năng tự nhận thức và quản lý thời gian của bản thân; (2) kĩ năng tự chủ cảm xúc và hành vi; (3) kĩ năng xây dựng đường đời; (4) kĩ năng tự quản lí thời gian. + Đề tài nghiên cứu phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian trong nhà trường phổ thông. - Về thời gian: năm học 2022—2023 và 2023- 2024 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
- - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. - Phương pháp quan sát, phỏng vấn. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - Xác định rõ những kỹ năng sử dụng thời gian không thể thiếu - Lựa chọn phương pháp đề ra giúp hạn chế thời gian sử dụng điện thoại - Kỹ năng sử dụng thời gian nhiều hơn, ngủ ít không mệt - Giải tỏa tâm trạng, áp lực dành thời gian tập trung học tập. - Đề xuất lồng ghép ở các hoạt động trong nhà trường 8. Đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT - Làm sáng tỏ thực trạng, kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT Đô Lương 3, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất được một số giải pháp giúp phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT Đô Lương 3 - Kết quả nghiên cứu đề tài trở thành tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục trong các trường phổ thông. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các khái niệm cơ bản đề tài 1.1. Khái niệm về kĩ năng Hiện nay ở trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều khái niệm về kĩ năng từ các quan niệm khác nhau của các nhà khoa học, có thể khái quát quan niệm về kĩ năng theo 3 hướng sau: Thứ nhất, kĩ năng trước hết được thể hiện thông qua các thao tác, mặt kỹ thuật của hành động/ hoạt động. Không có kĩ năng chung chung, trừu tượng tách rời khỏi hoạt động. Chủ thể có kĩ năng hành động đồng nghĩa với hành động có kĩ năng. Thứ hai, kĩ năng là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có vào từng trường hợp cụ thể, phù hợp với mục đích và điều kiện của hoạt động. Thứ ba, hành động có kĩ năng tức là hành động phải đem lại một hiệu quả nhất định, nói cách khác kĩ năng phải được thể hiện ở tính đúng đắn, mức độ thành thạo, sáng tạo, linh hoạt... Từ những nội hàm cơ bản này có thể hiểu kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hành động hoạt động cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xác định trên cơ sở vận dụng tri thức kinh nghiệm của cá nhân. 1.2. Khái niệm kĩ năng tự quản lý thời gian - ―Quản lý‖ là ―trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định‖ hoặc ―tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định‖. (Theo từ điển Tiếng Việt - 2002). - ―Tự‖ là ―từ dùng để chỉ bản thân chủ thể nhằm biểu thị chủ thể đồng thời cũng chính là khách thể chịu sự chi phối của hành động, hoạt động do mình làm hoặc gây ra‖. - Từ khái niệm ―tự‖ và ―quản lý‖ nêu trên, có thể hiểu khái niệm ―tự quản lý bản thời gian của thân‖ như sau: Tự quản lý thời gian là tự điều khiển, điều chỉnh hoạt động của bản thân nhằm đạt được các mục đích đề ra. Dựa trên khái niệm ―kĩ năng‖ và ―tự quản lý thời gian‖ đã nêu ở trên có thể hiểu khái niệm kĩ năng tự quản lý thời gian là khả năng tự quản lý bản thân (tự điều khiển, điều chỉnh hành động, hoạt động của bản thân mình) dựa trên việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có sao cho phù hợp với các yêu cầu của đời sống thực tiễn. 1.3. Khái niệm học sinh Trung học phổ thông Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về học sinh: 4
- Theo từ điển tiếng Việt: ―học sinh là người học ở bậc phổ thông‖, tức là giới hạn đối tượng là những người đang học ở bậc phổ thông (tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) Theo từ điển Giáo dục học: Học sinh bậc trung học phổ thông thuộc lứa tuổi đầu thanh niên từ 14-15 tuổi đến 17-18 tuổi. Như vậy học sinh Trung học phổ thông nằm trong độ tuổi từ 14-15 tuổi đến 17-18 tuổi, là những người đang theo học các trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. 2. Đặc điểm về hoạt động học tập và giao tiếp của học sinh THPT 2.1. Hoạt động học tập Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, hoạt động học tập có những điểm khác biệt cơ bản, học sinh cũng ý thức rõ hơn về động cơ học tập của bản thân. Ngoài ra, việc học tập của học sinh có thể bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Những cám dỗ có thể khiến cho một số học sinh trốn học, bỏ học sa vào các tệ nạn xã hội. Đặc điểm này có thể coi là đặc điểm mang ―tính lịch sử‖ trong toàn bộ lịch sử đường đời của mỗi cá nhân. 2.2. Hoạt động giao tiếp Học sinh THPT muốn khẳng định theo hướng tự quyết, tự chịu trách nhiệm, ở một mức độ nhất định không muốn phụ thuộc muốn tự lập. Tính tự lập của học sinh thể hiện ở ba mặt: tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức giá trị. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Chính điều đó làm cho học sinh phải suy nghĩ và điều chỉnh nhân cách và kĩ năng giao tiếp. Ở học sinh THPT xuất hiện tình yêu nam nữ, nhưng các em thường che giấu tình cảm của mình, cũng có học sinh phân tán tư tưởng trong tình cảm này mà ảnh hưởng tới việc học tập. Tình yêu tuổi học đường đôi lúc cũng tạo ra những cảm xúc căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối hoặc quá vui vẻ khi nhận được quan tâm chăm sóc. Tình yêu tuổi học đường lành mạnh trong sáng nhưng cũng là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có kĩ năng điều khiển cảm xúc hành vi cho phù hợp. 3. Biểu hiện của kĩ năng tự quản lý thời gian Kĩ năng tự quản lý thời gian bao gồm các kĩ năng cụ thể nhƣ: Kĩ năng tự chủ cảm xúc, hành vi; Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân; Kĩ năng xây dựng kế hoạch đường đời; Kĩ năng tự quản lý thời gian. 3.1. Kĩ năng tự chủ cảm xúc hành vi Kĩ năng tự chủ cảm xúc, hành vi là khả năng làm chủ được trạng thái xúc cảm, hành vi của bản thân, biết tự kiềm chế, che dấu được tâm trạng của bản thân khi cần thiết; Biết tạo ra hứng thú, xúc cảm tích cực cho bản thân mình; Biết điều khiển, điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình và các phương pháp tiến hành giao tiếp sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng mà vẫn đạt được mục đích giao tiếp. 5
- 3.2. Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân là khả năng cá nhân tự nhận biết và đánh giá được những đặc điểm tâm, sinh lý, những phẩm chất, năng lực của bản thân mình cũng như vị trí và các mối quan hệ của bản thân trong xã hội.. Sự tự nhận thức và đánh giá bản thân ở mỗi cá nhân có thể diễn ra theo 2 khuynh hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Khuynh hướng tích cực diễn ra khi cá nhân tự nhận thức và đánh giá chính xác về bản thân mình, có biểu tượng đúng đắn về bản thân mình trong cuộc sống. Khuynh hướng tiêu cực gắn liền với hai trường hợp: tự cao (đánh giá quá cao về bản thân) và tự ti (đánh giá thấp về bản thân). 3.3. Kĩ năng xây dựng kế hoạch đƣờng đời Kĩ năng xây dựng kế hoạch đường đời là khả năng biết xác định những mục tiêu cần đạt được, nhiệm vụ cần phải hoàn thành (về học tập, nghề nghiệp, sự phát triển bản thân…) và cách thức, phương tiện, con đường để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đó. Nói cách khác, đó là khả năng biết vạch ra lộ trình tương lai cho chính mình. Kĩ năng này biểu hiện ở việc xác định cụ thể, rõ ràng các mục tiêu cần đạt trong tương lai; Xác định cụ thể con đường, cách thức cùng quyết tâm, nghị lực để đạt được những mục tiêu đã định. 3.4. Kĩ năng tự quản lý thời gian Kĩ năng tự quản lý thời gian là khả năng phân chia, sử dụng quỹ thời gian một cách khoa học, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, yêu cầu của hoạt động, nhu cầu của cá nhân, giúp cá nhân vừa đảm bảo sức khỏe, tâm lý, sinh lý, vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra. 4. Cách thức phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian 4.1. Kĩ năng tự chủ cảm xúc hành vi - Để có kĩ năng tự chủ cảm xúc hành vi, cần chú ý những yêu cầu sau: + Nhận biết được những biểu hiện của sự căng thẳng, một số tình huống tạo nên căng thẳng, tác động của nó đối với cuộc sống và nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng tự chủ cảm xúc, hành vi của bản thân. + Có thái độ tích cực đối với những tình huống gây căng thẳng, tìm ra những cách ứng phó tích cực trong tình huống gây căng thẳng giữa giáo viên và học sinh. + Biết cách giải tỏa cảm xúc và kiểm soát, làm chủ cảm xúc, hành vi của bản thân. + Có thể vận dụng được kĩ thuật kiểm soát/ làm chủ cảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống thực tiễn để tránh làm tổn thương đối tượng giao tiếp với mình. 6
- 4.2. Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân - Để rèn được kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân cần chú ý những điểm sau: + Cá nhân cần có thái độ khách quan, trung thực khi nhìn nhận về bản thân mình. Đây chính là cơ sở để cá nhân có được biểu tượng đúng đắn về bản thân. + Cùng với việc tự nhận thức về đặc điểm tâm lý, sinh lý, vị trí xã hôi và các mối quan hệ xã hội của bản thân, cá nhân cần xác định rõ những yêu cầu, chuẩn mực của cuộc sống, những nhiệm vụ cần phải hoàn thành, trên cơ sở đó đối chiếu với những đặc điểm đã được tự nhận thức để tự đánh giá một cách khách quan. + Trong quá trình tự đánh giá, cá nhân cần có sự quan tâm đến dư luận xung quanh, đến phương thức kiểm tra, đánh giá của tổ chức, đoàn thể…,từ đó hình thành biểu tượng khách quan về bản thân, tránh sự tự đánh giá lệch lạc, phiến diện, ngộ nhận… + Trên cơ sở tự đánh giá về mình, cá nhân sẽ xác định mục đích phấn đấu, lựa chọn các phương thức hành động để đạt đến mục đích. 4.3. Kĩ năng xây dựng kế hoạch đƣờng đời - Để rèn luyện kĩ năng xây dựng kế hoạch đường đời, cần chú ý các yêu cầu sau: + Cá nhân cần có tư duy khái quát, biện chứng trong quá trình xây dựng kế hoạch. + Xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt được (một công việc cụ thể, một nghề nghiệp xác định, một mẫu hình lý tưởng …). + Cá nhân xác định một hệ thống các nhiệm vụ cần phải hoàn thành. + Cần xác định rõ điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan + Tùy thuộc vào tính chất ngắn hạn hay dài hạn của bản kế hoạch, tùy thuộc vào từng chặng đường phát triển của bản thân mà cá nhân có thể xác định mục tiêu, phương thức hành động tương ứng. Theo đó, cá nhân sẽ có các loại kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn… + Trong quá trình thực hiện nhiện vụ đặt ra, việc tự kiểm tra để đánh giá kết quả đạt được là điều kiện cần thiết đối với cá nhân. Bởi lẽ, kết quả tự kiểm tra và đánh giá là căn cứ để cá nhân tự điều chỉnh phương thức hành động, đồng thời bổ sung những điều kiện cần thiết (tri thức, kinh nghiệm sống…) để đạt được mục tiêu. 4.4. Kĩ năng tự quản lý thời gian Để rèn luyện kĩ năng tự quản lý thời gian cần chú ý: 7
- + Cần căn cứ vào bản kế hoạch đã xây dựng, trên cơ sở đó xác định quỹ thời gian chung dành cho toàn bộ quá trình phấn đấu và quỹ thời gian dành cho từng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể. + Cá nhân cần xác định rõ hai loại thời gian: thời gian dành cho công việc, học tập… và thời gian rỗi dành cho nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. + Cá nhân cần xác định rõ khối lượng công việc cần phải hoàn thành, thời hạn thực thi nhiệm vụ, công việc theo yêu cầu khách quan, điều kiện chủ quan của bản thân, từ đó ước lượng thời gian phù hợp cho mỗi công việc hoặc mỗi nhiệm vụ học tập. + Để sử dụng quỹ thời gian rỗi một cách hữu ích, cá nhân cần chủ động lập kế hoạch cho chính quỹ thời gian này. 5. Vai trò của giáo viên trong việc phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian cho học sinh THPT Quá trình hoạt động sư phạm ở trường phổ thông được tiến hành đồng thời cả hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển toàn diện của học sinh. Trong bản thân của cả hai hoạt động trên, ngoài việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một cách có hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng sống cho học sinh, góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện. Mỗi thời kì, giai đoạn lịch sử đều có những yêu cầu nhất định đối với con người với tư cách là thành viên trong xã hội. Theo đó, học sinh không chỉ cần trau dồi về mặt tri thức mà còn phải rèn luyện, phát triển hệ thống kĩ năng để trở thành thế hệ công dân tích cực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng nhanh chóng và kịp thời với bước đi của thời đại, phù hợp với bối cảnh xã hội rộng lớn và phức tạp. Giáo dục do đó cũng cần phải chuyển trọng tâm sang chú trọng bồi dưỡng các phẩm chất năng lực đó cho mỗi người học sinh. Rèn luyện, phát triển kĩ năng cho học sinh chính là một nội dung quan trọng trong định hướng đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện ở nước ta hiện nay, cũng đồng thời phù hợp với xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông. Phát triển năng lực cho học sinh còn nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nhân cách con người toàn diện trong thế kỉ XXI. 8
- CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng kĩ năng quản lý thời gian của học sinh Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế- xã hội ngày càng sâu sắc, sự phát triển công nghệ như vũ bão, đời sống trở nên đa dạng và phức tạp vì vậy tâm lý học sinh nói chung, học sinh cấp trung học nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường, thậm chí tự tử, gây án mạng. 2. Thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh trƣờng THPT Đô Lƣơng 3, tỉnh Nghệ An Để tìm hiểu thực trạng kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh THPT Đô Lương 3, đề tài đã thực hiện khảo sát với 179 bảng hỏi, trong đó có 117 bảng hỏi có giá trị sử dụng. Đối tượng trả lời phỏng vấn là 69 nữ (58,9%) và 48 nam (41,1%); Học sinh ở khu vực miền núi là 95 HS (81,7%), học sinh khu vực đồng bằng là 22 HS (18,3%). Trong 117 HS khảo sát thì có 28 HS khối 10, 41 HS khối 11 và 48 HS khối 12. Nội dung khảo sát trong trắc nghiệm tâm lý của Dakharov và của bảng hỏi đều được thiết kế theo 3 phương án lựa chọn (trả lời) + Đúng (thường xuyên); + Không hoàn toàn, còn tùy người, còn tùy lúc không tin tưởng lắm (đôi khi); + Không (không bao giờ). - Cách tính điểm cho các phần trả lời như sau: + Đối với các Item có nội dung tích cực: Đúng (thường xuyên): 3 điểm; không hoàn toàn (đôi khi): 2 điểm; không (không bao giờ): 1 điểm. + Đối với các Item có nội dung tiêu cực. Đánh giá điểm ngược lại với phương án trên: Đúng (thường xuyên): 1 điểm; không hoàn toàn (đôi khi): 2 điểm; Không (không bao giờ): 3 điểm. - Dựa trên phương án trả lời tính điểm trung bình chung cho tất cả các nội dung, quy ước: - Dựa trên phương án trả lời tính điểm trung bình chung cho tất cả các nội dung, quy ước: - Kĩ năng biểu hiện ở mức độ thấp: X< 2,0 - Kĩ năng biểu hiện ở mức độ trung bình: 2 X 2,499 - Kĩ năng biểu hiện ở mức độ khá: 2,5 X 2,749 - Kĩ năng biểu hiện ở mức độ tốt: 2,75 X 3 9
- Kết quả thu được sau khi xử lý số liệu như sau: Bảng 1.1: Đánh giá chung của học sinh về kĩ năng tự quản lý thời gian của bản thân TT Các kĩ năng Điểm trung bình 1 Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân 2.42 2 Kĩ năng xây dựng kế hoạch đường đời 2.13 3 Kĩ năng tự chủ cảm xúc, hành vi 2.35 4 Kĩ năng tự quản lý thời gian 2.31 (Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra) Biểu đồ 1.1: Thực trạng chung về kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh trường THPT Đô Lương 3 Về kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh trường trung học phổ thông Đô Lương 3 được đánh giá ở mức độ trung bình thể hiện điểm trung bình của các kĩ năng giao động 2,13 X 2,42 (min =1; max=3). Các biểu hiện kĩ năng tự quản lý thời gian của học sinh trung học phổ thông không đồng đều nhau mà xếp theo thứ bậc: 1) Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân; 2) Kĩ năng tự chủ cảm xúc, hành vi; 3) Kĩ năng tự quản lý thời gian; 4) Kĩ năng xây dựng kế hoạch đường đời. Như vậy trong các kĩ năng tự quản lý thời gian học sinh của trường THPT Đô 10
- Lương 3 không có học sinh nào đạt mức khá và tốt, đa số đều ở mức trung bình. Kết quả phỏng vấn học sinh cũng cho thấy các em bước đầu hình thành những quan niệm cơ bản về kỹ năng tự quản lý thời gian. Tuy nhiên, đa số mới dừng ở việc nhận thức, vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành và phát triển kĩ năng này. Theo khảo sát cho thấy việc định hướng cho HS quản lí tốt thời gian là điều quan trọng. Với mức điểm trung bình 2.31 đối với kỹ năng quản lí thời gian thì HS sẽ không thể hoàn thành tốt mục tiêu của bản thân. Dựa trên việc quan sát bảng mô tả trên, kết hợp với quá trình phát triển năng lực của HS có thể nhận thấy việc các em biết tự quản lý bản thân ở mức 2.42 điểm cũng chưa cao, hầu hết còn phụ thuộc, ít có HS độc lập. Điều này chúng ta còn chưa thể bằng HS tại các thành phố lớn. Tại trường THPT Đô Lương 3, số HS biết quản lý tốt thời gian của bản thân chủ yếu là những em có khả năng đạt được nhiều hạng mục công việc và luôn hoàn thành tốt các hạng mục đó. 3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và phát triển kĩ năng tự quản lý thời gian HS nói riêng luôn cần có sự tỷ mỉ để các em có thể nhận được sự giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cho HS hiện nay chưa đạt được hiệu quả cao. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt kĩ năng cho học sinh là do: - Chương trình giáo dục hiện nay còn nặng về kiến thức, ít quan tâm đến kĩ năng sống, nhà trường chủ yếu tập trung dạy học sinh kĩ năng học tập, các kĩ năng khác chưa được quan tâm nhiều. - Về phía giáo viên do áp lực về công tác chuyên môn quá lớn, cho nên chỉ chủ yếu tập trung thời gian, công sức để làm tốt công tác chuyên môn, ít có thời gian để tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về kĩ năng sống. - Từ phía gia đình, nhiều gia đình chưa đủ hiểu tâm lý lứa tuổi và đủ khả năng dạy con những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Qua phỏng vấn HS về nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt kĩ năng cho HS, các em cũng nhận định được nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu kĩ năng sống, kĩ năng tự quản lý thời gian chưa cao là do chưa có sự hòa hợp trong giao tiếp giữa các em với cha mẹ, thầy cô. Đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống, quan niệm sống từ bạn bè cùng lớp, cùng trường và từ các phương tiện thông tin đại chúng (mạng Internet, báo chí, diễn đàn...). Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân về phía nhà trường là một trong những nguyên nhân quan trọng, trong đó vai trò của người giáo viên đặc biệt là GVCN có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng cho HS. 11
- CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ QUẢN LÝ THỜI GIAN TRONG THỜI ĐẠI 4.0 CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT ĐÔ LƢƠNG 3 1. Giải pháp 1. Xác định rõ những kỹ năng sử dụng thời gian không thể thiếu 1.1. Kỹ năng đặt mục tiêu + Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ giúp các bạn biết được đâu là những công việc mình cần làm. Từ đó, đề ra những kế hoạch nhỏ để hoàn thành mục tiêu đó. VD: Là một học sinh lớp 12, mục tiêu lớn nhất của em là đậu vào ngôi trường đại học mình mong ước. => Em cần phải vạch ra lịch trình học tập cụ thể, rõ ràng và phù hợp với bản thân. - Mục tiêu ngắn hạn: hoàn thành bài tập ở lớp - Mục tiêu dài hạn: hoàn thành xong chương trình học, khi nào bắt đầu luyện đề vv….. Như vậy, khi bắt đầu một ngày/tháng mới, em đã xác định được cần phải học những gì, làm những gì trong ngày hôm nay để đến gần với mục tiêu của mình. + Xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART https://bdsnhatnam.com.vn/cach-dat-muc-tieu-smart-theo-5-nguyen-tac/ 1.2. Liệt kê, lên danh sách các công việc thƣờng làm, sắp xếp các công việc ƣu tiên. Sau khi đặt ra mục tiêu, bạn nên lập ra danh sách công việc, hoạt động cần làm để hoàn thành mục tiêu đó. Việc lên danh sách sẽ giúp bạn làm hết, làm đúng những gì mình đề ra. Xin giới thiệu bạn về ―phương pháp ma trận Eisenhower‖. Khẩn cấp Không khẩn cấp Cần phải làm, hoàn thành xong ngay Nhiệm vụ được lên kế Quan trọng Dành khoảng 4-5 tiếng tập trung cao hoạch để làm. độ để hoàn thành. Không quan Nhiệm vụ nên ủy thác cho người Nhiệm vụ cần được loại bỏ trọng khác - Bạn sẽ điền các công việc cần làm vào bảng như trên, sắp xếp công việc và đề ra thời gian hoàn thành cụ thể. 12
- * Với những việc cần tập trung cao độ để hoàn thành, bạn có thể sử dụng “Phương pháp pomodoro (quả cà chua) giúp bạn tập trung học tập.” https://lytuong.net/ki-thuat-pomodoro/ 1.3. Tổng kết lại công việc đã hoàn thành. Tổng kết lại những kết quả, những mục tiêu đã hoàn thành trong ngày bạn sẽ thấy được năng suất làm việc của mình. * Thống kê thời gian đã sử dụng một ngày của bản thân: - Ngủ: 7 tiếng - Học/ làm việc: 10 tiếng - Làm việc nhà: 2 tiếng - Tắm rửa, vệ sinh cá nhân...: 1 tiếng - Đi lại: 1 tiếng -Trò chuyện cùng mọi người: 1 tiếng - Tập thể dục, vận động: 30 phút => Đây là thời gian trung bình một ngày của hầu hết mọi người. Chúng ta thường nghĩ mình đã làm việc thật năng suất nhưng thực tế ta mới chỉ dùng 22/ 24 tiếng. Và thời gian còn lại chính là thời gian bạn đã xem phim, lướt fb,chơi game.... Như vậy, sau khi thống kê thời gian sử dụng trong ngày, bạn sẽ đánh giá được tình hình sử dụng thời gian của mình. Từ đó, lên kế hoạch, sắp xếp thêm những việc có ích khác để hoàn thiện bản thân. 2. Giải pháp 2. Lựa chọn phƣơng pháp đề ra giúp hạn chế thời gian sử dụng điện thoại. 2.1. Sử dụng những tính năng có sẵn của smartphone. Đối với chức năng này, bạn có thể xem được tổng thời gian mình sử dụng cho một ứng dụng hay thời gian sử dụng điện thoại trong ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể thiết lập các giới hạn cho các ứng dụng mình muốn hạn chế sử dụng. Khi hết thời gian, ứng dụng sẽ đóng lại và bạn sẽ không thể sử dụng nữa. - Có mặt ở toàn bộ hệ điều hành iOs và smartphone từ Android 10 trở lên. 2.2. Cài đặt ứng dụng giúp tập trung khi học tập, làm việc. Giới thiệu ứng dụng : ‗Forest- focus time for productivity‖ 13
- Nguyên tắc hoạt động: Gieo hạt vào Forest khi bạn cần tập trung hoàn thành công việc. Hạt giống này sẽ dần phát triển thành cây. Nếu bạn nhấc hoặc sử dụng điện thoại, cây của bạn sẽ khô héo. Note: Khi bạn chọn ―Plant a real tree‖ thì bạn đã góp sức trồng 1 cây xanh để khôi phục các vùng đất bị suy thoái, đặc biệt là ở Châu Phi. 2.3. Theo dõi quá trình thực hiện quản lý thời gian của bản thân và tự đánh giá sự tiến bộ qua phần mềm đã cài đặt. Công việc Thời gian nghiên cứu 1. Xác định mục tiêu 2/12 - 29/12/2022 2. Tìm hiểu các nội dung cần thiết về QLTG 1/1 - 20/2/2023 3. Lập phương pháp QLTG 25/2 - 13/05/2023 4. Tìm hiểu, điều tra một số ý kiến, vấn đề thực tế 15/05 - 28/10/2023 5. Thu thập tài liệu, các bài viết liên quan tới đề tài 01/11 - 29/12/2023 6. Chọn lọc, suy nghĩ câu hỏi làm phiếu điều tra 02/01 - 31/01/2024 7. Chọn lọc những ý kiến, tài liệu cần thiết, quan trọng 01/02 - 28/02/2024 8. Phát biểu, thu phiếu, tổng kết và xử lí 02/03 - 29/03/2024 3. Giải pháp 3. Kỹ năng sử dụng thời gian nhiều hơn vào mục tiêu chính 3.1. Ngủ ít không mệt Theo nghiên cứu khoa học: Giấc ngủ ngon = ngủ đủ giấc + thức dậy đúng lúc. Ngủ đủ giấc: thông thường giấc ngủ được cho là hoàn hảo nếu kéo dài trong 5 chu kì, và chúng ta được khuyên nên ngủ từ 3-5 chu kì mỗi tối (1 chu kỳ kéo dài 90 -100 phút). Thức dậy đúng lúc: trong khi ngủ có 2 giai đoạn cơ thể đang nghỉ ngơi hoàn toàn. Vậy nên thức dậy đúng lúc tức là đúng vào giai đoạn chuyển giao từ chu kì này sang chu kỳ khác. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải toán phần kim loại tác dụng với nước và dung dịch Bazơ trong ôn thi Đại học
15 p | 110 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 128 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính oxi hóa của ion nitrat trong môi trường axit
17 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp dạy học chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
63 p | 40 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học một số chủ đề Đại Số 10 theo định hướng giáo dục STEM
71 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề tích hợp chương Cacbohdrat theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến - Hóa học 12 cơ bản
16 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cực trị hàm số cho học sinh lớp 12 THPT
49 p | 34 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn