intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo tồn di sản cho học sinh huyện Con Cuông thông qua tổ chức hội thi tìm hiểu về di sản trong dạy học ngoại khóa Địa lí - THPT

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị những di sản của quê hương cho học sinh. Cung cấp và bổ sung các kiến thức về địa lý địa phương, cũng như các kiến thức về di sản huyện Con Cuông để giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy ngoại khóa địa lý địa phương phù hợp với tình hình và đặc điểm học sinh của đơn vị mà mình giảng dạy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức bảo tồn di sản cho học sinh huyện Con Cuông thông qua tổ chức hội thi tìm hiểu về di sản trong dạy học ngoại khóa Địa lí - THPT

  1. PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Ngày 27/7/2018, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “việc bảo tồn và phát huy di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp của quần chúng và cộng đồng; cần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho bảo vệ và phát huy giá trị di sản, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân trực tiếp tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản”. Thủ tướng khẳng định: “Di sản là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước, là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời khác đã dày công tạo dựng. Cái gì cũng có thể xây được, sản xuất được, sáng tác được nhưng di sản thì không thể tạo ra được”. Vì vậy, cần bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh đất nước mà nhân dân đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị các di sản đó. Trong chương trình giáo dục phổ thông, Địa lý là môn học có nhiều thuận lợi để giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Trong đó các kiến thức về địa lý địa phương, về các di sản, các danh lam thắng cảnh đóng vai trò quan trọng. Vì thế, việc dạy học địa lý địa phương gắn với thực tiễn các di sản, danh lam thắng cảnh tạo điều kiện cho học sinh nâng cao hiểu biết về các di sản có tại quê hương, địa phương mình; đồng thời giáo dục cho học sinh ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị những di sản văn hóa của quê hương, giúp học sinh tìm hiểu, đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Việc đưa kiến thức địa lý địa phương gắn với thực tiễn các di sản vào dạy học sẽ góp phần bổ sung kiến thức thực tế về địa phương cho học sinh. Giúp cho học sinh hiểu về địa phương mình và làm giàu tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng kiến thức về địa lý địa phương trong trường phổ thông vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chương trình Địa lý THPT. Ngoài các tiết dạy địa lý địa phương theo quy định trong phân phối chương trình, các thầy (cô) giáo chưa thường xuyên đưa kiến thức địa lý địa phương, kiến thức về các di sản, các danh lam thắng cảnh vào bài giảng. Do đó, việc cung cấp và bổ sung kiến thức địa lý địa phương gắn với các di sản vào dạy học hiện nay là rất cần thiết, góp phần phát triển kỹ năng học tập, kỹ năng tự lĩnh hội kiến thức cho học sinh. Theo công văn 3414/ BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học 2020 – 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo một lần nữa nhắc đến việc “tiếp tục 1
  2. thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học một số môn học phù hợp” đây cũng là một hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Và tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Con Cuông lần thứ XXVII (nhiệm kì 2020 – 2025) vấn đề phát triển du lịch cũng đã được nhấn mạnh: “tập trung phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng, di sản văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa”. Theo đó, Con Cuông tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp, chỉ đạo quyết liệt hơn theo tinh thần “làm” du lịch một cách thực chất, hiệu quả và có tính bền vững. Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản là một trong những nhiệm vụ hàng đầu; Bên cạnh đó vấn đề tuyên truyền, quảng bá hình ảnh các di sản, di tích lịch sử, di tích văn hóa và di sản thiên nhiên của huyện nhà cũng có vai trò rất quan trọng. Là một người lớn lên và trưởng thành từ mảnh đất Con Cuông, tiếp tục được phục vụ cho huyện nhà trong ngành giáo dục, bản thân tôi rất tự hào về quê hương và mong muốn với bộ môn của mình giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương thông qua giáo dục ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản của huyện Con Cuông, đồng thời nhằm “trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương” như công văn 3414/BGDĐT-GDTrH (ngày 04/9/2020). Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Giáo dục ý thức bảo tồn di sản cho học sinh huyện Con Cuông thông qua tổ chức hội thi tìm hiểu về di sản trong dạy học ngoại khóa Địa lí - THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng đề tài của mình sẽ góp phần làm đẹp thêm quê hương, là tư liệu để đồng nghiệp tham khảo ứng dụng trên các trường phổ thông của huyện Con Cuông. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị những di sản của quê hương cho học sinh. Cung cấp và bổ sung các kiến thức về địa lý địa phương, cũng như các kiến thức về di sản huyện Con Cuông để giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy ngoại khóa địa lý địa phương phù hợp với tình hình và đặc điểm học sinh của đơn vị mà mình giảng dạy. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận dạy học gắn với bảo tồn di sản, dạy học ngoại khóa. - Tìm hiểu thực trạng dạy học gắn với di sản trong trường phổ thông. - Tìm hiểu tổng quan về huyện Con Cuông 2
  3. - Xây dựng hoạt động dạy học ngoại khóa di sản ở huyện Con Cuông trong dạy học Địa Lý - THPT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tích hợp kiến thức địa lý địa phương gắn với di sản của huyện Con Cuông vào dạy học Địa Lý cho học sinh THPT, qua đó giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển di sản cho HS. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài được tổ chức thực nghiệm ở trường THPT Con Cuông và thử nghiệm ở các trường THPT trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. - Nội dung nghiên cứu: giáo dục bảo tồn, cung cấp thêm một số kiến thức về di sản huyện Con Cuông. Qua tổ chức hội thi nhằm phát triển một số phẩm chất, năng lực cho học sinh qua dạy học ngoại khóa Địa lý - THPT. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập tài liệu, kiến thức. Việc thu thập tài liệu kiến thức phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua các sách tham khảo chuyên ngành, các sách báo, tạp chí, các báo cáo khoa học và các trang Web có kiến thức liên quan đến đề tài. Để đề tài đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, trong quá trình thu thập tài liệu phải chú ý đến tính chính xác, tính vừa sức và phải lựa chọn sắp xếp sao phù hợp với thời gian của khung phân phối chương trình. b. Phương pháp tham quan khảo sát thực tế. Tổ chức cho học sinh đi tham quan, khảo sát thực tế tại một số địa điểm. Với phương pháp này giúp học sinh có được các kiến thức cơ bản về các di sản trên địa bàn huyện, đồng thời thông qua phương pháp này giúp giáo viên tổ chức đánh giá việc thu thập và nắm các kiến thức về di sản của học sinh tốt hơn. 5. Đóng góp của đề tài - Bổ sung và làm sáng tỏ được cơ sở lí luận và thực tiễn về giáo dục di sản và dạy học ngoại, vận dụng chúng vào nghiên cứu ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. - Đánh giá được thực trạng dạy học ngoại khóa di sản trong trường THPT huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất được quy trình, cách thức tổ chức hội thi tìm hiểu về di sản trong hoạt động ngoại khóa Địa lí ở trường THPT. 3
  4. - Tổ chức hoạt động ngoại khóa di sản, góp phần nâng cao ý thức và phát triển kĩ năng sống cho học sinh THPT huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. - Tăng cường công tác giáo dục địa phương trong chương trình môn Địa lí. 6. Tính mới của đề tài Hoạt động ngoại khóa môn địa lí là vấn đề không còn thực sự mới, tuy nhiên bằng hình thức tổ chức hội thi để đưa các kiến thức địa lí địa phương, khéo léo lồng ghép quảng bá hình ảnh địa phương thông qua đó học sinh có thể thấy được động lực phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội địa phương nói chung lại là một hình thức dạy học mới, mục đích đưa hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm cho học sinh, học sinh sẽ hứng thú hơn, yêu thích hơn môn địa lí, đồng thời phát huy được phẩm chất năng lực học sinh. Trước hết là biết yêu quê hương và có trách nhiệm với các di sản của quê hương mình. 4
  5. PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm di sản 1.1.1.1. Di sản thiên nhiên Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là: - Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học. - Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn. - Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ. 1.1.1.2. Di sản văn hóa - Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc anh em. - Được sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hoá và văn minh của nhân loại. - Đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. a) Di sản văn hóa vật thể - Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm : + Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. + Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. 5
  6. b) Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm: - Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam; - Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết; - Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; - Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; - Lễ hội truyền thống; - Nghề thủ công truyền thống; - Tri thức dân gian; 1.1.2. Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục trong trường phổ thông Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. - Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh. - Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. - Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh. - Phát triển trí tuệ của học sinh. - Giáo dục nhân cách học sinh. Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng - Kỹ năng hợp tác - Kỹ năng tư duy phê phán - Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kỹ năng đặt mục tiêu - Kỹ năng quản lí thời gian - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin 6
  7. 1.1.3. Phương thức tổ chức dạy học với di sản trong trường phổ thông - Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào môn học (nội khóa hoặc ngoại khóa). - Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình và hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóa thông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại di tích. - Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: + Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; + Dạy học tại nơi có di sản văn hóa; + Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; + Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;… 1.1.4. Vai trò, vị trí của ngoại khóa Địa lí trong trường THPT Tuy không được quy định trong phân phối chương trình, nhưng ngoại khoá là một hoạt động bắt buộc vô cùng quan trọng. Hoạt động ngoại khoá Địa lí vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động góp phần hình thành nhân cách học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khoá, nhà trường đã chú trọng đưa vào kế hoạch chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Việc đưa ra một hình thức ngoại khoá mới mẻ, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lí, có hiệu quả, thu hút được sự chú ý của học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết trong tình hình học sinh hiện nay. Hoạt động ngoại khoá Địa lí theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Địa lí càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học tích hợp lồng ghép giữa kiến thức môn học với kiến thức thực tiễn ở trường THPT. Ngoại khoá Địa lí góp phần làm sáng tỏ hơn, cho phép chúng ta khai thác thêm kiến thức sâu rộng - điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, không gian và thời gian giảng dạy. Ngoại khoá Địa lí còn tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học. Hoạt động ngoại khoá có tính giáo dục cộng đồng, xã hội sâu rộng. Tổ chức hoạt động ngoại khoá Địa lí là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới PPDH nhằm nâng cao 7
  8. chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học môn Địa lí, tổ chức các hoạt động ngoại khoá Địa lí là một xu hướng khả thi đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới PPDH nhằm phát triển toàn diện phẩm chất năng lực học sinh ở trường phổ thông. Hoạt động ngoại khoá Địa lí, không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới. 1.1.5. Hình thức tổ chức hội thi Địa lí khám phá di sản địa phương. Hội thi là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người tham gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể. Quy mô của hội thi, đối tượng tham gia, cách thức tổ chức hội thi như thế nào phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội dung của hội thi. Quy mô của hội thi có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một khối hoặc toàn trường. Có thể tổ chức vào các thời gian khác nhau của năm học. Đối tượng tham gia hội thi là các cá nhân hoặc nhóm học sinh. 1.1.5.1. Các bước tiến hành hội thi Địa lí: - Bước 1: Nêu chủ trương tổ chức hội thi. - Bước 2: Dự thảo kế hoạch tổ chức hội thi. - Bước 3: Thông qua kế hoạch hội thi và triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch hội thi, ban tổ chức và ban giám khảo họp triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của mình. - Bước 4: Tổ chức thi và công bố kết quả (Do ban tổ chức và ban giám khảo thực hiện). - Bước 5: Tổng kết hội thi (Đánh giá toàn bộ các hoạt động của hội thi, rút kinh nghiệm, đề ra phương pháp mới và công khai tài chính hội thi). 1.1.5.2 Tiến trình hội thi: - Khai mạc (không nhất thiết phải đọc diễn văn, có thể chỉ bằng hình thức ra mắt của các đội dự thi, giới thiệu đại biểu…). - Thi từng phần, từng mục theo sự điều khiển của người dẫn chương trình. Sau mỗi phần thi giám khảo cho điểm công khai, ban thư ký cộng điểm cho từng đội. 8
  9. - Giữa các phần thi có thể chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ. - Công bố kết quả, trao giải hoặc quà lưu niệm: Giá trị giải thưởng không cần lớn, chủ yếu để động viên tinh thần. Nên có quà lưu niệm cho các đội tham gia nhằm khuyến khích, động viên học sinh. 1.1.5.3 Một số nội dung của hội thi Địa lí: - Thi trả lời nhanh: Sau khi nêu câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước sẽ đựợc trả lời. Thời gian để suy nghĩ cho một câu hỏi là cố định, ví dụ: 10 giây. Sau 10 giây từ khi nêu câu hỏi mà không có đội nào có tín hiệu trả lời hoặc trả lời sai thì có thể mời khán giả trả lời hoặc đọc đáp án. Nếu đội có tín hiệu trả lời sai thì sau 5 giây đội khác có quyền trả lời. - Thi giải thích hiện tượng: Sau khi nêu hiện tượng, yêu cầu giải thích diễn biến, kết quả. Trong thời gian ấn định, các đội cùng trả lời ra giấy hoặc viết lên một bảng và sau đó lần lượt đọc câu trả lời. Căn cứ vào câu trả lời, giám khảo cho điểm cụ thể. Sau khi các đội trả lời, người dẫn chương trình công bố đáp án chính xác. Cũng với kiểu thi này, có thể dùng hình thức nêu lần lượt các gợi ý trả lời và cho điểm tuỳ theo các nấc gợi ý. Sau mỗi gợi ý có một thời gian suy nghĩ nhất định. - Thi giải ô chữ: Tạo một ô chữ gồm nhiều hàng ngang và một cột dọc. Cột dọc được sắp xếp sao cho nó do các chữ ở các hàng ngang nối lại tạo thành. Từ việc trả lời các câu hỏi tìm ra các từ hàng ngang, từ đó dự đoán từ ở cột dọc. Nên chọn từ ở cột dọc mang một ý nghĩa nào đó. - Thi năng khiếu: Hướng dẫn viên, thuyết trình, hùng biện - Thi vẽ nhanh bản đồ, lược đồ… Có nhiều hình thức khác nhau cho phần này. Có thể phát cho các đội thi các dụng cụ, yêu cầu trình bày cách vẽ, tiến hành vẽ nhanh trong thời gian nhất định. - Thi chơi một số trò có sử dụng kiến thức. - Ra câu hỏi: Các đội ra câu hỏi vòng tròn hoặc đặt ra câu hỏi cho khán giả. Các câu hỏi này phải được ban giám khảo thẩm định trước và đảm bảo tính bí mật. Để thu hút sự nhiệt tình của khán giả nên có phần thi dành cho lực lượng này và có phần thưởng cho người trả lời đúng. Trong quá trình dạy học Địa lí, việc lồng ghép nội dung giáo dục di sản vào trong mỗi bài học, hoặc đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá sẽ giúp học sinh tiếp cận với di sản nhiều hơn, phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức và kích thích hứng thú học tập cho học sinh, để từ đó biết giữ gìn và tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc. 9
  10. 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1. Thực trạng giáo dục ý thức bảo tồn di sản trong dạy học Địa Lý THPT Thực tế, các hoạt động gắn kết giữa di sản với hoạt động giáo dục bấy lâu nay đã được triển khai thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm đặc biệt là qua phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai rộng rãi những năm gần đây…Song công tác giáo dục di sản trong nhà trường còn nhỏ lẻ, chưa được tiến hành một cách bài bản và thường xuyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ và phương pháp tổ chức dạy học giáo dục di sản huyện Con Cuông thông qua hoạt động ngoại khóa địa lí tại trường THPT. Đề tài đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các GV đang giảng dạy ở các trường trong huyện Con Cuông và học sinh THPT trên địa bàn huyện, với tổng số mẫu phiếu điều tra là 400 phiếu, trong đó có 328 phiếu có giá trị sử dụng đạt tỉ lệ 82 %. Bảng 1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu của đề tài Số Tỉ Số Khối lớp Trƣờng phiếu lệ phiếu Tỉ 10 11 12 THPT khảo % khảo lệ sát sát HS TL% HS TL% HS TL% GV HS % Con 62 18,9 176 53,7 61 34.7 67 38.0 48 27.3 Cuông Mường 20 6,1 70 21,3 25 35.7 20 28.6 25 35.7 Quạ Tổng 82 25 246 75 86 35,0 87 35.4 73 29,6 1.2.2. Thực trạng về giáo viên. Về nhận thức: phần lớn số GV được điểu tra có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề giáo dục ý thức bảo tồn di sản huyện Con Cuông thông qua hoạt động ngoại khóa Địa lí ở trường THPT (85%), còn lại 15% GV nhận thức tương đối đầy đủ và chưa đầy đủ. Về thái độ: 87% GV có thái độ tích cực đối với việc giáo dục ý thức bảo tồn di sản huyện Con Cuông thông qua hoạt động ngoại khóa Địa lí ở trường THPT. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận GV chưa thật sự tích cực trong việc giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản huyện Con Cuông cho HS của mình. Bên cạnh đó, một số 10
  11. GV lại nghĩ rằng muốn làm được điều này cho HS cần phải có các chương trình hỗ trợ của địa phương, của nhà nước và phải có nguồn kinh phí lớn. Về hình thức tổ chức và phương pháp: qua phỏng vấn các GV đều cho rằng có thể sử dụng cả dạy học chính khóa và ngoại khóa. Tuy nhiên, các GV thường sử dụng dạy học chính khóa vì rất khó có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS một cách thường xuyên do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất của các trường phổ thông. Về phương pháp dạy học muốn đạt hiệu quả cao thì phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính năng động, sáng tạo và chủ động của HS, khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất của trường học. Thực tế đánh giá về mức độ dạy học nội dung này qua các tiết dạy địa lý địa phương của mình, các GV cũng thẳng thắn nói rằng chỉ thỉnh thoảng mới đề cập đến và liên hệ thực tế các di sản ở địa phương mình. Nguyên nhân chủ yếu là do kiến thức trong bài nhiều, mà thời gian và cơ sở vật chất còn rất hạn chế. 1.2.3. Thực trạng về nhận thức của học sinh. Tiến hành khảo sát HS của 2 trường THPT trên địa bàn huyện Con Cuông đã thu được những kết quả đáng kể, từ đó hiểu được các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của HS về các di sản của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An cụ thể như sau: Bảng 1.2. Kết quả phiếu điều tra HS về mức độ hiểu biết về các di sản của huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An Nhận thức Thái độ Tổng số HS điều tra Chưa Hiểu Đầy đủ Tích cực Tiêu cực đầy đủ ít Số lượng 52 109 85 165 81 246 Tỉ lệ (%) 21.1 44.3 34.6 67.1 32.9 Về nhận thức: qua các số liệu điều tra có thể thấy rằng phần lớn HS ở các trường phổ thông đều cho rằng môn Địa lí là môn phụ, các em chủ yếu chỉ chú ý đến các môn như toán, văn, anh…cho nên khi được hỏi các em đều có nhận thức chưa đầy đủ (chiếm tới 44,3%); đặc biệt, còn tới 34,6% các em HS hiểu biết rất ít, thậm chí chưa biết hết các di sản có ở trong huyện. Qua điều tra cho thấy việc nhận thức của HS THPT còn rất hạn chế và chưa có kiến thức đầy đủ về các di sản của huyện Con Cuông. Như vậy, qua kết quả điều tra có thể thấy rằng: hiện nay, việc đưa các nội dung giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị các di sản vào trong các bài học ở nhà trường phổ thông, đặc biệt là các bài học Địa lí chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. 11
  12. Về thái độ: Đa số HS khi được hỏi đều có thái độ tích cực đối với các vấn đề bảo vệ các di sản của huyện Con Cuông và tỏ ra rất hứng thú (67,1%). Đặc biệt các em thích thú khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, vì theo các em học ngoại khóa thoải mái mà khả năng ghi nhớ kiến thức lại cao, đồng thời các em có thể phát huy tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong tổ, trong lớp với nhau. Tuy nhiên vẫn còn 32,9% HS đang còn có thái độ chưa tốt đối với những vấn đề về di sản trong huyện, điều này thực sự đáng lo ngại khi thế hệ trẻ không hiểu hết giá trị của việc bảo tồn và phát huy các di sản ở địa phương. Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập. Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp, buôn bán cổ vật vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam, thắng cảnh; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời… Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sôi động, thì không gian dành cho các loại hình văn hóa truyền thống ngày càng thu hẹp hoặc bị thay đổi, nhiều khi còn bị lãng quên. Giới trẻ hiện nay số đông không hiểu hết giá trị của các di sản văn hóa, mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ thuật mới, hiện đại, ít quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần nâng cao hiệu quả việc giáo dục di sản cho các em học sinh. Sử dụng di sản trong dạy học là vấn đề được đưa vào dạy học lồng ghép theo hướng tích hợp một số môn học, trong đó có môn Địa lí ở trường phổ thông. Nhưng thực tế, chỉ dựa vào thời lượng được bố trí trong giáo án chương trình chính khóa thì cả giáo viên và học sinh đều thấy quá tải về thời gian và nội dung. Lâu nay, những tiết học trên lớp, phần lớn giáo viên chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức cơ bản, đơn thuần, giới thiệu qua một vài di sản, thiếu tính thực tiễn. Chính vì thế, để nâng cao hiểu biết cho học sinh, đồng thời để giáo dục ý thức bảo vệ di sản đặc biệt là di sản văn hóa địa phương cho học sinh quả là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn, chưa mang lại được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, hình thức hoạt động ngoại khóa môn địa lí bằng việc tổ chức hội thi cũng là một hình thức dạy học mới, mục đích đưa hoạt động ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm cho học sinh, học sinh sẽ hứng thú hơn, yêu thích hơn môn địa lí, đồng thời phát huy được phẩm chất năng lực học sinh. Trước hết là biết yêu quê hương và có trách nhiệm với các di sản của quê hương mình. 12
  13. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Đối với nhà trường: Áp dụng được đa dạng hình thức dạy học trong nhà trường; tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động ngoại khóa; đổi mới hình thức các hoạt động chuyên môn; tạo sân chơi bổ ích cho học sinh nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển các năng khiếu của học sinh, hướng tới phát triển toàn diện và tạo hứng thú cho học sinh tìm tòi, nghiên cứu Đối với giáo viên: được áp dụng các hình thức dạy học đa dạng trong nhà trường; có điều kiện để nghiên cứu, tìm hiểu các di sản của địa phương và đưa vào giảng dạy, giáo dục trong nhà trường; Thể hiện được các kĩ năng sư phạm trong hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm cùng học sinh; nâng cao hiểu biết về các di sản vốn có của địa phương và nâng cao ý thức bảo tồn các di sản. Đối với học sinh: Phát triển được các phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống của học sinh; nâng cao hiểu biết các di sản và ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Thông qua hoạt động ngoại khóa địa lí bằng tổ chức hội thi nhằm phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, qua đó tăng thêm sự yêu thích, hứng thú của học sinh đối với môn địa lí trong trường học. 13
  14. CHƢƠNG 2: GIÁO DỤC DI SẢN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỘI THI TÌM HIỂU VỀ DI SẢN HUYỆN CON CUÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG THPT 2.1. Khái quát về địa bàn huyện Con Cuông Con Cuông là huyện miền núi vùng cao biên giới nằm phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh khoảng 130km, có đường biên giới với nước bạn Lào với chiều dài 61,8 km, có hai xã biên giới Châu Khê và Môn Sơn. Tổng diện tích tự nhiên 1.738,31Km2. Phía đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương. Huyện Con Cuông có địa hình phân hóa khá phức tạp, trong đó phân cách bởi Sông Lam thành 2 vùng hữu ngạn và tả ngạn: Vùng hữu ngạn Sông Lam có 7 xã: Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cuông. Địa hình này có độ cao trung bình 150m so với mực nước biển; Vùng tả ngạn Sông Lam gồm có 5 xã: Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức, Thạch Ngàn và Bình Chuẩn. Vùng này có nhiều thung lũng và khe suối lớn. Con Cuông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán cầu Bắc, ô gió mùa châu Á, tiểu vùng khí hậu Bắc Trung Bộ với đặc điểm chung là nhiệt đới ẩm gió mùa; có hai mùa: mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; xen giữa là hai mùa chuyển tiếp. Mùa hạ chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam bị biến tính rất khô và nóng, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió 14
  15. mùa Đông Bắc lạnh, có mưa phùn. Vì xa biển nên Con Cuông ít có bão nhưng địa bàn huyện thường có lốc xảy ra bất ngờ, mùa khô thường bị hạn hán. Con Cuông có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ khoảng 4 - 6 km/km2. Lượng mưa nhiều nên sông suối có nguồn nước dồi dào; địa hình dốc nên thế năng lớn. Nguồn nước mặt đáp ứng nhu cầu nước sản xuất và sinh hoạt. Sông suối chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Sông Cả là con sông lớn nhất chảy qua địa bàn huyện Con Cuông dài 30 km, có 2 thác nước là Khe Trẩy và Con Cành. Sông cả là nguồn cung cấp nước, các loại thủy sản và thuận lợi về đường giao thông thủy. Ngoài sông Cả còn có 1 lượng lớn khe suối đan xen giữa các dãy núi tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ. Là một huyện miền núi nên có tiềm năng rừng khá lớn; diện tích đất lâm nghiệp năm 2007 là 157.800,94 ha, chiếm 90,79% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Đặc biệt có diện tích đất rừng Pù Mát thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, đây là khu rừng nguyên sinh rộng lớn còn lại ở Việt Nam rất đa dạng về sinh học, tài nguyên thực vật và động vật phong phú. Có nhiều cảnh quan đẹp như di tích lịch sử khảo cổ hang ốc (Thẳm Hoi) xã Bồng Khê, di tích nhà cụ Vi Văn Khang ở xã Môn Sơn đây là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây Xứ Nghệ năm 1930- 1931, di tích lịch sử thành Trà Lân ở xã Bồng Khê, Bia Ma Nhai khắc vào thế kỷ 13- 14 thời nhà Trần, đền thờ Lý Nhật Quang, di tích lịch sử cây đa Cồn chùa, đập Pha Lài, Thác Kèm, eo vực Bồng, Thẳm Nàng Màn, khe nước Mọc, đặc biệt có Vườn Quốc Gia Pù Mát. 2.2. Các di sản huyện Con Cuông 2.2.1. Di sản thiên nhiên - Vƣờn quốc gia Pù Mát: Ảnh: Trụ sở và vùng lõi vƣờn quốc gia Pù Mát 15
  16. Vườn quốc gia Pù Mát nằm trên địa giới hành chính của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương; ranh giới phía Nam của vườn chạy dọc theo đường biên giới Việt - Lào. Diện tích vùng lõi của vườn khoảng 94.275ha, vùng đệm khoảng 100.000ha thuộc địa bàn 16 xã của 3 huyện. Riêng huyện Con Cuông gồm 7 xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê. Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích lớn, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động vật, thực vật phong phú, là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm, là một trong số ít khu bảo tồn đa dạng sinh học lớn nhất nước ta. Theo khảo sát của Viện điều tra quy hoạch rừng (năm 1992) thì Vườn quốc gia Pù Mát có 1.297 loài thực vật bậc cao, 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư. Về thực vật, hiện đã xác định được 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ. Trong đó, 70 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt. Về thú, tiêu biểu là các loài Voi, Hổ, Sao la, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Khỉ đuôi lợn, Mang trường sơn, Chó sói lửa... Về chim, tiêu biểu có các loài Trĩ sao, Công, Gà lôi trắng, Gà tiền... Tháng 11 năm 2007, Vườn quốc gia Pù Mát được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.Vườn quốc gia Pù Mát không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn rất hấp dẫn về du lịch bởi sự hoang sơ, cảnh quan tuyệt đẹp và môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm, rất thuận lợi cho sự phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch mạo hiểm và tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc. Vì vậy, bên cạnh nâng cao nhận thức cho nhân dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, các cấp chính quyền huyện Con Cuông kết hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát còn có những hoạt động nhằm khuyến khích tham quan du lịch, gắn hoạt động tham quan du lịch với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. - Thác Bộc Bố (Thác Kèm) Ảnh: Thác Bộc Bố (Thác Kèm) 16
  17. Thác Bộc Bố thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, nằm cách thị trấn Con Cuông khoảng 15 km. Từ trên độ cao khoảng 500m, qua ba bậc thang, nước đổ xuống trông như một dải lụa. Hai bên thác là thảm thực vật xanh tươi với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Dưới chân thác là những hồ nhỏ nước trong xanh bao bọc bởi những phiến đá phẳng lỳ trông như những chiếc bàn lớn. Giữa mùa hè nóng nực, nhưng nhiệt độ ở khu vực xung quanh thác rất mát mẻ, chỉ khoảng 20 0 C. Từ đây, theo các đường mòn, ta cũng có thể đi ngược lên thung lũng Khe Bu hoặc leo núi Pu Loong để ngắm cảnh núi rừng trùng điệp.Thác Bộc Bố đã trở thành điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Nhiều cơ sở dịch vụ phục vụ du khách đã được xây dựng. Đến đây, mọi người có thể thoả thích vui chơi bên dòng thác, tận hưởng không khí mát mẻ, ngắm nhìn môi trường tự nhiên còn hoang sơ, uống rượu cần, ăn cơm lam và xem những điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. - Hang Thẩm Hoi (Hang Ốc) Ảnh: Hang Thẩm Hoi (Hang Ốc) Thẩm Hoi là một hang đá vôi có chiều dài 27,74m, rộng 21,35m và cao 5,50m, thuộc xã Yên Khê, cách thị trấn Con Cuông 4km về hướng Đông và cách đường quốc lộ 7 khoảng 600m về hướng Nam. Trong hang có nhiều vỏ ốc nên đồng bào dân tộc Thái đặt tên là Thẩm Hoi (Thẩm là hang, Hoi là ốc), nghĩa là Hang Ốc. Đây là một di chỉ khảo cổ học quan trọng, được phát hiện vào năm 1967. Cửa hang bị chắn ở giữa bởi nhiều tảng đá tạo thành một bình phong tự nhiên, lòng hang rộng rãi, khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho người nguyên thủy cư trú. Trong lần khai quật năm 1972, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật, như: Di vật đá, xương, vỏ nhuyễn thể, di cốt người,... trong đó, chủ yếu là công cụ đá. Loại hình công cụ phát hiện ở hang Thẩm Hoi đều mang những đặc trưng cơ bản của văn hoá Hoà Bình. Thẩm Hoi là một di chỉ khảo cổ học quan trọng, đánh dấu sự có mặt của văn hóa Hòa Bình trên đất 17
  18. Nghệ An nói chung, ở huyện Con Cuông nói riêng. Qua xác định mẫu vỏ ốc bằng phương pháp các-bon phóng xạ (C14), niên đại của cư dân Thẩm Hoi là 10.875 năm ± 175 năm và 10.125 năm ± 125 năm (cách ngày nay) - Suối Nƣớc Mọc (Tạ Bó) Ảnh: Suối Nƣớc Mọc (Tạ Bó) Suối Nước Mọc (Tạ Bó) ở bản Nưa, xã Yên Khê. Không giống như những dòng suối khác, nước ở đây như “mọc” lên từ lòng đất sâu, nên thường gọi là suối Nước Mọc. Vào mùa hè, nước suối rất mát, nhưng mùa đông lại rất ấm; xuống tắm có cảm giác như tắm nước nóng nên đồng bào dân tộc Thái gọi là Tạ Bó. Bao quanh dòng suối là một rừng cây cổ thụ còn nguyên sơ. Những tảng đá rêu phong làm thành các bậc thang, tạo thuận lợi cho người xuống suối. Do sự kỳ bí của suối Nước Mọc nên có nhiều truyền thuyết dân gian xung quanh dòng suối này. Chuyện kể rằng, ngày xưa ở huyện Con Cuông có động Đào Nguyên nằm sát dòng sông Lam. Ngọc Hoàng thường cho các nàng tiên nữ giáng trần xuống động Đào Nguyên để gặp gỡ những chàng trai tài giỏi ở chốn trần gian. Ngọc Hoàng đã tạo một giếng tiên ở nơi kín đáo này để các nàng tiên hàng ngày đến tắm gội trước khi đến gặp các chàng trai. Cũng có chuyện rằng, ngày xưa có một cô tiên đi du ngoạn qua đây, thấy suối đẹp nên xuống tắm. Vì thế suối Nước Mọc còn có tên gọi là Rốn cô Tiên. Lại có chuyện kể là ngày xưa có một nhóm người đến bản Nưa khai hoang, lập nghiệp. Nhưng ở đây đất đai khô hạn, không có nước để sản xuất, sinh hoạt. Người dân mang lễ vật cầu xin Ngọc Hoàng; Ngọc Hoàng thương tình ban cho họ suối Nước Mọc. Suối Nước Mọc là một thắng cảnh của huyện Con Cuông, đang trở thành điểm tham quan hấp dẫn của du khách. Hàng ngày có hàng trăm du khách tìm đến để ngâm mình trong dòng nước trong xanh, ngắm cảnh núi rừng xinh đẹp, thưởng thức những 18
  19. món ăn truyền thống độc đáo và lắng nghe những câu chuyện dân gian của đồng bào dân tộc Thái. - Hang Nàng Màn (Thẳm Nàng Màn) Ảnh: Hang Nàng Màn (Thẳm Nàng Màn) Hang Nàng Màn là một danh thắng ở bản Pha, xã Yên khê. Vào trong hang, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông lại rất ấm. Tại hang Nàng Màn, thiên nhiên đã tạo nên những nhũ đá, phiến đá với muôn hình muôn vẻ, trông giống như cung điện nhà vua. Trên vòm và sườn hang có những cảnh như rồng bay, phượng múa hay những tấm lụa mềm mại. Có những tảng đá như chiếc giường, bộ bàn ghế… Có những phiến đá khi ta gõ vào thì ngân lên những âm thanh kỳ ảo. Đặc biệt là có khối đá hình hai mẹ con ôm chặt lấy nhau; mặt đứa con ngước nhìn qua khoảng lộ thiên trên hang; mặt người mẹ hướng về cửa hang chính, nhìn xuống bản Yên Khê. Người dân ở đây còn lưu truyền câu chuyện liên quan đến tên gọi và cảnh đẹp của hang đá này. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một gia đình ở chân núi này sinh được người con gái tên là Nàng Màn. Gia đình của nàng giàu sang và quyền lực nhất bản. Lớn lên, nàng vừa đẹp người, đẹp nết lại hát rất hay, dân bản ai cũng mến thương. Mỗi khi nàng cất lên tiếng hát thì chim rừng bay qua cũng dừng lại lắng nghe. Mỗi 19
  20. khi nàng xuống suối, tôm cá cũng vây lượn xung quanh ngắm nhìn đôi bắp chân trắng nõn nà của nàng. Thế rồi, nàng đem lòng yêu thương một chàng trai nghèo trong bản. Biết chuyện, cha mẹ nàng không cho nàng kết duyên với chàng trai vì gia đình chàng trai nghèo khó, không xứng với nhà mình. Mặc dầu cha mẹ ngăn cấm, nhưng nàng vẫn yêu chàng trai nghèo tha thiết. Sau khi đã biết con mình mang thai với chàng trai nghèo, cha mẹ nàng nổi giận đã đem giam nàng vào hang đá. Lúc bấy giờ, hang đá này có bề ngoài xấu xí, tối tăm, ẩm thấp. Chuyện đến tai Ngọc Hoàng. Thương người con gái đẹp người, đẹp nết, lại bụng mang dạ chửa bị giam cầm trong hang đá tăm tối, Ngọc Hoàng bèn chọn một số thợ giỏi trên thiên đình xuống trần gian sắp xếp, trang trí lại hang đá cho thật đẹp để Nàng Màn sống và sinh nở mẹ tròn con vuông. Từ đó hang đá trở nên xinh đẹp như ta thấy ngày nay. Hình người trong hang chính là mẹ con Nàng Màn hóa đá. - Hang Thung Bừng Ảnh: Hang Thung Bừng Nằm trong thung lũng Tân Sơn, xã Môn Sơn (Con Cuông), hang Thung Bừng được biết đến là một thắng cảnh đẹp, mời gọi bước chân của những người ưa thích khám phá. Cửa hang nằm ở lưng chừng ngọn núi đá, muốn vào sâu trước hết phải bám chặt vào các nhũ đá ở cửa hang để leo xuống nền hang, việc đi lại hết sức khó khăn. Vì thế, việc khám phá hang Thung Bừng chỉ hợp với những người ưa thích sự mạo hiểm. Trần hang Thung Bừng không cao, nền hang không rộng nhưng có nhiều ngách sâu, đòi hỏi người đi phía trong phải khéo léo luồn lách qua những khe đá. Nền hang là những lớp thạch nhũ gợn sóng, như những thửa ruộng bậc thang của đồng bào nơi rẻo cao. Những lớp kim tuyến bám vào thạch nhũ hiện lên lấp lánh mỗi khi có ánh sáng chiếu vào. Đáy hang có một hố sụt, đường kính khoảng 3m, sâu hun hút. Theo nhiều người phán đoán, hố sụt này chính là nơi gom toàn bộ nước trong hang mỗi mùa mưa đến để dẫn xuống sông ngầm rồi chảy ra các con suối trong vùng. Mặc dù là một hang đá vôi với thạch nhũ rất đẹp nhưng hang Thung Bừng đang được chính 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1