Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giảm thiểu hành vi Phubbing cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp
lượt xem 0
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giảm thiểu hành vi Phubbing cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp" nhằm giảm thiểu hành vi Phubbing cho học sinh nhằm xây dựng tập thể lớp học gắn kết, hòa đồng, nâng cao kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội cho học sinh THPT miền núi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giảm thiểu hành vi Phubbing cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------- ---------- SÁNG KIẾN Đề tài: GIẢM THIỂU HÀNH VI PHUBBING CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Lĩnh vực: Chủ nhiệm Nghệ An, tháng 4 năm 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 ---------- ---------- SÁNG KIẾN Đề tài: GIẢM THIỂU HÀNH VI PHUBBING CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Lĩnh vực: Chủ nhiệm Người thực hiện: 1. NGUYỄN THỊ THU HẰNG - Tổ Ngữ văn - SĐT: 0915 602 927 2. LÊ THƯƠNG HUYỀN - Tổ Ngữ văn - SĐT: 0912 781 777 3. CHƯƠNG THỊ DIỄM HẰNG -Tổ Toán-Tin - SĐT: 0919 548 664 Nghệ An, tháng 4 năm 2024
- MỤC LỤC NỘI DUNG DANH MỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH-BIỂU ĐỒ PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Những đóng góp của đề tài 2 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 3 1. Hành vi Phubbing 3 1.1. Khái niệm 3 1.2. Biểu hiện, dấu hiệu nhận biết hành vi Phubbing 4 1.3. Nguyên nhân phổ biến của hành vi Phubbing 4 1.4. Những ảnh hưởng của hành vi Phubbing đến học tập và đời sống 6 1.5. Một số phương pháp hạn chế hành vi Phubbing 7 2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT 8 3. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi 9 4. Vai trò của GVCN trong vấn đề giảm thiểu hành vi Phubbing cho học 9 sinh THPT CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HÀNH VI PHUBBING CỦA HỌC 10 SINH THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 1. Mức độ, nhận thức về hành vi Phubbing của HS trường THPT Tương 10 Dương 1 2. Biểu hiện hành vi Phubbing của HS THPT Tương Dương 1 11 3. Mức độ GV triển khai các biện pháp giảm thiểu hành vi Phubbing cho 13 HS ở trường THPT Tương Dương 1 4. Nguyên nhân dẫn đến hành vi Phubbing của học sinh THPT miền núi 14
- CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU HÀNH VI 14 PHUBBING CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của HS về hành vi Phubbing thông 14 qua chiến dịch “No Phubbing” 1.1. Thiết kế kế hoạch cho chiến dịch 14 1.2. Tổ chức thực hiện 16 1.2.1 Hình thức thứ nhất: Thi viết bài tìm hiểu về hành vi Phubbing 16 1.2.2. Hình thức thứ hai: Thi vẽ tranh tuyên truyền chủ đề “No Phubbing” 17 1.2.3. Hình thức thứ ba: Thi sáng tạo video clip, tiểu phẩm chủ đề “No 18 Phubbing” 1.2.4. Hình thức thứ tư: Tuyên truyền thông qua cuộc thi hùng biện thực 19 hiện trong tiết chào cờ 1.3. Đánh giá kết quả 22 2. Tổ chức diễn đàn thảo luận về chủ đề “No Phubbing” 22 2.1. Thiết kế chuyên đề thảo luận 22 2.2. Tổ chức diễn đàn thảo luận 27 3. Xây dựng mô hình lớp học “No Phubbing” 29 3.1. Thiết lập quy tắc lớp học “No phubbing” 29 3.2. Tạo lập thói quen giờ ra chơi “No smarphone” 30 3.3. Tổ chức các trò chơi tương tác trực tiếp trong sinh hoạt 15p đầu giờ 32 3.4. Sử dụng các phần mềm kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại 34 4. Gia đình và Giáo viên làm gương “No phubbing” cho học sinh 35 4.1. Gia đình thực hiện “No phubbing” 35 4.2. Giáo viên thực hiện “No Phubbing” trong giao tiếp và giáo dục 37 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 39 1. Phân tích định tính 39 2. Phân tích định lượng 41 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất đối với 42 đề tài nghiên cứu
- 3.1. Mục đích khảo sát 42 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 42 3.3. Đối tượng khảo sát 42 3.4. Kết quả khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 42 4. Hiệu quả của đề tài 45 PHẦN 3. KẾT LUẬN 46 1. Kết luận chung 46 1.1.Quá trình nghiên cứu 46 1.2. Ý nghĩa của đề tài 46 1.3. Phạm vi và nội dung ứng dụng 47 2. Kiến nghị, đề xuất 47 2.1. Đối với HS THPT 47 2.2. Đối với gia đình 48 2.3. Đối với các trường THPT 48 2.4. Đối với các cơ quan quản lí giáo dục 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Học sinh HS 3 Giáo viên GV 4 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 5 Mạng xã hội MXH DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang Thống kê khảo sát HS về mức độ, nhận thức 1 Bảng 1 10 hành vi Phubbing
- Thống kê kết quả khảo sát biểu hiện hành vi 2 Bảng 2 12 Phubbing của HS Mức độ GV triển khai các biện pháp giáo dục HS 3 Bảng 3 13 giảm thiểu Phubbing 4 Bảng 4 Kết quả HK1 lớp thực nghiệm 40 Đối chiếu mức độ Phubbing lớp đối chứng và lớp 5 Bảng 5 41 thực nghiệm 6 Bảng 6 Tổng hợp đối tượng khảo sát 42 7 Bảng 7 Trích xuất số liệu từ SPSS đánh giá sự cấp thiết 43 8 Bảng 8 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp 43 9 Bảng 9 Trích xuất số liệu tính khả thi từ phần mềm SPSS 44 10 Bảng 10 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp 44 DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên hình Trang 1 Hình 1 Minh họa khái niệm Phubbing 3 2 Hình 2 Biểu hiện hành vi Phubbing 4 3 Hình 3 Nghiện điện thoại, một nguyên nhân của 5 Phubbing 4 Hình 4 Phubbing khiến con người xa cách nhau hơn 6 5 Hình 5 Hoạt động kết nối với bạn bè 7 6 Hình 6 Hoạt động gắn kết với gia đình 8 7 Hình 7 Biểu đồ mức độ, nhận thức hành vi Phubbing của 11 HS 8 Hình 8 HS thực hiện hành vi Phubbing trong lớp học, 12 giờ ra chơi 9 Hình 9 Biểu đồ mức độ GV triển khai các biện pháp giáo 13 dục HS giảm thiểu Phubbing 10 Hình 10 Bài dự thi tìm hiểu của HS 17
- 11 Hình 11 Tranh vẽ tuyên truyền của HS 18 12 Hình 12 Hình ảnh cắt từ các Video tiểu phẩm tuyên 19 truyền 13 Hình 13 Hoạt động tuyên truyền trong tiết chào cờ 21 14 Hình 14 Các slide trong diễn đàn 26 15 Hình 15 MC giới thiệu chủ đề diễn đàn 27 16 Hình 16 HS nhóm PPT thuyết trình 27 17 Hình 17 HS nhóm Hội họa trình bày 27 18 Hình 18 HS nhóm Điện ảnh trình bày tiểu phẩm 27 19 Hình 19 HS trao đổi, thảo luận và cho điểm các nhóm 28 20 Hình 20 HS sáng tạo thiệp hanmade thông điệp “No 28 Phubbing” 21 Hình 21 HS và GV nêu cao thông điệp “No Phubbing” 28 22 Hình 22 HS sử dụng các hộp cất giữ điện thoại trong lớp 30 học 23 Hình 23 HS xây dựng bảng quy tắc No phubbing trong 30 các lớp học 24 Hình 24 Giờ ra chơi No smarphone: cùng đọc sách, đánh 31 cờ, tạo cây mục tiêu. 25 Hình 25 HS thực hành các trò chơi tương tác trong tiết 34 sinh hoạt 15 phút 26 Hình 26 Một số phần mềm kiểm soát thời gian sử dụng 35 điện thoại 27 Hình 27 Xây dựng quy tắc gia đình No phubbing 36 28 Hình 28 No Phubbing trong các hoạt động học tập 38 29 Hình 29 Những “Lớp học 0 đồng” ở trường THPT 38 Tương Dương 1 30 Hình 30 Khen thưởng GVCN trong các đợt thi đua 40 31 Hình 31 Biểu đồ đối chiếu mức độ Phubbing lớp đối 41 chứng và lớp thực nghiệm
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cùng với sự phổ biến của các thiết bị công nghệ cá nhân như smartphone, máy tính bảng, laptop, một hành vi khi con người quá chìm đắm vào không gian ảo mà quên đi những mối quan hệ thực tại có tên Phubbing cũng dần “xâm chiếm thế giới”. Phubbing là biệt ngữ được ghép giữa từ "phone" (điện thoại) và từ "snubbing" (phớt lờ) được hiểu là "phớt lờ một ai đó trong giao tiếp xã hội, tập trung hết sự chú ý vào điện thoại di động thay vì người đối diện". Hành vi này thường mang tính bản năng và không chủ ý nhưng lại khiến người đối diện phật lòng và cảm thấy không được tôn trọng. Phubbing là hành động không văn minh, không lịch sự, nhưng giờ đây, với sự phổ biến của các thiết bị công nghệ cá nhân, nó đang được bình thường hóa đến mức người ta đã thôi không còn dành sự quan tâm tới nhiều nữa. Thậm chí, hiện nay, nhiều người còn coi Phubbing là yếu tố quan trọng giúp duy trì kết nối với những người khác, cho dù đó chỉ là thông qua mạng xã hội, nhắn tin hay gửi email. Phubbing gây tác động tiêu cực và có thể làm xấu đi mối quan hệ giữa các cá nhân. Điều đáng lo ngại hơn hết là mọi người chưa thật sự nhận ra mức độ ảnh hưởng của Phubbing và vẫn để nó tiếp tục phát triển theo hướng ngày một phổ biến hơn. Vì thế, ngay lúc này, chúng ta cần phải có những giải pháp để giảm thiểu hành vi Phubbing, nhằm đưa con người trở lại với cuộc sống thực, các mối quan hệ thực, tình cảm thực để không biến mình thành “nô lệ” của công nghệ. Giới trẻ thời nay được tiếp xúc rộng rãi với mạng internet, các trang mạng xã hội nên hình ảnh HS thường xuyên “cắm mặt” vào điện thoại đã không còn xa lạ trong học đường. Nhiều em chỉ xem chiếc máy điện thoại di động là bạn, dần xa rời cuộc sống đời thực gây ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và các mối quan hệ xung quanh. Trường THPT Tương Dương 1 đóng ở địa bàn miền núi, thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Học sinh phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số1, có nhiều hứng thú với vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, thiếu hụt kỹ năng sống nên những biểu hiện của hành vi Phubbing lại càng rõ rệt hơn. Đối với HS trọ học xa nhà, GVCN gần như trở thành người cha, người mẹ thứ hai, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình nhân cách và tạo dựng tương lai cho HS. Trước thực trạng của hành vi Phubbing đang diễn ra phổ biến ở trường, lớp, GVCN là yếu tố then chốt trong việc tuyên truyền và triển khai các giải pháp hạn chế hành vi Phubbing ở HS để cùng nhau xây dựng môi trường học đường cởi mở, thân thiện và tích cực. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Giảm thiểu hành vi Phubbing cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp”. 1 Năm học 2023-2024 số lượng học sinh của trường là 1099 em với 30 lớp trong đó dân tộc Thái 781/1099(chiếm 70,15%); Khơ mú 119/1099 (chiếm 10,82%); Mông 72/1099 (chiếm 6,55%); tày Poọng (Thổ) 4/1099 (chiếm 0,36%); Ơ đu 2/1099 (chiếm 0,18%); Kinh 124/1099 (chiếm 11,2%); DT khác 7/1099 (chiếm 0,63%). 1
- 2. Mục đích nghiên cứu Giảm thiểu hành vi Phubbing cho HS nhằm xây dựng tập thể lớp học gắn kết, hòa đồng, nâng cao kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội cho HS THPT miền núi. 3. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu hành vi Phubbing ở trường THPT Tương Dương 1. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp một số công trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát và thu thập thông tin về thực trạng hành vi Phubbing của HS THPT Tương Dương 1 - Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả khảo sát và xử lý kết quả trước và sau thực nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm: Phối hợp các biện pháp cụ thể để có những tác động giảm thiểu hành vi Phubbing cho HS trường THPT Tương Dương 1, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả các biện pháp được đề xuất và thực hiện. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi Phubbing. - Khảo sát thực trạng về nhận thức, mức độ, biểu hiện hành vi Phubbing của học sinh trường THPT Tương Dương 1. - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu hành vi Phubbing cho học sinh trường THPT Tương Dương 1. - Tiến hành thực nghiệm, phân tích kết quả, đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu hành vi Phubbing cho HS trường THPT Tương Dương 1. 6. Những đóng góp của đề tài - Trình bày, nghiên cứu lý luận sâu sắc về hành vi Phubbing. - Nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực của hành vi Phubbing đối với HS THPT miền núi và vai trò quan trọng của GVCN trong vấn đề giảm thiểu hành vi Phubbing. - Xác định được thực trạng hành vi Phubbing của học sinh THPT Tương Dương 1. Từ đó cho thấy sự cần thiết nâng cao nhận thức và thực hiện giải pháp giảm thiểu hành vi Phubbing cho HS THPT miền núi. - Hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực từ hành vi Phubbing, định hình lối sống lành mạnh, cư xử văn minh cho HS, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình “lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc”. 2
- PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Hành vi Phubbing 1.1. Khái niệm Cambridge Dictionary định nghĩa phubbing là hành động chăm chăm lướt điện thoại, phớt lờ người đang ở cạnh. Thuật ngữ độc đáo này là sự kết hợp giữa phone (điện thoại) và snubbing (phớt lờ, lạnh nhạt). Theo Merriam-Webster Dictionary, phubbing ra đời vào tháng 5/2012, khi công ty quảng cáo McCann thực hiện một chiến dịch quảng bá cùng từ điển Macquarie. Họ đã tập hợp các chuyên gia ngôn ngữ nhằm đặt tên cho một hiện tượng phổ biến trong kỷ nguyên của điện thoại thông minh. Theo đó, các chuyên gia ngôn ngữ đã đưa ra loạt từ để nói về hành động cắm mặt vào điện thoại và phớt lờ người khác, bao gồm nubbing, fumping và tele-snub. Cuối cùng, phubbing lại là từ được chọn. Sau đó, nó đã được sử dụng trong các chiến dịch của Facebook và trên một trang web chuyên dụng, và một đoạn phim ngắn đã được tạo ra vào năm 2014 để ghi lại sự ra đời của cụm từ này. Hình 1. Minh họa khái niệm Phubbing 3
- 1.2. Biểu hiện, dấu hiệu nhận biết hành vi Phubbing Dấu hiệu để nhận biết một người đang Phubbing vô cùng đơn giản. Người đó sẽ dành quá nhiều thời gian cho điện thoại thay vì quan tâm đến những người xung quanh ở bất cứ thời gian và không gian nào đó. Cụ thể qua những biểu hiện sau: - Luôn kè kè smartphone trên tay dù đang trong cuộc hẹn với bạn bè hay buổi tụ tập cùng gia đình. - Hầu hết các giao tiếp xã hội được thực hiện thông qua các mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Email, SMS,... . - Thường xuyên không tập trung vào nội dung cuộc hội thoại vì bận xem điện thoại. - Sử dụng điện thoại để lấp đầy các khoảng trống trong đoạn hội thoại với người khác - Ngồi cùng tập thể nhưng vẫn thường xuyên kiểm tra điện thoại Hình 2. Biểu hiện hành vi Phubbing 1.3. Nguyên nhân phổ biến của hành vi Phubbing Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hành vi phubbing: - Do nghiện điện thoại: Hiện nay, điện thoại di động và các thiết bị công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sự kết nối liên tục và tính tiện lợi của các ứng dụng và trò chơi trên điện thoại đã tạo ra chứng nghiện và phụ thuộc điện thoại. Do đó, việc không chú ý đến người xung quanh trong khi sử dụng điện thoại di động là một hành vi phổ biến. - Sự cô đơn: Một nguyên nhân khác có thể là sự cô đơn hoặc cảm giác không thoả mãn trong cuộc sống thực. Sử dụng điện thoại di động có thể trở thành một cách 4
- để tránh cảm giác cô đơn bằng cách tìm kiếm sự kết nối và sự chú ý từ các mạng xã hội hoặc trò chuyện với người khác. Tuy nhiên, việc đánh mất sự chú ý đến người xung quanh trong quá trình này có thể gây ra sự cô đơn và cảm giác xa lạ với môi trường xung quanh. - Do thiếu ý thức: Một số người có thể không nhận thức được tác động xấu của hành vi phubbing đối với mối quan hệ với người khác. Họ có thể cho rằng việc sử dụng điện thoại di động là một cách bình thường và không gây hại. Tuy nhiên, việc phubbing có thể làm giảm sự gắn kết và tương tác trong các mối quan hệ, gây ra sự mất mát và hiểu lầm. - Tác động của mạng xã hội: Mạng xã hội và các ứng dụng trực tuyến khác có thể tạo ra một cảm giác áp lực để luôn cập nhật thông tin và tương tác với người khác. Việc lo lắng về việc bị bỏ qua hoặc không tham gia các cuộc trò chuyện trực tuyến có thể khiến một số người đổ nhiều thời gian và sự quan tâm vào điện thoại di động, và do đó phubbing trở thành một hành vi phổ biến. - Thiếu quy tắc và thói quen: Một số người không có quy tắc rõ ràng hoặc không có thói quen tạo không gian và thời gian riêng để sử dụng điện thoại di động. Điều này dẫn đến việc họ sử dụng điện thoại di động trong các tình huống không thích hợp, chẳng hạn như khi đang có cuộc trò chuyện trực tiếp với người khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên nhân và tình huống Phubbing có thể khác nhau đối với từng người. Đôi khi, hành vi Phubbing có thể xuất phát từ sự bận rộn, áp lực công việc, hoặc thói quen cá nhân. Điều quan trọng là nhận thức về tác động tiêu cực của hành vi Phubbing đối với mối quan hệ và tìm cách giữ thái độ tôn trọng và sự chú ý đến người xung quanh. Hình 3. Nghiện điện thoại, một nguyên nhân của Phubbing 5
- 1.4. Những ảnh hưởng của hành vi Phubbing đến học tập và đời sống Giao tiếp là yếu tố chính tạo nên kết nối trong mối quan hệ, sự đồng điệu về cảm xúc, kết nối về tinh thần. Nhưng với thời đại mà hầu như ai cũng có riêng cho bản thân một thiết bị công nghệ thông minh thì Phubbing đang khiến chúng ta xa cách nhau hơn. Hình 4. Phubbing khiến con người xa cách nhau hơn Hành vi Phubbing ảnh hưởng đáng kể đến học tập và đời sống của học sinh THPT miền núi. Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực mà Phubbing gây ra: - Suy giảm sự tập trung: Khi học sinh đang bị Phubbing, các em dễ dàng mất tập trung vào công việc học. Thay vì tập trung vào bài giảng hoặc việc học, HS sẽ dành thời gian và sự chú ý cho các hoạt động trên điện thoại di động. Điều này có thể dẫn đến hiệu suất học tập giảm đi và khả năng tiếp thu kiến thức kém hơn. - Nguy cơ cắt đứt giao tiếp: Hành vi phubbing gây cắt đứt quá trình giao tiếp giữa các học sinh. Thay vì tương tác và trò chuyện với nhau, HS sẽ dành thời gian trong thế giới ảo trên điện thoại di động. Điều này có thể làm giảm khả năng giao tiếp xã hội và tạo ra sự cô đơn, cảm giác xa lạ trong cộng đồng học sinh. - Mất cân bằng cuộc sống: Phubbing khiến học sinh dành quá nhiều thời gian và sự quan tâm cho các hoạt động trên mạng xã hội và điện thoại di động, gây ra sự mất cân bằng giữa cuộc sống trực tuyến và cuộc sống thực. HS có thể dễ dàng bỏ qua các hoạt động ngoại khóa, thể dục, hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bản thân. - Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Sử dụng quá nhiều điện thoại di động và bị Phubbing có thể gây ra căng thẳng, mệt mỏi và lo âu cho học sinh. Sự phụ thuộc vào công nghệ và sự cô độc trong thế giới ảo cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm và lo âu. 6
- - Suy giảm chất lượng giấc ngủ: Sử dụng điện thoại di động vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của học sinh. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể làm giảm sự sản sinh melatonin, gây ra rối loạn giấc ngủ và mệt mỏi trong ngày hôm sau. Để giảm ảnh hưởng của Phubbing, cần tạo ra một môi trường học tập và sống lành mạnh, khuyến khích học sinh sử dụng điện thoại di động một cách có tỉnh thức và tạo ra những quy định rõ ràng về việc sử dụng điện thoại di động trong các hoạt động học tập và giao tiếp xã hội. 1.5. Một số phương pháp hạn chế hành vi Phubbing Bởi vì Phubbing đang ngày càng bình thường hóa nên không dễ để dừng hành động này lại. Các chuyên gia gợi ý một số cách để bạn có thể chủ động tương tác nhiều hơn với những người xung quanh. - Ngắt kết nối với tất cả đồ công nghệ: Theo các chuyên gia tâm lý, để ngăn chặn Phubbing, chúng ta cần tăng cường tạo ra các cuộc trò chuyện không thiết bị công nghệ, bao gồm cả điện thoại, máy tính xách tay và tivi là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp chúng ta tập trung tốt hơn vào không khí tập thể và dần hình thành thói quen giao tiếp trực tiếp. Đối với những người không thể ngừng Phubbing, hãy cố gắng tránh kiểm tra điện thoại khi đang dành thời gian với người thân yêu. Ví dụ, bạn có thể tắt âm điện thoại, tắt mạng, tắt thông báo các ứng dụng mạng xã hội hoặc úp màn hình điện thoại xuống để tránh nhìn thấy thông báo. - Tăng tần suất nói chuyện với người thân, bạn bè: Tùy thuộc vào mối quan hệ, khi trong một cuộc vui tập thể, bạn có thể lịch sự nhắc nhở một người Phubbing rằng thói quen của họ đang khiến bạn không cảm thấy ổn. Ngược lại, nếu bạn là một cá nhân đang Phubbing, hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện về điều đó để cảm thấy có trách nhiệm và bạn có thể kiềm chế hành vi của mình. Hình 5. Hoạt động kết nối với bạn bè 7
- Bạn hãy để điện thoại ở chế độ yên lặng khi đang trong bữa ăn cùng gia đình hoặc các buổi hẹn cà phê cùng bạn bè để tăng thời gian trò chuyện cùng mọi người. Hoặc nếu cảm thấy điện thoại vẫn có sức hút quá lớn và bạn chưa thể tách ra ngay lập tức, hãy tập làm quen bằng cách tắt bớt thông báo từ các nền tảng mạng xã hội. Lượng thông tin do điện thoại mang tới là vô tận, khiến chúng ta cảm thấy nếu không xem thông báo ngay thì sẽ để lỡ việc gì đó quan trọng. Do đó, bạn nên đặt ưu tiên cho một chỉ số thông báo nhất định thay vì xem mọi thông báo ngay và luôn. Những loại thông báo không quan trọng nên để chế độ im lặng. Như vậy chúng ta sẽ không bị phân tâm quá nhiều và có thời gian để kết nối với gia đình nhiều hơn. Việc trả lời tin nhắn, email và các cuộc gọi công việc sau khi đã tan làm tưởng như bình thường song nó có thể là nguyên nhân khiến tình cảm gia đình bị rạn nứt trong tương lai. Ngay cả với những công việc quan trọng, bạn cũng đừng quên có người đang cần sự quan tâm của bạn. Nếu được hãy gác lại công việc đến sáng hôm sau hoặc những ngày làm việc đầu tuần. Buổi tối và cuối tuần hãy dành thời gian cho gia đình thân yêu, đặc biệt là các mầm non tương lai để con trẻ được cảm nhận đầy đủ sự gắn kết với bố mẹ. Bên cạnh đó, một phương pháp cực kỳ hiệu quả khác để “No Phubbing” đó chính là tăng cường tham gia vào các buổi giao lưu xã hội, họp mặt hoặc các trò chơi tập thể mang tính hội nhóm để giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị công nghệ, từ đó tạo thói quen giao tiếp trực tiếp cho bản thân. Hình 6. Hoạt động gắn kết với gia đình 2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT Độ tuổi từ 15-18, HS có sự phát triển về sinh lý với một số biểu hiện như dậy thì, thay đổi hooc môn, thiếu niên có xu hướng tăng hưng phấn nhẹ hoặc căng thẳng xúc cảm. Sự phát triển về sinh lý dẫn đến sự thay đổi nhất định về tâm lý. Ở lứa tuổi này HS còn hình thành những quan điểm sống riêng biệt, biết bảo vệ lẽ phải và cái đẹp, phê phán những điều sai trái. 8
- Tình cảm của HS THPT thường biểu hiện ở tính tự lập, cho rằng người lớn thường không đánh giá đúng, nghiêm túc những điều các em nghĩ, những việc các em làm cũng như sự trưởng thành của các em. Bởi vậy, lứa tuổi này thường dễ có xu hướng xa lánh người lớn và tìm sự đồng tình, đồng cảm ở các bạn cùng lứa tuổi. Đặc điểm này cùng với sự phát triển của tính tự trọng chưa cao làm cho HS THPT thiếu tự chủ và thường chịu sự tác động từ bạn bè hơn là từ người lớn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh những cảm xúc trốn tránh vào điện thoại ở HS khi đối mặt với khó khăn. Hơn nữa, ở bậc THPT, HS còn có nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ. Một khi cái tôi chưa được quan tâm chú ý, hoặc hay bị chê bai HS dễ tự ti, bi quan, mặc cảm bản thân xấu xí, kém cỏi, vô dụng. Khi bị chỉ trích, một số HS chưa biết xử lý cảm xúc như thế nào nên cảm thấy tổn thương sâu sắc và trở nên thu mình lại, ngại giao tiếp với mọi người. Vì thế giúp HS hiểu rõ bản thân, hạn chế hành vi Phubbing là một việc vô cùng cần thiết. 3. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi Bên cạnh những đặc điểm chung về tâm sinh lí lứa tuổi THPT, HS miền núi lại mang những đặc điểm riêng về tính cách cũng như đời sống tình cảm, cảm xúc. Học sinh dân tộc thiểu số có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quý thầy cô, tình bạn, trung thực, dũng cảm. Tuy nhiên, các bạn lại rụt rè, nhút nhát, tự ti, tự ái, thiếu ý chí phấn đấu, ít có ước mơ, hoài bão. Tính tự ti cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế tạo cho các em tâm lí khó hoà đồng. Học sinh dân tộc có tính tự ái cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận, bạn bè chê cười, HS dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè. Một số HS thậm chí bỏ học, có những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Học sinh miền núi còn rất thẳng thắn, thật thà và tự trọng, có gì không vừa ý thường tỏ thái độ ngay. HS sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn. Những vấn đề thực tế liên quan đến bản thân luôn tạo sức hút rất lớn với HS. Vì vậy, cần nắm vững đặc điểm tâm lí, tình cảm của HS miền núi để đề ra các biện pháp tư vấn, hỗ trợ HS một cách phù hợp, sát với đối tượng. 4. Vai trò của GVCN trong vấn đề giảm thiểu hành vi Phubbing cho học sinh THPT Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu hành vi Phubbing cho HS THPT miền núi. Dưới đây là một số vai trò cụ thể: - Giáo dục và tạo nhận thức: GVCN giáo dục tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường học tập và giao tiếp lành mạnh. GV tổ chức các buổi nói chuyện, thảo luận về hành vi Phubbing, nhấn mạnh tác động tiêu cực của nó và khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động không liên quan đến điện thoại di động. 9
- - Làm gương: GVCN trở thành một tấm gương tích cực bằng cách tự mình tuân thủ các quy tắc và hạn chế việc sử dụng điện thoại di động trong thời gian làm việc và giao tiếp với học sinh. GV cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm và lợi ích của việc tạo ra một môi trường không Phubbing để khuyến khích học sinh làm theo. - Quản lý lớp học: GVCN có trách nhiệm quản lý lớp học và tạo ra một môi trường học tập tập trung như đặt quy định về việc sử dụng điện thoại di động trong lớp, cấm sử dụng trong giờ học hoặc chỉ cho phép sử dụng trong các hoạt động cụ thể. GVCN theo dõi và thực hiện các quy định để đảm bảo mọi người tuân thủ. - Tương tác và hỗ trợ: GVCN tạo ra một môi trường tương tác và hỗ trợ trong lớp học, tạo điều kiện cho HS thảo luận, chia sẻ và tương tác với nhau một cách tích cực. HS sẽ cảm thấy thoải mái hơn và ít cần phải dựa vào điện thoại di động để tìm kiếm sự chú ý và kết nối xã hội. - Hợp tác với phụ huynh: GVCN hợp tác với phụ huynh để tạo ra những quy định và hướng dẫn chung về việc giảm thiểu hành vi Phubbing. GV tổ chức cuộc họp với phụ huynh để thảo luận về tác động của Phubbing và cùng nhau tìm ra các giải pháp, quy định phù hợp để áp dụng cả trong gia đình và trường học. Tóm lại, bằng cách giáo dục, tạo nhận thức, làm gương, quản lý lớp học và hợp tác với phụ huynh, GVCN sẽ tạo ra một môi trường học tập và giao tiếp lành mạnh, khuyến khích sự tương tác trực tiếp và giúp HS phát triển kỹ năng xã hội và tập trung vào việc học. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HÀNH VI PHUBBING CỦA HỌC SINH THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 1. Mức độ, nhận thức về hành vi Phubbing của HS THPT Tương Dương 1 Phương pháp: Điều tra bằng các câu hỏi trong phiếu khảo sát HS [Phụ lục 01] Nội dung khảo sát: Mức độ, nhận thức Phubbing của HS THPT Tương Dương 1 Đối tượng khảo sát: 400 HS trường THPT Tương Dương 1. Thời gian khảo sát: Tháng 9/2023. Câu hỏi và kết quả khảo sát: Có Không Câu hỏi khảo sát SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (HS) (%) (HS) (%) Bạn có những hành vi Phubbing (chỉ chăm chăm nhìn vào điện thoại, phớt lờ người 328 82% 72 18% khác khi trò chuyện) trong giao tiếp không? Hành vi Phubbing có ảnh hưởng gì đến học 90 22% 310 78% tập và các mối quan hệ của bạn không? Bảng 1. Thống kê khảo sát HS về mức độ, nhận thức hành vi Phubbing 10
- Thực trạng, nhận thức của HS về hành vi Phubbing (tỷ lệ %) 100 82 78 80 60 40 22 18 20 0 Có Không Thực trạng hành vi Phubbing của HS Nhận thức của HS về sự ảnh hưởng của hành vi Phubbing Hình 7. Biểu đồ mức độ, nhận thức hành vi Phubbing của HS Nhận xét: Trong tổng số 400 HS, có 328 em thường có hành vi Phubbing trong giao tiếp, chiếm tỷ lệ rất cao 82%. Chỉ có 72 em cho rằng bản thân không Phubbing trong giao tiếp, chiếm tỷ lệ 18%. Trong tổng số 400 HS, có 90 em cho rằng Phubbing ảnh hưởng đến việc học và giao tiếp, chiếm tỷ lệ thấp 22%. Có 310 em cho rằng Phubbing không ảnh hưởng đến việc học và giao tiếp, chiếm tỷ lệ rất cao 78%. Như vậy, tỷ lệ HS có hành vi Phubbing rất đáng báo động, nhất là ở đối tượng HS miền núi, vốn đã hạn chế về kỹ năng giao tiếp. Nhận thức của HS về tác hại của Phubbing còn rất thấp. HS chưa nhìn thấy rõ ảnh hưởng tiêu cực của Phubbing nên gần như chưa có nhu cầu cải thiện hành vi Phubbing. Vì thế rất cần sự vào cuộc của Nhà trường, gia đình cũng như toàn thể xã hội để có những chiến lược giúp HS giảm thiểu hành vi Phubbing. Nhiệm vụ của GVCN là giúp HS nhận thức rõ ảnh hưởng của Phubbing và đưa ra các biện pháp giảm thiểu kịp thời và đúng đắn cho HS. 2. Biểu hiện hành vi Phubbing của HS THPT Tương Dương 1 Phương pháp: Điều tra bằng các câu hỏi trong phiếu khảo sát HS [Phụ lục 02] Nội dung khảo sát: Biểu hiện hành vi Phubbing của HS trường THPT Tương Dương 1 Đối tượng khảo sát: 400 HS trường THPT Tương Dương 1. Thời gian khảo sát: Tháng 9/2023. Câu hỏi và kết quả khảo sát: Có Không Biểu hiện hành vi Phubbing của HS SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (HS) (%) (HS) (%) Bạn có luôn kè kè smartphone trên tay dù đang trong cuộc hẹn với bạn bè hay buổi tụ tập cùng gia 378 94.5% 22 5.5% đình? 11
- Có phải hầu hết các giao tiếp xã hội của bạn được thực hiện thông qua các mạng xã hội trực tuyến như 317 79.3% 83 20.7% Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Email, SMS,... Bạn có thường xuyên không tập trung vào nội dung 285 71.3% 115 28.7% cuộc trò chuyện vì bận xem điện thoại? Bạn có sử dụng điện thoại để lấp đầy các khoảng 296 74% 104 26% trống trong khi trò chuyện với người khác không? Bạn có ngồi cùng tập thể nhưng vẫn thường xuyên 374 93.5% 26 6.5% kiểm tra điện thoại? Bảng 2. Thống kê kết quả khảo sát biểu hiện hành vi Phubbing của HS Nhận xét: Trong số 400 HS tham gia khảo sát: Có 94,5% tỷ lệ HS “luôn kè kè điện thoại trên tay trong các cuộc hẹn với bạn bè và tụ tập cùng gia đình” chiếm tỷ lệ cao nhất. Có 93,5% tỷ lệ HS “ngồi cùng tập thể nhưng vẫn thường xuyên kiểm tra điện thoại”, chiếm tỷ lệ cao thứ hai. Tiếp đến là lần lượt các biểu hiện: Có 79,25% tỷ lệ HS “thực hiện giao tiếp xã hội thông qua các MXH trực tuyến”; Có 74% tỷ lệ HS “sử dụng điện thoại để lấp đầy khoảng trống khi trò chuyện”; Có 71,25% tỷ lệ HS “thường xuyên không tập trung vào nội dung trò chuyện vì bận xem điện thoại”. Như vậy, HS thực hiện Phubbing mọi lúc, mọi nơi với nhiều biểu hiện và đã trở thành một hành vi phổ biến, dễ dàng nhận thấy trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Ngoài ra, bằng phương pháp quan sát, chúng tôi cũng nhận thấy Phubbing đang dần “xâm chiếm” giới trẻ. Ở trong lớp học, HS vẫn lén lút sử dụng điện thoại. Trong các giờ ra chơi, thay vì thư giãn, tương tác cùng bạn bè, HS chỉ cúi mặt vào điện thoại. Trong các hoạt động tập thể, HS thay vì hòa đồng, tham gia nhiệt tình thì rất nhiều em chỉ chăm chăm nhìn vào màn hình điện thoại hoặc tham gia theo kiểu miễn cưỡng, “cho có” để nhanh chóng quay về với cái điện thoại. Và có rất nhiều Phụ huynh phàn nàn rằng, ở nhà con mình đi học về không biết làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ, không trò chuyện, chia sẻ với Phụ huynh. Nhiều em “ôm khư khư” điện thoại từ khi ăn, khi ngủ và cả khi đi chơi cùng gia đình. Hình 8. HS thực hiện hành vi Phubbing trong lớp học, giờ ra chơi 12
- 3. Mức độ GV triển khai các biện pháp giảm thiểu hành vi Phubbing cho HS ở trường THPT Tương Dương 1 Phương pháp: Điều tra bằng các câu hỏi trong phiếu khảo sát GV [Phụ lục 03] Nội dung khảo sát: Thực trạng triển khai các biện pháp giảm thiểu hành vi Phubbing cho HS ở trường THPT Tương Dương 1 Đối tượng khảo sát: 30 GVCN trường THPT Tương Dương 1. Thời gian khảo sát: Tháng 9/2023 Câu hỏi và kết quả khảo sát GV: Chưa Thỉnh Thường Thực trạng triển khai các biện bao giờ thoảng xuyên pháp giáo dục HS giảm thiểu hành vi Phubbing GV Tỷ lệ GV Tỷ lệ GV Tỷ lệ (SL) (%) (SL) (%) (SL) (%) Thầy/cô triển khai các biện pháp giáo dục giúp HS giảm thiểu hành 9 30% 15 50% 6 20% vi Phubbing ở mức độ nào? Bảng 3. Mức độ GV triển khai các biện pháp giáo dục HS giảm thiểu Phubbing Mức độ GV triển khai các biện pháp giáo dục HS giảm thiểu hành vi Phubbing (Tỷ lệ %) 20 30 50 Chưa bao Thỉnh Thường giờ thoảng xuyên Hình 9. Biểu đồ mức độ GV triển khai các biện pháp giáo dục HS giảm thiểu Phubbing Nhận xét: - Về mức độ triển khai: Trong số 30 GVCN, có 9 GV, chiếm tỷ lệ 30% chưa từng triển khai giáo dục HS giảm thiểu hành vi Phubbing. Có 15 GV thỉnh thoảng có triển khai, chiếm tỷ lệ 50%. Chỉ có 6 GV thường xuyên triển khai, chiếm tỷ lệ 20%. Như vậy, công tác triển khai giáo dục HS giảm thiểu hành vi Phubbing là chưa đồng bộ và thực hiện thường xuyên nên hiệu quả chưa cao. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng kết sáng kiến kinh nghiệm: Vài kinh nghiệm trong công tác quản lý thu - chi trong trườngTHPT
10 p | 444 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông - Thực trạng và giải pháp
17 p | 292 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 thông qua việc kết hợp Văn học để gây hứng thú cho học sinh
17 p | 219 | 32
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập những tác phẩm tự sự
22 p | 106 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Tập cho học sinh tiếp cận lịch sử qua các tư liệu trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông
29 p | 77 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kỹ thuật 4 cột cho bài toán truyền tải điện năng đi xa khi p = const
14 p | 54 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vai trò của ban quản sinh nhà trường THPT
5 p | 105 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
24 p | 118 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học nhằm giảm tải lượng công việc cho giáo viên
28 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các phương pháp bảo toàn và sơ đồ hoá để giải nhanh bài tập CO2, P2O5 tác dụng dung dịch kiềm
22 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp tổ chức tư vấn hướng nghiệp nhóm lớn cho học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận
53 p | 23 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy tích hợp liên môn để gây hứng thú học tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 ở trường trung học phổ thông
45 p | 34 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày trên mô hình trực quan để học chủ đề Cấu trúc tế bào trong Sinh 10
42 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sáng kiến kinh nghiệm thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
12 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Cải tiến bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh đội tuyển điền kinh trường THPT - Ninh Bình
11 p | 37 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập trắc nghiệm áp dụng vào môn Tin học
13 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn