Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu cách thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp và các nội dung của loại hình hoạt động trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống ở địa phương. Từ đó khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và cơ hội của nghề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH Năm thực hiện: 2020- 2021 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH Lĩnh vực: Địa lí Tác giả: Đặng Thị Nghĩa Đơn vị: Trường THPT Yên Thành 3 Số điện thoại: 0978197789 Năm thực hiện: 2020- 2021 2
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNH- HĐH Giáo dục hướng nghiệp GDHN Giáo viên GV Giáo dục đào tạo GDĐT Học sinh HS Nghiên cứu bài học NCBH Trung học phổ thông THPT Thực nghiệm TN Sách giáo khoa SGK Kiểm tra đánh giá KTĐG Giáo dục và đào tạo GD& ĐT Trung học cơ sở THCS 3
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.1. Lí do chọn đề tài 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 1.3. Phạm vi nghiên cứu 4 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu 4 1.6. Tính mới của đề tài 5 II. NỘI DUNG 6 Chương I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 6 1. Lí luận về dạy học gắn với trải nghiệm 6 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản 6 1.2. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng taojtrong việc học tập 9 Địa lí 2. Cơ sở thực tiễn 10 2.1. Một số di tích, danh thắng tiêu biểu của Nghệ An và huyện Yên 10 Thành 2.2. Thực trạng chung về dạy học gắn với trải nghiệm ở môn Địa lí 10 2.3. Thực tiễn về dạy học gắn với tham quan trải nghiệm tại các di 12 tích – danh thắng ở các trường THPT trên địa bàn Yên Thành Chương II. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích, danh 14 thắng trên quê hương Yên Thành, Nghệ An 1. Mối liên hệ giữa các di tích, danh thắng với chương trình địa lí 14 lớp 12 1.1. Giới thiệu khái quát về các di tích, danh thắng 14 1.2. Các bài học/nội dung dạy học địa lí có liên quan 22 1.3. Thời gian tiến hành hoạt động trải nghiệm 23 2. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các di tích, danh 23 4
- thắng trên quê hương Yên Thành 2.1. Cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm 23 2.2. Các nội dung của hoạt động trải nghiệm 26 2. 3. Giáo án thể nghiệm 35 III. KẾT LUẬN 45 3.1. Hiệu quả của đề tài 45 3.2. Khả năng nhân rộng 48 3.3. Những kiến nghị 48 5
- Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài “Chọn nghề gì?” luôn là vấn đề trăn trở đối với học sinh THPT, nhất là các em học sinh 12 khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Vì vậy, giáo dục hướng nghiệp có vai trò rất lớn giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trường của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động trong thời kì đổi mới. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn “rừng vàng biển bạc”, có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế. Thế mạnh là ngành nông nghiệp, tiểu thủ công và công nghiệp then chốt. Trong tất cả các môn học đều cần phải tích hợp giáo dục hướng nghiệp một cách thích hợp để khai thác tiềm năng và phát huy thế mạnh, giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng chọn các nghề truyền thống và các ngành nghề đang phát triển để xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Hướng nghiệp trong dạy học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các trường THPT vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó trên thực tế, học sinh Yên Thành nói chung và học sinh các trườngTHPTnói riêng chủ yếu là con em nông dân, cuộc sống của các em gắn bó nhiều với hoạt động sản xuất nông nghiệp và một số nghề thủ công truyền thống. Các xã miền núi của Yên Thành trong tương laikhông xa, mô hình du lịch sinh thái sẽ phát triển, do vậy bảo tồn và phát huy nghề truyền thống để kết hợp du lịch sinh thái và du lịch làng nghề là một hướng đi rất có triển vọng. Vì vậy trong hoạt động giáo dục của nhà trường, chương trình hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng, giúp cho học sinh định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với bản thân và xu thế nhu cầu việc làm của xã hội. Một số nghề truyền thống của nước ta nói chung và Yên Thành – Nghệ An nói riêng đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Nhưng cũng có một số nghề đang dần bị mai một… Nhằm giáo dục cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước, hiểu được giá trị của nghề truyền thống và thấy được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và pháp huy nghề truyền thống địa phương. Đó là trọng trách của ngành giáo dục nhưng lại phụ thuộc lớn vào trách nhiệm và phương pháp giáo dục của người Thầy. Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những kiến thức, kĩ năngđáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của người dân vào nền giáo dục của đất nước. 6
- Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinhlớp 12 qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành”. 2. Tính mới và đóng góp của đề tài: - Sáng kiến đã tích hợp những nét cơ bản về nghề truyền thống giúp học sinh cónhững hiểu biết về giá trị, thực trạng và giải pháp để phát triển nghề truyền thống ở địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó góp phần gìn giữ và phát huy nghề truyền thống. Đồng thời có thêm lựa chọn để định hướng nghề nghiệp cho tương lai. - Các làng nghề truyền thống mà các em trải nghiệm là những địa chỉ chưa được khai thác hoặc chỉ mới khai thác ở mức độ cầm chừng. Và với những địa chỉ này, nguồn tư liệu trong sách giáo khoa chưahề có và nguồn tài liệu tham khảo cũng không có nhiều. - Nội dung dạy học trên lớp và nội dung tiến hành trải nghiệm được diễn ra trong cùng một khoảng thời gian. Từ đó, đảm bảo tính liền mạch giữa kiến thức địa lí trong sách giáo khoa với kiến thức địa lí địa phương và tính liên hệ thực tiễn. - Sáng kiến chưa được công bố ở bất cứ cuộc thi hay tạp chí nào. 3.Mục đích, nhiệm vụ của đề tài: - Nghiên cứu cách thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp và các nội dung của loại hình hoạt động trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống ở địa phương. Từ đó khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và cơ hội của nghề. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. - Giúp HS tăng thêm hiểu biết về các làng nghề truyền thống; giá trị kinh tế - xã hội, giá trị phi vật thể của nghề truyền thống. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường sở tại là trường THPT (trung học phổ thông) Yên Thành 3 - Đối tượng áp dụng: Giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 12 tại một số làng nghề truyền thống trên quê hương Yên Thành–trên địa bàn các xã thuộc địa phận trường đóng và có học sinh đang theo học tại trường. 5. Thời gian nghiên cứu: Sáng kiến được nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2019 – 2020 và 2020 – 2021. 6. Phương pháp nghiên cứu: 7
- - Thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế. - Khảo sát, thống kê, phân loại: Khảo sát các tài liệu hướng dẫn cách thức tổ chức của hai loại hình hoạt động trải nghiệm đó là thực địa và tham quan nói chung và trong bộ môn địa lí nói riêng. - Xử lí thông tin, rút ra kết luận, đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cũng như gìn giữ và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống. - Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức hoạt động dạy học gắn với trải nghiệm thực tế tại số làng nghề truyền thống trên quê hương Yên Thành cho học sinh khối 12. 8
- PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua tổ chức hoạt động trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Yên Thành 1.1Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm về giáo dục hướng nghiệp Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của bản thân, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia. Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân, từ đó mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình. Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, hoạt động tư vấn nghề có liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, thư viện, y tế,... Trong đó, hiệu trưởng là người phụ trách chung về các hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường, hoạt động tư vấn học đường... Hiệu trưởng có trách nhiệm thông qua và ký các quyết định về kế hoạch tiến hành các hoạt động tư vấn trong và ngoài trường. Ban hướng nghiệp chịu trách nhiệm thu thập xử lý những thông tin do các bộ phận cung cấp, đưa ra những nhận định, đánh giá sơ bộ về xu hướng nghề của học sinh. 1.1.2. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp Trong các mục tiêu chung của giáo dục toàn diện hiện nay, giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng. Giáo dục hướng thường thực hiện thông qua 4 hình thức: qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa, qua lao động sản xuất, qua giới thiệu ngành nghề. (1) Hướng nghiệp qua các môn học Hầu hết các môn học đều có thể và cần phải giáo dục hướng nghiệp một cách thích hợp, qua các kiến thức khoa học mà cung cấp cho HS những tri thức về tiềm năng đất nước, khả năng và thành tựu của nhân dân trong lao động, sự phát triển các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công, công nghiệp then chốt; giáo dục ý thức chọn ngành, chọn nghề đúng đắn. Đặc biệt qua các môn học ở trường THPT như Công nghệ, vật lí, nghề tin học, nghề làm vườn… Cần giới thiệu cho học sinh các nghề cơ bản có liên quan trực tiếp tới môn học và tổ chức cho học sinh thực hành kỹ thuật, sản xuất trong những ngành nghề: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, điện, lập trình…. 9
- Để tiến hành hướng nghiệp qua các môn học, giáo viên phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tăng cường thực hành môn học, kết hợp giảng dạy với lao động sản xuất, tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất ở địa phương… Về phía nhà trường: tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng của giáo viên giảng dạy kỹ thuật Công nghệ; kết hợp với các cơ sở sản xuất tạo điều kiện cho nhà trường có thể tổ chức thực hành kỹ thuật, có công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật giúp đỡ nhà trường trong giảng dạy kỹ thuật. (2) Hướng nghiệp qua các hoạt độngngoại khoá,trải nghiệm - Thành lập các tổ ngoại khoá, đặc biệt là các tổ ngoại khoá về kỹ thuật, nhằm phát triển hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp cho HS. Đối với những HS có xu hướng và năng khiếu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, hoạt động xã hội, cũng cần phát hiện và tổ chức các tổ ngoại khóa bộ môn để bồi dưỡng kịp thời và hiệu quả nhằm phát huy năng lực của các em. - Tổ chức xây dựng góc hoặc phòng hướng nghiệp. - Kết hợp với đoàn Trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng tổ chuyên môn tổ chức những buổi tọa đàm hướng dẫn HS lựa chọn nghề, vận động nam nữ thanh niên đi vào những nghề Nhà nước, các địa phương đang cần nhiều nhân lực. - Kết hợp với hội phụ huynh HS, Ban giám hiệu nhà trường, đoàn thanh niên tổ chức các buổi học tập trải nghiệm tham quan dã ngoại thông qua đó định hướng, chỉ dẫn cho HS chọn nghề một cách phù hợp. (3) Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề - Theo kế hoach đề ra từ đầu năm học thực hiện đầy đủ, có hiệu quả 9 buổi hướng nghiệp cho HS trên mỗi lớp. Mổi buổi giới thiệu một chủ đề theo kế hoạch tổ đề ra: Thời gian Chủđề Tên chủ đề hướng nghiệp thực hiện 1 Tháng 9 Em thích nghề gì? 2 Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia Tháng 10 đình. 3 Tháng 11 Nghề dạy học. 4 Tháng 12 Vấn đề giới trong chọn nghề. 5 Tháng 1 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành y và ngành dược. 6 Tháng 2 Tìm hiểu một số cơ sở sản xuất nông nghiệp. 7 Tháng 3 Tìm hiểu một số cơ sở sản xuất công nghiệp. 10
- 8 Tháng 4 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực xây dựng. 9 Tháng 5 Nghề tương lai của tôi. Bảng: Các chủ đề hướng nghiệp ở học sinh THPT - Khi giới thiệu nghề nghiệp, cần tập trung vào một số điểm cơ bản như vị trí, vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản của nghề; những phẩm chất năng lực lao động cần có, những môn học phổ thông cần thiết đối với nghề... - Nhà trường và tổ hướng nghiệp tự sưu tầm, sử dụng tài liệu, sách báo, tranh ảnh, phim, vô tuyến truyền hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh HS, cán bộ kỹ thuật của địa phương để giới thiệu nghề cho HS. (4) Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất Thông qua lao động sản xuất, giáo dục quan điểm, thái độ, ý thức lao động cho HS; trên cơ sở đó giáo dục ý thức đúng đắn đối với nghề nghiệp, tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với nghề và lao động trong các dạng nghề nghiệp khác nhau, phát triển hứng thú, năng lực của học sinh đối với một vài dạng lao động nhất định, hướng dẫn HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và phù hợp với năng lực của bản thân. Các trường cần tích cực tổ chức hướng dẫn HS lao động sản xuất, chấm dứt những hình thức lao động tuỳ tiện, gắn nội dung lao động với phương hướng sản xuất và các nghề đang cần phát triển. Các trường vừa học vừa làm càng phải cần nâng cao chất lượng và có tác dụng thực sự hướng nghiệp. Ở vùng nông thôn cần chú trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công như các nghề trồng trọt, chăn nuôi: trồng cây lương thực, cây lấy gỗ, cây thuốc nam, xây dựng vườn cây, ao cá Bác Hồ, chăn nuôi gia cầm, gia súc...; nghề phổ biến như mộc, nề, rèn, cơ khí...; nghề truyền thống, xuất khẩu đan, thêu... Ở thành phố và vùng công nghiệp là ngành công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ... Các trường phải chủđộng lên kế hoạch kết hợp với các cơ sở sản xuất của địa phương như hợp tác xã nông lâm trường, nhà máy, xí nghiệp, cơ sởđào tạo nghề, trang trại, trạm thí nghiệm nhằm tạo điều kiện cho HS có thể tham gia lao động sản xuất ngành nghề gắn bó với địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần trang bị kỹ thuật tối thiểu để cung cấp cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh trường THPT trên địa bàn. Qua nghiên cứu bốn hình thức hướng nghiệp trên, tôi nhận thấy mỗi hình thức đều có những ưu điểm riêng, nhưng khi giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT nên kết hợp 4 hình thức một cách hợp lí thì mới có hiệu quả cao. Tuy nhiên tùy từng điều kiện để chọn hình thức nào là chính cho phù hợp. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu của mình, tôi áp dụng hai hình thức hướng nghiệp chính là qua 11
- môn học và qua trải nghiệm các làng nghề, cụ thể là nghề truyền thống ở Việt Nam nói chung, Nghệ An và Yên Thành nói riêng. 1.1.3. Lí luận về dạy học gắn với trải nghiệm * Trải nghiệm Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Trải có nghĩa là “đã từng qua,từng biết,từng chịu đựng”, còn nghiệm cónghĩalà“kinh qua thực tế nhận thấy điều đó đúng”. Như vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp thamgia hoạt động và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “trải nghiệm” được diễn dải theo hai nghĩa. Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắcxúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Theo nghĩa hẹptrải nghiệm “ là những tín hiệu bên trong, nhờ đó các sự kiện đang diễn ra đốivới cá nhân được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân”. * Sáng tạo Khái niệm sáng tạo được sử dụng đồng nghĩa với nhiều thuật ngữ khác như: sự sáng tạo, tư duy hay óc sáng tạo…Các thuật ngữ này đều có liên quan đến một thuật ngữ gốc Latin “Crear” và mang một nghĩa chung là “sự sản xuất,tạo ra, sinh ra một cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại”. Ngoài ra, sáng tạo cũng được hiểu “là tạo ra những giá trị mới về vậtchất hoặc tinh thần. Tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học, nghệ thuật, sản xuất – kĩ thuật, kinh tế, chính trị …” Như vậy, dù quan niệm như thế nào thì sáng tạo chính là việc tạo ra cái mới. Sáng tạo là tiềm năng có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ thể. Mỗi người khi tạo ra cái mới cho cá nhân, thì sáng tạo đó được xem xét trên bình diện cá nhân, còn tạo ra cái mới liên quan đến cả một nền văn hóa thì sáng tạo đó được xét trên bình diện xã hội. * Hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Theo nghĩa rộng hoạt động giáo dục là “những hoạt động có chủ đích, cókế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục”. Hoạt động giáo dục này bao gồm: hoạt độngdạy học và hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp. Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động có chủđích, có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài 12
- giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo nghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý xã hội... Hoạt động dạy học là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạtđộng học của người học nhằm giúp người học lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm của xã hội loài người để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách người học. Như vậy, hoạt động dạy học chủ yếu nhằm phát triển mặt trí tuệ, hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp chủ yếu nhằm phát triển mặt phẩm chất đạo đức, đời sống tình cảm. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục thông qua một loạt các hoạt động như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể… Theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và các mục tiêu của hoạt động giáo dục (nghĩa hẹp) nói trên sẽ được thực hiện chỉ trong một hoạt động có tên gọi là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Như vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ thực hiện tất cả các mục tiêu và nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể,... và thêm vào đó là những mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của giai đoạn mới. Vậy khái niệm hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có thể được hiểu là “các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ khai thác kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo cơ hội cho các em vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế và đưa ra được những sáng kiến của mình, từ đó phát huy và nuôi dưỡng tính sáng tạo của mỗi cá nhân của học sinh”. Từ khái niệm này cho thấy, so với các hoạt động ngoài giờ lên lớp đang được tiến hành hiện nay trong trường phổ thông thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động. Đặc biệt mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực nhất định của học sinh. Hiệp hội “Giáo dục trải nghiệm” quốc tế định nghĩa về học qua trải nghiệm “là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạykhuyến khích người học tham gia các trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển các năng lực bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội” Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo còn được hiểu là “hoạt độnggiáo dục, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân 13
- cách, các năng lực…, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng năng sáng tạo của cá nhân mình”. Các khái niệm này đều khẳng định vai trò định hướng, hướng dẫn của nhà giáo dục (không phải là hoạt động trải nghiệm tự phát). Nhà giáo dục không tổ chức, phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hỗ trợ, giám sát. Học sinh được trực tiếp, chủ động tham gia các hoạt động. Phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và tiềm năng sáng tạo; và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy vậy, không phải giáo viên nào cũng hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm thành công. Chúng ta cần phải nắm vững đặc trưng (nét khác biệt) của một hoạt động trải nghiệm sáng tạo so với những hoạt động dạy học khác. Đó là việc đặt học sinh trong môi trường học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn liền với giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống cộng đồng. Trong hoạt động học tập này, các em vừa là người tham gia,vừa là người kiến thiết, tổ chức hoạt động cho chính mình bằng chính sự trải nghiệm của bản thân. Nói cách khác, khi đặt trong môi trường trải nghiệm và sáng tạo, mỗi học sinh sẽ có điều kiện phát huy tính tích cực, tự chủ của mình. Bởi con người thường bộc lộ tính sáng tạo trong hành vi của mình thông qua các hoạt động. Điều này phù hợp với chủ trương đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh hiện nay. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm là học sinh được học tập trong môi trường thực tiễn, trực tiếp tham gia các hoạt động để khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm trong dạy học địa lí được tiến hành ngoài không gian của lớp học có ưu thế và tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 1.1.4. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập địa lí *Về kiến thức: + Cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng địa lí một cách chân thực, cụ thể vì các học sịnh được trực tiếp trải nghiệm. Gắn kiến thức địa lí trong sách vở với thực tiễn làm cho kiến thức địa lí gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu. + Hình thành khái niệm, hiểu được bản chất và những mối liên hệ bên trong của các hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội. + Giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu kiến thức địa lí, hình thành các mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. * Về kĩ năng + Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo góp phần phát triền khả năng quan sát, tìm tòi suy nghĩ, đặc biệt là khả năng tư duy đến cao độ… 14
- +Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo luôn luôn gắn liền với thực tiễn chính vì thế nó nâng cao tính cộng đồng, tập thể, có thể coi đây là hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi không gian lớp học. Học sinh có điều kiện nghiên cứu khoa học, làm việc với tài liệu, rèn luyện một số các kĩ năng, phát triển năng lực cho học sinh: năng lực tự học, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. * Về thái độ +Hình thành cho học sinh lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc phục chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người học, cho học sinh quen với việc làm có tính hệ thống. + Góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đó là lòng yêu quê hương, đất nước và con người, ý thức trách nhiệm trong xây dựng kinh tế và bảo vệ tổ quốc. +Hình thành những phẩm chất: sống yêu thương (thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước; tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống), sống tự chủ, sống có trách nhiệm… 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của Nghệ An và huyện Yên Thành Cũng như các làng nghề của Việt Nam, nghề truyền thống ở Nghệ An có từ lâu đời. Theo thời gian cũng phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Như nghề làm tương ở Nam Đàn, lúc đầu chỉ một vài hộ dân làm để dùng cho gia đình sau đó thấy ngon và tốt cho sức khỏe nên nhiều gia đình cùng làm và làm ra nhiều để bán đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và đã từ lâu tương Nam Đàn nổi tiếng khắp cả nước. Theo báo cáo của Liên minh hợp tác xã tỉnh Nghệ An, hiện nay toàn tỉnh có 146 làng nghề, trong đó có 127 làng phát triển ổn định, thu hút gần 10.000 hộ gia đình và hơn 20.000 lao động tham gia. Thu nhập bình quân đạt 30,6 triệu đồng/người/năm; tổng trị giá sản xuất của các làng nghề đạt 160 tỷ đồng. Đa số các làng nghề đều phát triển khá hiệu quả. Các làng nghề có đầu ra ổn định, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng và xuất khẩu như: Sản xuất gạch, ngói, nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, hoa cây cảnh, sản xuất hương… Các sản phẩm nghề truyền thống ở Nghệ An đa dạng và có những đặc trưng riêng, mang đậm nét tinh hoa văn hóa của người dân xứ Nghệ. Nơi đây cũng có 15
- nhiều sản phẩm nổi tiếng gắn với tên của làng nghề như: Tương Nam Đàn, gốm Đô Lương, hương Quỳ Châu, nước mắm Diễn Châu ... Số lượng làng nghề lớn nhưng nhìn chung, quy mô làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn nhỏ, phân tán, vốn đầu tư còn thấp, công nghệ còn lạc hậu, chưa quan tâm đến đầu tư xây dựng thương hiệu, thị trường tiêu thụ bền vững, chưa coi trọng thị trường ngoại tỉnh, thị trường xuất khẩu, giá trị sản xuất còn thấp. Theo thống kê, năm 2016, tỷ lệ làng nghề yếu kém và ngừng hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn khá cao, chiếm 14%. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là các địa phương chưa thực sự đặt phát triển làng nghề trong chiến lược phát triển kinh tế và các hộ dân làng nghề chưa nhận được lợi ích kinh tế cao để cóđộng lực gắn bó, duy trì, phát triển làng nghề. Vì vậy để phát triển làng nghề thực sự đem lại hiệu quả, các địa phương, cơ quan chức năng của tỉnh cần hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển làng nghề, gắn với vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước thông qua doanh nghiệp và hợp tác xã. Bên cạnh đó, làng nghề cần chú trọng sử dụng nguồn lao động tại chỗ có tay nghề, phát triển du lịch làng nghề với du lịch sinh thái. Đến với Yên Thành, vựa lúa của Nghệ An có các làng nghề bún bánh Vĩnh Hòa (Hợp Thành), làng nghề mây tre đan Tây Yên (Long Thành), làng nghề tăm hương Yên Bang (Phúc Thành), làng nghề nồi đất (Viên Thành), làng nghề đan chiếu cói Long Thành... Số làng nghề hiện nay đang phát triển nhiều nhưng cũng có một số ít làng nghề đang bị mai một, như nghề làm trống da ở Mỹ Thành, hay nghề làm nồi đất ở Viên Thành chỉ còn một vài hộ dân tham gia... Vì vậy các cấp lãnh đạo nơi có các làng nghề cần chú trọng đầu tư và có những chính sách phù hợp để phát huy giá trị của nghề truyền thống. *Một số hình ảnh và thực trạng phát triển về nghề truyền thống ở Yên Thành: ( 1) Làng nghề sản xuất hương trầm Phúc Thành Nghề sản xuất tăm hương được du nhập vào xóm Yên Bang vào năm 2006, ban đầu chỉ một hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng nhận thấy đây là nghề dễ làm, có thu nhập, nguyên liệu gọn nhẹ, chủ yếu sản xuất thủ công, tận dụng được sức lao động dư thừa, đã thu hút nhiều hộ tham gia làm nghề, năm 2008 làng Yên bang được tỉnh công nhận làng có nghề. Đến nay, làng Yên Bang đã có trên 60% số hộ làm nghề chẻ tăm hương, thu nhập bình quân của mỗi lao động đạt từ 16-22 triệu đồng /năm; tổng giá trị sản xuất nghề tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt trên 3,3 tỷ đồng. 16
- ( 2) Nghề gói bánh chưng ở Hợp Thành – Yên Thành Làng bún bánh Vĩnh Hòa (xóm 9, xã Hợp Thành, Yên Thành, Nghệ An) được công nhận là làng nghề từ năm 2008. Mặc dù được công nhận là làng nghề nhưng người dân ở đây vẫn bám ruộng, bám vườn làm ăn. Người dân trong làng hầu hết đều làm thêm bún, bánh mướt (bánh tráng), bánh chưng, bánh khô, đậu phụ… Trên thực tế, đây là nguồn thu nhập chính của hơn 200 hộ dân làng nghề Vĩnh Hòa 17
- (3)Làng nghề Sản xuất hàng mây tre đan ở Long Thành – Yên Thành Tây Yên là một xóm thuần nông trước đây thu nhập của người từ 200.000 - 300.000/người/ tháng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 23%, đời sống nhân dân nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2004, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự giúp đỡ trực tiếp của công ty TNHH Đức Phong, Thành phố Vinh, nghề mây tre đan xuất khẩu đã được đưa về, tạo việc làm ổn định cho bà con trong làng. Đến nay, toàn xóm có 81 lao động làm nghề, đưa mức thu nhập của xóm lên gần 700 triệu đồng/ năm. Thu nhập bình quân mỗi lao động chính từ 700.000 đến 900.000 đồng, lao động phụ từ 450.000 – 500.000 đồng/ người/ tháng, có gia đình thu nhập từ nghề chiếm tới 50% tổng thu nhập của gia đình, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 14%. (4) Nghề làm trống da ở Mỹ Thành – Yên Thành Trước đây, trống daYên Thành là một trong những thương hiệu nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc. Tuy nhiên, hiện nay nghề này đã dần mai một, chỉ còn rất ít người gắn bó với nghề. Làm trống không chỉ đơn thuần là một nghề truyền thống, mà nó còn mang đặc trưng của nét văn hoá làng, xã. Trước đây ở địa phương có rất nhiều hộ làm nghề, nhưng nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà chủ yếu là người già. Chính quyền địa phương rất trăn trở và đã xây dựng đề án, kế hoạch khôi phục làng nghề trong đó có nghề trống da để làm sao gìn giữ được nét văn hóa quê hương; khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các hộ duy trì và mở rộng quy mô làm nghề để cung cấp trống cho hơn 49 dòng họ, các lễ hội Thực tế, việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống làm trống da đang gặp rất nhiều thách thức. Nhưng với tâm niệm của người Việt “sống - chết đều phải có 18
- tiếng trống, vui tiếng trống, buồn tiếng trống” và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, nghề làm trống da ở Yên Thành sẽ có cơ hội được hồi sinh. (5) Nghề chế biến đồ gỗ cao cấp ở Đô Thành – Yên Thành Nghề mộc ở Đô Thành ra đời hàng trăm năm, tồn tại, phát triển mạnh đến hôm nay. Nhờ nắm bắt được cơ chế thị trường, những năm gần đây nhiều xưởng mộc đã đầu tư phát triển quy mô lớn và sản xuất xuất các mặt hàng đồ gỗ cao cấp giá trị kinh tế cao và đem lại thu nhập lớn cho người làm mộc. 19
- 1.2.2.Thực trạng chung về dạy học gắn với trải nghiệm ở môn Địa lí Bộ môn địa lí ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, khách quan, có hệ thống về tự nhiên, kinh tế, xã hội của thế giới và Việt Nam, góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên và vấn đề kinh tế xã hội, từ đó hình thành ý thức, tư duy phát triển. Tuy nhiên, thực trạng học địa lí ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Kiến thức địa lí vẫn mang tính chất sách vở nặng nề nên học sinh không mấy hứng thú với môn học này. Hầu hết học sinh đều cảm thấy học địa lí khó nhớ và mau quên. Và đặc biệt, đa số học sinh không hiểu được bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và cũng không coi trọng mảng kiến thức này với lí do đây là “môn phụ”. Những năm gần đây, bộ môn địa lí ở trường phổ thông cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng đã có nhiều thay đổi tích cực về nội dung, phương pháp dạy học. Nhiều phương pháp dạy học mới được giáo viên tiến hành trong quá trình giảng dạy như: dạy học dự án, thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề…đã mang lại kết quả tốt, giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt hơn. Phương pháp dạy học trải nghiệm thực tế trong dạy học địa lí ở các trường phổ thông đã và đang được khá nhiều trường THPT trên cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Nghệ An (chủ yếu là những trường ở trung tâm) triển khai và cho thấy hiệu quả thực sự nhìn từ tất cả các góc độ, đặc biệt là từ tinh thần và thái độ học tập của học sinh đối với môn địa lí. Tuy nhiên, để tiến hành hoạt động trải nghiệm thực tế, điều này sẽ liên quan đến nhiều vấn đề, như về mặt thời gian, điều kiện, kinh phí… Đây cũng chính là lí do dẫn đến việc tiến hành hoạt động trải nghiệm mặc dầu đã được nhiều trường phổ thông tiến hành, nhưng số lần thực hiện trong năm học và đối tượng học sinh được tham gia ở các khối lớp còn còn rất hạn chế. Thậm chí nhiều trường nông thôn, miền núi, khi điều kiện còn nhiều khó khăn thì việc tiến hành hoạt động trải nghiệm, nhất là trải nghiệm tại các làng nghề, các di tích lịch sử, các địa danh ở trung tâm thành phố là một vấn đề rất khó thực hiện. Tiến hành hoạt động trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống ngay chính trên quê hương, gắn liền với không gian sinh sống, học tập của học sinh,bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương lòng tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do cha ông để lại, từ đó các em sẽ có một cái nhìn rộng mở cho sự phát triển kinh tế của địa phương và nhìn nhận chuẩn xác hơn về nghề nghiệp trong tương lai của mình. Tuy vậy, vấn đề này chưa được chú ý để khai thác nhiều hoặc chỉ mới khai thác cầm chừng. Đây cũng chính là lí do khiến tôi trăn trở và thực hiện đề tài này. 1.2.3. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm về các làng nghề truyền thống ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Yên Thành 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 136 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 36 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 119 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
43 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 11
28 p | 69 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 27 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục Quốc phòng, An ninh ở trường THPT
45 p | 46 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác phần mềm Wondershare QuizCreator và Google site giúp học sinh rèn luyện bài thi trắc nghiệm môn Toán
15 p | 55 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn