intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày trên mô hình trực quan để học chủ đề Cấu trúc tế bào trong Sinh 10

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản thân, nhìn lại những việc đã đạt được, tạo động lực cho tôi khi làm công tác giảng dạy trong những năm tiếp theo. Đúc kết kinh nghiệm trong đề tài, giáo viên có thể áp dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, giảm áp lực trong học tập. Giúp học sinh làm được các bái trắc nghiệm nhanh hơn, chính xác hơn từ đó tạo được hứng thú cho học sinh với môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày trên mô hình trực quan để học chủ đề Cấu trúc tế bào trong Sinh 10

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA ------ š & › ------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỸ NĂNG TRÌNH BÀY TRÊN MÔ HÌNH TRỰC QUAN ĐỂ HỌC CHỦ ĐỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO TRONG SINH 10 Giáo viên: BÙI THỊ TUYẾT MAI Tổ chuyên môn: HÓA – SINH - CN Năm học 2020 - 2021
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................ 4 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................................ 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................................. 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................................................ 6 1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Sinh học: ......................... 6 2. Thực trạng về việc sử dụng mô hình trực quan sinh học .............................................. 8 3. Thực trạng về việc hướng dẫn học sinh làm mô hình sinh học: ................................... 8 4. Sự cần thiết của đề tài ....................................................................................................... 8 III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 9 1. Tổng quan nghiên cứu về năng lực tự học ...................................................................... 9 2. Vận dụng phương pháp mô hình vào dạy học Sinh học .............................................. 11 IV. KẾT QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG GIẢI PHÁP VÀO THỰC TẾ ............................... 30 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 35 1. Kết quả đạt được: ................................................................................................................ 35 2. Những tồn tại cần khắc phục: ............................................................................................ 35 3. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: ....................................................................................... 35 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu như: sách, tạp chí, báo, mạng internet…rất phong phú, chúng ta đang tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông của thế giới. Với khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nội dung kiến thức trong chương trình phổ thông cũng tăng lên, nên chúng ta không thể hi vọng trong một thời gian nhất định ở trường phổ thông giáo viên có thể cung cấp cho học sinh cả một kho tàng tri thức mà loài người đã tích lũy được, tuy đã được chọn lọc. Nhiệm vụ của giáo viên hiện nay không chỉ cung cấp cho học sinh tri thức mà quan trọng là cung cấp cho học sinh phương pháp học, rèn cho các em hệ thống kỹ năng nhận thức để học sinh chủ động giải quyết những vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn, qua đó giúp phát triển năng lực và thái độ của người học. Từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường, tôi thấy rằng trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho học sinh, chúng ta cần hướng học sinh đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh hội tri thức, và giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp thời tri thức của thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này thì cần phải đổi mới giáo dục toàn diện, trên mọi mặt từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học...Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược. Trong các PPDH tích cực, việc phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS là vô cùng quan trọng, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra những vấn đề mới. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy hiện nay, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh, rèn luyện kĩ năng làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm ... theo logic, khuôn mẫu nên việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng, học sinh chưa biết cách làm việc độc lập một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa được hướng dẫn cũng như làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn. Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo… Trong lí luận dạy học, sự thống nhất giữa trực quan và tư duy trừu tượng là một luận điểm có tính nguyên tắc nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao. Nội dung chương trình sinh học giúp các em tiếp thu nguồn tri thức sinh học từ đó vận dụng vào thực tiễn đời sống. Và phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, là con đường tốt nhất giúp học sinh tiếp cận hiện thực khách 3
  4. quan, góp phần khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá và vận dụng tri thức. Thế nhưng một thiếu sót rất lớn ở trường phổ thông hiện nay là bỏ qua hoặc ít sử dụng các đồ dùng trực quan . Đặc biệt, trong chương trình Sinh học lớp 10 - THPT, phần sinh học tế bào là một phần kiến thức đại cương, nội dung trong mỗi bài học tương đối dài, với rất nhiều kiến thức di truyền phần cấp độ tế bào tương đối khó, trừu tượng như là thành phần hóa học của tế bào, cấu trúc tế bào, bài tập ADN… khiến nhiều học sinh phải “vò đầu bứt tóc” khi học. Nhưng nếu nắm vững kiến thức này học sinh không chỉ biết cơ sở chung về tế bào học, sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc của tế bào mà còn biết vận dụng vào thực tiễn và hiểu sâu hơn các kiến thức sinh học khác, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong các bài giảng người giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát vật thật, tranh, ảnh, mô hình ....với nắm kiến thức bài học, nhằm nâng cao sự nhận thức của học sinh gắn lý luận với thực tiễn góp phần giải quyết thắc mắc tò mò cho các em làm cho giờ sinh học trở lên sinh động hơn dẫn tới chất lượng học tập cao . Trong thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh. Nó góp phần làm cho tiết học trên lớp đạt hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, việc hướng dẫn học sinh định hướng để xây dựng và củng cố, khắc sâu kiến thức một cách hệ thống bằng mô hình được xem là một hình thức mới trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vì vậy, tôi chọn chủ đề “Hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày trên mô hình trực quan để học chủ đề Cấu trúc tế bào trong Sinh 10” nhằm nâng cao năng lực chuyên môn bản thân và chất lượng giảng dạy trong thời gian tới, giúp học sinh tự tin khi thể hiện kiến thức của mình, tự mô tả hay trình bày được cấu trúc và chức năng của các bào quan. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản thân, nhìn lại những việc đã đạt được, tạo động lực cho tôi khi làm công tác giảng dạy trong những năm tiếp theo. Đúc kết kinh nghiệm trong đề tài, giáo viên có thể áp dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, giảm áp lực trong học tập. Giúp học sinh làm được các bài trắc nghiệm nhanh hơn, chính xác hơn từ đó tạo được hứng thú cho học sinh với môn học. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Lớp 10A1, 10A3 trường THPT Trần Đại Nghĩa. Lớp 10A2 là lớp đối chứng. - Phạm vi nghiên cứu: Năm học 2020 – 2021. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát hoạt động học của học sinh. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp kiểm tra đánh giá tổng hợp. 4
  5. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ý tưởng về mô hình hóa trong dạy học được dề xuất bởi bởi Aristodes C. Barreto từ rất sớm. Phương pháp mô hình hóa ra đời dựa trên những thành tựu về khoa học tâm lý, khoa học giáo dục, toán học, logic học và dựa trên kĩ thuật hiện đại. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề là mục tiêu của phương pháp mô hình nói riêng và phương pháp dạy học tích cực nói chung. Do Sinh học là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng thực tiễn, kiến thức môn học đa dạng phong phú, đặc biệt là các quá trình về sự sống, các cơ chế của quá trình, lượng kiến thức dài, đa phần là mới và khó, ngoài ra còn có nhiều hình ảnh và đoạn phim mô tả các quá trình tương đối trừu tượng trong sinh học như cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào, các giai đoạn trong quá trình quang hợp, hô hấp tế bào, diễn biến quá trình nguyên phân, quá trình giảm phân… Như vậy, trong quá trình dạy và học chúng ta sẽ thường gặp một số khó khăn như học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Như vậy, học sinh không thể nắm được ý chính của bài để định hướng học tập. Mặt khác, hạn chế của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Mà để làm một bài kiểm tra đòi hỏi học sinh phải đảm bảo được kiến thức trọng tâm, những vấn đề chính và trình bày các vấn đề theo một hệ thống logic. Tuy nhiên qua quan sát từ thực tế giảng dạy thì học sinh còn hạn chế trong việc tư duy để lập luận và trình bày đầy đủ kiến thức. Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của học sinh sao cho các em có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người giáo viên chỉ đem lại những kết quả hạn chế. Trong đó chương trình sinh học 10 các bài học được cấu trúc theo hệ thống nội dung mang tính khái quát, trừu tượng ở cấp độ tế bào, từ cấu trúc của các thành phần tế bào dẫn đến sự phù hợp với chức năng của nó. Và phương pháp dạy học truyền thống vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến, giáo viên hỏi học sinh theo hệ thống của SGK, học sinh có thể trả lời hoặc không trả lời, vì giáo viên sẽ cung cấp kiến thức đó cho học sinh, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn còn ít. Với lượng kiến thức phong phú với nhiều quá trình và cơ chế như môn Sinh học, để học sinh có thể nắm vững và đầy đủ kiến thức thì rất khó, nên việc hướng dẫn học sinh có thể hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, qua đó 5
  6. học sinh sẽ nhìn được tổng thể kiến thức một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, rút ngắn được thời gian ôn tập củng cố và ghi nhớ bài nhanh hơn. Chính vì vậy hiệu quả tiết học chưa cao, đặc biệt là không hình thành được các năng lực cho học sinh như năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng thực tiễn... Trong quá trình giảng dạy hầu hết các giáo viên thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kĩ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến các biện pháp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học liên hệ vào thực tiễn cho học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Sinh học: 1.1. Tiến hành khảo sát thực trạng về mức độ hứng thú và tính tích cực trong học tập môn Sinh học tại trường THPT Trần Đại Nghĩa: Để khảo sát, nghiên cứu hứng thú học tập môn Sinh học THPT, đầu năm học tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra, gồm một số câu hỏi ( Phụ lục 1 ) tại lớp 10A1 (38 hs) và lớp 10A3 (39 hs) Trường THPT Trần Đại Nghĩa. Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được kết quả như sau: Câu 1. Để xem học sinh có quan tâm đến môn Sinh học, tôi đặt câu hỏi: " Em có thích học môn Sinh học không? " STT Phương án Số HS Tỷ lệ % A Rất thích. 47 61 B Không thích lắm. 28 36 C Không thích. 2 3 F Qua bảng số liệu thu thập: Đối với môn Sinh học thì tỷ lệ cao nhất là 61% ý kiến "rất thích", tiếp đến là "không thích lắm" 36%. Điều này thể hiện sự quan tâm của học sinh về môn sinh học cũng khá cao. Tuy cũng còn điều đáng ngại là tỷ lệ không thích là 39%. F Qua khảo sát thấy rằng các em đã có sự thích thú với môn Sinh học, nhưng chưa thật sự thích hẳn. Câu 2. Để biết mức độ khó hay dễ của môn Sinh học theo đánh giá của HS, tôi đặt câu hỏi: "Em thấy môn Sinh học khó hay dễ so với các môn học khác" ? STT Phương án Số HS Tỷ lệ % A Rất khó. 10 13 B Rất dễ. 5 6.5 C Bình thường. 62 80.5 F Qua số liệu trên ta thấy rằng: Theo các em HS đánh giá thì môn Sinh học không phải là quá khó với môn học khác, bởi tỷ lệ ý kiến "rất khó" chỉ có 13%, nhưng cũng không phải là môn học quá dễ 6.5%, cao nhất là 80.5% ý kiến "bình thường". Câu 3. Để biết học sinh có quan tâm đến nội dung bài học, tôi đặt câu hỏi: Em có chuẩn bị bài trước khi tới lớp không? 6
  7. STT Phương án Số HS Tỷ lệ % A Chuẩn bị kĩ bài. 38 49.4 B Thỉnh thoảng. 20 26 C Không chuẩn bị bài. 2 2.6 D Chỉ đọc sơ qua. 17 22 F Với kết quả thu thập 49.4% HS chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp đối với môn sinh học. Điều này có nghĩa : Các em đã có ý thức tự giác, tự lực nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài, chuẩn bị kiến thức để có thể tiếp thu kiến thức mới tốt hơn, ôn và nhớ lại kiến thức đã học, phục vụ cho các đơn vị bài học tiếp theo. F Tỷ lệ "Thỉnh thoảng" chuẩn bị bài cũ là 26%. Có nghĩa những em này bình thường tới lớp không chuẩn bị bài, hoặc là các em đã hiểu đủ bài học hoặc là chưa hiểu. Nếu hiểu đủ bài học nhưng không chuẩn bị bài thì ý thức của các em trong học tập là không cao, có thể các em chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài. Các ý kiến này có thể gây khó khăn cho giáo viên khi giảng bài. F Tỷ lệ chỉ đọc sơ qua 22% và không chuẩn bị bài 2.6% sẽ gây chênh lệch trong tương quan giữa dạy và học. Câu 4. Để xem mức độ tiếp thu bài học của học sinh, tôi đặt câu hỏi: Khi giáo viên giảng bài, em có thấy hiểu bài không? STT Phương án Số HS Tỷ lệ % A Em hiểu tất cả các nội dung bài học. 48 62.3 Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc thêm B 20 26 SGK thì em đã hiểu. Em hiểu lý thuyết nhưng chưa áp dụng được để C 9 11.7 trả lời câu hỏi. D Không hiểu gì cả. 0 0 F Với các mức độ ý kiến trên thì việc hiểu được tất cả các nội dung bài học chiếm 62.3% là khá ổn. F Tỷ lệ 26% phương án B cho thấy trên lớp các em thấy khó hiểu nhưng về nhà đọc thêm SGK thì đã hiểu thêm. Điều này nói lên rằng các em đã có sự đầu tư tìm hiểu môn học, có sự tự giác tìm tòi kiến thức để hiểu . F Nhưng điều đặc biệt quan tâm và đáng chú ý: 11.7% các em nhận định: Hiểu lý thuyết nhưng không áp dụng được để trả lời câu hỏi. Điều này chứng tỏ các em cần phương pháp ghi nhớ tốt hơn để có thể áp dụng vào việc giải đề kiểm tra. Câu 5. Để quan tâm đến sự hứng thú của học sinh khi học sinh học tế bào, tôi đặt câu hỏi: Em cảm thấy thế nào khi học về sinh học tế bào? STT Phương án Số HS Tỷ lệ % A Khó hiểu do không nhìn thấy thực tế. 42 54.5 B Dễ hiểu và tưởng tượng khi học. 25 32.5 C Thấy chán do không biết gì. 10 13 D Không hiểu gì cả. 0 0 7
  8. F Khảo sát sau khi các em học xong phần Thành phần hóa học của tế bào, tôi thấy rằng với các mức độ ý kiến trên thì việc các em khó hiểu do không nhìn thấy thực tế chiếm 54.5% là không ổn. Điều này nói lên rằng các em cần được học bằng các phương pháp mới thông quan hình ảnh trực quan sinh động. F Nhưng điều đặc biệt quan tâm là 13% các em nhận định: Thấy chán do không biết gì. Điều này chứng tỏ các em cần phương pháp học và ghi nhớ tốt hơn. Câu 6. Ngoài ra để tìm hiểu hứng thú ở môn Sinh học của học sinh, tôi đặt câu hỏi: "Điều gì ở môn Sinh học khiến em thích thú nhất ?" F Đa số các ý kiến khẳng định: "Thích môn Sinh học nhất là được làm các thí nghiệm, mô hình trực quan và giải thích được các hiện tượng từ đó". Điều này cho thấy: thí nghiệm, mô hình Sinh học có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em; thể hiện tinh thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ. 1.2. Đánh giá chung về kết quả điều tra: Thông qua kết quả điều tra và tình hình thực tế khi tham gia trực tiếp giảng dạy môn sinh học 10 ở địa phương, đặc biệt là nội dung trong phần cấu trúc tế bào học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu chiếm lĩnh kiến thức. Qua quá trình giảng dạy và tham khảo ý kiến cũng như tiến hành dự giờ tôi nhận thấy rằng đa số giảng dạy theo phương pháp thuyết trình, diễn giảng, giải thích minh họa, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh còn chưa nhiều, chưa thường xuyên, đặc biệt là phương pháp dạy học có sử dụng các mô hình trực quan, tình huống vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 2. Thực trạng về việc sử dụng mô hình trực quan sinh học Giáo viên thể hiện mô hình mẫu bằng tranh ảnh, đoạn phim với đầy đủ các chi tiết yêu cầu của SGK nhưng chưa đa dạng. Chưa tận dụng tối đa tính năng của mô hình trong dạy học. Cần tích cực làm đồ dùng dạy học bổ sung vào những tiết mà dụng cụ ở trường không có. 3. Thực trạng về việc hướng dẫn học sinh làm mô hình sinh học: Tôi tiếp tục tiến hành điều tra thông qua các câu hỏi tiếp theo như sau: Câu 7. Để nắm được thực trạng việc thực hiện mô hình ở nhà của học sinh, tôi đặt câu hỏi: Có khi nào các em làm thí nghiệm hay mô hình Sinh học ở nhà không? STT Phương án Số HS Tỷ lệ % A Không làm 55 71.4 B Chỉ làm khi giáo viên yêu cầu 22 28.6 C Rất thích làm 0 0 F Từ kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh làm thí nghiệm hay mô hình ở nhà rất thấp, mà chỉ làm khi giáo viên yêu cầu ( 28.6% ). Học sinh chưa tích cực trong việc thực hiện các thí nghiệm ở nhà, chưa hứng thú, chưa phát hiện cái hay của thí nghiệm hay mô hình này. 4. Sự cần thiết của đề tài 8
  9. Từ những thực trạng nêu trên cùng với vai trò đặc biệt của việc thực hiện mô hình ở nhà, tôi thiết nghĩ, là một giáo viên, chúng ta phải làm thế nào để phát huy tối đa vai trò của thí nghiệm, mô hình sinh học ở nhà của học sinh, giúp học sinh tích cực chủ động, sáng tạo hơn. Từ đó làm học sinh hứng thú, say mê học môn sinh học. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tổng quan nghiên cứu về năng lực tự học 1.1. Chỉ đạo của các cấp về đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh 1.1.1. Bộ Giáo dục và đào tạo Từ những định hướng của Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Đa dạng hoá nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các cấp học và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người; chương trình giáo dục và sách giáo khoa phải phù hợp với các vùng miền khác nhau của cả nước. Những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo và sở SD và ĐT Cần Thơ đã có nhiều văn bản chỉ đạo làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh. Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017-2018 tiếp tục chỉ đạo: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. 1.1.2. Sở Giáo dục và đào tạo Công văn 2717/SGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bộ môn Sinh học năm học 2020 – 2021 có chỉ đạo: Tiến trình dạy học ở mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và sản phẩm cụ thể để giao cho học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng. Tăng cường giao cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, bảo vệ kết quả tự học của học sinh. 1.1.3. Tổ chuyên môn Căn cứ vào Kế hoạch giáo dục của tổ Hóa-Sinh-CN năm học 2020 - 2021 về việc Điều chỉnh cấu trúc nội dung dạy học trong chương trình hiện hành và xây dựng kế hoạch giáo dục mới ở môn Sinh/hoạt động giáo dục và kế hoạch giáo dục của nhà trường. 1.2. Tìm hiểu về năng lực tự học Học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù bạn có thông minh tới đâu nhưng nếu không học, không trau dồi kiến thức liên tục thì thông minh cũng chỉ giống như vật trang trí mà thôi. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng không phải mỗi ngày cắp sách tới trường, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, hay cứ ra đời rồi mình sẽ tự có kiến thức. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Để có được kiến thức bạn cần phải có kỹ năng học và tự học, 9
  10. những kỹ năng đó sẽ không ai dạy bạn mà chính bản thân bạn phải ý thức được sự quan trọng của kiến thức mà rèn luyện cho bản thân. 1.3. Làm sao để phát huy năng lực tự học ? Thứ nhất, muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết học sinh phải yêu thích môn học đó. Vì vậy giáo viên cần tạo cho học sinh niềm say mê môn học. Thứ hai, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập từ ban đầu. Chẳng hạn, trong quá trình giảng dạy mỗi chương, giáo viên sẽ cung cấp nội dung và thời gian học và kiểm tra để học sinh nắm rõ. Đồng thời, giáo viên có thể cho học sinh đánh dấu vào trong sách bài nào học ngày nào, đến tiết nào sẽ kiểm tra. Muốn học sinh tự xây dựng kế hoạch học tập thì giáo viên phải là người cung cấp đầy đủ kế hoạch dạy và học của bộ môn. Thứ ba, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách tìm và đọc sách hoặc tài liệu liên quan đến môn học. Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy rằng, kiến thức môn học không chỉ gói gọn trong nội dung sách giáo khoa, trong bài giảng của giáo viên mà đến từ nhiều nguồn khác nhau. Giáo viên cũng có thể giới thiệu địa chỉ một số trang web chuyên ngành, hoặc các trang diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập để học sinh tham khảo thêm. Thứ tư, giáo viên nên dạy cho học sinh cách ghi chép và nghe giảng vì đây là những kỹ năng học tập vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh. Trình độ nghe và ghi chép của người học ở mỗi môn học khác nhau là khác nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng môn học và phương pháp giảng dạy của từng giáo viên. Giáo viên phải rèn luyện cho học sinh cách ghi chép nhanh bằng các hình thức gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những ý chính. Đối với các vấn đề quan trọng, giáo viên cần nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần để học sinh tiếp thu dễ dàng hơn. Thứ năm, giáo viên hướng dẫn cách học bài. Giáo viên nên giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh tự học theo mô hình các nấc thang nhận thức của Benjamin S.Bloom. Theo cách phân chia trong thang nhận thức của Bloom, học sinh có thể học cách phân tích, tổng hợp, vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học cách nhận xét, đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức khác… Thứ sáu, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh ở tiết học tiếp theo. Để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy học sinh tận dụng hết thời gian tự học, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh. Có như thế, các em mới định hướng được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo. Sau khi đã tiếp nhận được kiến thức cũ, các em có thể tìm hiểu kiến thức mới. Khi có sự chuẩn bị trước ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều. Vấn đề tự học ở học sinh là một vấn đề không hề đơn giản. Muốn hoạt động học tập đạt kết quả cao, đòi hỏi học sinh phải tự giác, không ngừng tìm tòi học hỏi. Ngoài ra, sự định hướng của người giáo viên đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự thành công trong việc chiếm lĩnh tri thức của người học. 10
  11. 2. Vận dụng phương pháp mô hình vào dạy học Sinh học 2.1. Khái niệm về mô hình trực quan Phương pháp giáo dục trực quan hay còn gọi là dạy học trực quan, có nhiều tài liệu gọi đó là trình bày trực quan. Nó PPDH có sử dụng phương tiện trực quan như các phương tiện kỹ thuật dạy học trong, trước và sau khi sử dụng các tài liệu mới hay khi ôn tập để củng cố , thậm chí là hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Học theo mô hình học sinh được tiếp thu tối đa tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong nhóm. Học sinh được rèn luyện cách học, cách tư duy. Học sinh được tự học, tự hoạt động, trải nghiệm, hợp tác từ đó các em tích lũy được những kiến thức, kỹ năng, các phẩm chất ... Giáo viên là người tư vấn, hỗ trợ, tổ chức các hình thức, hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng cường khả năng thực hành và vận dụng, giao tiếp trong nhóm và chia sẻ trước lớp. Phát huy tích cực vai trò của các nhóm trưởng trong việc điều hành tương tác của học sinh trong nhóm. Từ đó phát triển các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng điều khiển, kỹ năng hợp tác,... Trong các phương tiện dạy học của môn Sinh thì có rất nhiều thể loại, về hình thức cũng như cấu tạo rất đa dạng và phong phú. Mỗi thể loại có một tác dụng riêng trong việc dùng nó làm trực quan giúp cho học sinh nhận dạng tốt kiến thức giáo viên cần truyền đạt. Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới các hình thức: Việc trình bày các thí nghiệm thực tế, các chiếu đèn, chiếu phim chiếu nhằm đem lại cái nhìn rõ nét, sinh động; những thiết bị kỹ thuật, phim điện ảnh, video; những minh họa trình bày bằng đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng, những trình bày các mô hình đại diện cho hiện thức một cách khách quan nhất và nó cũng được lựa chọn cẩn thận để phù hợp trong môi trường sư phạm. So với các thiết bị dạy học nói trên thì mô hình trong dạy học Sinh chiếm ưu thế lớn hơn. Mô hình là một dạng mô phỏng hình dáng, các đặc điểm cơ bản của những sự vật hiện tượng mà nội dung bài học muốn chuyển tải đến học sinh. Thông qua các loại mô hình này, học sinh không những biết nhận dạng một cách chính xác các hình dáng của các hình, các sự vật để từ đó rút ra các kết luận của mục tiêu bài học đề ra mà thông qua nó học sinh có thể trực tiếp rèn luyện các kỹ năng cơ bản để phát triển tư duy, trí tưởng tượng cũng như tính sáng tạo vốn có của bản thân khi lĩnh hội tri thức. Trong sinh học, người ta đưa ra định nghĩa mô hình vật chất là phương tiện dạy học hình khối phản ánh tính chất, cấu tạo cơ bản của vật. Giá trị sư phạm của mô hình ở chỗ nó có khả năng truyền đạt thông tin về sự phân bố và tác động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình ở chỗ nó có khả năng truyền đạt thông tin về sự phân bố và tác động qua động qua lại giữa các bộ phận trong mô hình. Bên cạnh đó còn có mô hình tượng trưng hay mô hình tưởng tượng như sơ đồ bảng biểu, đồ thị … 2.2. Vai trò của phương pháp mô hình hóa trong dạy học sinh học Hình thành kiến thức: Mô tả chính xác sự vật, hiện tượng. Giải thích các sự vật, hiện tượng liên quan đến đối tượng 11
  12. Hình thành kĩ năng: Mô hình hóa giúp học sinh phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích các hiện tượng, xây dựng giả thuyết, rút ra những kết luận có độ tin cậy) qua việc xây dựng và thao tác trên mô hình. Dự đoán các sự kiện, hiện tượng mới: Một mô hình không chỉ dùng để mô tả và giải thích hiện tượng sinh học mà hơn thế, nó còn được dùng để dự đoán các hiện tượng mới. Không có chức năng tiên đoán này, mô hình mất đi vai trò quan trọng của nó trong khoa học. Phát triển hứng thú học tập: Được xây dựng nhờ thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa để trừu xuất những tính chất thứ yếu, giữ lại những đặc tính bản chất của đối tượng nên mô hình đơn giản hơn rất nhiều so với hiện thực khách quan. Mô hình giúp cụ thể hóa những đối tượng, trừu tượng thành những hệ thống đơn giản hơn, gần gũi hơn, tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu được các đặc điểm, tính chất của đối tượng một cách dễ dàng giúp làm sinh động, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. Bên cạnh đó, đồ dùng trong các tiết học trực quan còn giúp phát triển khả năng quan sát cũng như tư duy và trí tưởng tượng cùng khả năng ngôn ngữ của học sinh. 2.3. Sử dụng mô hình trực quan trong dạy học 2.3.1. Đảm bảo nguyên tắc trực quan trong giảng dạy Trong giảng dạy sinh học đảm bảo nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc chỉ đạo quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục . Đồ dùng trực quan cung cấp cho học sinh tối đa các hình ảnh cụ thể , biểu tượng cụ thể trong sáng muôn hình muôn vẻ của các sự vật hiện tượng mà các em đang học và nghiên cứu. Sử dụng sự quan sát và thí nghiệm phải được xem là phương pháp đặc thù, chúng góp phần đáp ứng về mặt nhận thức ở lứa tuổi học sinh là lứa tuổi vốn sống ít, sự hiểu biết ít, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế; Việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “Phương tiện trực quan” làm điểm tựa cho quá trình nhận thức. Hơn nữa các phương tiện trực quan còn phát huy được ở các em tính tích cực, tính tự lực, chủ động sáng tạo trong việc dành lấy tri thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, do đó kiến thức sẽ sâu sắc và chắc. Chúng gây hứng thú nhận thức cho học sinh mà hứng thú nhận thức là yếu tố tâm lí ban đầu có tác dụng đối với quá trình nhận thức. Rõ ràng là ở đây học sinh phải tập trung quan sát tích cực tư duy (so sánh, đối chiếu) để tự dành lấy tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua sự đàm thoại gợi mở. Tri thức dành được chính là từ sự quan sát, thí nghiệm, mô hình do giáo viên biểu diễn với sự nỗ lực suy nghĩ của bản thân học sinh chứ không phải do giáo viên cung cấp . 2.3.2. Vận dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy một cách rộng rãi Đối với việc dạy học sinh học, đồ dùng trực quan càng có ý nghĩa quan trọng trong giảng dạy sinh học. Vì nó được vận dụng một cách rộng rãi, không vì nó có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức mà các em có điều kiện thuận lợi để thực hiện. Xung quanh các em thế giới sinh vật rất đa dạng , phong phú cùng với các hoạt động sống, luôn diễn ra gần gũi với các em. Từ đó người thầy có thể hướng vào đó mà lựa chọn dùng làm các phương tiện trực quan, nghiên cứu và giảng dạy học tập. 12
  13. Trong các phương tiện trực quan thì mẫu tươi tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cả. Nó cho phép học sinh biết rõ hình dạng kích thước thực của các đối tượng quan sát, đôi khi còn cho biết tính chất đặc điểm cấu tạo của đối tượng nghiên cứu . Trong thực tế giảng dạy không phải lúc nào vật thật đều đáp ứng yêu cầu sư phạm của một đồ dùng dạy học. Có những vật quá nhỏ, khó quan sát thì phải kết hợp sử dụng các mô hình hoặc tranh vẽ, đặc biệt là loại tranh cho phép đi sâu vào các mức độ khác nhau, cấu trúc của các cơ quan hay đi sâu vào các chi tiết của từng bộ phận quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu chức năng . Hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan có giá trị sư phạm cao (nếu giáo viên vẽ đẹp và nhanh) được kết hợp trong lúc mô tả, thuyết trình giúp các em theo dõi bài giảng một cách rõ ràng . 2.3.3. Sử dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy phải đảm bảo tính sư phạm và khoa học Trong các bài giảng sinh học cần sử dụng các phương tiện trực quan: Vật thật (mẫu tươi, mẫu ngâm, mẫu khô, tiêu bản hiển vi). Vật tượng hình như : Mô hình, tranh vẽ (đen, trắng hoặc màu) các hình chụp, hình vẽ trên bảng hoặc sơ đồ cấu tạo, phải đảm bảo tính sư phạm và khoa học. 2.4. Hiệu quả khi sử dụng Giúp học sinh chuẩn bị cụ thể tài liệu lý thuyết để học trên lớp học. Khuyến khích thảo luận, suy nghĩ độc lập, lan tỏa ý tưởng và ý kiến của bản thân. Qua đó, người giáo viên có thể theo dõi sự hiểu biết của học sinh. Khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng theo sự hiểu biết của cá nhân và tự đánh giá bản thân sau buổi học. Bên cạnh đó, mô hình trực quan còn là công cụ hữu ích để giúp cho học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn, cải thiện khả năng nhớ. Tăng khả năng thuyết trình của học sinh vì khi học thì học sinh rất ngại phải thuyết trình. Các em cảm thấy không tự tin, mất bình tĩnh trước đám đông dẫn đến quên nội dung cần thuyết trình. Bài thuyết trình càng dài thì cảm giác lo lắng càng lớn. Do đó nếu có mô hình mẫu thì học sinh nhìn vào sẽ nhớ ngay. Việc này kích hoạt kỹ năng diễn đạt và khả năng nhớ của các em hơn. 2.5. Một số lưu ý khi vận dụng: Khi giáo viên đưa ra các mẫu vật biểu diễn cần: đúng lúc , đúng cách , dùng đến đâu đưa ra đến đó tránh bày la liệt. Đối tượng quan sát phải đủ lớn vừa tầm nhìn , nếu nhỏ quá phải đưa tới từng bàn cho học sinh quan sát. Các thí nghiệm giáo viên cần liên hệ chặt chẽ với bài giảng có đối chứng mới có sức thuyết phục. Giáo viên phải nghiên cứu, làm thử trước khi đem ra biểu diễn trước học sinh . 3. Hướng dẫn học sinh kỹ năng trình bày trên mô hình 3.1. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh 3.1.1 Xác định đối tượng mà mình muốn truyền tải thông tin là ai ? Thuyết trình là quá trình truyền tải thông tin, những ý tưởng, mong muốn của mình đến với người nghe, người cần thuyết phục do đó bạn cần phải tìm hiểu đối tượng 13
  14. sẽ nghe bạn thuyết trình là ai để có một sự chủ động nhất. Ví dụ đối tượng ngồi nghe là những n3.gười có cùng độ tuổi và đều là học sinh như bạn, bạn có thể thể hiện một cách thoải mái nhất, thân mật bằng những ngôn từ gần gũi nhất với học sinh sinh viên. 3.1.2. Giới thiệu bản thân Là phần không thể thiêu khi bắt đầu thuyết trình. Một giới thiệu rõ ràng, cụ thể, có thể hài hước sẽ gây ấn tượng mạnh và là một khởi đầu hoàn hảo để thu hút người nghe. 3.1.3 Chuẩn bị nội dung thuyết trình Để bài thuyết trình thành công việc nắm rõ nội dung thuyết trình là vô cùng cần thiết. Cần xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình là gì? và cần nhấn mạnh những nội dung trong bài thuyết trình để người nghe có thể nắm bắt dễ nội dung bạn đang muốn truyền tải. Cần chuẩn bị nội dung bài thuyết trình theo một bố cục cụ thể có giới thiệu, nội dung và kết thúc. Bên cạnh đó việc căn thời gian cho phù hợp với từng phần cũng vô cùng quan trọng. Tránh trường hợp bạn dùng quá nhiều thời gian cho phần giới thiệu, phần nội dung lại nói sơ sài vì không có thời gian. Sắp xếp thời gian theo mức độ quan trọng của các nôi dung trong bài thuyết trình. 3.1.4. Luyện giọng và chuẩn bị tinh thần Giọng nói ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của buổi thuyết trình, để có một giọng nói hay, to chuẩn bạn cần phải luyện tập thường xuyên như tập thở bằng bụng để lấy hơi dài hay thường xuyên đọc sách thành tiếng, chú ý những khi luyến láy, điểm nhấn. Với sự luyện tập kiên trì bạn sẽ có một giọng nói hay và thu hút người nghe. Chuẩn bị tinh thần để có một tâm thái thoải mái nhất sẽ mang đến sự tự tin cho người thuyết trình. Một trang phục phù hợp, gọn gàng hợp với hoàn cảnh sẽ gây ấn tượng với khán giả. 3.2. Kế hoạch bài học thực nghiệm: CHỦ ĐỀ: CẤU TRÚC TẾ BÀO Môn học/Hoạt động giáo dục: Sinh học; Lớp: 10 Thời lượng thực hiện: 3 tiết (từ tiết 6 đến tiết 8) MẠCH KIẾN THỨC CỦA CHỦ ĐỀ - Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. - Cấu trúc tế bào nhân sơ: Thành tế bào, màng sinh chất, lông, roi, tế bào chất, vùng nhân. - Đặc điểm chung của tế bào nhân thực. - Cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào nhân thực: Nhân tế bào, lưới nội chất, ribôxôm, Bộ máy Gôngi, ty thể, lục lạp, không bào, lyzôxôm, màng sinh chất, thành tế bào và chất nền ngoại bào. I. MỤC TIÊU 1. Năng lực chuyên biệt: - Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào. - Mô tả được cấu trúc của tế bào vi khuẩn . - Giải thích được lợi thế về kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ. - Liệt kê được các thành phần chủ yếu của một tế bào nhân thực. 14
  15. - Trình bày được cấu trúc cơ bản và chức năng chính của nhân tế bào, ti thể, lạp thể, bộ máy Golgi, lưới nội chất, lizôxôm, không bào, ribôxôm, màng sinh ch ất, thành tế bào, chất nền ngoại bào. - Phân biệt được tế bào động vật và tế bào thực vật. - Mối liên hệ giữa nhân, mạng lướ i nội chất hạ t, bộ máy Gôngi và màng sinh ch ất trong quá trình tổng hợp và vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào. 2. Năng lực chung: - Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Năng lực thực hiện mô hình trực quan về tế bào. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. - Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân và tác động đến quá trình học tập như bạn bè, phương tiện học tập, thầy cô… - Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập... 3. Phẩm chất: Thấy rõ tính thống nhất của tế bào; chăm chỉ, trách nhiệm, có hứng thú với bộ môn, yêu thích và say mê tìm hiểu về bộ môn sinh học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Thiết bị dạy học: Kế hoạch dạy học, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh và mô hình về tế bào động vật, tế bào thực vật và các bào quan trong tế bào nhân sơ và nhân thực, phiếu học tập. Phiếu học tập số 1. Phân biệt các thành phần chủ yếu của tế bào nhân sơ Thành phần chính Cấu tạo Chức năng Gồm 2 lớp phôtpholipit và Giúp tế bào thực hiện trao đổi Màng sinh chất prôtêin. chất Là nơi diễn ra các phản ứng sinh Tế bào chất Gồm bào tương, ribôxôm hoá: tổng hợp hay phân giải các và hạt dự trữ. chất. Gồm 1 phân tử ADN dạng - Lưu trữ và truyền đạt thông tin Vùng nhân vòng. Một số vi khuẩn di truyền. khác có thêm plasmit. - Điều khiển các hoạt động sống Phiếu học tập số 2. Phân biệt các thành phần chủ yếu của tế bào nhân thực CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CÁC BÀO QUAN CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC Các bào quan Cấu trúc Chức năng 15
  16. - Hình dạng: Chủ yếu là hình cầu, - Chứa thông tin di truyền đường kính 5 μm. quy định tính trạng của sinh - Phía ngoài được bao bọc bởi hai vật lớp màng (màng kép). Trên màng - Điều khiển mọi hoạt động có nhiều lỗ nhỏ → lỗ màng nhân. của tế bào thông qua điều - Bên trong là dịch nhân chứa chất khiển sự tổng hợp prôtêin. nhiễm sắc (ADN liên kết với Nhân tế bào protein histon) và nhân con (hạch nhân) - Mỗi tế bào thường chỉ có 1 nhân, cúng có tế bào thì có nhiều nhân. VD: TB gan có 2 hoặc 3 nhân, hợp bào cơ vân có hàng trăm nhân, hồng cầu động vật có vú mất nhân. - Là hệ thống xoang hình ống, nối - Tổng hợp lipit, chuyển hóa tiếp lưới nội chất hạt đường, phân hủy chất độc hại Lưới nội chất - Bề mặt có nhiều enzim, không có đối với cơ thể. trơn hạt riboxom - Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ - Là hệ thống xoang dẹp nối với - Tổng hợp protein tiết ra màng nhân ở 1 đầu và lưới nội chất khỏi tế bào cũng như các trơn ở đầu kia protein cấu tạo nên màng tế Lưới nội chất - Trên mặt ngoài của các xoang có bào, protein dự trữ, protein hạt đính nhiều hạt riboxom kháng thẻ... - Hình thành các túi mang để vận chuyển protein mới tổng hợp được - Là bào quan không có màng bao - Tổng hợp protein cho tế bào Ribôxôm bọc. Cấu tạo gồm ARN và protein - Là một chồng túi màng dẹp xếp - Là “phân xưởng” lắp Bộ máy Gôngi cạnh nhau nhưng tách biệt nhau ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào - Phía ngoài ti thể là lớp màng kép - Cung cấp nguồn năng lượng bao bọc. chủ yếu của tế bào dưới dạng + Màng ngoài trơn nhẵn các phân tử ATP. Được ví + Màng trong gấp nếp tạo thành các như “nhà máy điện” cung cấp Ti thể mào ăn sâu vào chất nền, trên bề năng lượng cho tế bào. mặt các mào có các enzim hô hấp. - Có khả năng tự nhân đôi - Bên trong các chất nền chứa ADN độc lập với sự nhân đôi của và riboxom tế bào. 16
  17. - Là bào quan chỉ có ở TB có chức - Lục lạp chứa diệp lục thực năng quang hợp (TBTV và tảo) hiện chức năng quang hợp - Hình dạng: Hình bầu dục của TBTV. - Bên ngoài có 2 lớp màng (màng - Được ví như nhà máy điện kép) bao bọc. thứ hai cung cấp năng lượng - Bên trong gồm: Chất nền (stroma), cho tế bào Lục lạp hệ thống túi dẹt (tilacoit) xếp chồng * Lưu ý lên nhau tạo thành hạt (grana). Trên - Số lượng lục lạp trong mỗi màng tilacoit có nhiều sắc tố quang tế bào không giống nhau phụ hợp: diệp lục, carotenoit thuộc vào loài cây và điều - Lục lạp có khả năng phân chia và kiện chiếu sáng. tự tổng hợp protein cho riêng mình - Có 1 lớp màng (màng đơn) bao - Khác nhau tùy loại TB và bọc. tùy loài. - Rất phát triển ở TBTV. Khi còn Không bào non, TBTV có nhiều không bào nhỏ, khi trưởng thành các không bào nhỏ sát nhập thành không bào lớn - Có 1 lớp màng (màng đơn) bao - Phân hủy TB già, TB bị tổn bọc thương không còn khả năng - Chứa nhiều enzim phân hủy lipit, phục hồi, bào quan già, bào Lizôxôm protein, cacbohidrat, axit nucleic. quan hết thời hạn sử dụng. → phân xưởng tái chế “rác thải” của TB. - Tiêu hóa nội bào. - Có ở TBTV và TB nấm. - Quy định hình dạng của TB - Ở TBTV, thành TB cấu tạo chủ Thành tế bào yếu bằng xenlulozo - Ở TB nấm là kitin - Có ở TBĐV. - Giúp các TB liên kết với Chất nền - Cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi nhau ngoại glicoprotein kết hợp với các chất vô tạo nên các mô nhất định bào cơ và hữu cơ khác nhau - Giúp TB thu nhận thông tin. 17
  18. - Gồm 2 thành phần chính: - Trao đổi chất với môi + Phôtpholipit: 2 lớp (phôtpholipit trường một cách có chọn lọc kép). Lớp phôtpholipit có đầu ưa → màng có tính bán thấm. nước quay ra ngoài, đuôi kị nước quay vàonhau - Thu nhận thông tin cho TB. + Protein: - Giúp TB nhận biết nhau và ● Protein xuyên suốt lớp nhận biết tế bào lạ. Màng tế bào phôtpholipit tạo thành các “kênh” vận chuyển đặc hiệu. ● Protein bám màng. ● Protein liên kết với cacbohidrat tạo ra các “dấu chuẩn” glicoprotein. - Ngoài ra, ở các TBĐV và TB người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colesteron - Học liệu: SGK, SGV, thiết kế bài giảng sinh học 10 CB, chuẩn kiến thức kĩ năng… 2. Học sinh: - Tài liệu, thiết bị dạy học theo hướng dẫn của GV. - Làm mô hình trực quan về tế bào theo nhóm (4-5 bạn). III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Vấn đáp, diễn giảng. - Nêu và giải quyết vấn đề để tìm hiểu về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. - Thảo luận nhóm để hoàn thành mô hình về nhà mà GV giao. - Tổ chức trò chơi khởi động vừa ôn lại kiến thức vừa tạo không khí sôi nổi đầu giờ. - Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại như máy chiếu, laptop. - Mô hình truyền thống. - Mô hình tích hợp. IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Dạy học theo nhóm - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật phòng tranh, trực quan – tìm tòi. V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1. TẾ BÀO NHÂN SƠ 1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Hướng học sinh đến phần kiến thức của bài - Phương pháp: Vấn đáp, tạo tình huống - Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết, theo học thuyết tế bào: tế bào là đơn vị cơ bản của mọi cơ thể sinh vật và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. Tại sao mọi cơ thể sống đều có cấu tạo từ tế bào? Tế bào có những thành phần chính nào? HS trả lời dựa vào kiến thức đã có, từ phần trả lời của HS, giáo viên vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức * Hoạt động 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. - Mục tiêu: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm bàn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt 18
  19. GV chuyển giao nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình I. Đặc điểm chung - GV yêu HS quan sát hình 7.1 từ thành nhóm của tế bào nhân đó nêu kích thước tế bào nhân sơ? - HS quan sát hình 7.2 - HS sơ. - GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời đọc SGK tìm hiểu cá nhân - Chưa có màng câu lệnh: Kích thước nhỏ đem lại sau đó thảo luận, đại diện nhân, tế bào chất ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ? nhóm trả lời: HS: Tỉ lệ S/V chưa có hệ thống Để chứng minh, GV thực hiện thí lớn, TĐC diễn ra nhanh, sự nội màng, không có nghiệm nhỏ, thả cùng lúc hai viên khuếch tán các chất từ nơi các bào quan có phấn trắng có kích thước khác này đến nơi khác trong tế bào màng bao bọc. nhau vào lọ mực tím, sau đó vớt ra cũng diễn ra nhanh hơn. Do * Kích thước nhỏ cùng lúc à cho HS quan sát viên đó tế bào sinh trưởng và của vi khuẩn mang phấn nào được nhuộm màu nhiều phân chia nhanh. lại lợi ích: Tỉ lệ S/V hơn. Kết hợp cho HS tính nhanh tỉ lớn àTĐC diễn ra lệ S/V của 2 TB có bán kính khác nhanh, sự khuếch nhau bằng vận dụng toán học. tán các chất từ nơi - GV: Tế bào nhân sơ có những - HS : Màng sinh chất, tế bào này đến nơi khác thành phần cơ bản nào? Vì sao gọi chất và vùng nhân. Tế bào trong tế bào cũng tế bào nhân sơ? nhân sơ chưa có màng nhân diễn ra nhanh hơn. - GV đánh giá, chốt kiến thức (đặc điểm chính để phân biệt Do đó tế bào sinh nhân sơ hay nhân thực), trưởng và phân chia không có nhiều bào quan. nhanh. ¨ Liên hệ: khả năng phân chia - HS lĩnh hội nhanh của vi khuẩn được con người lợi dụng để cấy gen, sản xuất văcxin, kháng sinh. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh sinh sản và sinh trưởng nhanh * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo các bào quan của tế bào nhân sơ. - Mục tiêu: Học sinh biết được cấu tạo các bào quan của tế bào nhân sơ. - Kĩ thuật dạy học: Tia chớp, thông tin phản hồi, kỹ thuật đặt câu hỏi, động não. - Dự kiến sản phẩm là các câu trả lời của HS - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ Nhận nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc SGK mục II, HS tiếp nhận nhóm, cử nhóm 1. Màng sinh chất: tìm hiểu cá nhân, trao đổi trong trưởng, thư kí - Được cấu tạo từ nhóm 2 bàn hoàn thành PHT . HS nghiên cứu cá nhân sau đó phopholipit và Thành phần Cấu tạo Chức năng thảo luận nhóm thống nhất ý protein. chính kiến 2. Tế bào chất: Màng sinh Thư kí ghi vào PHT - Là vùng nằm giữa chất Tế bào chất màng sinh chất và Vùng nhân Các nhómTrao đổi trong bàn vùng nhân . Gồm hai 19
  20. Sau 4 phút cho các nhóm treo kết GV hoàn thành PHT. HS treo kết thành phần chính là đưa gợi ý đáp án gọi đại diện các quả và chấm chéo bào tương (một nhóm chấm chéo. dạng chất keo bán GV treo hình cấu tạo SV nhân sơ lỏng chứa nhiều chất - Ngoài ba thành phần chính trên hữu cơ và vô cơ nhiều loại tế bào nhân sơ có thêm các khác nhau), các thành phần nào? ribôxôm và các hạt - GV đặt câu hỏi mở rộng: Thành tế HS lĩnh hội ghi chép dự trữ. bào của vi khuẩn có đặc điểm gì? - HS: Cấu tạo bằng 3. Vùng nhân: Dựa vào đâu phân biệt vi khuẩn gram peptiđoglican, từ thành phần - Thường chỉ chứa (+), gram (-)? Ý nghĩa của việc phải hóa học và cấu trúc chia vi một phân tử AND xác định vi khuẩn gram (+) hay (- khuẩn thành 2 loại à dùng mạch vòng duy nhất. )khi khám bệnh do vi khuẩn ? thuốc điều trị có hiệu qủa. - Ngoài ba thành phần - Vai trò của thành tế bào, vỏ nhầy, - Thành tế bào quy định chính trên nhiều loại lông và roi? hình dạng tế bào; vỏ nhầy tế bào nhân sơ còn có bảo vệ; Lông bám được vào thành tế bào, vỏ nhầy, bề mặt tế bào vật chủ; Roi lông và roi di chuyển. 3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu : Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của HS và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Phương pháp: HS làm việc cá nhân - Dự kiến sản phẩm là câu trả lời của học sinh - Hoạt động: GV đặt câu hỏi: Tại sao vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất? HS làm cá nhân vào vở. GV gọi 1 HS trả lời, gọi HS nhận xét. GV đánh giá điểm. 4. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu : Củng cố kiến thức, kỹ năng, vận dụng giải thích một số câu hỏi - Phương pháp: Vấn đáp - Hoạt động: + GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm. + HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm. Câu 1. Tất cả các loại tế bào đều được cấu tạo 3 thành phần là: A. Màng sinh chất, chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân. B. Màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, NST. C. Màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan. D. Chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, NST. Câu 2. Màng sinh chất của vi khuẩn được cấu tạo từ 2 lớp: A. Phôtpholipit và ribôxôm. B. Ribôxôm và peptiđôglican. C. Peptiđôglican và prôtein. D. Phôtpholipit và prôtein. Câu 3. Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế: A. Hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu. B. Dễ phát tán và phân bố rộng. C. Trao đổi chất mạnh và có tốc độ phân chia nhanh. D. Thích hợp với đời sống kí sinh. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2