Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT miền núi
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT miền núi" nhằm trình bày, nghiên cứu lý luận, thực trạng, nhận diện các hình thức và biểu hiện của bắt nạt trực tuyến nhìn từ mặt trái của các trang mạng xã hội. Từ đó đề xuất, tiếp cận một số giải pháp và cách làm mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh trường THPT miền núi Tương Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT miền núi
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI BẮT NẠT TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI Lĩnh vực: Giáo dục kỹ năng sống Nhóm tác giả: NGUYỄN THỊ THU HẰNG Tổ bộ môn: Văn – Ngoại Ngữ Điện thoại: 0915 602 927 TRẦN THỊ THÙY DUNG Tổ bộ môn: Tự Nhiên Điện thoại: 0392 692 511 Nghệ An, năm học 2021 - 2022
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Những đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1. Cơ sở lý luận 4 1.1. Những khái niệm chung 4 1.1.1. Bắt nạt trực tuyến 4 1.1.2. Ứng phó 4 1.2. Nhận diện các hình thức và biểu hiện của BNTT 5 1.2.1. Các hình thức bắt nạt trên mạng 5 1.2.2. Biểu hiện của BNTT 6 1.3. Những tác động của bắt nạt trên mạng đến sức khỏe thể chất và tinh 7 thần 1.4. Một số đặc điểm tâm lí của HS THPT 7 1.4.1. Đặc điểm về nhận thức. 7 1.4.2. Đặc điểm về ý chí của HS THPT 8 1.4.3. Đặc điểm về tình cảm-cảm xúc 8 1.4.4. Đặc điểm về nhân cách 8 1.5. Một số đặc điểm của HS THPT miền núi 9 1.6. Vai trò của GVCN trong giáo dục kĩ năng ứng phó với BNTT cho 10 HS 2. Thực trạng biểu hiện của hành vi BNTT của HS trường THPT Tương 11 Dương 1 2.1. Khảo sát mức độ bị BNTT của HS trường THPT Tương Dương 1 11 2.2. Khảo sát cách ứng phó khi bị BNTT của HS THPT Tương Dương 1 12 2.3. Nguyên nhân dẫn đến BNTT 14 3. Các giải pháp giáo dục HS THPT miền núi ứng phó với BNTT 15
- 3.1. Giải pháp thứ nhất: Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức 16 về BNTT và thực hành kĩ năng ứng phó với BNTT cho HS thông qua hoạt động ngoại khóa 3.1.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa 16 3.1.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa 17 3.1.2.1. Hoạt động 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về BNTT 17 3.1.2.2. Hoạt động 2: Thực hành xử lí tình huống 20 3.1.2.3. Hoạt động 3: Phối hợp tổ tư vấn tâm lí nhà trường trực tiếp tư 21 vấn cho HS 3.2. Giải pháp thứ hai: Thành lập trang Facebook “Bắt nạt trực tuyến- 25 THPT Tương Dương 1”; mở kênh tư vấn, hỗ trợ online; thiết lập kênh thông tin với gia đình trong vấn đề giáo dục kĩ năng ứng phó với BNTT 3.2.1. Thành lập trang Facebook “Bắt nạt trực tuyến-THPT Tương 25 Dương 1” 3.2.2. Mở kênh tư vấn, hỗ trợ online 26 3.2.3. Thiết lập kênh thông tin với gia đình về vấn nạn BNTT 31 3.3. Giải pháp thứ ba: Xây dựng chuyên đề tư vấn tâm lí thực hiện trong 33 giờ sinh hoạt lớp 3.3.1. Thiết kế chuyện đề tư vấn tâm lí 33 3.3.2. Minh chứng tổ chức thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lí 38 4. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm 40 4.1. Thực nghiệm 40 4.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm 41 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 1. Kết luận 45 1.1.Ý nghĩa của đề tài 45 1.2. Hướng phát triển của đề tài 45 2. Kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 48 Phụ lục 01 48 Phụ lục 02 48 Phụ lục 03 49 Phụ lục 04 50
- DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Giáo dục phổ thông GDPT 3 Bạo lực học đường BLHĐ 4 Học sinh HS 5 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 6 Giáo viên GV 7 Bắt nạt trực tuyến BNTT 8 Công nghệ thông tin CNTT 9 Kinh tế-xã hội KT-XH 10 Nghị định-chính phủ NĐ-CP 11 Quyết định - thủ tướng QĐ-Ttg 12 Quyết định-Bộ giáo dục và đào tạo QĐ-BGDĐT 13 Ban giám hiệu BGH 14 Dẫn chương trình MC 15 Kí túc xá KTX 16 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 17 Mạng xã hội MXH 18 Đài truyền hình Việt Nam VTV
- DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang Mức độ bị BNTT của HS THPT Tương Dương 1 Bảng 1 11 1 Cách ứng phó khi bị BNTT của HS THPT 2 Bảng 2 12 Tương Dương 1 3 Bảng 3 Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm 40 So sánh mức độ HS bị BNTT trước và sau khi 4 Bảng 4 41 thực hiện đề tài SKKN Mức độ bị BNTT của HS trong thời gian từ 5 Bảng 5 42 tháng 02 đến tháng 4/2022 Cách ứng phó khi bị BNTT của HS THPT 6 Bảng 6 43 Tương Dương 1 sau khi thực nghiệm DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên hình Trang 1 Hình 1 Minh họa khái niệm BNTT 4 2 Hình 2 Các hình thức BNTT 5 3 Hình 3 Minh họa hậu quả của BNTT 7 4 Hình 4 Biểu đồ mức độ bị BNTT của HS trường THPT 11 Tương Dương 1 5 Hình 5 Biểu đồ cách ứng phó khi bị BNTT của HS 13 THPT Tương Dương 1 6 Hình 6 Một số bài dự thi tìm hiểu BNTT của HS 18 7 Hình 7 Một số sản phẩm tranh vẽ của HS 19 8 Hình 8 HS tham gia thi hùng biện 19 9 Hình 9 HS thi tiểu phẩm tình huống 21 10 Hình 10 Thầy Phan Trọng Hào- thành viên tổ tư vấn tâm 23 lí giải đáp thắc mắc xung quanh chủ đề BNTT
- 11 Hình 11 Một số hình ảnh toàn cảnh hoạt động buổi tuyên 24 truyền 12 Hình 12 Thầy Hồ Văn Thanh - Hiệu trưởng, thầy Phan 24 Văn Đài - Phó hiệu trưởng nhà trường tặng quà cho các đội thi đạt giải 13 Hình 13 Trang tương tác Facebook “Bắt nạt trực tuyến- 26 THPT Tương Dương 1” 14 Hình 14 Sơ đồ những yêu cầu cơ bản về đạo đức trong tư 27 vấn, hỗ trợ HS 15 Hình 15 Hình ảnh đoạn tư vấn online cho HS 30 16 Hình 16 GV đến động viên HS đi học sau khi bị 30 BNTT 17 Hình 17 Sơ đồ các phương tiện để thiết lập, vận hành 31 kênh thông tin gián tiếp giữa giáo viên và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông 18 Hình 18 Hoạt động tuyên truyền ứng phó BNTT trên 33 nhóm PH, nhóm HS 19 Hình 19 Hình ảnh các slide bài giảng tiết sinh hoạt chủ đề 38 : Giáo dục kĩ năng ứng phó BNTT. 20 Hình 20 HS thuyết trình theo nhiệm vụ được giao 39 21 Hình 21 Hình ảnh các hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ 40 đề BNTT 22 Hình 22 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ HS bị BNTT trước và sau 41 khi thực nghiệm 23 Hình 23 Biểu đồ mức độ bị BNTT của HS trường THPT 42 Tương Dương 1 từ tháng 2 đến tháng 4/2022 24 Hình 24 Biểu đồ cách ứng phó của HS trường THPT 43 Tương Dương 1 sau khi thực hiện đề tài SKKN
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường (BLHĐ); Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 có mục tiêu “đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện, chủ động phòng ngừa phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lí các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường”. Một hình thức mới của bắt nạt học đường là bắt nạt trực tuyến hiện đang là vấn đề nổi cộm và đáng lo ngại trong thế kỷ XXI. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như thời gian vừa qua, hình thức học trực tuyến trở thành một giải pháp tối ưu nhằm thực hiện khẩu hiệu: Học sinh ngừng đến trường nhưng không ngừng học. Máy tính, điện thoại thông minh kết nối mạng trở thành công cụ học tập thiết yếu để duy trì việc học. Thời gian truy cập internet của học sinh tăng lên gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát những hệ lụy kèm theo. Thực tế trong quá trình giảng dạy và giáo dục, chúng tôi nhận thấy hiện tượng bắt nạt online đã trở nên khá phổ biến trong giới học sinh. Thay vì việc bắt nạt diễn ra ở trường, học sinh bắt đầu sử dụng công nghệ như máy tính và điện thoại di động để bắt nạt lẫn nhau. Đây là hình thức bắt nạt vô cùng nguy hiểm bởi hậu quả để lại không chỉ là những vết thương trên thân thể như bắt nạt thông thường, nó tác động đến mối quan hệ xã hội, học tập, gây ra sự tổn thương tâm lí, tinh thần, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của học sinh. Độ tuổi HS trung học phổ thông nằm trong giai đoạn thanh niên. HS vẫn còn dễ bị tác động, muốn thể hiện cái tôi cá nhân. Nhu cầu tôn trọng, được tôn trọng, được bình đẳng với mọi người và nhu cầu chứng tỏ bản thân trong giao tiếp và học tập là những nhu cầu quan trọng và phổ biến ở thanh niên học sinh. Chính vì vậy đây là lứa tuổi có những diễn biến phức tạp về hành vi. Một số hành vi lệch chuẩn xuất hiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu của HS. Đặc biệt ở đối tượng học sinh THPT miền núi, thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số1. Các em có nhiều hứng thú với vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường chưa tốt, thụ động với vấn đề cuộc sống đặt ra, thiếu hụt kỹ năng sống cơ bản … nên khi gặp phải tình huống bắt nạt trực tuyến, học sinh rất khó khăn để ứng phó. Nhiều em trở thành nạn nhân của hiện tượng bắt nạt trực tuyến trong một thời gian dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm 1 Năm học 2021-2022 số lượng học sinh của trường là 1066 em với 30 lớp trong đó dân tộc Thái 781/1066 (chiếm 73,27%); Khơ mú 103/1066 (chiếm 9,66%); Mông 75/1066 (chiếm 7,04%); tày Poọng (Thổ) 5/1066 (chiếm 0,47%); Ơ đu 1/1066 (chiếm 0,094%); Kinh 99/1066 (chiếm 9,19%). 1
- lí và kết quả học tập. Điều đó cho thấy vấn đề tư vấn, hỗ trợ, giáo dục học sinh những kĩ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cần được nhận thức đúng đắn và triển khai kịp thời trong trường học. Đồng thời cần sự chung tay của các bậc phụ huynh và các cơ quan chức năng để các em không còn đơn độc khi bản thân gặp phải tình huống bị bắt nạt online. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT miền núi”. 2. Mục đích của đề tài Giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT Tương Dương 1. 3. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT miền núi Tương Dương nhằm trang bị cho các em kỹ năng ứng phó với vấn nạn bắt nạt trực tuyến. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến vấn nạn bắt nạt trực tuyến ở đối tượng học sinh THPT. - Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, phân tích, kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả. - Tổ chức các hoạt động giáo dục: thông qua hoạt động trải nghiệm dưới các hình thức phong phú như trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút, hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi, sử dụng mạng xã hội… 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Chỉ ra cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Làm rõ một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh THPT miền núi Tương Dương. Phân tích, đánh giá thông qua các mô hình, diễn đàn, tổ tư vấn tâm lí, tuyên truyền dưới nhiều hình thức. 6. Những đóng góp của đề tài. - Trình bày, nghiên cứu lý luận, thực trạng, nhận diện các hình thức và biểu hiện của bắt nạt trực tuyến nhìn từ mặt trái của các trang mạng xã hội. Từ đó đề xuất, tiếp cận một số giải pháp và cách làm mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục kỹ năng ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh trường THPT miền núi Tương Dương. - Từ nhận thức vai trò quan trọng của công tác tư vấn tâm lý học đường trong việc duy trì và ổn định trạng thái tâm lý học sinh, giúp các em tư duy, suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề xung quanh một cách đúng đắn để đi vào thực hành các giải pháp cụ thể giáo dục kỹ năng ứng phó với vấn nạn bắt nạt trực tuyến cho học sinh tại đơn 2
- vị công tác, đã góp phần thực hiện một mục tiêu giáo dục là phòng, chống bạo lực học đường. - Thiết kế chuyên đề thực hiện thông qua hoạt động trải nghiệm dưới các hình thức phong phú như: trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút, hoạt động ngoại khóa, cuộc thi về các chủ đề liên quan đến nội dung ứng phó với bắt nạt trực tuyến cho học sinh. 3
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận 1.1. Những khái niệm chung 1.1.1. Bắt nạt trực tuyến Bắt nạt trực tuyến là hình thức sử dụng thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính, các phương tiện kết nối kĩ thuật số để gửi và đăng tải những tin nhắn, hình ảnh có hại hoặc ác ý, xúc phạm hay đe dọa ai đó thông qua các công cụ liên lạc điện tử như gmail (thư điện tử), điện thoại hay các trang web, trực tiếp cho nạn nhân hay gián tiếp cho người khác, chuyển thông tin liên lạc bí mật hoặc hình ảnh của nạn nhân cho người khác xem một cách công khai. Ngoài ra, BNTT là tình huống mà một ai đó có chủ đích, quấy rầy lặp đi lặp lại, lấy ra làm trò đùa, đối xử tàn tệ với một người khác trên phương tiện truyền thông xã hội, qua tin nhắn hay những con đường trực tuyến khác. Hình 1. Minh họa khái niệm BNTT Bắt nạt trực tuyến thường xảy ra ở: - Các ứng dụng mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook, Instagram, Twitter, v.v. - Tin nhắn văn bản (SMS). - Tin nhắn tức thời (những ứng dụng chat trong email, ứng dụng nhắn tin như Zalo, Viber, Whatsapp, Messenger của Facebook). - Thư điện tử (Email). 1.1.2. Ứng phó Theo từ điển thuật ngữ Tiếng Việt: Ứng phó là đối phó nhanh nhạy, kịp thời 4
- với những tình huống mới, bất ngờ. Ví dụ: ứng phó với mọi âm mưu của địch, ứng phó với tình hình mới. Ứng phó với bắt nạt trực tuyến là sự tương tác, đối mặt, giải quyết vấn đề của nạn nhân khi bị một người hoặc một nhóm người (thủ phạm) thực hiện hành vi bắt nạt thông qua các tiện ích và ứng dụng trên internet hướng tới việc làm tổn thương tinh thần, tâm lí của họ một cách có chủ ý, lặp đi lặp lại và có thái độ đe dọa, thù địch. 1.2. Nhận diện các hình thức và biểu hiện của bắt nạt trực tuyến 1.2.1. Các hình thức bắt nạt trên mạng Hình 2. Các hình thức BNTT Quấy rối: Là hình thức bao gồm các hành động như: gửi các thông điệp công kích, thô lỗ, và tin nhắn xúc phạm hay để bạo hành, lạm dụng. Viết những bình luận, bức hình làm khó chịu hay gây xấu hổ trong các phòng trò chuyện trên mạng. Gây khó chịu rõ ràng cho người chơi khác trên các trang mạng chơi game… Phỉ báng: Là khi một người nào đó gửi các thông tin giả mạo, gây tổn hại và không đúng sự thật về người khác. Chia sẻ hình ảnh về một người nào đó với mục đích chế giễu, lan truyền các tin đồn và lời thị phi không đúng sự thật. Điều này có thể diễn ra trên bất cứ trang mạng hay ứng dụng nào. Chúng ta thường chứng kiến những người hay gửi các hình ảnh về người khác và đăng các bài viết lên mạng với mục đích bắt nạt. 5
- Gây đau khổ: Điều này diễn ra khi một người nào đó cố tình sử dụng ngôn ngữ khắc nghiệt và công kích và tiến hành các cuộc chiến tranh luận trên mạng. Những kẻ đó làm điều này để mong thấy sự phản ứng và hưởng thụ khi việc làm này gây đau khổ cho người khác. Mạo danh: Là khi một người nào đó đột nhập vào tài khoản email hoặc mạng xã hội của ai đó và sử dụng danh tính trên mạng (vừa đột nhập) để gửi hay đăng các tin khiêu dâm phóng đãng, hoặc các tài liệu (bài viết, hình ảnh, đoạn ghi âm, video clips…) đáng xấu hổ cho người khác. Nó cũng có thể là việc lập một trang/hồ sơ giả mạo trên các trang mạng xã hội, ứng dụng và những nơi trên mạng khác, điều này thực sự rất khó khăn để dẹp bỏ. Phát tán và lừa đảo: Là khi một ai đó chia sẻ các thông tin cá nhân hoặc lừa đảo để lấy các thông tin bí mật rồi chuyển tiếp cho người khác. Chúng cũng có thể làm điều này với những hình ảnh và video riêng tư. Bám theo trên mạng: Là hành động lặp đi lặp lại việc gửi các thông điệp, tin nhắn bao gồm: đe dọa làm tổn thương, các tin nhắn quấy rối và đe dọa, hoặc tham gia vào các hoạt động trực tuyến khác, làm cho một người lo sợ cho sự an toàn của bản thân. Những hành động này có thể là bất hợp pháp, phụ thuộc vào việc họ làm là gì. Loại bỏ, cô lập: Điều này là khi một ai đó cố ý loại bỏ một ai đó khỏi nhóm chẳng hạn như nhóm nhắn tin chung, những ứng dụng trên mạng, các trang mạng chơi game, và những hình thức tham gia trên mạng khác. Đây cũng là dạng bắt nạt trên mạng rất phổ biến. 1.2.2. Biểu hiện của bắt nạt trực tuyến Đối với trường học và đời sống xã hội: - Học sinh không muốn đến trường. - Điểm số học tập ngày càng thấp. - Không muốn gặp gỡ bạn bè. - Không muốn tham gia các hoạt động thể thao, trường lớp thông thường. - Luôn tránh các cuộc tụ họp nhóm. Đối với thói quen sử dụng công nghệ: - Thường xuyên buồn bã trong và sau khi sử dụng Internet. - Dành nhiều thời gian trực tuyến hơn bình thường, hoặc không muốn sử dụng máy tính, điện thoại di động. - Nếu thấy bố mẹ đi qua thì lập tức gập máy tính, hoặc thoát các trình duyệt web đang mở. 6
- Đối với cảm xúc và hành vi: - Thường xuyên ủ rũ, buồn bã. - Có sự thay đổi rõ rệt trong hành vi như hay đi ngủ muộn, mất ngủ, hay thèm ăn. - Hay tức giận khi ở nhà. - Luôn cảm thấy ốm yếu, đau đầu hoặc đau dạ dày thường xuyên. Đây là các dấu hiệu của bệnh trầm cảm. 1.3. Những tác động của bắt nạt trên mạng đến sức khỏe thể chất và tinh thần Bắt nạt qua mạng thường để lại nhiều hậu quả nặng nề đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Nó có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân (self-harm) và thậm chí tự tử. Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương sự tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt. Chưa kể, một khi đã xuất hiện trên mạng thì những nội dung như vậy thường lưu lại rất lâu sau đó và rất khó để thoát khỏi nó. Nỗi đau gây ra bởi bắt nạt qua mạng là rất lớn và không thể lường trước được. Hình 3. Minh họa hậu quả của BNTT 1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì đặc điểm tâm sinh lý cũng có sự khác biệt rõ rệt. Việc hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của chất lượng giáo dục, mà trong đó giáo viên là nhân tố quan trọng nhất. 1.4.1. Đặc điểm về nhận thức HS THPT bên cạnh sự phát triển về trí tuệ thì tự ý thức, tự đánh giá cũng phát triển khá cao, đặc biệt là sự phát triển mạnh của tính tự trọng. Tính tự trọng của HS THPT chưa đạt được mức độ cao với những biểu hiện tích cực của nó như: có thái độ tích cực, đúng mực đối với bản thân và biết bảo vệ nhân cách mình một cách phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Do đó, có nhiều HS đã bảo vệ nhân cách của mình mang 7
- tính chất cảm tính với những hành vi sai lệch. Một trong số đó là những hành vi bạo lực. Tính tự trọng phát triển cũng là một trong những nhân tố tạo nên tâm lý bốc đồng ở HS lứa tuổi này. Tâm lý bốc đồng là điểm yếu làm cho HS dễ bị kích động bởi người khác. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến hành vi bạo lực ở HS. 1.4.2. Đặc điểm ý chí của học sinh trung học phổ thông Học sinh có xu hướng bộc lộ rõ nét nhân cách và phẩm chất, cường độ ý chí phát triển ở mức độ cao hơn. Biểu hiện: Thứ nhất, các em nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ, hoài bão của bản thân. Thứ hai, các em có định hướng rõ ràng trong lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh các em học sinh có ý chí học tập, ý chí quyết tâm cao vẫn tồn tại những học sinh thụ động và không có định hướng. 1.4.3. Đặc điểm về tình cảm – cảm xúc Ở độ tuổi từ 15-18, các em có sự phát triển về sinh lý với một số biểu hiện như dậy thì, thay đổi hooc môn, thiếu niên có xu hướng tăng hưng phấn nhẹ hoặc căng thẳng xúc cảm. Sự phát triển về sinh lý dẫn đến sự thay đổi nhất định về tâm lý. Ở lứa tuổi này các em còn hình thành những quan điểm sống riêng biệt, biết bảo vệ lẽ phải và cái đẹp; phê phán những điều sai trái. Tình cảm của HS THPT thường biểu hiện tính tự lập, cho rằng người lớn thường không đánh giá đúng, nghiêm túc những điều họ nghĩ, những việc họ làm cũng như sự trưởng thành của họ. Bởi vậy, lứa tuổi này thường dễ có xu hướng xa lánh người lớn và tìm sự đồng tình, đồng cảm ở các bạn cùng lứa tuổi. Đặc điểm này cùng với sự phát triển của tính tự trọng chưa cao làm cho HS THPT thiếu tự chủ và thường chịu sự tác động từ bạn bè hơn là từ người lớn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dễ xảy ra những vụ bạo lực học đường, BNTT ở HS THPT khi bị bạn bè kích động. Hơn nữa, ở HS THPT còn có nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ. 1.4.4. Đặc điểm về nhân cách Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT, được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, quan điểm về mục đích của cuộc sống. Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, cũng như tự đánh giá khả năng của mình. Giai đoạn này HS không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà còn nhận thức vị trí của mình trong tương lai. Xuất hiện khuynh hướng phân tích và tự đánh giá bản thân một cách độc đáo, tìm cách để người khác quan tâm mình và tìm điều gì đó nổi bật. Học sinh THPT có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước người khác, tìm cách để người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật. Chính vì 8
- vậy, không ít trường hợp các em vì muốn thể hiện cái tôi cá nhân mà bất chấp việc làm tổn thương người khác. Một trong số đó là hành vi BNTT. 1.5. Một số đặc điểm của học sinh THPT miền núi Bên cạnh những đặc điểm chung về tâm sinh lí lứa tuổi THPT, HS miền núi lại mang những đặc điểm riêng về tính cách. Qua nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, tiếp xúc, chúng tôi nhận thấy HS miền núi có những đặc điểm sau: Học sinh dân tộc thiểu số có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quý thầy cô, tình bạn, trung thực, dũng cảm. Tuy nhiên, các em lại rụt rè, nhút nhát, tự ti, tự ái, thiếu ý chí phấn đấu, ít có ước mơ, hoài bão. Tính tự ti cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế tạo cho các em tâm lí khó hoà đồng. Đồng thời học sinh dân tộc có tính tự ái cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận, bạn bè chê cười … các em dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Vì thế, nếu bị BNTT các em dễ nảy sinh những suy nghĩ và hành động ứng phó theo bản năng Học sinh miền núi luôn có tính thẳng thắn, thật thà và tự trọng. Các em học sinh miền núi có gì không vừa ý thường tỏ thái độ ngay. Như khi bị người khác nói xấu, xuyên tạc sự thật về mình trên mạng các em thường phản ứng lại mà thiếu sự suy xét thấu đáo. Vì vậy, GV cần nắm vững đặc điểm này, thận trọng trong quá trình đánh giá phẩm chất đạo đức của từng em. Nếu GV không hiểu rõ thì có thể cho rằng các em hay tự ái. Từ đó GV thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyết những khó khăn của các em. Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào GV và thực tiễn. Các em thường dễ dàng nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là GV. Khi các em đã tin GV, các em thường quyết tâm thực hiện cho được những công việc GV giao, nhiều khi các em còn bắt chước tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ,.. của GV. Vì vậy, GV phải luôn gần gũi, đi sâu, đi sát giúp đỡ các em, cố gắng cảm hoá các em bằng sự tận tình chăm sóc của mình; đồng thời cũng cố gắng gương mẫu về mọi mặt để dành cho được sự tin yêu của các em, từ đó phát huy tác dụng giáo dục của mình. Trong vấn đề sử dụng mạng xã hội, GV trước hết phải chuẩn mực về ngôn ngữ, ứng xử có văn hóa, biết lan tỏa những điều tích cực. Các em sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn. Trong các tiết lên lớp, những vấn đề kiến thức có liên hệ thực tế đến bản thân học sinh thì sẽ sôi nổi và hiệu quả. Do đó GV cần lưu ý việc lồng ghép các nội dung giáo dục thực tế và kĩ năng sống vào trong các bài học và các hoạt động giáo dục tạo ra những tình huống cụ thể để hướng dẫn HS. Từ đó hình thành cho HS khái niệm về phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời khắc phục dần những tàn dư lạc hậu còn rơi rớt trong nhận thức của một số em. 9
- Học sinh con em đồng bào các dân tộc miền núi đến trường với lòng ham học hỏi, niềm tin sâu sắc về tương lai phía trước. GV cần nắm vững một số đặc điểm tâm lí của học sinh miền núi, con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa để hoạt động giáo dục HS phát huy hiệu quả cao hơn. Nhất là trong việc trang bị cho các em những kĩ năng sống cần thiết. 1.6. Vai trò của GVCN trong giáo dục kĩ năng ứng phó với BNTT cho HS Có thể thấy, GVCN có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách HS. GVCN là người trực tiếp quản lí và giáo dục HS trong quá trình học tập, rèn luyện. Đặc biệt ở là miền núi, HS phần lớn ở trọ xa gia đình thì GVCN đóng vai trò như người cha, người mẹ không chỉ dạy học, giáo dục HS trên lớp học mà còn giáo dục HS trên mọi phương diện cuộc sống. Trước hết là giáo dục HS những kĩ năng sống cơ bản để các em có thể tự bảo vệ được bản thân trong mọi hoàn cảnh. Vì thế, trong hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với BNTT cho HS THPT Tương dương 1, GVCN đóng vai trò chủ chốt trong việc triển khai các giải pháp một cách sâu sát, liên tục và đồng bộ. Để thực hiện tốt vai trò hướng dẫn HS ứng phó với BNTT, ngay từ đầu năm học, GVCN được nhà trường giao nhiệm vụ và được hỗ trợ về thể chế, qui định như đưa ra nội quy, quy định sử dụng mạng xã hội và xử phạt nghiêm khắc học sinh có hành vi BNTT. GVCN là người đứng ra tuyên truyền giáo dục hướng dẫn các kiến thức và kĩ năng ứng phó về BNTT, thiết lập hoạt động giám sát, theo dõi, quản lí HS sử dụng mạng xã hội để ngăn ngừa dấu hiệu của BNTT, soạn và đưa chủ đề giáo dục BNTT vào chương trình giáo dục nhà trường đối với lớp chủ nhiệm, phối hợp với nhà trường, phụ huynh, cơ quan pháp luật xử lí hành vi BNTT. GVCN trực tiếp thành lập các nhóm lớp, nhóm Phụ huynh lớp để phổ biến các nội dung liên quan đến vấn nạn BNTT, góp phần vào hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và kĩ năng ứng phó BNTT cho HS và PH. GVCN tổ chức hướng dẫn thực hành kĩ năng ứng phó BNTT cho HS với các nội dung: Tổ chức lớp học hướng dẫn HS sử dụng mạng an toàn.Với tình huống BNTT xảy ra trong phạm vi lớp chủ nhiệm, GVCN hướng dẫn HS liên quan thực hiện theo các hành vi để bảo vệ mình: - Không đáp trả bất kì hành vi BNTT nào. - Báo cáo hành vi và đối tượng BN với gia đình, thầy cô giáo. - Lưu giữ, ghi nhật kí (In email, chụp màn hình những tin nhắn đoạn chat mạng, ghi chép lại ngày giờ và những người liên quan). - Chặn tắt thông báo từ kẻ bắt nạt, không sử dụng điện thoại, có thể nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền. Khi phát hiện dấu hiệu BNTT và bị BNTT từ HS, GVCN chủ động liên lạc với HS đề nghị sự hỗ trợ cho HS giải quyết vấn đề, giám sát các đối tượng liên quan (Nạn nhân, thủ phạm, người liên quan), kiểm soát tình hình diễn biến của hành vi 10
- BNTT để có biện pháp ngăn ngừa và bảo vệ HS, theo dõi, giám sát những tài khoản trên ứng dụng mạng xã hội liên quan đến các đối tượng BNTT. GVCN gặp gỡ và đối thoại với các đối tượng. GVCN trực tiếp tham gia, xử lí BNTT trong quá trình giải quyết vấn đề BNTT cho HS với nhà trường- gia đình- các cơ quan tổ chức có thẩm quyền. 2. Thực trạng biểu hiện của hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh trường THPT Tương Dương 1 Để tìm hiểu về thực trạng biểu hiện của hành vi bắt nạt trực tuyến của học sinh ở trường THPT Tương Dương 1, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra. Nội dung khảo sát: Mức độ bị BNTT và cách ứng phó của HS trường THPT Tương Dương 1. Đối tượng khảo sát: 400 HS khối 10, 11, 12 trường THPT Tương Dương 1. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2021 đến tháng 10/2021. Phiếu khảo sát HS (trong phần Phụ lục 01 và 02). Sau khi thu thập, phân tích, tổng hợp cho kết quả như sau: 2.1. Khảo sát mức độ bị BNTT của HS trường THPT Tương Dương 1 Bảng 1. Mức độ bị BNTT của HS trường THPT Tương Dương 1 Mức độ bị bắt nạt trực tuyến Số lượng (HS) Tỷ lệ (%) Chưa từng bị bắt nạt 139 35 Thỉnh thoảng bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hình thức 205 51 Thường xuyên bị bắt nạt bởi ít nhất 1 hình thức 56 14 Hình 4. Biểu đồ mức độ bị BNTT của HS trường THPT Tương Dương 1 11
- Kết quả khảo sát cho thấy: Trong tổng số 400 HS, có 261 em đã từng là nạn nhân của BNTT chiếm tỷ lệ 65%, có 139 em cho rằng chưa từng bị BNTT chiếm tỷ lệ 35%. Đây là một con số đáng báo động nhất là đối với HS THPT miền núi vốn còn thiếu khá nhiều kĩ năng sống cơ bản. Chính vì thế rất cần sự vào cuộc của Nhà trường, gia đình cũng như toàn thể xã hội để có những chiến lược giúp các em ứng phó với nạn BNTT đang diễn ra hiện nay. 2.2. Khảo sát cách ứng phó khi bị BNTT của HS THPT Tương Dương 1 Bảng 2. Cách ứng phó khi bị BNTT của HS THPT Tương Dương 1 Cách ứng Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) phó Bằng cách - Kể về việc bị bắt nạt với bố mẹ. 132 33 chia sẻ - Tìm kiếm lời khuyên trên mạng. - Tìm lời khuyên từ bạn bè/ người lớn. - Kể về việc bị bắt nạt với giáo viên. - Báo việc này với quản trị trang mạng đó. - Báo cơ quan chức năng. Bằng suy nghĩ - Coi đó là chuyện bình thường. 86 21.5 nhận thức - Những việc như vậy không làm bản thân tổn thương. - Không để tâm đến. Bằng cách trả - Làm điều giống hoặc tương tự với 70 17.5 đũa người đó qua mạng hoặc điện thoại (bắt nạt lại qua mạng, điện thoại). - Làm điều tương tự với người đó trong cuộc sống thực (bắt nạt trong đời thực). - Lưu lại bằng chứng của việc bắt nạt để trả thù sau này. Bằng cách né - Xóa tên người bắt nạt mình trong 112 28 tránh danh sách liên lạc. - Xóa hồ sơ cá nhân trên trang web nơi em bị bắt nạt. 12
- - Chặn tài khoản để người bắt nạt không liên lạc được với mình nữa. Hình 5. Biểu đồ cách ứng phó khi bị BNTT của HS THPT Tương Dương 1 Kết quả khảo sát cho thấy: Khi bị BNTT, các em lựa chọn một trong các cách sau: Thứ nhất, HS ứng phó bằng cách chia sẻ: Đây là cách ứng phó mang tính tích cực, được các em lựa chọn nhiều nhất (33%), phù hợp tâm lí phổ biến của HS THPT. Mặc dù các em ở lứa tuổi này có biểu hiện của tính tự lập nhưng phần lớn các em vẫn chưa tự mình giải quyết được những vấn đề tiêu cực tác động đến bản thân. Các em thường có xu hướng tìm kiếm sự đồng cảm, giúp đỡ từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè, các cấp quản lí, cơ quan chức năng để tìm cách thoát ra khỏi tình huống bị BNTT. Thứ hai, HS ứng phó bằng cách né tránh: Số HS lựa chọn cách ứng phó này xếp thứ hai (28%) trong bốn cách ứng phó khi bị BNTT. Cách này thường được nhóm HS có tính cách hướng nội lựa chọn bởi các em muốn tự mình giải quyết vấn đề, không muốn làm phiền đến người khác hay không muốn người khác quan tâm đến rắc rối của mình. Với các em việc xóa tên người bắt nạt trong danh sách liên lạc, hủy kết bạn, chặn một tài khoản,... thực sự không quá khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là cách ứng phó tốt nhất vì không giúp các em giải quyết vấn đề triệt để. Thứ ba, HS ứng phó bằng suy nghĩ nhận thức: Cách ứng phó này xếp thứ ba trong các cách ứng phó khi bị BNTT của HS THPT (21,5%). HS lựa chọn cách này thường đã khá trưởng thành trong suy nghĩ, nhận thức. Chính vì thế những hành vi 13
- BNTT không tác động nhiều đến tâm lí các em. Các em coi BNTT là chuyện bình thường, không để tâm đến nên không cảm thấy bị tổn thương. Là một cách ứng phó khá tích cực nhưng số lượng HS chọn cách ứng phó này vẫn chưa nhiều. Thứ tư, HS ứng phó bằng cách trả đũa: Xếp thứ tư (17,5%) trong các cách ứng phó của HS khi bị BNTT. Đây là một cách ứng phó khá tiêu cực, thường được lựa chọn bởi những HS có tính cách bồng bột, thiếu kiểm soát cảm xúc, hành vi. Các em có thể làm điều giống hoặc tương tự với người đó qua mạng hoặc điện thoại (bắt nạt lại qua mạng, điện thoại), làm điều tương tự với người đó trong cuộc sống thực (bắt nạt trong đời thực), lưu lại bằng chứng của việc bắt nạt để trả thù sau này. Mặc dù số lượng HS ứng phó với BNTT bằng cách trả đũa chưa nhiều nhưng tác động của cách ứng phó này lại rất nghiêm trọng. Hành vi trả đũa không dập tắt được quá trình BNTT mà còn gây ra nhiều hệ lụy kèm theo. Nó tạo hiệu ứng lây lan, dễ phát triển trong môi trường học đường nếu như không có những chiến lược giáo dục kịp thời ngay từ đầu. Thực tế khảo sát cho thấy, HS lựa chọn ứng phó với BNTT bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn còn xuất phát từ bản năng tự vệ. Phần lớn HS chưa biết ứng phó khi bị BNTT một cách đúng đắn và bài bản. Điều đó cho thấy HS còn thiếu nền tảng kiến thức cơ bản khi tham gia các trang mạng xã hội như sự am hiểu về các điều luật an ninh mạng, bộ quy tắc ứng xử mạng xã hội, văn hóa ứng xử mạng xã hội...Vì vậy giáo dục cho HS những kĩ năng ứng phó với BNTT là một việc làm hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu những cách ứng phó tiêu cực thậm chí là phạm luật của HS khi bị BNTT. Để xây dựng các giải pháp ứng phó BNTT hiệu quả, trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của thực trạng bắt nạt qua mạng 2.3. Nguyên nhân dẫn đến BNTT: Sự ra đời của internet và các nền tảng mạng xã hội chính là bước đột phá vĩ đại trong thế kỷ 20-21. Các nền tảng mạng xã hội chính là nơi để mọi người gắn kết với nhau và dễ dàng liên lạc mà không bị giới hạn bởi lãnh thổ hay vị trí địa lý. Ngoài ra, mạng xã hội còn giúp tiếp cận nhanh chóng với các tin tức mới, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kết bạn,… Bên cạnh những lợi ích mang lại, sự phát triển vượt bậc của các nền tảng số cũng đi kèm với không ít vấn đề. Trong đó, BNTT là tình trạng phổ biến nhất hiện nay. Trước khi đây internet chưa phát triển, các hành vi bắt nạt sẽ được thực hiện trực tiếp. Về sau, các hành vi đe dọa qua mạng có dấu hiệu gia tăng mạnh vì những nguyên nhân sau: Thứ nhất, do không sợ bị phát hiện: Các hành vi bắt nạt trực tiếp hoặc thực hiện các hành vi đe dọa ẩn danh sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao bị phát hiện. Tuy nhiên, các 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 133 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh
28 p | 35 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay
43 p | 44 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục STEM thông qua chủ đề Lắp mạch điện đèn trang trí - Vật lí 11
40 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 38 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo sự hứng thú cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX khi mở đầu tiết học giáo dục hướng nghiệp thông qua việc thực hiện các trò chơi kỹ năng sống
15 p | 37 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Bài tập thực hành Word khối 10
37 p | 13 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng của tỉ số thể tích
15 p | 26 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT
35 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn