intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp xây dựng mô hình trường học hạnh phúc

Chia sẻ: Nguyễn Đức Hiển | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

67
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giải pháp xây dựng mô hình trường học hạnh phúc" nhằm giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến lớp, trong mỗi tiết học. Học sinh hứng thú, tích cực học tập; Giúp giáo viên có giải pháp để có thể giải toả áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó yêu nghề và thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp xây dựng mô hình trường học hạnh phúc

  1. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2 4. Phạm vi, đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................2 5. Tính mới của đề tài..........................................................................................2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2 7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2 8. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................3 9. Đóng góp của đề tài..........................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lí luận....................................................................................4 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................4 2. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................4 2.1. Khái niệm về hạnh phúc ..............................................................................4 2.2. Khái niệm về trường học hạnh phúc...........................................................4 3. Vai trò của việc xây dựng trường học hạnh phúc..........................................5 4. Những tiêu chí của trường học hạnh phúc......................................................5 5. Tâm lý học sinh THPT......................................................................................5 Chương II. Thực trạng xây dựng trường học hạnh phúc...........................5 1. Quá trình nghiên cứu thực trạng.......................................................................6 2. Kết quả nghiên cứu thực trạng........................................................................6 2.1. Thực trạng về việc xây dựng mô hình trường học hạnh phúc....................6 2.2. Nguyên nhân tác động....................................................................................7 Chương III. Giải pháp xây dựng mô hình trường học hạnh phúc.............9 1. Giải pháp...........................................................................................................9 1.1. Em tập làm tuyên truyền viên....................................................................9 1.2. Happiness Club.............................................................................................9
  2. 1.3. Bữa cơm có thịt .........................................................................................10 1.4. Green School.................................................................................................10 2. Kết quả thực nghiệm giải pháp.....................................................................10 2.1. Khảo sát hiểu biết của học sinh về trường học hạnh phúc......................11 2.2. Khảo sát những việc làm học sinh đã thực hiện để xây dựng trường học  hạnh phúc............................................................................................................11 2.3. Khảo sát đối tượng trước và sau khi tác động quả thực nghiệm giải pháp .............................................................................................................................12 PHẦN KẾT LUẬN                                                                                                 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  3. PHẦN MỞ ĐẦU      1. Lí do chọn đề tài Bác Hồ  đã từng khẳng định: “Tất cả  mọi người sinh ra đều có quyền   được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, hạnh phúc  là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong   cuộc đời của mỗi con người.  Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một  gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh   đó, học sinh cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc  ­ nơi  các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và  tôn trọng. Con đường ngắn nhất để  tích lũy kinh nghiệm làm nên hạnh phúc  chính là trường học. Muốn vậy, hệ  thống giáo dục cũng cần có những thay  đổi, trong đó cần có sự thừa nhận khác biệt về đạo đức, tác phong, hành vi, trí  tuệ, sức mạnh và tài năng của người học.   Nhưng thực tế thì sao ? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang  xảy ra trong môi  trường học  đường: tỉ  lệ  “stress học  đường”  tăng nhanh  chóng, bạo lực học đường ở  mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng   căng thẳng. Tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh  truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói  riêng. Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường  là một ngày vui, quan hệ  thầy trò là động lực để  học sinh vươn tới tri thức?  Theo tác giả, xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được  các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh   phúc từ chính trường học của mình.  Tại Việt Nam từ năm học 2018­2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khởi  động dự  án xây dựng “Trường học hạnh phúc” và đã được các nhà trường   hưởng  ứng. Tuy nhiên, đến nay chưa có một mô hình “Trường học hạnh  phúc” thật sự rõ nét và có thể  áp dụng sâu rộng trong cac trường THPT, đặc   biệt là các trường vùng cao. Đó là một khó khăn cho các nhà quản lý giáo dục   khi thực hiện.  Trong năm học 2019 ­ 2020,  “Trường học hạnh phúc”  đã trở  thành một từ  khóa quen thuộc và quan trọng của ngành Giáo dục. Năm  học  2021­2022,  Sở  Giáo dục và Đào tạo Lào Cai cũng đã ban hành chủ  đề  năm  học: “Vì học sinh thân yêu, xây dựng trường học hạnh phúc, đổi mới và   hội nhập”. Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng  ngôi trường hạnh phúc cũng được ngành Giáo dục hết sức chú trọng. Chính vì thực tế trên, tác giả thực hiện đề tài “Giải pháp xây dựng mô   hình trường học hạnh phúc”. 2. Câu hỏi nghiên cứu 3
  4. ­ Thực trạng xây dựng mô hình trường học hạnh phúc trường THPT số  2 thị xã Sa Pa hiện nay diễn ra như thế nào ? ­ Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng xây dựng mô hình trường học   hạnh phúc trường THPT số 2 thị xã Sa Pa ? ­ Làm thế nào để xây dựng hiệu quả mô hình trường học hạnh phúc ? 3. Mục đích nghiên cứu ­ Giúp cho học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến lớp, trong mỗi tiết  học. Học sinh hứng thú, tích cực học tập. ­ Giúp giáo viên có giải pháp để có thể giải toả áp lực, căng thẳng trong   quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ  đó yêu nghề  và thành công hơn   trong sự nghiệp trồng người. ­ Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực  thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.  4. Phạm vi, đối tượng và khách thể nghiên cứu ­ Phạm vi: Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa.  ­ Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp xây dựng mô hình trường học hạnh   phúc. ­ Khách thể  nghiên cứu: 100 học sinh thuộc ba khối lớp của trường   THPT số 2 thị xã Sa Pa. 5. Tính mới của đề tài ­  Chưa có mô hình trường học hạnh phúc nào đưa ra được giải pháp  phù hợp với đặc thù của các trường vùng cao. ­ Đề tài này đưa ra được các giải pháp phù hợp, áp dụng được cho học  sinh người dân tộc thiểu sổ   ở  các trường vùng cao trong việc xây dựng mô  hình trường học hạnh phúc.  6. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Làm rõ cơ sở lý luận của mô hình trường học hạnh phúc. ­ Nghiên cứu thực trạng hiện nay để đưa ra các giải pháp xây dựng mô  hình trường học hạnh phúc phù hợp, hiệu quả. 7. Phương pháp nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ  tháng 8/2021 đến hết tháng 12/2021 với các  phương pháp sau: ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập và nghiên cứu tài   liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho quá trình nghiên cứu. 4
  5. ­  Phương pháp quan sát: Quan sát thực trạng đang diễn ra tại trường  THPT. ­ Phương pháp điều tra: Các bảng hỏi khảo sát. ­ Phương pháp thống kê phân tích số liệu. ­ Thực nghiệm mô hình giải pháp: Học sinh thay đổi nhận thức, hành  động nhằm thay đổi lối sống, hành vi, góp phần xây dựng trường học hạnh   phúc. 8. Giả thuyết nghiên cứu ­ Hiện nay việc xây dựng trường học hạnh phúc chưa thực sự đạt hiệu  quả. ­ Nếu đề  tài này thành công sẽ  thúc đẩy việc xây dựng trường học  hạnh phúc hiệu quả. 9. Đóng góp của đề tài ­ Phân tích, lý giải thực trạng, nguyên nhân của việc xây dựng mô hình   trường học hạnh phúc. ­ Đề  ra những giải pháp hiệu quả  trong triển khai, xây dựng mô hình  trường học hạnh phúc, áp dụng được cho tất cả các trường THPT. 5
  6. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN           1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ­ Mô hình Trường học hạnh phúc lấy cảm hứng từ  mô hình Happy  School của UNESCO (Tổ  chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp  quốc), được triển khai thí điểm vào tháng 4/2018  ở  một số  trường học tại   Thành phố Huế và hiện đang được nhân rộng trên địa bàn cả nước. ­ Series 9 tập phim tài liệu “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” do VTV 7  Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất năm 2017 về  8 thầy cô tiên phong tham  gia thay đổi qua chương trình truyền hình thực tế. ­ Thầy Đặng Tự Ân ­ Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo  dục phổ thông trong cuốn “Mô hình trường học mới Việt Nam ­ Phương pháp   giáo dục” và trong Chương trình giao lưu trực tuyến được Báo Giáo dục và  Thời đại tổ chức từ 9h ­ 10h30 sáng 12/11/2021 với chủ đề Trường học hạnh  phúc:“Thầy trò cùng thay đổi”  cũng đã nghiên cứu, trao đổi về  trường học  hạnh phúc. 2. Các khái niệm cơ bản 2.1. Khái niệm về hạnh phúc ­  Trong cuốn Đạo đức học Nicomachean, Aristotle đã nói rằng hạnh  phúc là điều duy nhất mà con người mong muốn vì lợi ích của mình. Không  giống như giàu có, danh dự, sức khỏe hay tình bạn.  6
  7. ­  Từ  điển Oxford định nghĩa  “Hạnh phúc là cảm thấy hoặc thể  hiện   niềm vui hoặc sự  hài lòng”. Hiểu theo định nghĩa của từ  điển Oxford, hạnh  phúc là một trạng thái, không phải là một đặc điểm. Nói cách khác, đó không  phải là một tính cách lâu dài, vĩnh viễn mà là một trạng thái có thể  thay đổi,   thoáng qua hơn.  ­  Hạnh   phúc   là   một   khái   niệm   có   nguồn   gốc   từ   tiếng   Hy   Lạp   cổ  (Etuxia) biểu hiện trình độ tư duy của con người, tưởng đã rất quen thuộc, dễ  hiểu, được dùng một cách phổ  thông, thể  hiện  ở  ngôn ngữ  của các dân tộc  khác nhau trên toàn cầu.  ­ Các nhà triết học và tâm lý học thì cho rằng hạnh phúc là một cảm   xúc bậc cao, chỉ  có  ở  loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường  chịu tác động của lý trí. Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con  người trong cuộc sống khi được đáp  ứng, thoả  mãn các nhu cầu vật chất và  tinh thần. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội, không có hạnh  phúc riêng lẻ. 2.2. Khái niệm về trường học hạnh phúc  ­ Trường học hạnh phúc là trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng,  thỏa mãn và đáp  ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện  một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của người học. ­ “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh  đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Là nơi tình yêu thương  giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và  bồi đắp hàng ngày. Ngoài ra, “Trường học hạnh phúc” phải là nơi an toàn cho  các hoạt động dạy và học của thầy trò, không tồn tại cách hành xử  bạo lực,  không diễn ra các hành vi phi đạo đức. Bên cạnh truyền thụ  kiến thức, kỹ  năng, thái độ  cho học sinh, trường còn chú trọng giáo dục bồi đắp tâm hồn   đẹp cho các em. Mọi xúc cảm riêng biệt, cá tính sáng tạo của thầy và trò phải   luôn  được tôn trọng, không bị  áp đặt một cách máy móc, rập khuôn theo  phương cách giáo dục xưa cũ lỗi thời, lạc hậu.  3. Những tiêu chí của trường học hạnh phúc Báo cáo nghiên cứu của UNESCO đã đưa ra một khung hướng dẫn gồm   22 tiêu chí cho một trường học hạnh phúc, nằm trong 3 yếu tố chính, hay còn  gọi là 3 chữ P: People (Con người), Process (Hệ thống) và Place (Môi trường).  Cụ thể như sau: ­ Tiêu chí về con người trong trường học. ­ Tiêu chí về quá trình dạy và học. ­ Tiêu chí về môi trường học tập. 4. Vai trò của việc xây dựng trường học hạnh phúc 7
  8. ­ Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc  xây dựng lớp học hạnh phúc ngày càng trở  nên quan trọng. Khi xây dựng   trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải  mái, vui vẻ.  Khi con người cảm thấy được hạnh phúc, được quan tâm, yêu  thương; thấy trường học thực sự là nơi hữu ích sẽ tạo cho họ sự phấn chấn,   mê say trong học tập, nghiên cứu khoa học để trở thành người hữu ích cho xã  hội. ­  Trường học hạnh phúc là nền tảng, bệ   đỡ  tinh thần  để  những  ý   tưởng, mục tiêu giáo dục, đào tạo được thực thi một cách hiệu quả, ý nghĩa   nhất. ­ Trường học hạnh phúc sẽ hỗ  trợ học sinh tìm ra những môn học phù  hợp cho sở thích ­ năng khiếu của mình. Từ đây, các em sẽ rèn luyện mình trở  thành con người tự tin, am hiểu, sẵn sàng hội nhập quốc tế mà không bị  bất   kỳ rào cản nào về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ, hay kỹ năng. 5. Tâm lý học sinh THPT Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí  tuệ, thể  chất và tâm lý. Do vậy, môi trường và các điều kiện sinh hoạt, học   tập có tác động rất lớn đến nhận thức, ý thức của học sinh. Các em có khuynh  hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai  lầm khi đánh giá. Ý thức làm người lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định  mình, muốn thể  hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác   quan tâm, chú ý đến mình. Nhìn chung học sinh mới lớn có thể  tự  đánh giá   bản thân một cách sâu sắc nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các em vẫn   cần sự giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là học tập trong môi trường giáo dục  hạnh phúc nhất. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH  PHÚC 1. Quá trình nghiên cứu  Nội dung nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận Tháng 8/2021  Nghiên cứu cơ sở thực tiễn Tháng 9/2021 ­ hết tháng 10/2021 Thực nghiệm giải pháp Tháng 11/2021 ­ hết tháng 12/2021                               2. Kết quả nghiên cứu thực trạng  2.1.  Thực trạng về  việc xây dựng mô hình trường học hạnh   phúc a. Khảo sát về việc tìm hiểu trường học hạnh phúc Tác giả  khảo sát của trường THPT số  2 Sa Pa trên 100 học sinh ba   khối, về  những hiểu biết của học sinh về  trường học hạnh phúc với 2 câu   hỏi: 8
  9. Câu hỏi khảo sát 1: Em có được tìm hiểu về trường học hạnh phúc   hay không ?  Câu hỏi khảo sát 2: Em có cảm thấy hạnh phúc khi  đến trường  không ? Kết quả thống kê như sau: Không  Thỉnh  Thường  Rất thường  Điểm  STT Câu  bao giờ Hiếm khi thoảng xuyên xuyên Điểm trung  hỏi (1 điểm) (2 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm) bình 1 1 26 34 22 16 2 234 2,34 2 2 17 30 25 23 5 269 2,69 Bảng 1: Thống kê hiểu biết của học sinh về trường học hạnh phúc. Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình ở câu hỏi 1 là   mức 2,34 – học sinh hiếm khi tìm hiểu về trường học hạnh phúc; ở câu hỏi 2   là 2,69 – học sinh thỉnh thoảng cảm thấy hạnh phúc khi đến trường. Vậy là   đa số  học sinh trong tổng số  100 bạn  ở  trường THPT số  2 Sa Pa ch ưa có   nhiều hiểu biết, chưa tìm hiểu nhiều về trường học hạnh phúc và cảm thấy   chưa thực sự hạnh phúc khi đến trường. b. Khảo sát những việc làm học sinh đã thực hiện để  xây dựng  trường học hạnh phúc Tác giả  khảo sát của trường THPT số  2 Sa Pa trên 100 học sinh ba   khối về  những việc làm học sinh đã thực hiện để xây dựng trường học hạnh  phúc với 5 câu hỏi: Câu hỏi khảo sát 1: Em có đi học đều và tự giác chấp hành nội quy  học sinh không ? Câu hỏi khảo sát 2: Em và đội/nhóm của mình đã thực hiện công tác  tuyên truyền cho học sinh trong trường về các vấn đề xã hội chưa ? Câu hỏi khảo sát 3: Em đã thực hiện mô hình học sinh bán trú tự  quản, đôi bạn cùng tiến chưa ? Câu hỏi khảo sát 4: Em có tham gia các hoạt động trang trí, cải tạo  cảnh quan trường lớp không ? Câu hỏi khảo sát 5: Em có thường xuyên tham gia hoạt động CLB,   hội, nhóm trong trường học không ? Kết quả thống kê như sau: STT Câu  Không   bao  Hiếm khi Thỉnh  Thường  Rất  Điểm Điểm  hỏi giờ (2 điểm) thoảng xuyên thường  trung bình  (1 điểm) (3 điểm) (4 điểm) xuyên (5 điểm) 1 1 5 22 27 18 28 342 3,42 2 2 40 30 15 10 5 210 2,10 3 3 6 28 20 26 20 326 3,26 4 4 5 15 9 45 26 372 3,72 5 5 50 17 8 19 6 294 2,94                  9
  10. Bảng 2: Bảng thống kê những việc làm học sinh đã thực hiện để xây dựng   trường học hạnh phúc. Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình ở câu hỏi 1 là   mức 3,42 ­ học sinh thỉnh thoảng tự  giác chấp hành kỷ  cương nền nếp, nội   quy trường lớp. Câu hỏi số 2 điểm trung bình có tần số là 2,1 ­ học sinh hiếm   khi được trở thành các tuyên truyền viên đến học sinh khác, chỉ có những học  sinh trong đội nhóm mới thực hiện. Câu hỏi số 3 điểm trung bình có tần số là   3,26 – học sinh thỉnh thoảng thực hiện đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ  nhau cùng  tiến bộ. Câu hỏi số  4 điểm trung bình có tần số  là 3,72 – học sinh thường   xuyên tham gia trang trí lớp, cải tạo cảnh quan nhà trường. Câu hỏi số 5 điểm  trung bình có tần số là 2,94 – học sinh thỉnh thoảng  tham gia hoạt động CLB,  hội, nhóm trong trường học. Như  vậy, qua việc khảo sát 02 bảng hỏi, tác giả  nhận thấy thực   trạng xây dựng trường học hạnh phúc còn chưa thực sự có hiệu quả và chưa  tác động rõ rệt đến học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số  vùng cao.   Môi trường học tập nhìn chung còn thiếu hấp dẫn, giáo viên thiên về  dạy lý  thuyết mà chưa thực sự  chú trọng đến dạy kĩ năng và đạo đức..., gây rất  nhiều áp lực cho cả  giáo viên và học sinh, nhiều học sinh còn nghỉ  học dài  ngày, bỏ học, tảo hôn. Thế nhưng, chỉ giáo viên thay đổi, không làm nên một  trường học hạnh phúc mà phải cần đến các giải pháp từ phía các em học sinh. Tại tỉnh Lào Cai, hiện nay việc xây dựng mô hình trường học hạnh  phúc đã và đang được triển khai tại các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy   nhiên mô hình chưa thực sự  rõ rệt và áp dụng phổ  biến như  kế hoạch đề  ra  và khó áp dụng cho các trường vùng cao. 2.2. Nguyên nhân tác động a. Nguyên nhân khách quan Để tìm ra nguyên nhân khách quan, tác giả tiến hành khảo sát nhóm   học sinh 100 bạn của ba khối, lập bảng hỏi với 5 câu hỏi sau: Câu 1: Nhà trường có thường xuyên tuyên truyền về  trường học   hạnh phúc cho bạn không ? Câu 2: Khi bạn gặp vấn đề khúc mắc, các thầy cô có thường xuyên  tư vấn, hỗ trợ hay không ? Câu 3: Bố  mẹ  bạn có đáp  ứng các nhu cầu trong việc học tập của   bạn hay không ? Câu 4: Bố  mẹ  bạn có động viên, khích lệ  khi bạn được thành tích  cao không ? Câu 5: Bạn bè bạn có thường xuyên giúp đỡ, trao đổi trong học tập  và đời sống hay không ? STT Câu  Không  Hiếm khi Thỉnh  Thường  Rất thường  Điểm  Điểm  hỏi bao giờ (2 điểm) thoảng xuyên xuyên trung  (1 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm) bình 1 1 25 30 23 15 7 249 2,49 10
  11. 2 2 40 30 15 9 6 211 2,11 3 3 5 48 32 10 5 262 2,62 4 4 30 31 25 9 5 228 2,28 5 5 14 42 18 19 7 263 2,63 Bảng 3: Bảng khảo sát các nguyên nhân khách quan. Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy các chỉ số hầu hết rơi vào  trạng thái hiếm khi. Từ đó, ta nhận thấy nguyên nhân khách quan rơi vào mối  quan hệ  trong nhà trường (giữa thầy và trò) và mối quan hệ  trong gia đình  (giữa bố  mẹ và con cái). Hầu hết học sinh được khảo sát là những học sinh   người dân tộc thiểu số ở vùng cao, không được quan tâm nhiều về  đời sống   tinh thần cũng như  chưa được tiếp cận về  mô hình trường học hạnh phúc.   Phần lớn các bạn chưa cảm thấy đủ niềm tin và sự quan tâm từ phía gia đình  và nhà trường để có động lực đến trường. b. Nguyên nhân chủ quan Để  tìm ra nguyên nhân chủ  quan, tác giả  tiến hành khảo sát nhóm  học sinh 100 bạn của ba khối, lập bảng hỏi với 3 câu hỏi sau: Câu 1: Bạn có bao giờ chia sẻ khó khăn, khúc mắc với thầy cô giáo,  bố mẹ và bạn bè không ? Câu 2: Bạn có hào hứng, chủ  động khi tham gia các hoạt động học  tập, rèn luyện, sinh hoạt ở trường không ? Câu 3: Bạn có thường xuyên giúp đỡ bạn cùng lớp của mình không ? STT Câu  Không  Hiếm khi Thỉnh  Thường  Rất thường  Điểm  Điểm  hỏi bao giờ (2 điểm) thoảng xuyên xuyên trung  (1 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm) bình 1 1 45 27 16 7 5 200 2,00 2 2 29 33 10 10 18 255 2,55 3 3 15 28 22 20 15 292 2,92 Bảng 4: Bảng khảo sát các nguyên nhân chủ quan. Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy các chỉ số hầu hết rơi vào  trạng thái hiếm khi, thỉnh thoảng. Như vậy nguyên nhân chủ quan là học sinh  còn rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động sinh hoạt tại trường. Bên cạnh đó,  các bạn học sinh người dân tộc thiểu số  còn chưa thực sự  nhạy bén, năng  động, vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, chưa có sự tự giác cao độ.  Như vậy, nguyên nhân chủ yếu là sự rụt rè của học sinh và sự  quan  tâm chưa sát sao, toàn diện từ  phía gia đình, thầy cô. Chính những nguyên  nhân này đã dẫn đến thực trạng trên. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC  HẠNH PHÚC 1. Giải pháp 1.1. Em tập làm tuyên truyền viên 11
  12. Mỗi học sinh phải là một tuyên truyền viên để  nâng cao ý thức chấp  hành kỷ  cương nền nếp trong nhà trường. Các học sinh trong Ban Thông tin  truyền thông của Đoàn thanh niên sẽ là những phát ngôn viên đem đến những   hình thức tuyên truyền, phổ  biến đa dạng về  nội quy trường lớp, Luật An   toàn giao thông, Luật phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, các  biện pháp phòng chống dịch Covid 19…trên hệ  thống loa phát thanh và hội  nhóm của học sinh toàn trường. Từ  đó rèn luyện cho học sinh ý thức chấp   hành tốt kỷ cương, nền nếp.  Đoàn trường lập ra một Fanpage riêng để đăng tải các thông tin về hoạt   động của nhà trường, tuyên truyền sâu rộng các chủ  trương, đường lối của   Đảng và Nhà nước đến học sinh. Fanpage này có thể  đăng tải các bức tranh,  hình  ảnh, nội dung về trường học hạnh phúc để  phổ  biến cho học sinh cũng   như những tấm gương sáng trong học tập để học sinh noi theo. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về trường học hạnh phúc như  tổ  chức các cuộc thi vẽ  tranh, thi làm video, thi  ảnh đẹp, thi hùng biện giữa   các lớp trên trang fanpage của Đoàn trường. Những hoạt động này mỗi học   sinh hoàn toàn có thể  làm được để  góp phần xây dựng mô hình trường học  hạnh phúc. Việc tuyên truyền không chỉ dừng lại  ở lý thuyết mà còn phải gắn với   thực tiễn. Giữa các giờ học, đội ANXK cần cử các nhóm đi kiểm tra và nhắc   nhở  kịp thời khi các đồ  dùng học sinh đem theo có khả  năng gây thương tích  như  dao, kéo, bật lửa, chất cháy nổ, hung khí… Những học sinh đi đầu của   đội ANXK cần thẳng thắn phát hiện ra các trường hợp bắt nạt học đường,  bắt nạt qua Internet, xúc phạm thân thể  học sinh,… và báo lại ngay Đoàn  trường hoặc giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời. 1.2. Happiness Club  Hoạt động câu lạc bộ  là một yếu tố  làm nên tiêu chí xây dựng trường  học hạnh phúc. Đối với học sinh trường bán trú, vùng cao, các học sinh dưới   sự hướng dẫn của thầy cô giáo nên tăng cường hoạt động câu lạc bộ (CLB).  Thật sự  cần thiết phải thành lập các CLB giải quyết các vấn đề  về tâm lý cho học sinh xoay quanh nạn tảo hôn, vấn đề buôn bán phụ nữ  và trẻ  em qua biên giới, tình trạng bỏ  học, bắt nạt học đường, các hủ  tục địa phương, tư  vấn hướng nghiệp... Đây là nơi mà cả  phụ  huynh,   học sinh và giáo viên có thể cùng nhau chia sẻ, thấu hiểu, đồng hành để  cùng giải quyết những khó khăn, khúc mắc tại các buổi sinh hoạt. Tại  CLB này, tất cả  các học sinh đều có thể  tham gia dưới sự  tư  vấn của  Đoàn trường và giáo viên chủ  nhiệm. CLB này không chỉ  giúp học sinh   cảm thấy hạnh phúc hơn, có tiếng nói của riêng mình mà còn giúp kết  nối gần hơn khoảng cách giữa học sinh ­ gia đình ­ nhà trường, giúp bảo   vệ các bạn an toàn về thân thể cũng như tinh thần. 12
  13. Mỗi học sinh có một sở  thích, sở  trường khác nhau. Các bạn sẽ  lựa   chọn cho mình một câu lạc bộ phù hợp với bản thân và phát huy năng lực của  mình trong đó. Đối với các trường vùng cao thì CLB thêu thổ  cẩm, CLB sáo  trúc, sáo mèo, CLB thể thao dân tộc được xem là nơi sinh hoạt lý tưởng của  học sinh.  Ở đó, học sinh vừa thể hiện được năng khiếu của mình vừa có cơ  hội được tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao do Đoàn trường phối hợp  với các đoàn thể. Mỗi cuối tuần, các học sinh trong CLB sáo trúc, múa sạp có  thể đi biểu diễn trong các khu du lịch sinh thái tại địa phương. Hoạt động này   vừa tăng thêm thu nhập của học sinh, vừa khiến cho học sinh cảm thấy thư  giãn sau những giờ  học căng thẳng. Đối với CLB thêu thổ  cẩm, học sinh sẽ  được Đoàn trường tạo điều kiện để thêu theo dịch vụ với các đơn vị  quản lý  văn hóa tuyến trên.  1.3. Bữa cơm có thịt Với các học sinh  ở  trường bán trú, nội trú, dinh dưỡng là một tiêu chí  hàng đầu góp phần đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Để  nguồn thực phẩm   luôn được đảm bảo sạch sẽ, đủ  dinh dưỡng thì một hoạt động hữu ích mà  học sinh có khả  năng làm chính là tăng gia. Học sinh sẽ  thực hiện tăng gia  trồng rau sạch, nuôi gà, trồng nấm theo lớp và đặc biệt  ở  trong khu bán trú  vừa góp phần tăng thêm nguồn thu nhập, vừa cung cấp nguồn thực phẩm  sạch, hạn chế việc nhà bếp phải mua rau, mua thức ăn bên ngoài. Sau những  giờ  học căng thẳng, các bạn học sinh trong khu bán trú có thể  trồng rau, củ  quả và tận dụng nguồn thức ăn thừa ở căng tin để nuôi thêm các loài gia súc,   gia cầm cho bán trú.  Học sinh các lớp sẽ  thành lập các tổ, nhóm hỗ  trợ, giúp đỡ  nhà bếp  trong công tác cấp dưỡng và cuối mỗi buổi chiều. Hàng tháng, mỗi lớp sẽ  thực hiện mô hình “lợn tiết kiệm”, có thể   ủng hộ  bằng tiền mặt hoặc bằng   hiện vật như rau xanh, củ quả mà các lớp trồng được… để quyên góp cho nhà  bếp, giúp các các bạn trong bán trú có được bữa ăn chất lượng tốt hơn. Hoạt   động này giúp cho học sinh có thêm tinh thần yêu lao động, nâng cao trách  nhiệm của bản thân với tập thể, biết yêu thương, giúp đỡ  những người có  hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Thiết nghĩ, mô hình tăng gia trong kí túc xá thật sự cần thiết đối với các   trường vùng cao. Qua đó góp phần tăng thêm thu nhập, nâng cao tinh thần   trách nhiệm và rèn luyện ý thức tiết kiệm, chống lãng phí cho học sinh. 1.4. Green School Tác giả  nhận thấy mỗi học sinh có vai trò quan trọng trong việc tạo  không gian xanh và mở. Mỗi lớp học, học sinh có thể  tự  tay thiết kế  những   chậu cảnh nhỏ từ cây xương rồng, hoa mười giờ, cây phát lộc để  tạo không   gian xanh mát cho lớp học của mình cũng như  đem lại tính thẩm mĩ cho lớp   học. Trong những buổi lao động xây dựng cảnh quan nhà trường, học sinh  cùng thực hiện trồng hoa, trồng cây cảnh trong bồn hoa, bồn cây. Điều đó góp  13
  14. phần tạo nên không gian xanh và thoáng đãng cho trường học. Không những   thế, học sinh có thể  trồng các mô hình vườn cây thuốc nam, cây dược liệu   như  actiso, quế, sả,… vừa giúp trường học thêm xanh mát vừa phục vụ  cho  công tác y tế trường học. Không gian xanh còn thể hiện ở việc học sinh tự tay   tái chế các vật liệu thân thiện với môi trường thành các đồ dùng học tập như  hộp phấn bằng bìa carton, giá sách, sọt rác tự  tạo từ  tre nứa, trang trí lớp từ  lốp xe máy đã qua sử dụng… Một không gian đọc sách, trò chuyện và trao đổi   bài giữa sân trường rợp bóng mát tạo tâm lý thoải mái cho học sinh sau những   tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời góp phần làm cảnh quan nhà trường  thêm xanh, sạch, đẹp. 2. Kết quả thực nghiệm giải pháp 2.1. Khảo sát hiểu biết của học sinh về trường học hạnh phúc Sau khi áp dụng giải pháp, tác giả  khảo sát lại lần thứ  2 đối với 100  học sinh ba khối của trường THPT số  2 Sa Pa, về những hiểu biết của học   sinh về trường học hạnh phúc với 2 câu hỏi: Câu hỏi khảo sát  1: Em có tìm hiểu về  trường học hạnh phúc hay   không? Câu hỏi khảo sát 2: Em có cảm thấy hạnh phúc khi đến trường không ? Kết quả thống kê như sau: STT Câu  Không  Hiếm khi  Thỉnh  Thường  Rất thường  Điểm Điểm  hỏi bao giờ thoảng  xuyên xuyên  trung  (1 điểm) (2 điểm) (3 điểm)  (4 điểm)  (5 điểm) bình 1 1 0 7 15 40 38 409 4,09 2 2 2 8 17 53 20 381 3,81      Bảng 1: Thống kê hiểu biết của học sinh về trường học hạnh phúc. Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình ở câu hỏi 1 là mức 4,09 ­ học sinh   thường xuyên tìm hiểu về mô hình trường học hạnh phúc; ở câu hỏi 2 là 3,81  ­ học sinh gần như thường xuyên cảm thấy hạnh phúc và có niềm vui khi đến  trường. Vậy là đa số  học sinh được khảo sát ở  trường THPT số  2 Sa Pa sau  khi nhóm tác giả thực hiện giải pháp thì đã có hiểu biết và tìm hiểu nhiều về  trường học hạnh phúc cũng như  tìm thấy những niềm vui, sự hạnh phúc khi   đến trường. 2.2. Khảo sát những việc làm học sinh đã thực hiện để  xây dựng  trường học hạnh phúc Sau khi áp dụng giải pháp, tác giả  khảo sát lần 2 với 100 học sinh ba  khối của trường THPT số 2 Sa Pa về   những giải pháp học sinh đã thực hiện  để xây dựng trường học hạnh phúc với 5 câu hỏi: Câu hỏi khảo sát 1: Em có đi học đều và tự giác chấp hành nội quy học  sinh không ? 14
  15. Câu hỏi khảo sát 2: Em và đội/nhóm của mình đã thực hiện công tác  tuyên truyền cho học sinh trong trường về các vấn đề xã hội chưa ? Câu hỏi khảo sát 3: Em đã thực hiện mô hình học sinh bán trú tự quản,  đôi bạn cùng tiến chưa ? Câu hỏi khảo sát 4: Em có tham gia các hoạt động trang trí, cải tạo  cảnh quan trường lớp không ? Câu hỏi khảo sát 5: Em có thường xuyên tham gia hoạt động CLB, hội,  nhóm trong trường học không ? Kết quả thống kê như sau: STT Câu  Không bao  Hiếm khi Thỉnh  Thường  Rất thường  Điểm Điểm  hỏi giờ thoảng xuyên xuyên trung  (1 điểm) (2 điểm) (3 điểm) (4 điểm) (5 điểm) bình 1 1 1 7 25 30 37 395 3,95 2 2 8 20 35 25 12 313 3,13 3 3 0 3 20 60 17 411 4,11 4 4 2 7 12 65 14 382 3,82 5 5 20 12 28 45 15 383 3,83 Bảng 2: Bảng thống kê những việc làm học sinh đã thực hiện để xây   dựng trường học hạnh phúc. Kết quả khảo sát lần 2 cho thấy điểm trung bình ở câu hỏi 1 là mức  3,95 ­ học sinh thường xuyên tự  giác chấp hành kỷ  cương nền nếp, nội quy  trường lớp. Câu hỏi số  2 điểm trung bình có tần số  là 3,13 ­ học sinh đã cơ  bản trở  thành các tuyên truyền viên đến học sinh khác. Câu hỏi số  3 điểm  trung bình có tần số là 4,11 – học sinh thường xuyên thực hiện mô hình bán trú  tự  quản, đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ  nhau cùng tiến bộ. Câu hỏi số  4 điểm   trung bình có tần số là 3,82 – học sinh thường xuyên tham gia trang trí lớp, cải  tạo cảnh quan nhà trường. Câu hỏi số  5 điểm trung bình có tần số  là 3,83 –  học sinh khá thường xuyên tham gia hoạt động CLB, hội, nhóm trong trường  học.  Như  vậy, sau  khi   áp dụng các giải pháp của học sinh  để  xây dựng   trường học hạnh phúc qua việc khảo sát lần 2, tác giả  nhận thấy các chỉ  số  tăng lên theo hướng tích cực. Phần lớn học sinh đã ý thức và bắt đầu thay đổi  bản thân, kiến tạo môi trường học tập từ những việc làm nhỏ nhất của mình. 2.3. Khảo sát đối tượng trước và sau khi tác động Tác giả  tiến hành chọn ra 50 bạn học sinh trong nhóm 100 bạn ba  khối để  áp dụng 4 giải pháp, so sánh với 50 bạn không được tác động giải   pháp và nhận được kết quả như sau:  STT Nội dung 50 học sinh áp  Tỉ lệ % 50 học sinh không áp  Tỉ lệ % dụng giải pháp  dụng giải pháp (A) (B) 1 Đi học đầy đủ, đúng  46,0 92,0 24,0 48,0 giờ 15
  16. 2 Ý thức tự giác tham gia  45,0 90,0 21,0 42,0 các hoạt động 3 Chấp hành nội quy 48,0 96,0 17,0 34,0 Bảng 3: Kết quả khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng giải pháp                Sau đó tác giả tiến hành phân tích biểu đồ đối chiếu 50 học sinh  được áp dụng giải pháp với 50 học sinh không được áp dụng giải pháp.                Ta có biểu đồ so sánh như sau:                                              Nhận xét: Qua biểu đồ, ta thấy 50 học sinh sau khi áp dụng giải pháp  có sự tiến bộ rõ rệt: + Về đi học đầy đủ, đúng giờ: Nhóm học sinh được tác động giải pháp  (A) đi học đầy đủ đúng giờ hơn nhóm học sinh không được tác động giải  pháp (B), chênh lệch 44 %. + Về ý thức tự giác tham gia các hoạt động: Nhóm A đạt 90%, chênh  lệch dương so với nhóm B là 48%. + Về chấp hành các nội quy: Nhóm A chênh lệch dương so với nhóm B  là 62%. Như vậy, các học sinh được tác động giải pháp có sự tiến bộ rõ rệt về  mặt ý thức chấp hành kỷ cương nền nếp. Sau khi thực nghiệm các giải pháp  tại trường THPT số  2 Sa Pa, tác giả  nhận thấy từ  sự  thay đổi của học sinh,   các thầy cô giáo cũng ngày càng nhiệt huyết hơn không chỉ  trong công tác  giảng dạy mà cả  trong các hoạt động giáo dục khác. Tình trạng học sinh bỏ  học, tảo hôn, vi phạm nội quy giảm đáng kể. Học sinh cảm thấy yêu trường   mến bạn, muốn đi học hơn dù hoàn cảnh hết sức khó khăn. Cảnh quan nhà   trường từ đầu năm học 2021­2022 đã thay đổi một cách rõ rệt. Nhà trường đã  quy hoạch hệ thống cây cảnh, bể tiểu cảnh cho phù hợp với khuôn viên nhà  trường và bản sắc địa phương. Tình thầy trò ngày càng thêm gắn chặt. Học  sinh có ý thức tự  giác, cảm thấy tin tưởng và an tâm khi đến trường, nơi có   các thầy cô giáo như những người cha, người mẹ thứ hai của mình. PHẦN KẾT LUẬN Xây dựng trường học hạnh phúc là nhiệm vụ  cấp thiết hàng đầu của  các trường học trong giai đoạn hiện nay. Để  làm được điều này, đòi hỏi sự  chung tay, nỗ lực của cả nhà trường, học sinh, gia đình và xã hội. Thầy cô và   16
  17. cả  học sinh cần có sự  thay đổi tích cực từ  tư  duy đến hành động, nhằm tạo  nên sự thân thiện, gần gũi, yêu thương nhưng vẫn trong khuôn khổ  kỉ  cương   trường lớp.  Cần đánh giá về  thực trạng, đặc thù của từng trường học, đối tượng   học sinh khác nhau để đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn. Những   giải pháp này phải xuất phát từ lợi ích trực tiếp của học sinh, giáo viên và góp   phần vào sự  phát triển chung của nhà trường. Từ  đó mới phát huy hiệu quả  được mô hình trường học hạnh phúc. Các giải pháp được đề  xuất trong đề  tài này có tính khả  thi và cần  được áp dụng rộng rãi ở các trường THPT đặc biệt là các trường vùng cao để  đem lại hiệu quả  cao nhất trong việc xây dựng mô hình trường học hạnh  phúc hiện nay. 17
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aristotle, “Nicomachean Đạo đức”, Nhà xuất bản nhân dân, 2010. 2.  Đặng Tự  Ân,   “Mô hình trường học mới Việt Nam   ­  Phương pháp giáo   dục”, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016. 3. Thích Nhất Hạnh, Katherine Weare, “Cẩm nang hạnh phúc ­ Phần 1­ Thầy   cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới, Nhà xuất bản Hà Nội, 2018. 4.   Trish   Summerfield,   Frederic   Labarthe   and   Anthony   Strano,   Positive  Thingking,  Tư  duy tích cực. Bản dịch của Thu Vân ­ Phạm Thị  Sen, Nhà  xuất bản Tổng hợp Tp Hồ Chí minh, 2017.  5.  Big Life Journal, “Nói lời ý nghĩa” tập 1, biglifejournal.com, 2021. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2